Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
]
[ Tác giả
]
|
|
Nói
về triết học của Kierkergaard và Nietzsche là cả vấn đề
được đặc ra từ bấy lâu nay. Ấy là điều rất khó lý
giải ( problematic) , nhất là vấn đề triết thuyết của hai
ông. Song le; không phải là điều giản đơn, nhưng cả hai
vị đều từ khước giải bày sự cống hiến của mình về
triết thuyết của họ đã đưa ra. Họ đến cùng một ý thức,
cùng một ý niệm với những lý luận vững chắc, một nền
tảng được lập ra và một khả năng lý luận hợp lý, kiên
cố và dài lâu dưới nhãn quang của thế giới ngày nay.
Có thể đây là một lý luận phân tích hay là tập quán chung của triết học ? Có nhiều triết thuyết đưa ra của những nhà tư tưởng ở thế kỷ XX nầy. Tuy nhiên vẫn có nhiều thành phần đứng bên cạnh Kierkegaard hoặc bên cạnh của Nietzsche trong một chiều kích để hệ thống hóa mọi điều kiện trong cùng một đòi hỏi về những lời tường trình của triết học mà họ đã đề xướng. * Tình trạng của triết thuyết đương đại như một xác quyết cụ thể, bởi những dữ kiện giữa hai nhà tư tưởng Kierkegaard và Nietzsche. Vậy thì ai sẽ là người xác quyết trong thời điểm nầy và ai sẽ là người được đời nhắc nhở nhiều hơn. Điều đó không ảnh hưởng giø đến lịch sử triết học đương thời, cho dù có tiếp tục phát triển lớn mạnh dưới ý nghĩa nào đi nữa. Sau Hegel những nhà triết học xuất hiện và phát triển nhiều hơn để rồi từ đó đối đầu với mọi tiønh huống hay đứng cùng bên nhau, tuy không có vấn đề tranh luận hay lý giải chủ thuyết của họ đưa ra mà như thể cùng nhau xác thực vai trò của triết học với thời đại mà họ đang có mặt. Kierkegaard và Nietzsche chịu ảnh hưởng ít nhiều những trào lưu đó và đối đầu để chứng minh những giø họ đã nói ra. Thế thì việc gì xẩy ra cho một số triết gia không còn tồn tại và rồi lãng quên trong giai đoạn hiện tại ? Vai trò và vị trí của triết thuyết là nói lên sự sống của con người được xây dựng bằng niềm tin; đó là sự thật của con người ở bất cứ thời đại nào. Kierkegaard và Nietzsche xuất hiện như biểu thị của định mệnh, một định mệnh mà không một ai nhận ra hay cho đó là hiện tượng hiện hữu; với cái không thấy, không chấp sớm muộn cũng đưa tới cái vô lý và lãng quên một cách dễ dàng, người ta cho đó là một triết lý giả tưởng, nhưng trong cái vô tưởng, trong cái phủ nhận đó chính là điều đem lại một sự cảm nhận và lãnh hội sâu sắc hơn bao giờ. Trong khi những gì định mệnh đã an bài, thật sự những điều đó như một hiện tượng, vấn đề tư tưởng còn lại chính là cánh cửa rộng mở cho một tương lai ngày mai. Nó không còn là vấn đề được nêu ra, bởi bất cứ một đối chiếu nào hay so sánh nào hơn của hai tư tưởng gia. Nhờ những lý luận trong sáng và đưa tới những vấn đề có tính cách khẩn trương (urgent)(1). Để đối chiếu hai giòng tư tưởng đó, chúng ta không tìm thấy sự ảnh hưởng lẫn nhau, bởi mỗi tư duy đều khác biệt đã làm cho họ có những đặc điểm gần như giống nhau và để lại nhiều dấu vết đầy ấn tượng. Mối quan hệ của họ là động lực hấp dẫn và lôi cuốn qua tất cả những luận cứ kể cả giòng đời mà họ đã sống, để nói lên từng chi tiết của cá tính và tư tưởng của họ, một tư duy tự nhiên để nhận thấy và rút tiả ra được những kinh nghiệm sống; đó là sự cần thiết cho một trạng huống tinh thần và ngay cả thời gian tại thế của họ nhất là giai đoạn đụng chạm của nền triết học phương tây. Cuối cùng tất cả ý nghĩa đó như thể là chưa cân nhắc để dự ước một giá trị tối thiểu của chính nó, một lý thuyết mang tính chất vừa hiện sinh, vừa hiện hữu của con người giữa thế kỷ nầy. Cái lý chung của họ là phân định về tư duy của chính mình cũng như chính con người; ấy là lý chính mà không thể làm tan rã được giữa thời đại chúng ta đang sống. Chúng ta cần tham luận mối tương quan đó. Thứ nhất về tư tưởng của họ. Thứ hai sự tồn lưu tư tưởng nhất là tư tưởng hiện sinh. Thứ ba triết thuyết đưa ra có phải là đường lối hợp nhất giữa con người và triết lý. Những câu hỏi nêu trên đem lại những nhận thức sâu xa cho hai tư tưởng gia cũng như đối tượng cho một triết thuyết được nêu. Kierkegaard và Nietzsche muốn có một bầu không khí mới, họ muốn vượt qua mọi hạn hữu để chứng minh một sự thật rõ ràng và minh bạch. Nếu điều đó không làm cho thời gian co rút trở lại từ những điều mà họ đã nói trước đây. Thử định hướng đường lối tư duy của hai triết gia để cho chúng ta nhận định được cái nhiøn của họ với niềm tin giữa Thượng đế và con người. Đối với Kierkegaard nhiøn niềm tin của Thiên-chúa-giáo là một tinh thần giống như hư-không (nothingness), hình thức biểu lộ nầy như chối bỏ niềm tin, có lẽ là lời biểu lộ ngu xuẩn, một sự phủ nhận quả quyết giữa hiện hữu và hư không mà hàm ý Thượng đế ở cõi xa với con người. Với Nietzsche tất cả là ngoài của cõi chân không nầy (a vacuum out of) một cõi không to tướng, chả có gì hơn, chỉ để lại một sự tuyệt vọng mãnh liệt nhất, một hiện thực mới như đã thoát thai từ đó. ( Sự trở về bất tận và sự tương giao có tính võ đoán (dogmatics) của Nietzsche). Lý do của hai vấn đề đã nêu ra là Hố-Thẳm, một hố thẳm Hiện Hữu. Lý lẽ đó không bao giờ là đỉnh cao của tư tưởng và coi đó là vấn đề thông suốt triệt để (thorough-going) mà đó chỉ là cớ sự không hơn không kém cho nguồn cơn phản đối hay phủ nhận. Ở đây không phải chuyện giản đơn để bàn cải mà mưu cầu một sự cảm thông và cũng không có một giới hạn hay ràng buộc mà tất cả là phương thức như một lý luận đích thực. Kierkegaard và Nietzsche đẩy sự việc vào cái gọi là không-triết-lý như gởi gắm một ý niệm được bày tỏ. Điều chắc chắn là không còn nghi hoặc mà tất cả những gì họ liên quan nghĩ tới là một cố gắng để phơi bày sự thật, thái độ nầy như môi trường phản ảnh cái vô-tận-tính-không, phản ảnh được những giø là ý thức của hiện hữu mà điều đó không thể đạt được bất luận điạ hạt mặt bằng nào của sự thật tự nó. Không phải đặc điểm đơn phương tự nhiên của họ, không phải là giáo điều cố định hay một đòi hỏi nào khác hơn để lôi cuốn những điều không còn lệ thuộc vào ai và thường xuyên đến với họ. This attitude was in the medium of infinite reflection, a reflection which is conscious of being unable to attain any real ground by itself. No single thing characterizes their nature, no fixed doctrime or requirement is to be drawn out of them as something independent and permanent. Trên bình diện thiết lập một lãnh vực hay địa hạt (grounded) nào sự hiện hữu của Kierkegaard và Nietzsche vẫn thể hiện được tính trung thực của nó, vai trò đó thích nghi với hoàn cảnh một cách riêng và rõ nét về tư tưởng của họ. Không quan niệm, không hệ thống hóa, không đặc vấn đề quyết định; đó là những điều họ xây dựng được cái không thuộc vũ trụ kể cả những hình ảnh vượt qua cả vũ trụ. Họ không cảm thấy ở chính họ một sự biểu lộ tích cực những gì được coi là chối bỏ xuyên qua những điều rất hiện hữu mà một thời bị chối bỏ sự có mặt của họ mà không thấy được sự suy tàn của tự nó. Vấn đề của Kierkegaard và Nietzsche xuất hiện chỉ là kinh nghiệm giữa lúc nầy, ấy là điều tất yếu để vượt thoát ra khỏi những vướng mắc mà con người chưa thông đạt và lãnh hội. Những điều xẩy ra đầu tiên là không có nhận thức nhưng có ý thức, phân định xuyên qua mọi sự kiện mà chính sự kiện đó không đại diện cho một ai hay nói lên những gì giữa thời đại của họ; nhưng đó là nhu cầu khẩn thiết và thanh danh của họ đã bị khước từ. Khi còn ở tuổi vị thành niên, cả hai đã ý thức được niềm tin cho dù chưa được thông suốt một cách sâu xa, dữ kiện đó như bám chặt cái nguyên vẹn ban đầu ở trong người mà đôi khi điều đó trở nên im lặng có ý thức, để rồi nó trở về như một động lực tự nó, đẩy chúng vào căn nguyên của hố thẳm tội lỗi, biến mình thành cô-độc-trầm-mặc và không còn ý thức dù không có một vị trí, không hiệu lực vai trò hiện sinh, tuy nhiên xuất hiện như một hiện thực vĩ đại và rồi một trong hai triết gia ai sẽ cảm nhận được sự minh định về cái sâu lắng của hiện thực. * Thời đại chúng ta đương sống là thời kỳ con người ráng tìm hiểu những gì thuộc về kinh tế, kỷ thuật, lịch sử chính trị ngay cả bề mặt xã hội. Kierkegaard và Nietzsche nghĩ rằng; cũng nhờ những biến đổi đời sống mà họ thấy được bản chất của con người qua sự thể hiện hữu. Kierkegaard ngước nhìn Thiên-chúa-giáo mà ngày nay như thể có một sự dối trá ghê gớm trong niềm tin Thượng đế đối với những kẻ qúa khích. Trong Tân-ước-kinh không nói về những dối trá quá khích đó. Viø dối trá đó nó nằm trong cô-độc-trầm-mặc. Chỉ có 2 cách : một là duy trì sự lừa dối để đâm thủng sự bịp bợm và bưng bít sự thật để rồi mọi thứ, mọi điều giữa Thượng đế với con ngưòi trở nên Hư-không, hai là chân tình thú nhận tội lỗi thì đó là lòng chân thật không còn dối trá đeo đẳng. Ngày nay ít ai nhận tội như lời bày tỏ được tha. Nếu lời xưng thật lòng thì lời xưng ấy có một tác động mãnh liệt cho sự dành dụm kiếp sau. Ngược lại; Nietzsche chứng tỏ một cách hùng hồn và quả quyết sự có mặt của Thượng đế ngày nay có tính cách lịch sử của thời đại qua câu nói: "Thượng đế đã chết " (God is dead) tất nhiên phủ nhận sự hiện hữu giữa Thượng đế với con người, mà giờ đây chỉ trực diện bên trong cái tâm thân của con người mà đôi khi hóa ra mơ hồ với niềm tin, cái đó chính là sự im lặng hố thẳm, giữa con người và Thượng đế trở nên vô tư, thiên điạ vô tư, mạc pháp vô ngôn có nghĩa là không còn giáo điều hay truyền rao như phép lạ. Nietzsche cho đó là cõi Không-Vô-Cùng, không còn mong đợi gì hơn. Lòng tin ở nơi con người hay lòng tin ở nơi Thượng đế (?). Nói chung cả hai tư tưởng gia đều xem sự việc dành cho lịch sử loài người phán xét, dựa trên những chất liệu mà họ đã đưa ra. Họ nhận thức được tất cả là Không (Nothingness). Nhưng rồi đây họ biết bản chất đó sẽ mất nhưng không còn cách nào hơn, chỉ còn lại Cõi-Không. Nếu Kierkegaard dự đoán về sự thật hoặc có thể đó là sự thật chân chính của Thiên-chúa-giáo (Christian). Trái lại với Nietzsche đã tìm thấy cái bất tín hiện hữu của Thượng đế (athecism) cho nên vô thần không phải là điều đơn giản để đánh mất niềm tin, nhưng đây là cơ hội lớn lao vô cùng -nếu còn tin- Vậy thì cái gì để hợp nhất ? Cả hai đều mong muốn hướng tới cái bản thể hiện hữu (The substance of Being). Đó là con đường hướng tới lòng thanh cao và giá trị làm người. Kierkegaard và Nietzsche không chủ trương hướng tới một phương án chính trị để đổi mới tư duy, không một chương triønh hoặch định nào cả, họ chỉ hướng đến một mục đích duy nhất là không để lại một dấu hiệu nào khác hơn. Kierkegaard tin Thượng đế phải được tôn thờ như lòng chân. Nietzsche nhìn tôn giáo như sự có mặt của hiện hữu để tin theo và phủ nhận sự hiện hữu có thực của Thượng đế. Nhưng thích đáng hơn là mong muốn thực hiện một cách có hiệu năng qua tư tưởng của họ để lại mà những điều đó như họ đã thấy trước đây mà chưa được xác định rõ ràng. Đối với Nietzsche trong cái KHÔNG mà không xác định được (indeterminateness) thiø cái đó quá lớn lao cho ông. Trong lúc đó Kierkegaard chỉ có con đường đi tới với Thượng đế để trở nên tín hữu với Thượng đế. Đường lối mới mẻ đó là con đường dị biệt của vũ trụ hiện hữu. Cái sự tương quan ngày nay mà hai tư tưởng gia đã chiếm cứ được bởi vấn đề đưa tới lòng ao ước của con người. Kierkegaard và Nietzsche không phản ảnh sự chiếm cứ đó trong cái qui định để rồi đem lại sự hủy diệt, nhưng còn hơn nằm trong qui định để thắng lướt bằng cách vô hạn hữu để rồi lôi kéo vào cái gọi là khống chế toàn diện. Con người không thể chìm đắm một lần nữa trong sự phản ảnh tức thời mà không mất cái tự-nó trong sự điều hòa tiết điệu của triết thuyết. Kierkegaard nói lên phương thức thông thường " một thực nghiệm tâm lý". Nietzsche thì nói lên tư tưởng của mình là một sự "lôi cuốn". Vì vậy họ đã bỏ lại những gì còn lại, những gì mà họ đã nghĩ qua. Sự xuất hiện đó cũng bị nhận chìm trong cái điều khó có thể hiểu được. Kierkegaard viết dưới bút danh khác: " Có một vài điều mà tôi.... cho là rỗng" (The something which I am...is precisely a nothing). Điều được nói ra làm cho ông cảm thấy thỏa mái, gần gũi như thử cầm giữ ông cái thuộc về Hiện hữu, chính điều đó ghi nhận như một con số không giữa cái Có và Không. Có lẽ; điều đó không khác giø về suy tưởng của Nietzsche, mà đó là sự mong muốn chính ông. Sự phản ảnh cho cả hai là điều nổi bật cho chính mình tự phản ảnh lấy. Kierkegaard và Nietzsche cho đó là con đường đưa tới sự thật và để đã thông một cách dễ dàng . Nhưng kinh nghiệm cả hai cho thấy rằng cái bản chất tự tại có thể đưa tới mất lập trường đường lối của triết thuyết; vậy thiø làm thế nào là tự do tạo cho chính mình sự thông đạt để thay thế bởi một sự xoay vần như thực nghiệm cho thuyết hiện sinh. Kierkegaard và Nietzsche thấy được bước tiến của họ mà những thế hệ sau này có thể nhận ra được cái tổng quan trong sự ăn khớp, trong cái năng khiếu thẩm mỹ học có tính tức thời, trong cái toàn thể đơn giản hóa, trong cái không phản ảnh kinh nghiệm, trong tất cả mọi sự hiện hữu gần gũi với chúng ta. Với kinh nghiệm đó cả hai họ hiønh như có cùng một ý thức, như cùng một thong điệp gởi đến tiønh yêu của nhân loại. Nietzsche luôn luôn ý thức về sự chuyển động của đất trời, của biển cả bao la vô tận, Nietzsche bỏ tất cả để quay về với chính miønh. Có lẽ; không những Dante mà cả Spinoza hiểu được và cảm nhận ra rằng sự hiện hữu không còn là niềm vui thích bởi vì Nietzsche đang cô độc với hố thẳm, đó là nỗi cô đơn hố thẳm -empty in his loneliness- cảm giác đó mỗi khi không còn cái gì vây quanh mình, để rồi cô độc tự tại. Như chính Nietzsche cô độc với Nietzsche! Bỏi những lý lẽ nào đó; để rồi họ lại tiøm đến vớ Thượng đế như kẻ đồng hành. Nhưng rồi Nietzsche cũng không nguôi ngoai với vực thẳm cô độc dù là vực thẳm tội lỗi. Không một ai, không một gốc rễ nào ; mặt thật của Zarathustra như gợi lại một hình ảnh visualize để chấp nhận vấn đề của tồn lưu và cố gắng để đánh đổi với hiện thể như hiện hữu có thực. Zarathustra lắng đọng để qui về với nỗi đời bất tận, chính cái suy tư đó đã bỏ ông ở lại với một thứ hạnh phúc ghê tởm. Envisaged Zarathustra and mediated upon the eternal return, thoughts which left him as horrified as happy... Nietzsche tiếp tục sống như vết thương của người chết-chưa-chôn (mortally wounded). Nietzsche đau khổ. Ông nghĩ rằng như ông tự đánh thức ông : "Với tất cả những điều tôi nhận biết được, nếu tôi thật sự can đảm để làm" ( If I only had the courage to think all that I know). Đó là những mặc khải của Nietzsche về YÙ Chí Hùng Tráng, Lật Đổ các Giá Trị Siêu Nhân và Trở Về Vĩnh Cửu. Trong cuốn Ecce Homo Nietzsche hoàn toàn đoạn giao mọi ?duy tâm cuồng nhiệt thiêng liêng, mọi hệ lụy tình cảm? đó là giai đoạn khủng khoảng của Nietzsche. Ông thật sự chối bỏ Thượng đế . Trong Ecce Homo: "Dionysos đối mặt với kẻ đóng đinh trên thập tự giá" phản kháng mãnh liệt giữa Jesus và Dionysos.Tức Nietzsche phản kháng sự hiện hữu của Thượng đế. Nhưng trong cái sự phản chiếu và hạn hữu đó là một sự hài lòng thỏa đáng như đã biểu lộ, cái đó chính là dữ kiện của Như-nhiên. Thật vậy; cả hai nhà tư tưởng đã vượt thoát về phiá của Như-nhiên, nhưng hình thức Như-nhiên ở đây không ai có thể theo được. Kierkegaard nhảy vào với giáo phái mà chính điều đó như một ý thức nghịch lý, một quyết định hoàn toàn bị chối bỏ và đày đọa của thế giới ngày nay. Nietzsche đi vào cái vô cùng của Như-nhiên tức của siêu nhân. Đúng như thế; ý tưởng của Nietzsche như tự nó có một cái gì sâu lắng có thể làm cho chúng ta nhìn vào cái sự trống không. Kietkergaard đặc niềm tin như thể là kẻ gian ác phạm tội mong được nhận tội đối với Thượng đế. Nietzsche là biểu tượng cho một tín ngưỡng có tính khoa học và văn hóa, trong cái ước muốn đó đưa đến một nội tại : phiá đó đi từ vòng quay muôn vật thì cái đó là ý chí mãnh liệt, một xác quyết của Hiện hữu (Being). Chỉ có trường hợp đó, nỗi đau đó là đưa tới những giø cần thiết với tấm lòng thương yêu hài hòa. Đối với Kierkegaard, người đã làm sống lại cái phương thức vi diệu của lòng tin tôn giáo; điều đó làm cho chúng ta liên tưởng như một thứ nghệ thuật riêng biệt (the peculiar-art) có lẽ; điều đó có cái giø khó tin mà chỉ có ông tự ép mình vào lòng tin. Bởi đôi khi vô thần có thể phát hiện ra ở những người tín ngưỡng, những người vô thần có thể phát hiện ra là người tín ngưỡng; cả hai loại người này đều cùng chung một ngữ điệu (dialectic) chẳng phải cần lý luận . Dù cho hoàn cảnh ngoại giới có chi phối đời sống của hai vị, chúng ta vẫn tìm thấy những điều kinh ngạc tương quan của họ. Kierkergaard và Nietzsche đã ý thức về tôn giáo khi ở tuổi vị thành niên nhưng chưa thấu triệt thế nào là tín ngưỡng thế nào là niềm tin. Cả hai ở vào tuổi ngoài bốn mươi thì chính lúc đó mới bộc phát tư tưởng qua triết thuyết của mình. Họ có cái nhìn khác biệt trong tin yêu Chuá (Thượng đế). Kierkegăard đến nhà Chuá với kẻ thờ phượng Thượng đế nhưng chưa thực lòng. Nietzsche đến như một giáo phái khác, với một tinh thần và thể xác của một tín hữu trong niềm tin không có thượng đế như kẻ vô thần (godless). Vậy thì sự hiện hữu của Thượng đế dưới lăng kính của hai triết gia hoàn toàn khác biệt của niềm tin Có và Không, Không mà Có. Đối với họ hiện hữu là một trạng thái đặc biệt của vấn đề chứ không phải một tinh thần giản đơn mà ở đây họ để tâm đến sự giải bày - Kierkergaard vượt qua giữa mọi người mà ai là người đương đầu cùng ông. Nietzsche hầu như vượt hẳn. Nhưng để lại một vài điều phi thường, nhờ đó họ tạo nên được nét độc đáo cho thời đại và kỷ nguyên nầy. Một ghi nhận đáng giá cho cả hai là họ đến trong nhiều khiá cạnh ẩn dụ bên cạnh cái đến tự nhiên của họ. Nietzsche tự so sánh để đi đến: Vạch cái mà không ai biết đến, đó là sức mạnh của học thuyết được tạo ra trên giấy mực qua ngọn bút của trí tuệ. Kierkegaard thì lại khác : Có thể xóa đi cái quyền lực trong tay của Thượng đế, hủy diệt như cái điều không đạt thành quả. Khi nhận ra điều nầy Kierkegaard rơi vào vực thẳm như con cá mòi ép dẹp trong lon cá hộp. YÙ nghĩ đó đem lại cho ông " trong mọi thế hệ có hai hoặc ba đứng ra hy sinh cho kẻ khác sống thiø ai là người khám phá ra sự kinh ngạc của đau đớn và cái gì sẽ làm cho ngưòi khác có lợi". Ông cảm thấy như bị ngắt lời, làm cho câu văn không còn ảnh hưởng gì cả, tợ như bức thư lật ngược để đọc. Ông tự so sánh lấy: " Có một vài thứ trong tôi có thể là những điều to tát nhưng đã đến kỳ hạn để đưa tới một thị trường bất lợi. Tôi chỉ đáng giá một ít" ( Kierkegaard-Notes 1813) ( There is something in me which might have been great; but due to the unfavorable market, I?m only worth a little.) Về ý thức hiện hữu cả hai tư tưởng gia bị loại. Kierkegaard khai triển về lý thuyết thần học qua sự loại bỏ mà ngay chính ông cũng chưa thông đạt cách rõ ràng : ông yêu thế giới, yêu vũ trụ loài người nhưng với điều khác gần như từ chối ông. Nietzsche nhìn khác; ông nhận biết sự chối bỏ. Ông nói: " Trong cái chừng mực đưa tới sự chối bỏ, hãy giả từ nó để điều đó sẽ không bao giờ trở nên qui luật, (In favor of the exception, so long as it never becomes the rule). Kierkegaard nhìn ở chính mình như một ?thể loại giảo nghiệm?. Nietzsche kinh nghiệm sành sỏi hơn với lý trí trong suốt ở chính mình như thể xuyên qua ánh sáng còn lại đó, xuyên qua từ sự trong sáng của ông để kết tội mà không phải là tình yêu . Nietzsche bày tỏ sự xúc động đó trong bài Dạ Khúc (Nightsong) của Zarathustra: "Thắp sáng tôi lên; Ôi! Mong sao tôi sẽ là Đêm... Tôi sống trong ánh sáng của riêng tôi" (Light I am; ah! would that I were Night! I live in my own light!) Nietzsche đau khổ với cái lớn dần của cô độc hố thẳm, trong một ý thức đưa tới sự hạn hữu mà ông cảm thấy như cam chịu với số phận mà số phận không còn kéo dài. Một lần nữa hình ảnh đó như đến cùng một lúc cho cả hai người. Nietzsche tự so sánh lấy; Ông nhìn ông như cây tùng cao ngất như vực thẳm:" Cô đơn! Ai dám làm người khách ở đây? Có lẽ; miếng mồi của con chim, đăm đắm trong cánh lông măng tơ của cành nhánh..." Kierkegaard; thích được làm cây tùng cô độc, có cái gì vị kỷ, một cái gì chia xa để được nhiøn thấy cao lớn hơn.. Tôi đứng đây, đẩy bóng tối đi chỉ còn loài bồ câu rừng xây tổ ấm trong cành nhánh của tôi... Notietzsche suffered his own growing loneliness in full consciouness to the limit where he felt he could endure it no longer. Again, the same image comes to both; Nietzsche compared himself to a fir tree on the heights over-looking an abyss "Lonely! Who dares to be a guest here? Perhaps a bird of prey gloating in the har of the branches...And Kierkegaard: " Like a lomely fir tre, egoistically isolated looking towarde something higher; I stand here,throwing no shadow, only the wơod dove building its nest in my branches". * Chúng ta không thể lặng lẽ để đuổi theo sự diễn tiến có tính cách giáo dục qua sự hiểu biết thông minh đó. Cho dù xuyên qua tư tưởng của Kierkegaard và Nietzsche như một phương thức nói lên kinh nghiệm của hiện hữu, điều đó chỉ là thực nghiệm cho một quá trình triết học. Ai sẽ nhận lấy hậu quả mà những điều đó không mang lại ánh sáng có thực cho nhân loại ngày nay. Họ đặc vấn đề mà chính vấn đề đó chưa thật sự sáng tỏ. Đây là vấn đề đang còn rộng mở để lý giải. và điều đó chưa hẳn đã khép lại. Qua vấn đề triết thuyết của Kierkegaard và Nietzsche vẫn để lại cho chúng ta một nhận thức, nghĩa là sự nhận thức đó không cò tiếp tục dù bất cứ một thiết lập nào như tự nói lên một chứng cớ, không còn tiếp tục cho một hậu thuẩn nào để đảm bảo cho triết thuyết của họ đưa ra , ngay cả việc xoáy quanh về cái nhiøn giữa con người và Thượng đế dầu rằng đã xác định cụ thể những giø họ đưa ra. Chúng ta tham dự và hoàn thành một cách riêng, một quan hệ mới và sự sáng tạo của những nhà tư tưởng, nếu chúng ta thật sự đến cùng với họ, bằng không chúng ta có thể nhìn họ như những bậc vĩ nhân. Tóm lại; từ khi chúng ta bắt đầu điều nghiêng về vấn đề triết thuyết nầy; ở đây chúng ta có thể phớt lờ cho tất cả những gì nồng cốt và vững chắc của triết thuyết. Cái đó là sự phát triển một cách đặc biệt cho tâm lý, hiện hữu hay một vấn đề có tính siêu hình. Tốt hơn chúng ta quan tâm về một chân trời và hình thức của triết học để may ra thiết lập được một điều chính đáng mà không có sự lừa dối, phỉnh phờ. - Chân trời đó có thể nhận ra được mỗi khi nhân loại được đưa vào một hạn hữu cụ thể bởi Kierkegaard và Nietzsche đó là vấn đề cho một triết thuyết đương đại, một tiønh huống quyết định cuối cùng và lâu dài của hai tư tưởng gia ./. ________ (1) (Để hiểu thêm
về Kierkergaard và Nietzsche là những điều thu tập quan trọng
của hai ông và làm sáng tỏ phần nào sự tương quan của
họ và có những gì gần gũi chung cho cả hai; đó là sự cần
thiết: Trở về với Hiện hữu (Existenz) của con người trong
thời kỳ đương đại giữa phương hướng và vị trí của
Phương tây).
*Soren Kierkegaard
(1813-1855)
*Friedrich Wilhelm
Nietzsche (1841-1900)
** SOREN (viết đúng chữ và phát âm tiếng Đăn thiø chữ O phải có(/)ở giữa chữ O SÁCH ĐỌC:
*** |
|