Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ] [ Tác
giả ]
|
|
Câu chuyện xảy
ra vào lúc thời tiết giá buốt khắc nghiệt, trong những ngày
đầu năm 2014, của một thiếu niên không nhà, đã làm bao
người Mỹ xúc động. Tấm hình Nicholas Simmons co ro nép vào
tấm lưới thông hơi nước trước toà nhà Federal Trade Commission,
gần toà Nhà Trắng, để sưởi chút hơi nóng thoát ra cùng
3 người vô gia cư khác đã được một nhiếp ảnh gia của
AP chụp được. Thấy cảnh thương tâm có người đoán non
đoán già, chắc cậu bé là nạn nhân của một vụ bắt cóc,
nghiện ma túy hoặc chán đời, bất hoà với gia đình mà bỏ
nhà đi hoang.
Nicholas Simmons warms himself on a steam grate with three homeless men by the Federal Trade Commission Cha mẹ cậu thanh niên thấy được tấm hình con trai mình trên tờ báo Chủ nhật của USA Today qua một trang face book từng đăng tải tìm con của họ. Cậu Nicholas đã bỏ nhà ra đi mà không mang gì theo, kể cả cellphone và ví tiền. Bốn ngày sau, nhiếp ảnh gia Jacquelyn Martin đi ngang toà nhà, trong một phút tình cờ, chụp được hình ảnh cậu thiếu niên trẻ râu ria không cạo, mặc ski jacket, mình quấn chiếc chăn len, núp mình bên tấm lưới làm nao lòng người. Thế mà phải một tháng sau, cha mẹ cậu mới tìm ra con mình trên mặt báo dù họ đã nhờ cảnh sát, bạn bè và người thân để tâm tìm dùm. Giới truyền thông đăng tải cốt truyện gia đình đoàn tụ cảm động này khắp nơi. Ai ai cũng ngợi khen phép lạ kỳ diệu của một tấm hình do hệ thống liên mạng đem lại. Mẹ cậu phát biểu trên trang face book nơi đã tìm ra cậu: "Ôi, con tôi trông lạc lõng xiết bao, tôi sẽ dùng hết quãng đời còn lại của mình để chăm sóc cho nó được tốt lành trở lại" Tuy nhiên, cuối câu chuyện lại thiếu cái kết cuộc có hậu của một "happy ending", vì không ai biết được sau niềm vui là tai hoạ, mà cái quả do hạt nhân đã gieo trồng từ trước. Trước đó khoảng một tháng, cảnh sát thành phố Plattsburgh, New York đã loan một bản tin. Hai học sinh đã bị quy tội hành hung một học sinh khác khi anh ta muốn điều tra về việc cô bạn gái anh ta bị tấn công tình dục và bị ép dùng thuốc. Đó là Nicholas Simmons, 20, and Luis Munoz, 21 tuổi. Mọi việc đang trong vòng điều tra và họ phải ra toà vào ngày cuối tháng. Nicholas chính là cậu thanh niên trong hình và vì lý do sợ hãi đã chạy trốn. Anh rời nhà ra đi mà không kịp đem theo một thứ gì kể cả cell phone và ví tiền. Bố mẹ anh không hay biết con trai mình đã phạm tội đả thương người khác và có thể cũng chính là hung thủ hiếp dâm cô gái và bắt nạn nhân dùng ma túy trong khi hành lạc. Có lẽ nỗi đau đớn nhất của bậc làm cha mẹ là khi biết con cái mình phạm trọng tội và sẽ lâm vào vòng lao lý. Trong khi tuổi trẻ rất bồng bột, nóng tính, và ít chịu suy nghĩ trước khi hành động. Các em thường nghe theo lời xúi bẩy của bè bạn mà làm bậy. Gánh nặng áp lực từ bạn bè đồng trang lứa đè lên các em rất lớn, các phụ huynh thường không chú ý đến điều này, nhất là tuổi teen. Từ cung cách sống, quần áo, lối cư xử, sở thích, tính bè nhóm, bầy đàn, các em đều chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Nếu các bậc cha mẹ ít chịu tiếp xúc với con cái vì bận rộn, sao nhãng, xa cách chúng hay ỉ y con mình học giỏi mà không kiểm soát hoạt đông của chúng thường ngày, để một ngày nghe con mình phạm trọng tội, hậu quả xảy ra thì quá muộn. Không kể đến các em bị hư sẵn thường có hạnh kiêm không tốt. Còn những em học giỏi, luôn luôn xuất sắc trong trường, cũng có thể một ngày nổi giận vì bị tròng ghẹo, bắt nạt , kỳ thị, mà tự vệ để xảy ra gây gỗ, xô xát, đi tới phạm tội trọng. Theo các cuộc khảo cứu, kết quả cho thấy phần lớn các nguyên nhân khiến thanh thiếu niên phạm tội đều xuất phát từ nhiều mâu thuẫn trong gia đình. Đó là những gia đình có tình thân bị gãy đổ giữa hai bậc cha mẹ hay giữa cha mẹ và con cái. Người ta tìm ra những đứa trẻ nổi loạn thường sống trong môi trường bậc song thân có khoảng cách quá xa với các con, cũng như thiếu hay không coi sóc con cái chặt chẽ. Khi trẻ con sống trong không khí gia đình nặng nề, lúc nào cũng ồn ào tiếng cãi vã, nỗ lực học tập của chúng sút giảm, kết quả học lực thường rất tệ, dẫn tới hành động sai trái kém suy nghĩ rất gần. Khi một đứa trẻ bất mãn với gia đình, học đường, chúng thường tìm quên trong mối quan hệ bè bạn, mà gặp trúng bè bạn xấu thì việc sa xuống hố thẳm tội lỗi thấy rõ trước mắt không xa. Chưa kể sự tò mò của trẻ mới lớn đối với ma tuý, rượu và gái, lại được bạn bè rủ rê chính là những cám dỗ rất quyến rũ. Theo con số thống kê của National Center of Juvenile Justice, thì con số thanh thiếu niên phạm tội bị bắt trong năm 2011 ở Mỹ có khoảng chừng 1.4 triệu em dưới 18 tuổi, ít hơn năm 2010 11%. Theo giới tính thì nam nhiều hơn nữ. Khoảng 100 ngàn em trai thì có 423.1 em phạm tội. Nữ thì 100 ngàn em gái có 139.6 em phạm tội. Theo sắc dân thì 65.7% là người da trắng, 32.0 % da đen và 2.3 % là các sắc dân khác. Người Á Châu có tỷ lệ phạm tội thấp nhất. Người da trắng trưởng thành phạm tội bạo hành nhiều hơn cả. Thiếu niên da đen chiếm tỷ lệ 51.4 % trong các vụ bắt bớ liên quan tới bạo lực. Thiếu niên bị bắt vì say rượu lái xe khoảng 91.6 % là da trắng. Người Mỹ gốc Á nói chung ðã hoàn thành "Giấc mơ Mỹ Quốc" một cách vẻ vang với con cái học hành giỏi giang, nhà cao, cửa rộng, xe ðẹp, việc làm tốt và đời sống không ðủ ãn thì cũng sung túc. Những hình ảnh thành công mẫu mực của người thiểu số Á Đông ðã là niềm hãnh diện cho nhiều sắc dân muốn noi theo. Tuy nhiên, nhìn sâu vào thực tế có nhiều tương phản liên quan phức tạp hơn người ta tưởng. Con số thanh thiếu niên phạm tôi gốc Á tuy thấp nhất so với các sắc tộc khác nhưng không phải vì thế mà chúng ta xem nhẹ vấn đề, nhất là cốt lõi nguyên nhân gây ra tội ác. Một cảnh sát trưởng người Á Ðông ðã nói "Cộng ðồng người Á cần phải có trách nhiệm nhiều hơn trong việc ngãn ngừa hay giảm thiếu con số thiếu niên phạm tội gia tãng trong cộng ðồng". Kể cả những nhân vật lãnh ðạo trong cộng ðồng cần lưu ý hơn ðến vấn ðề tội ác ðã và đang xảy ra trong chính nơi họ ở và họ cần hướng dẫn, giúp ðỡ người của họ giải quyết vấn ðề. Bởi vì người thiểu số gốc Á phải chịu ðau ðớn gấp ðôi, khi chính họ là nạn nhân của tội ác hay nhục nhã vô cùng lúc nhìn thấy vết nhơ của con cháu mình phạm tôi. Nghiện ngập bạo hành đầy rẫy ở khắp nơi. Tỷ lệ ly dị của các cặp vợ chồng lên cao, đưa ðến sự ðổ vỡ trong gia ðình ảnh hưởng trực tiếp tới con cái. Chuyện học hành của các em không bị gián đoạn thì tụt hạng hoặc bê trễ. Một đứa bé vào tuổi mới lớn mà bị bỏ quên hay thiếu sự dạy dỗ cẩn thận của hai bậc song thân lại học kém, dễ sa vào con đường xấu. Gần ðây, cộng ðồng người Việt chúng ta rất hãnh diện khi thấy thành tích học tập của các con em thành đạt lẫy lừng. Những email thuộc loại vẻ vang dân Việt ðược truyền ði truyền lại làm lòng ai cũng nở hoa. Lại thêm những người con Việt xuất chúng được vinh danh khiến mặt mũi cộng ðồng tươi vui. Chúng ta vô cùng hớn hở nhưng ðã quên mất một điều. Trong việc hội nhập ðể theo kịp ðà tiến hoá của cộng ðồng bạn, số học sinh có bằng tốt nghiệp ðại học của chúng ta chỉ có 20%, ít hơn phân nửa tỷ số của các cộng ðồng bạn gốc Á. Lý do có lẽ vì chúng ta là dân tộc mới hội nhập, con số người trong nhà phải đi làm nhiều hơn, nhưng tiền lương kiếm được lại thấp hơn, so với các sắc dân khác. Ngoài ra theo thống kê ở California, con số người hưởng trợ cấp xã hội và các khoản trợ cấp khác từ chính phủ lên tới 40%. Những trở ngại ngôn ngữ, lương thấp, làm việc đầu tắt mặt tối ðể kiếm sống dễ làm con người sao nhãng việc chăm dạy con cái. Sự mâu thuẫn trong việc hấp thụ vãn hoá ðông và tây cũng góp phần ðào sâu hố ngãn cách giữa cha mẹ và con cái. Hơn thế nữa, chúng ta cũng ðừng quên việc ta ðang sống trong một xã hội lúc nào chung quanh cũng tràn ngập hình ảnh bạo lực, trên truyền thông, truyền hình, internet games, games online. Một thế giới, nơi mà ngày nào cũng có tin trẻ em đem súng tới nơi công cộng và học đường nả vào thầy giáo và các bạn cùng lớp. Tội ác và bạo lực bủa vây và ảnh hưởng con em chúng ta từng giờ, từng phút. Bổn phận và trách nhiệm của các bậc cha mẹ trong việc nuôi dạy các em ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết. Trong một bài sắp tới, tôi sẽ xin trình bày thêm về những phương pháp giúp các phụ huynh hành xử khi có con em phạm tội. Tuy nhiên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Giám sát, chăm sóc, gần gũi, thông cảm và thương yêu các em vẫn luôn là những kim chỉ nam cần yếu trong cuốn sách giáo dục phải không các bạn? Trịnh
Thanh Thủy
Tài liệu tham khảo
Man reunited with family after AP photo published http://news.yahoo.com/man-reunited-family-ap-photo-published-003551537.html Youth Violence: National Statistics http://www.fbi.gov/ucr/ucr.htm |
|