Chim Việt Cành Nam            [  Trở Về  ]          [ Trang chủ ]

Tìm Hiểu Sơ Vài Điều Căn Bản Của Phật Giáo
*
Phần Ba
Phòng Bệnh : Nói Về Thiền
Theo sách "Hoa Trôi Trên Sóng Nước"

Xem sách "Hoa Trôi Trên Sóng Nước" Nguyên tác Journey in Search of the Way của Satomi Myodo, Nguyên Phong dịch, Làng Văn xuất bản tháng 8 năm 1996.

Hỏi: Tại sao hành đạo là phải thiền ?

[tr.195]: Học nhiều mà không biết áp dụng thì chỉ là một mớ kiến thức suông không ích lợi gì cho việc giải thoát hết.......Sau khi chứng ngộ ở dưới gốc cây bồ đề, Đức Phật Thích Ca đã thốt lên : "Thật là kỳ diệu thay, tất cả mọi chúng sinh đều có Phật tánh nhưng vì bị "Vô Minh" che lấp nên họ không nhận ra điều ấy." Lời tuyên bố đầu tiên của Đức Phật chính là tính yếu của tòan bộ giáo lý của Ngài. Đúng như thế, mọi chúng sinh dù nam hay nữ, dù thông minh hay khờ dại, dù đẹp đẽ hay xấu xa, dù khỏe mạnh hay yếu đau, đều có Phật tánh như nhau. Trải qua bao nhiêu kiếp sống luân hồi, tâm thức của chúng sinh đã bị những lớp vỏ cứng của vô minh bao phủ nên họ không thể nhận thức được cái Phật tánh toàn vẹn , trong sạch, hòan hảo kia nữa. Muốn giải thoát, chúng ta phải quay về với cái Phật tánh đó để thấy rõ rằng bao nhiêu lâu nay chúng ta đã để cho vô minh lôi cuốn mà không hề hay biết.

Phương pháp hữu hiệu nhứt để trở về với cái Phật tánh thanh tịnh đó là tọa thiền. Lịch sử Phật giáo đã chứng minh hùng hồn rằng từ Đức Phật đến các đệ tử của Ngài, đều giác ngộ nhờ công phu tọa thiền.

Tâm của Phật và tâm của chúng sinh thật ra không hề khác nhau. Cái tâm này có thể ví như mặt nước hồ, tâm của Phật thì như mặt nước yên tĩnh trên đó mặt trăng chân lý có thể phản chiếu một cách tòan vẹn. Trong khi tâm của chúng sinh thì giống như mặt nước đang bị các làn sóng vô minh khuấy động, không thể phản chiếu gì được. Mặt trăng chân lý lúc nào cũng chiếu sáng, do đó vấn đề chính của sự tu tập là làm sao để cho tâm của mình có thể phản chiếu rõ ràng mặt trăng chân lý mà thôi.

Bây giờ quý vị nên tự hỏi cái gì đã làm khuấy động tâm của quý vị ? Phải chăng đó là các tư tưởng ? Trong việc tu tập, việc đầu tiên quý vị phải làm là gạt bật các tư tưởng lúc nào cũng dấy lên.này. Đây là điều không phải là dể, vì trải qua bao nhiêu kiếp sống một cách vô ý thức, vọng niệm đã thành một thói quen không dể gì mà bỏ ngay được. Quý vị nên nhớ tất cả mọi tư tưởng , dù thanh cao hay xấu, đều có khởi đầu và có chấm dứt. Vì có sinh nên có diệt, nhưng vì nó cứ tiếp tục nổi lên nên quý vị tưởng rằng nó thường hằng. đó là cái sai lầm đầu tiên. Nếu những tư tưởng này tiếp tục khuấy động tâm của quý vị, quý vị không thể phân biệt cái thật với cái hư được. Con người đã đánh giá cao các tư tưởng trừu tượng , các phân biệt của lý trí, của lý luận, nhưng tất cả những cái này đều là sản phẩm của tư tưởng. mà đã là sản phẩm của tư tưởng,vốn vô thường, có sinh có diệt, thì gốc rễ của nó đã nằm ở chốn vô minh rồi. Tư tưởng chính là tâm bệnh của con người. nó chính là nguồn gốc của sự mê hoặc và quý vị cần phải phân biệt thật rõ vai trò của tư tưởng, lý trí có tính cách nhứt thời với các khái niệm cố định.

Thiền định là phương pháp làm ngưng lại và dứt đi những tư tưởng này. Một khi các làn sóng tư tưởng khuấy động đó dứt tuyệt thì quý vị sẽ nhận thấy rằng mặt trăng chân lý lúc nào cũng chiếu sáng. Giây phút nhận ra điều này là " kiến tánh" tức là "ngộ" là hiểu rõ được bản thể chân thật của tự tánh. Khác với những ý niệm lý luận hay triết học, vốn

xuất phát từ tư tưởng, nghĩa là có khởi đầu và có chấm dứt, và có thể thay đổi theo thời gian, sự chứng ngộ chân lý, khi các làn sóng tư tưởng chấm dứt này, không thay đổi hay có thể mất đi được. Nó sẽ ở mãi mãi với quý vị , và từ đó quý vị có thể sống một cách thoải mái bình an trong cái tâm trạng đầy phúc lạc, thanh thản đó...

Hỏi: Trong lúc hành thiền có cái gì có thể xẩy ra ?

[ tr.198 ].Thiền sư Yasutani nói: Ma cảnh [Makyo] Ma cảnh là những hiện tượng không có thật, những cảm giác hư huyền, những ảo tưởng mà người tu thiền thường gặp phải trong giai đoạn nào dó. Ma cảnh là những vọng tưởng đến và đi theo thời gian nhưng nó sẽ trở thành "chướng" khi người tu, vì thiếu sự chỉ dẫn, để nó quyến rũ và tưởng rằng nó là thật. Ma cảnh thừơng xuất hiện tùy theo nhân cách, tính khí của người tu. Trong kinh Lăng Nghiêm đức Phật đã giảng về năm mươi hai [52] loại Ma-cảnh khác nhau. Trong các tuần lể nhiếp tâm, thường thường học trò của tôi bắt đầu kinh mghiệm về Ma cảnh vào ngày thứ ba hay thứ tư. Sau khi siêng năng tu tập để kiềm chế tư tưởng, đến một lúc nào đó Ma cảnh sẽ xuất hiện và điều này rất thông thường, không có gì lạ đâu.Có người nhìn thấy các hiện tượng lạ lùng, có người nghe được những lời nói hay mách bảo, xui khiến, có người còn ngửi được các mùi hương, hay có thể sờ mó được một vật gì kỳ lạ. Có khi họ thấy thân thể nhẹ bổng lên như bay, có khi họ cảm thấy rơi vào một hố thẩm không đáy, có khi họ bật ra các câu hỏi kỳ lạ mà không thể kiểm soát được. Đôi khi những câu nói tưởng như vô tình này lại trở nên linh nghiệm như những lời tiên tri. Nhưng dù thế nào chăng nữa, nó vẫn là Ma cảnh, vẫn là những chướng ngại, vẫn xuất phát từ các tư tưởng nghĩa là gốc r... của nó nằm trong vô minh,.

Ma cảnh ảo ảnh về thị giác là điều xẩy ra nhiều nhất, vì mắt là giác quan gắn liền với tư tưởng và người ta xử dụng giác quan này nhiều hơn cả. Một cái nệm ghế bỗng biến thành một con quái vật. Một vết nứt trên tường biến thành con rắn. Nhiều đệ tử của tôi đã thấy hính ảnh ma quỷ nhẹ nhàng múa vuốt, hoặc thấy các đức Phật hiện ra với hằng hà sa số đệ tử đi quanh ngài. Điều quan trọng nhất là phải ý thức đó là Ma-cảnh, đừng để nó quyến rũ, lôi cuốn mà cứ để tự nhiên, vì nó đến thì nó sẽ đi. Đùng để tâm vọng động, cứ tiếp tục công phu thiền tập, không sợ hãi, không vui mừng, vì vui hay sợ, lo hay mừng, đều là những cảm giác làm khuấy động tâm thức của người tu. Như tôi đã nói vấn đề quan trọng là làm bặt đi mọi tư tưởng , làm sao để cho tâm trống rổng, yên tỉnh như mặt nước hồ thu, thì ánh của chân lý mới có thể phản chiếu một cách toàn vẹn được. Bất cứ một cái gì làm cản trở điều này, đều là những chướng ngại, do đó điều quan trọng nhứt là phải biết tự chủ.

Hỏi : Những lý do nào làm cho Ma-cảnh xuất hiện ?

[ tr.200 ] Ma cảnh là những trạng thái của tâm thức xuất hiện một cách nhất thời khi khả năng tập trung của con người đã đạt đến một mức độ nào đó. Nếu hiểu theo một nghĩa khác, thì công phu thực hành có tiến bộ, các lớp tư tưởng hời hợt trong tâm thức có bị chế ngự, thì Ma cảnh mới xuất hiện. Nếu giải thích theo Duy-thức-học,thì khi các vọng niệm thuộc thức thứ sáu đã lắng đọng, các chủng từ tâm thức chứa đựng trong thức thứ bảy và thứ tám sẽ bị khích động và nổi lên, tạo ra các hình ảnh, màu sắc, âm thanh đặc biệt. Ma cảnh là một sự trộn lẩn của cái thực và cái không thực, hư hư ảo ảo. Nó khác cái giấc mộng thông thường vì nó xuất phát từ những chủng tử hết sức vi tế nằm sâu trong tâm thức con người. Một số người tu, thiếu sự chỉ dẩn của một vị thầy đã có kinh nghiệm về Ma-cảnh, thường bị chúng quyến rũ và đi lạc vào ma đạo. Đừng bao giờ nghĩ rằng các hiện tượng mình kinh nghiệm trong lúc này là thật. Thấy một cảnh giới chư thiên không phải là mình đạt được cảnh giới đó, đã trở thành chư thiên. Thấy Phật hay Bồ-tát không có nghĩa là mình đã nhập được vào các Pháp hội. nghe Phât thuyết pháp mà lầm lẫn. Một người tu tập phải biết coi đó là giấc mộng. là hư, là vọng tưởng, là những chướng ngại làm cản trở công phu tu hành. Dù thấy bất cứ điều tốt lành gì cũng đừng phấn khởi, dù thấy điều gì xấu xa cũng đừng sợ hải, vì nếu trong tâm này sinh bất cứ một cảm giác gì, nó củng khuấy động mặt nước hồ tâm, cản trở sự phản chiếu tòan vẹn của ánh trăng chân lý.

Khi tu tập đến mức thuần thục, các Ma-cảnh còn xẩy ra ghê gớm hơn nữa. Có khi người ta thấy vào cỏi Phật, thấy được ban phúc, được truyền những mặc khải rồi tưởng mình đã chứng đắc này nọ. Tất cả những cái đó đều là Ma-cảnh. Nếu bị quyến rũ, nếu để tâm vọng động thì kết quả chỉ là sự phung phí năng lực mà thôi. Nhưng nói một cách khác, khi bắt đầu thấy những Ma-cảnh đó là dấu hiệu cho biết mình đã đến một mốc điểm quan trọng nào đó rồi. và nếu giữ tâm yên tỉnh, không bị xao động thì chắc chắn sẽ thành công, sẽ kiến tánh, sẽ giác ngộ. Đức Phật cũng đả trải qua bao nhiêu thử thách, bao nhiêu khó khăn, trước khi thành đạo dưới gốc cây bồ đề. Người ta có thể cho rằng những Thiên Ma, hiện ra khuấy phá, thử thách Ngài, nhưng cũng có thể cho đó là những Ma-cảnh mà Ngài kinh nghiệm trước khi đạt đến trạng thái giác ngộ. Dù thế nào chăng đi nữa phải biết coi thường những hiện tượng này , cứ để nó đến, rồi nó đi, không phản ứng, không chống đối, không vui cũng không buồn, không mừng cũng không lo, thản nhiên bất động trước mọi sự kiện, đó chính là điểm then chốt của người tu thiền. Theo kinh nghiệm của tôi , Ma-cảnh thường xẩy ra khi sự điều hành của hơi thở và tâm thức chưa được hoàn chỉnh. Khi thân và tâm chưa được hòan tòan nhứt-như thì sự sai lệch này có thể tạo ra những hiện tượng kỳ lạ , do đó thế tọa thiền và việc đều hòa hơi thở rất cần thiết. Người ta không thể tu thiền một cách hấp tấp mà phải chú trọng đến cách ngồi [ thiền tọa] cho thật đúng cách, thật thoải mái, và buông xả hòan toàn Nên nhớ thân và tâm là một , bất cứ một sự căng thẳng của thân cũng ảnh hưởng đến tâm, và bất cứ một sự xung đột nào của tâm cũng ảnh hưởng đến thân. Việc ngồi thoáng nghe thấy giản dị nhưng thật ra quan trọng không kém việc đều hòa hơi thở. Phần lớn các thầy dạy thiền thường quá chú trọng đến việc đếm hơi thở hay tham công án mà xao lảng việc dạy học trò phải ngồi sao cho thật đúng cách. Phần đông hoc trò cũng quá nôn nóng hấp tấp vào những công án lạ lùng, các quán tưởng cao xa trong khi chưa biết cách ngồi sao cho thoải mái. Có lẽ đó là lý do nhiều người tu thiền đã bỏ cuộc vì ngồi lâu chân tay tê buốt đau đớn mà chẳng thấy kết quả gì khả quan. Tư thế trong lúc tọa thiền chính là một trong những căn bản quan trọng của công phu tu tập. Đừng tưởng chỉ ngồi xếp bằng, điều hòa hơi thở, tập trung tâm thức là được. Đừng tưởng chỉ tham công án hay quán tưởng vào các hình ảnh, màu sắc là đủ. Một người tu thiền phải biết ngồi một cách trang nghiêm, thành kính với lòng biết ơn sâu xa chư Phật và chư Tổ, những người đã làm cho Phật pháp biểu hiện. Một người tu thiền còn phải biết ơn tổ tiên, cha mẹ đã tạo ra thân thể, hình hài này nhờ đó mà người ta có thể kinh nghiệm được thưc tánh của Pháp.Chính nhờ biết cách ngồi một cách trang nghiêm mà tâm thức sẽ trở nên thành kính, rồi từ đó cử chỉ hành động như đi,đứng, ăn ngủ cũng ảnh hưởng theo mà có sự chuyển hóa. Nhờ công phu tọa thiền mà tâm thức được thoải mái, các vọng tưởng dần dần lắng xuống, và tâm được thanh tịnh. Khi tâm và thân đã quân bình thì sự an lạc sẽ đến, và chỉ trong sự an lạc này người ta mới kinh nghiệm rõ rệt được từng hơi thở sống động,mầu nhiệm từng phút từng giây. Từ đó sự hô hấp, vốn có tính cách vô thức và thụ động, sẽ chuyển qua ý thức và tích cực, và tòan bộ diển biến của sự sống sẽ biểu hiện ra một cách rõ ràng hơn bao giờ hết.

Tóm lược việc ngồi cho đúng cách là căn bản chính yếu , cần thiết cho những người mới bước vào con đường thiền. Đừng cố gắng ngồi cứng ngắc như khúc gổ, vừa không tự nhiên, vừa quá căng thẳng, nhưng cũng đừng ngồi một cách cẩu thả, nặng nề, trì trệ như như bị một vật gì đè nặng trên vai. Tư thế ngồi phải thật thoải mái, vững chãi, do đó khi mới tập nên ngồi khoảng 15 phút cho quen thuộc, cho gân cốt co giãn tự nhiên theo tư thế, rồi dần dần tăng lên đến nửa giờ rồi một giờ. Dĩ nhiên thời gian tọa thiền lâu hay mau tùy lòng nhiệt thành và công phu hành trì, nhưng khi người ta có thể ngồi khoảng từ nửa giờ đến một giờ mà thân thể không đau đớn, tê buốt, thì cảm giác an lạc, thoải mái, sẽ đến một cách tự nhiên.
 

Theo sách "Phật Pháp Căn Bản"

Theo sách "Phật Pháp Căn Bản" Suy Nghiệm Theo Nguyên Lý, do Minh Không biên soạn - Hè 2005 Trung Tâm Magnolia ấn hành tại Hoa Kỳ .

[ tr.172 ]Thiền Chỉ (Chánh Định) và Thiền Quán (Chánh Niệm):

Thiền nghĩa là pháp hành, bất luận là phương pháp gì, dùng để thanh lọc các ô nhiễm (Tham, Sân, Si) trong tâm, chuyển tâm từ trạng thái tà sang chánh, phát triển trí-huệ

- trọng yếu là trực nhận được tánh Không - dẫn đến giải thoát. Tất cả các pháp thiền đều không nằm ngoài hai loại là Thiền Chỉ Thiền Quán

Chỉ có nghĩa là dừng, đứng lại một chổ,. Thiền Chỉ là pháp hành gom tâm lại không cho nó lay động, giữ nó an trú trên đối tượng ; do tâm không bị chi phối bởi cảnh vật bên ngoài cũng như những tư tưởng bên trong, nên đạt đến trạng thái vắng lặng, sự định tâm. Thiền Quán là quán sát tất cả các hiện tượng tinh thần (tâm) lẫn vật chất (thân và cảnh) để có thể phát triển trí huệ, trực nhận được thực tại như nó là.

Nói vắn tắt: Thiền Chỉ là Chánh Định dẫn tới Định; Thiền Quán là Chánh Niệm dẫn tới Huệ (trí huệ giải thoát).

Mục đích tối hậu của việc tu hành là đạt đến trí huệ để phá trừ vô minh, bởi vậy không thể không hành Thiền Quán được. Thế, nhưng cả hai thiền Chỉ và thiền Quán đều quan trọng trong công việc tu tập, như chim bay phải có đủ cả hai cánh. Định là dụng cụ trợ giúp cho thiền Quán, vì nếu tâm bị giao động, không an trú được trên đối tượng thì hành giả khó lòng quán sát được đối tượng và không thể quán sát ở mức độ sâu xa vi tế.

[tr.224]: 40 Đề Mục Thiền Chỉ:

10 đề mục kasina: đất, nước, gió, lửa./ xanh, vàng, đỏ, trắng./hư không./ánh sáng.

10 đề mục tử thi: tử thi sình trướng./ tử thi sình tím xanh nhiều chổ./ tử thi chảy mủ./ tử thi bị chặt đứt nữa thân./tử thi có dấu vết thú ăn nhiều chổ./tử thi bị chặt đứt rời ra từng đọan./ tử thi bị bầm nhiều chổ./ tử thi bị phạm khí giới bê bết máu./tử thi có giòi đụt khoét tràn đầy chín khiếu./tử thi chỉ còn những khúc xương rời rạc.

10 đề mục niệm niệm: luôn luôn quán niệm đức của Phật./ niệm đức của Pháp./ niệm đức của Tăng./ niệm đức của Giới./ niệm đức của Bố Thí./niệm đức tin của chư Thiên và của Mình./ niệm sự Chết./ niệm thân thể./ niệm Hơi Thở ra vào./ niệm Niết Bàn.

4 đề mục vô lượng tâm: Từ. / Bi. / Hỷ. / Xả.

4 đề mục vô sắc: Không Vô Biên Giới. [Infinity of Space]./ Thức Vô Biên Giới [ Infinity of Consciousness]./ Vô Sở Hữu Xứ [Nothingness]./ Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ [Neither Perception Nor Non Perception].

1 đề mục tưởng

1 đề mục phân biện.
 

Theo sách : "Đức Phật và Phật Pháp" 

Theo sách "Đức Phật và Phật Pháp" tác giả Nãrada Mahã Thera ,

Phạm Kim Khánh dịch 2545/2001

[tr.547 ]. Chương 36- Con Đường Niết Bàn (II):

Tâm Định [Samãdhi].

Đã vững vàng trên nền tảng giới luật, hành giả mạnh dạn bước vào con đường cao thượng hơn hành thiền -- để tiến đến tâm định [samãdhi] , tức là kiểm soát và trao giồi tâm, giai đọan thứ nhì của con đường trong sạch [Thanh Tịnh Đạo].

Định [samãdhi] là giữ tâm an trụ vào một điểm, gom tâm vào một đề mục, và hòan toàn không hay biết gì khác, ngoài đề mục ấy.

Theo Phật Giáo có bốn mươi (40) đề mục hành thiền [kammatthãna] khác nhau, [xem tr.trước] tùy tâm của mỗi cá nhân.

a- Mười đề mục dùng vật sáng chế để niệm [kasina];

b- Mười đề mục về tử thi [asubha] ;

c- Mười đề mục suy niệm [anussati] ; [trong nhóm này có Niệm hơi thở [Ãnãpãnãsati];

d-Tứ Vô Lượng Tâm , hay là bốn phẩm hạnh cao thượng [Brahmavihãra] ;

e-Một đề mục quán tưởng [Sannã, Tưởng, tri giác] ;

f-Một đề mục phân tách [catudhãttuvavatthãna ] ;

g- Bốn Thiền Vô Sắc ;

Đế mục thích hợp với bẩm tánh khác nhau.........Những đề mục hành thiền có thể ít hay nhiều thích hợp với mỗi bẩm tánh và mỗi hạng người.

Trước khi thực hành thiền tập, hành giả nên thận trọng quan sát đề mục tham thiền. Thuở xưa, muốn hành thiền phải tìm đến sự hướng dẫn của một vị thầy có khả năng và nhờ sự trợ giúp của vị này, chọn một đề mục thích hợp với bẩm tánh mình. Ngày nay , hành giả phải tự mình xem xét lấy và chọn đề mục mà mình cho là thích hợp nhật.

Khi đề mục đã được chọn, hành giả phải rút vào một nơi yên tĩnh, càng ít bị khuấy động càng tốt. Một cụm rừng, một hang đá, hoặc nơi vắng vẽ nào khác cũng có thể thích nghi. Ở những nơi ấy hành giả ít bị phiền nhi...u trong khi hành thiền.

Nên biết rằng cảnh vắng lặng ở bên trong tất cả mọi người. Nếu tâm không an, dầu ở giữa rừng sâu tịch mịch cũng không thích hợp. Nhưng nếu tâm không bị giao động thì ở trung tâm thành phố cũng được. Khung cảnh chung quanh chỉ tác động một cách gián tiếp, giúp tâm an trụ.

Điều kế đó mà hành giả phải quyết định là giờ giấc, lúc mà chính hành giả và khung cảnh chung quanh có nhiều điều kiện thuận tiện nhất để hành thiền.;

Sáng sớm , tâm trí còn tươi tỉnh, hoặc tối, trước khi đi ngủ, nếu không quá mệt, thường là lúc thích hợp nhất để hành thiền. Tuy nhiên, dầu thì giờ nào mà ta đã chọn, nên cố giữ lấy đúng giờ ấy mỗi ngày, để tập cho tâm được quen, có ảnh hưởng tốt đẹp đến pháp hành. Cách ngồi cũng có thể giúp ích nhiều cho việc gom tâm. Người phương Đông thường ngồi tréo chân mặt đặt trên vế trái và chân trái đặt trên vế mặt, thân mình ngay thẳng. đó là lối ngồi kiết già. Nếu không quen ắt thấy khó ngồi như thế. Nhiều người ngồi bán già dể dàng hơn. Chỉ để chân mặt trên vế trái , hay chân trái trên vế mặt, còn chân kia thì để dưới luôn, khỏi phải tréo lên.

Khi ngồi theo điệu tam giác ấy thì thân mình vững vàng. Tay mặt đặt trên tay trái,cổ ngay, giữ mũi nằm trên một đường thẳng góc với rún. Lưỡi ép sát trên nóc giọng. Sắp sữa quần áo ngay ngắn,và lưng quần không nên thắt chặt lắm. Vài người chịu nhắm kín mắt lại, đèn mở ánh sáng lu lu để khỏi thấy những gì không cần thiết.

Mặc dầu nhắm kín mắt cũng có lợi, nhưng thường hay làm buồn ngủ. Đến lúc muốn ngủ rồi thì hành giả không còn kiểm soát tâm được nữa. Những tư tưởng bất định phát sanh, không còn giữ thân ngay ngắn, vô tình mở miệng, chảy nước vải và gục đầu.

Chư Phật thường ngồi kiết già, hình đóa sen búp, mắt nhắm phân nửa, nhìn theo chóp mũi đến chí đất, không xa hơn chổ ngồi lối một thước hai.

Người nào thấy lối ngồi kiết già khó khăn, có thể thuận tiện ngồi trên ghế, hay chổ nào khác, vừa đủ cao để hai bàn chân gác trên mặt đất.

Thế ngồi không quan trọng. Hành giả tùy tiện ngồi thế nào cũng được, mi...n là nghe thoải mái và dể dàng là được...................Đức Phật khuyên : " Cắn chặt răng lại và ép lưỡi sát vào nóc giọng phía trên, hành giả vận dụng hết năng lực để kềm chế tâm và như vậy, khi cắn răng lại và ép lưỡi sát phía trên, cưỡng bách và kềm chế tâm, những tư tưởng sấu xa và nguy hại sẽ suy nhược dần và tiêu yan. Do đó tâm sẽ lắng dịu, an trụ, thuần nhất và định [Majjhima Nikãya, Vitakka Santhãna Sutta, số 20]

Niệm hơi thở [ãnãpãnasati] [ Ãna có nghĩa là thở vô, Apãna là thở ra ]. Pháp hành thiền luyện hơi thở là phương pháp luyện tập cho tâm an tựu, đồng thời giúp hành giả chứng ngộ minh sát tuệ và dẩn đến Đạo Quả A La Hán.

Đây là một đề mục hành thiền rất lợi ích và có thể thích hợp với tất cả mọi người. Xưa kia Đức Phật cũng đã áp dụng pháp hành thiền về hơi-thở-vô thở-ra này trước khi thành tựu Giác Ngộ.

Kinh Satipatthana Sutta (Tứ Niệm Xứ) và sách Visuddhi Magga (Thanh Tịnh Đạo) có trình bày pháp môn bổ ích này với đầy đủ chi tiết.

Sau đây là một vài điều chỉ dẩn cho người hành giả sơ cơ:

Nên chọn lối ngồi thích hợp. Giữ thân mình ngay thẳng. Đặt tay mặt lên trên tay trái. Mắt nhắm hoặc mở hi hí.

Trước khi khởi niệm từ từ thở ra dài bằng miệng, rồi ngậm lại. Kế đó thở vô bằng mũi như thường, không cố sức thở mạnh quá, mà cũng không yếu quá. Lúc thở vô đếm thầm "một" Rồi thở ra , đếm "hai" .Luôn luôn chú tâm theo hơi thở, không tưởng nhớ tới điều chi khác. Và cứ thở vô đếm "ba", thở ra đếm "bốn", như thế đến mười". Trong khi niệm tâm hành giả có thể xao lãng phóng dật. Nhưng không nên ngã lòng. Hãy cố gắng cho đến khi kềm giữ được tâm vào hơi thở. Từ từ hành giả có thể tăng thêm loạt số, như đếm đi đếm lại đủ năm loạt từ "một' đến "mười" chẳng hạn. Về sau hành giả có thể chú tâm vào hơi thở mà không cần đếm. Có người thích đếm vì có đếm thì gom tâm được d... dàng. Cũng có nhiều ngừoi không thích. Điều chánh yếu là gom tâm; đếm là phụ thuộc. Khi thực hành pháp thiền tập này, hành giả cảm thấy thân nhẹ nhàng và rất an lạc. Sau khi kinh nghiệm một thời gian, ngày kia hành giả thông hiểu được rằng cái mà người gọi là thân đây chỉ sống nhờ hơi thở và khi hơi thở chấm dứt thì thân này phải chết. Tức khắc

hành giả nhận định lý vô thường của vạn hữu. Nơi nào biến đổi vô thường thì nơi ấy không thể có thực thể trường tồn, hay linh hồn bất diệt. Chừng ấy tuệ minh sát được triển khai để chứng ngộ Đạo Quả A La Hán.

Điều này rõ ràng chứng tỏ rằng mục tiêu của pháp hành thiền về hơi thở chẳng những là trau giồi tâm an trụ, mà còn khai thông minh sát tuệ để thành đạt giải thoát cuối cùng.

Đây là một phương pháp giản tiện và vô hại mà tất cả mọi người đều có thể thực hành.

Để có đầy đủ chi tiết, đọc giả có thể tham khảo bộ Visuddhi Magga (Thanh Tịnh Đạo). Theo Kinh Tứ Niệm XứSatipatthãna pháp niệm hơi thở có thể thực hành như sau:

"Thở vô, hành giả ghi nhận thở vô. Thở ra hành giả ghi nhận thở ra.

1-"Khi thở vô dài, hành giả biết : Tthở vô dài" Khi thở ra dài, hành giả biết"Thở ra dài

2-"Khi thở vô ngắn, hành giả biết ;"Ta thở vô ngắn". Khi thở ra ngắn, hành giả biết: "Ta thở ra ngắn."

3-"Trí giác rõ ràng và trọn vẹn tiến trình của hơi thở (tức chặng đầu, chặng giữa và chặng cuối) " ta sẽ thở vô " hành gia tự luyện tập lấy như thế; trí giác rõ ràng và trọn vẹn tiến trình của hơi thở, "ta sẽ thở ra ": và hành giả tự luyện tập lấy như thế .

4-" Làm cho hơi thở êm dịu,'ta sẽ thở vô', hành giả tự luyện tập lấy như thế. Làm cho hơi thở êm dịu,'ta sẽ thở ra', hành giả tự luyện tập như thế".
 
 

Theo sách : "Ngay Trong Kiếp Sống Này"

Theo sách "Ngay Trong Kiếp Sống Này" tác giả Sayadaw U Pandita, Tỳ kheo Khánh Hỷ (Aggasãmi Trần minh Tài) sọan dịch, Như Lai Thiền Viện 1996.

[ tr.5 ] Chỉ Dẩn Cách Hành Thiền.

Những nơi tốt nhất để hành thiền theo lời chỉ dẫn của Đức Phật , là trong khu rừng, dưới cội cây hay một nơi vắng vẻ yên tịnh. Thiền sinh phải ngồi kiết già một cách an tịnh và tĩnh lặng. Nếu ngồi kiết già quá khó khăn , có thể ngồi cách nào cũng được. Những ai đau lưng trầm trọng có thể ngồi ghế dựa. Muốn tâm yên thì thân phải yên tịnh, vì thế, thiền sinh cần phải chọn lối ngồi thích hợp với mình để có thể ngồi lâu một cách thoải mái. Lúc ngồi phải giữ lưng ngay ngắn, thẳng góc với mặt đất,nhưng không cứng ngắt. Ngồi thẳng thì trông dể coi. Khi ngồi thẳng thì xương sống không bị cong, giúp chúng ta có thể ngồi lâu. Hơn nữa,tinh tấn thể chất để giữ thân ngồi thẳng mà không cần một sự hổ trợ nào sẽ tạo năng lưc cho việc hành thiền.

Nhắm mắt lại. Đặt tâm ở bụng. Thở bình thường, đừng cố gắng thở mạnh, thở nhanh hay chậm. Cứ để hơi thở tự nhiên. Bạn sẽ thấy được những cảm giác bên trong khi bụng chuyển động lên xuống. Hảy chú tâm vào mọi tiến trình của chuyển động phồng xẹp này. Hảy theo dõi các cảm giác từ lúc bụng bắt đầu phồng, kéo dài và chấm dứt. Cũng vậy, hảy chú tâm vào chuyển động xẹp, đoạn đầu, đoạn giữa và đọan cuối.

Theo dõi chuyển động đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối, không có nghĩa là chỉ theo dõi ba thồi điểm , mà phải theo dõi các tiến trình chuyển động một cách liên tục từ đầu đến cuối. Hảy chú tâm nột cách tự nhiên thoải mái. Đừng quá chăm vào các cảm giác của bụng. Đừng có tìm xem sự phồng xẹp khởi đầu và chấm dứt như thế nào.

Trong việc hành thiền, điều quan trọng là phải có sự tinh tấn và sự hướng tâm chính xác vào đối tượng để tâm tiếp xúc với cảm giác một cách trực tiếp và đầy năng lực. Để hỗ trợ cho việc tập trung tâm ý vào đề mục một cách mạnh mẽ, chính xác, bạn có thể niệm thầm phồng, phồng, phồng, hay xẹp, xẹp, xẹp, khi quan sát chuyển động của bụng.

-------------------------------------------------------------------------------------------
 

Theo sách : "Đại Niệm Xứ

Theo sách "Đại Niệm Xứ" của thiền sư Sayadaw U Silãnanda,

Tỳ kheo Khánh Hỷ (AggasãmiTrần Minh Tài) soạn dịch, Như Lai Viện 1999,

Hướng Dẩn Hành Thiền [tr.335-356] Tóm lược :

Muốn hành thiền trước hết bạn phải tìm một nơi thích hợp để để giúp cho việc hành thiền của bạn được tốt đẹp. Nơi thích hợp là nơi yên tịnh. Bạn có thể tìm được nơi yen tịnh trong thiên nhiên. Tuy nhiên nếu bạn hành thiền trong nhà, bạn phải tìm một nơi thích hợp cho việc định tâm của bạn, và mỗi khi hành thiền bạn nên đến đó . Bạn có thể tôn trí nơi hành thiền bằng một pho tượng hay ảnh Phật đèn, hoa, thấp một nén nhang để hổ trợ cho việc hành thiền.Tuy nhiên những thứ trên không phải là điều thiết yếu. Điều quan trọng là bạn phải có một nơi yen tịnh để thiền. Bắt đầu hành thiền, bạn phải chọn một thế ngồi thoải mái thích hợp với bạn. Bạn có thể ngồi xếp bằng, lưng giữ thẳng. Nếu ngồi kiết già hai chân tréo vào nhau, quá khó đối với bạn thì bạn có thể ngồi bán già, đặt chân này lên chân kia. Nếu ngồi bán già cũng còn khó khăn đối với bạn, thì bạn có thể ngồi theo "lối Miến Điện" hay còn gọi là "lối d... dàng" chân này đặt trước chân kia, hai chân rời ra mà không chồng lên nhau. Nếu vẫn còn thấy khó khăn, bạn có thể ngồi trên ghế, hoặc trên băng dài. Bạn cũng có thể dùng gối đệm nếu muốn. Mặc dầu ngồi kiết già là tư thế lý tưởng, nhưng bạn phải quyết định chọn cho mình một tư thế thích hợp để có thể duy trì việc hành thiền một cách tốt đẹp nhứt. Dầu ngồi ở tư thế nào đi nữa, điều quan trọng là phải giữ thân thể và lưng cho ngay thẳng.

[ tr.344 ] Thiền Minh Sát.

Khi hành Thiền Minh Sát, thiền sinh chỉ thuần theo dõi các hiện tượng đang

xẩy ra hoặc nếu muốn có thể niệm thầm theo khi ghi nhận các đề mục đó. Khi theo dõi một cách tinh tấn, chánh niệm, dần dần bạn sẽ đạt được mức độ tỉnh thức cao nhờ đó có thể thấy được chân tướng của sự vật. Đó là sự kết hợp tạm thời của thân cũng như của tâm, của các hiện tượng tâm vật lý hiện đang xẩy ra. Chúng mang bản chất vô thường, khổ hay bất toại nguyện, và vô ngã hay không có cốt lõi. không kiểm soát được. Một khi

nhìn thấy được ba bản chất thật sự này rồi, thì bạn sẽ loại bỏ được ý tưởng sai lầm (tà kiến) về sự vật. Nhờ biết đứng đắn chân tướng của sự vật, bạn sẽ giảm bớt tham ái, dính mắc vào thân và tâm, và do đó các phiền não đã cản trở hay ngăn chận sự giác ngộ sẽ dần dần bị suy yếu đi.

Khi hành thiền Minh Sát, bạn phải chọn một đề mục để chú tâm theo dõi. Đề mục này gọi là đề mục chính. Theo truyền thống, thiền sinh thường chú ý vào hơi thở. Lấy hơi thở làm đề mục chính. Bạn đặt tâm ở cửa mũi theo dõi hơi thở vào và hơi thở ra. Nếu muốn, bạn có thể niệm thầm trong khi theo dõi hơi thở như vậy.

Hơi thở vào và hơi thở ra kéo dài khoảng bốn [4] đến năm [5] phút. Khi chú tâm ghi nhận hơi thở vào, bạn sẽ cảm nhận được cảm giác của hơi thở ở mũi hay bên trong mũi. Bạn phải chú tâm vào cảm giác của hơi thở trong suốt quá trình từ đầu đến cuối. Hảy chú tâm vào bản chất của hơi thở, đó là bản chất chuyển động hay bản chất nâng đỡ, chớ không phải chú tâm vào hình dáng hay tướng của hơi thở. Hảy cố gắng quán sát hơi thở vào và hơi thở ra riêng biệt nhau, đừng nhập chung. Đừng để tâm chạy theo hơi thở vào trong cơ thể hay hơi thở ra khỏi cơ thể. Tâm bạn đặt tại cửa mũi ghi nhận cảm giác khi hơi thở ra vào như người gác cửa ghi nhận kẻ ra người vào mà thôi. Đừng cố gắng thúc ép hay điều khiển hơi thở. Hảy bình thản, thoải mái ghi nhận và theo dõi hơi thở. Bạn có thể niệm thầm khi chú tâm theo dõi hơi thở vào và hơi thở ra. Khi thở vào bạn niệm "vào" và khi thở ra bạn niệm "ra". Bạn chỉ thuần chú tâm ghi nhận hơi thở mà đừng chú ý gì đến những quấy nhi...u hay đề mục phụ đang ảnh hưởng đến sự định tâm của bạn. Nếu thấy sự niệm thầm hổ trợ cho việc định tâm của bạn thì bạn nên làm. Nếu thấy sự niệm thầm gây trở ngại cho sự tập trung tâm ý thì đừng niệm mà chỉ chánh niệm ghi nhận là đủ. Khi tâm bạn chỉ an trú trên đề mục hơi thở không bị phóng tâm thì đó là điều tốt đẹp.Tuy nhiên, tâm có khuynh hướng phóng đi nơi khác. Khi bị phóng tâm hay hay vọng tâm, bạn phải ý thức điều đó, phải ghi nhận sự phóng tâm này. Khi phóng tâm bạn có thể niệm thầm: "phóng tâm, phóng tâm, phóng tâm", rồi trở về với đề mục hơi thở. Khi có vật gì hay người nào hiện ra trong tư tưởng bạn, thì bạn hảy thuần ghi nhận sự thấy này, hoặc có thể vừa ghi nhận vừa niệm thầm "thấy, thấy,thấy]......

["nghe, nghe, nghe"]...... ["nói, nói, nói"]......Nếu bạn thấy chán nản, hảy thuần ghi nhận sự chán nản này, hoặc vừa ghi nhận vừa niệm thầm "chán nản, chán nản, chán nản", rồi trở về với đề mục hơi thở....... ["làm biếng, làm biếng, làm biếng"]....Khi có tư tưởng luyến ái hay tham lam, hảy thuần ghi nhận sự luyến ái này , hoặc vừa ghi nhận vừa niệm "luyến ái, luyến ái, luyến ái" hay "tham lam, tham lam ,tham lam",rồi trở về với đề mục hơi thở Hoặc ["nóng giân, nóng giận, nóng giận"]..... ["ngứa, ngứa ,ngứa"] ["đau, đau, đau"] v.v. rồi trở về với đề mục hơi thở.

Như thế hơi thở là đề mục chính trong việc hành thiền của bạn. Khi không có đề mục lạ chen vào thì bạn hảy tiếp tục ghi nhận hơi thở. Khi có đề mục nổi bật xuất hiện, hảy ghi nhận, ý thức, quán sát đề mục này rồi trở về lại với đề mục hơi thở. Đừng thúc ép. dồn nén mình, hảy quan sát đối tượng một cách thoải mái, nhẹ nhàng. Hảy chủ tâm chánh niệm ghi nhận hơi thở. Đừng cố gắng xua đuổi vọng tâm, đừng cố gắng loại trừ những cảm giác hay cảm xúc ; chỉ thuần theo dõi, quan sát chúng và để chúng tự ra đi.

Một số người không thích hợp với đề mục hơi thở vì không thể chú tâm hoặc cảm thấy khó khăn ghi nhận hơi thở ra vào, thì có thể chọn chuyển động phồng xẹp của bụng làm đề mục chính.Chú tâm vào bụng và ghi nhận chuyển động phồng xẹp của bụng từ lúc khởi đầu cho đến khi chấm dứt. Nếu không thấy được sự phồng xẹp bạn có thể đặt tay lên bụng để cảm nhận sự chuyển động. Sau một vài lần làm như thế, bạn có thể theo dõi được chuyển động phồng xẹp mà không cần đặt tay lên bụng nữa.

Tóm lại, bạn có thể chọn hơi thở hoặc chuyển động của bụng làm đề mục chính cho việc hành thiền. Nếu là thiền sinh mới bắt đầu thực tập, bạn có thể thử mỗi phương pháp trong một thời gian và xem phương pháp nào thích hợp và d... dàng giúp cho mình định tâm thì hảy chọn phương pháp đó. Một khi đã chọn xong hảy nổ lực tinh tấn theo dõi đề mục đó. Điều đáng ghi nhớ là hảy tham khảo với thiền sư trong việc lựa chọn đề mục chính cũng như nhờ thiền sư hướng dẫn trong việc thực tập để cho sự hành thiền đạt được kết quả tốt đẹp. Trong khi hành thiến, bạn đừng kỳ vọng hay mong ngóng điều gì, đừng cầu mong mình sẽ thấy hay đạt được những gì thật kỳ diệu hoặc lạ lùng. Mong cầu là một hình thức vi tế của tham ái, dính mắc. Đó là một chướng ngại của sự định tâm cần phải loại trừ. [Xem đọan nói về Ma cảnh ở trên ]

Sau khi đã hành thiền được mười phút hay nhiều hơn, bạn có thể đi kinh hành.

Khi thay đổi tư thế ngồi sang tư thế đứng để chuẩn bị đi kinh hành, bạn phải luôn luôn cố gắng giữ tâm chánh niệm liên tục. Khi thực hành Thiền Minh Sát, điều quan trọng là phải luôn luôn chú tâm ghi nhận với chánh niệm. Bởi vậy, bạn phải thuần chú tâm ghi nhận hay vừa ghi nhận vừa niệm thầm "muốn, muốn, muốn" . Sau đó chú tâm vào tòan thể cơ thể, và từ từ dứng dậy. Trong khi đứng dậy, hảy thuần chú tâm ghi nhận sự đứng dậy hay vừa chú tâm vừa niệm thầm "đứng dậy, đứng dậy, đứng dậy" Khi đã đứng dậy rồi, hảy chú tâm vào sự đứng, trong khi chú tâm vào sự đứng bạn có thể niệm thầm "đứng. đứng. đứng" .Khi đi kinh hành, tốt nhất nên chọn lối đi đã có sẵn, rồi đi tới, đi lui trên đó. Hãy đi một cách chậm rãi và chú tâm vào chân hay chuyển động của chân. Nên chú tâm ghi nhân ít nhất bốn giai đoạn của mỗi bước. Để đi một bước, trước tiên bạn phải dở chân. Hãy chú tâm vào chân và thuần chú tâm ghi nhận sự dở chân hay vừa chú tâm vừa niệm thầm "dở, dở, dở ". Khi chân đưa ra phía trước, hảy ghi nhận chuyển động đưa tới, trong khi ghi nhận chuyển động bạn có thể niệm thầm " bước, bước, bước " Khi chân hạ xuống sàn hay xuống mặt đất, hãy ghi nhận sự hạ chân xuống này, và có thể niệm thầm " đạp, đạp, đạp ". Khi bạn chuyển sức nặng sang chân khác để thực hiện một bước mới hãy chánh niệm ghi nhận trên tòan thân thể và có thể niệm thầm "chuyển, chuyển,chuyển " [Bạn cũng có thể chú tâm vào sự ấn xuống của bàn chân sau khi đạp xuống và có thể niệm thầm " ấn, ấn, ấn"] Sau đó tiếp tục thực hiện bước kế tiếp và lần lược ghi nhận "dở,..bước... đạp...chuyển" [hay "ấn"]. Hãy đi một cách chậm rãi trong chánh niệm

và nhìn xuống phía trước vào khoảng hai bước. Đừng nhắm mắt, vì nhắm mắt bạn sẽ bị ngã. Mắt mở vừa phải, nhìn vào lối đi.

Khi đi cho đến cuối đường kinh hành, bạn đứng lại, hãy ghi nhận sự đứng lại này và có thể niệm thầm " đứng lại, đứng lại, đứng lại"

Khi muốn quay lui, hãy ghi nhận ý muốn quay và có thể niệm thầm " muốn, muốn, muốn

Sau đó quay từ từ. Trong khi quay hãy chú tâm chánh niệm vào chuyển động quay và có thể niệm thầm " quay, quay, quay " . ....

Đứng lại, chánh niệm vào sự đứng lại. Muốn quay, chánh niệm vào sự muốn quay. Quay, chánh niệm vào chuyển động quay, rồi tiếp tục đi hành như trước.

Khi đi, hai tay có thể nắm lại phía trước hay phía sau. Cứ như thế, tiếp tục đi cho tới hết giờ kinh hành.

Kinh hành và ngồi thiền cần phải xen kẽ nhau, sau giờ kinh hành lại đến giờ ngồi thiền .Trước khi ngồi xuống, phải ghi nhận ý muốn ngồi xuống. Sau đó ngồi xuống một cách chậm rãi, chú tâm vào tòan thể cơ thể.

Cứ thế, bạn liên tục ngồi thiền và đi kinh hành. Hãy cố gắng giữ tâm chánh niệm liên tục đừng để thất niệm một giây phút nào trong suốt khó thiền.

Trong khóa thiền, bạn cũng phải ăn uống trong chánh niệm. Hảy theo dõi chánh niệm mọi động tác trong khi ăn.

Khi nhìn thức ăn, hãy thuần chú tâm ghi nhận sự nhìn này hay vừa chú tâm vừa niệm : "nhìn, nhìn, nhìn " .....rồi "gắp, gắp, gắp"...."đưa, đưa, đưa"...."đụng, đụng,đụng" ."ngậm, ngậm,ngậm "...."nhai, nhai, nhai "..."nuốt, nuốt, nuốt"...xuống, xuống, xuống"

Hãy chú tâm theo dõi với chánh niệm từ lúc bắt đầu cho đến khi ăn xong.

Tất cả mọi việc khác, ngay cả những tác động trong nhà tắm, đều phải làm trong chánh niệm............Sau khi làm được điều thiện nào bạn hảy hồi hướng phước báu đến tất cả chúng sinh, đó là một việc làm tốt đẹp. Cũng vậy, sau khi bạn hành thiền bạn phải hồi hướng phước báu như sau:

Chúng tôi xin hồi hướng tất cả những phước báu mà chúng tôi đã tạo đến tất cả chúng sinh, nguyện cho tất cả đều được an vui hạnh phúc. Chúng tôi xin hồi hướng phúc báu này đến tất cả chư thiên khắp mọi nơi, xin tất cả đều được an vui hạnh phúc để hộ trì Phật pháp cho được bền vững lâu dài.

-------------------------------------------------------------------------------------------

 
Theo sách : "Pour Comprendre le Bouddhisme"

Theo sách "Pour Comprendre le Bouddhisme" tác giả S.Bercholz & Chodzin Kohn

nxb Pocket Paris 1999 .

[ tr.199 ], Exercice fondamental de méditation. La meilleure facon de commencer à pratiquer la vigilance, ainsi que le Bouddha l'a ckairement décrit dans le "Discours de la pratique de la vigilance"(Satipatthãna-sutra), c'est de s'asseoir et de fixer l'attention sur une des fonctions constantes du corps, la respiration. Il s'agit d'une fonction (Samakãra) semi-inconsciente, qui est toujours à notre disposition dans la vie ordinaire et qui est émotionnellement tout à fait neutre. Ces raisons en font l'objet idéal pour apprendre à devenir vigilant et à maintenir son attention sur ce qui se produit maintenant et dans le présent, et ici, en nous.Toute considération théorique mise à part, la plupart des gens reconnaissent qu'en pratique la position la plus favorable est la position assise, si possible les jambes croisées. Il n'est pas nécessaire d'adopter la fameuse position du lotus complet avec chaque pied reposant sur la cuisse opposée [ngồi kiết già] ni même le semi-lotus [ngồi bán già] qui peut faire à beaucoup de gens aussi mal qu'une prise de catch. La simple position avec les jambes en tailleur, [theo Larousse S'asseoir en tailleur : s'asseoir les jambes repliées et les genoux écartés( tức là ngồi xếp bằng)] est tout à fait suffisante, quite à mettre un coussin sous un genou douloureux. Si la position en tailleur ne convient pas, cela importe peu. Aujourd'hui, même en Orient, beaucoup de professeurs de méditation pratiquent assis sur une chaise. Les seuls critères sont que l'on doit adopter une position attentive, dressée, avec le dos parfaitement droit, et que l'on puisse supporter sans trop de douleur horrible une heure au moins. Pendant la pratique, il faut s'aseoir calmement sans se trémousser, être détendu mais attentif, avec les mains dans la position que l'on voit habituellemen sur les statuettes de Bouddha en méditation, soit les mains légèrement entrouvertes posées l'une sur l'autre. La tête doit être tenue droite, les yeux fermés et, dans toute la mesure du possible, les muscles relâchés. Une fois cette position prise, sauf nécessité, il faut éviter d'en changer pendant la période donnée. L'endroit approprié pour concentrer l'attention sur la respiration est le point le plus saillant du visage. Il varie légèrement d'une personne à l'autre. Certains pensent que le meilleur endroit est juste au dessus de la lèvre supérieure, d'autres le bout du nez, d'autres l'intérieur des narines. Peu importe. L'essentiel est que ce soit le point que chacun trouve le plus clairement. Un essai de quelques respirations devrait vite le déterminer rapidement. Il faut porter son attention sur la sensation physique du contact de l'air, non sur le concept de respiration. De même, la respiration ne doit être ni interrompue ni régulée volontairement. Au début, cela peut être un peu difficile, et, comme dans les premìères étapes, il est difficile de dissocier l'attention pure du contrôle. Cependant. dans ce cas, il faut seulement essayer d'éviter d'avoir de quelque facon un contrôle inutile et artificiel de la respiration; il suffit de respirer facilement, naturellement, et à un rythme normal, mais avec l'esprit attaché à la sensation du contact de l'air. Mais, au début aussi, il se peut que le prtiquant ait du mal à discerner ce contact de l'air. Il faut néanmoins continuer sans y prendre garde. La pratique et la persévérance y porteront grandement remède. Il faut seulement tenter d'être conscient de la sensation du souffle depuis le moment où commence l'inhalation jusqu'à son arrêt et, de nouveau, du début à la fin de l'expiration. Quand on inspire, il faut se répéter : "il entre" et quand on souffle : "il sort". C'est un contrôle pour vérifier que l'esprit est tout à son travail et non en train de divaguer.

Exercice fondamental de marche. ["kinh hành"]. Entre les séances de pratique assise, le méditant devrait se choisir un terrain tranquille òu il peut aller et venir sans être relativement gêné. Il n'est pas nécessaire que ce terrain soit vaste. Si votre chambre n'est pas trop petite, vous pouvez facilement pratiquer là, ou dans le couloir, ou dans le sentier du jardin, ou dans l'entrée. Mieux vaut pour cet exercice marcher délibérément plus lenement que de coutume. Quelque chose qui approche la vitesse d'une bonne marche lente est idéal, mais il va de soi qu'il faut marcher de facon aussi simple et naturelle que le permet la vitesse. Pendant cette période d'aller et retour, l'attention doit se porter sur les mouvements de la jambe et du pied. Il faut noter quand le pied droit commence à se lever du sol "se lever" , quand il s'avance "s'avamcer" et quand il revient au sol "se poser" . Il en va de même du pied gauche et ainsi de suite.

Exactement de la même facon que dans la position assise, et en respirant, il faut noter les pensées et sensations de facon appropríee. S'il nous arrive de ragarder quelque chose pendant que nous marchons, il faut immédiatement enregister "regarder" et revenir au mouvement du pied. Regarder autour de soi et noter les details des objets, même ceux du sentier, c'est "de la poussìere dans les yeux" cela ne fait pas partie de la pratique.

Distractions. Avant d'avoir longtemps pratiqué, l'étudiant éprouvera une tendance récurrente de l'esprit à se détourner de l'observation du souffle. Des pensées et des souvenirs du passé, des espoirs et des craintes du futur, des imaginations, des phantasmes, des intellectualisa-tions de théories, des doutes et des soucis à propos de sa propre meditation, des images et des formes qui se présentent à l'oeil de l'esprit et des stimuli externes qui distraient, tels que bruits, douleurs, démageaisons, envie de bouger, etc... tout cela tend perpétuellement à détourner l'esprit vers de "captivants chemins de traverse". Il ne faut pas se laisser gêner outre mesure ou être découragé par tout cela. Après tout, c'est l'état d'esprit qui nous est coutumier. La discipline en est seulement à ses débuts et Rome n'a pas été bâtie en un jour. De fait, s'il était si facile de gouverner son esprit, le monde serait plein de sages Éveillés. Le Bouddha a souligné que, lorsque nous tentons d'extraire l'esprit de ses mauvais pìeges, il est comme un poisson que l'on a retiré de son eau natale et posé sur la berge. Nous l'éprouvons en pratique, mais chacun, à sa facon, s'est trouvé confronté à la même difficulté. Les hommes éveillés sont issus de ceux qui n'ont pas désespéré, mais qui ont persévéré et ramené l'esprit sans cesse à sa place, comme on le fait avec un chiot surexcité que l'on entraine, patiemment mais fermement, à l'obéissance. Ici comme ailleurs il faut suivre le fil du rasoir, la Voie du Milieu. Il faut être déterminé à presser, mais avec une détermination calme, pas le type de détermination qui fonctionne par accès toujours oscillant entre les pôles du desespoir et du fanatisme. Cela prouve seulement que le Moi est hypertrophíe, trop impliqué dans sa question ("Je veux être un bon méditant"). Une détermination détendue et nécessaire, ou, comme disent traditionnellement les commentateurs bouddhistes, l'équilibre parfait entre la paix (Samâdhi) et l'énergie (Virya). Comme c'est le cas entre la discrimination et la foi (Panna et Saddha), il faut ici un parfait équilibre. La facon de traiter ces distractions consiste à en prendre immédiatement conscience, à identifier le fait de la distraction, et à le désigner d'un mot appropríe comme "pensée" . Puis lesprit doit revenir à ses propres activités, notant la sensation de la respiration. De telles tendances à divaguer doivent être notées dès que possible, dès qu'elles se produi- sent, et, avec l'habitude, on finit par les remarquer avant qu'elles ne se manifestent, en tenant l'esprit prêt à se détourner- mais il ne faut pas sauter dessus ou détourner l'esprit ce faisant. Il faut prendre note, ni trop vite, ni trop lentement, en suivant la Voie du Milieu, immédiatement, fermement et clairement, mais pas à la hâte. Cela ne ferait qu'agiter et distraire davantage l'esprit. Il est dit avec justesse : "Il ne faut pas craindre de laisser naitre des pensées, mais seulement à tarder à s'en apercevoir". Si l'on continue patiemment à saisir les pensées comme quelqu'un qui ramène le chiot au pied chaque fois qu'il s'éloigne, on est en méditation et tout va bien. Ce qui n'est pas la méditation, c'est, d'une part, d'être paresseux, et de rester assis à rêvasser toute la journée, et, d'autre part, de se rendre malade et de se désespérer parce que l'on croit que l'esprit ne s'arrêtera jamais. Il existe d'autres formes de pensées qui peuvent parfois causer une grande distraction, ce sont les "commentaires annexes", des pensées du type "maintenant, je ne pense plus à rien" ou " les choses se déroulent bien" ou "c'est affreux, mon esprit ne veut pas rester en place" , et ainsi de suite. Parfois cela se transforme en pensées sur ce que l'on racontera à son instructeur à propos de sa méditation et cela devient une véritable conversation imaginaire. Des pensées de ce genre doivent simplement être notées á la rubrique "pensées" et, comme le disait Huang Po, simplement "laissées comme un morceau de bois pourri". Notez bien qu'il est dit "laissées", pas "jetées". Un morceau de bois pourri ne fait rien pour vous mettre en colère, [et le jeter] mais comme il n'a aucune utilité, cela n'aurait aucun sens de s'y accrocher.Il n'ya pas non plus besoin de remonter tous les maillons de la chaine des pensées assocíees ni de tenter de s'assurer quel est le premier maillon òu commence la chaine. De telles tendances doivent, elles aussi, être notées comme "pensées" et l'esprit doit revenir à la méditation. Aussi mal qu'aillent les choses, il faut reprendre au seul endroit possible-là òu l'on est- et repartir de là. Les analyses psychologiques sont aussi "pensées'. La pratique de l'exercice fondamental de respiration doit se poursuivre par séance d'une heure (ou toute autre période recommandée par l'instructeur).

[Đọan nói về "Distractions"trên đây, giống như là "Ma cảnh" nói ở một đoạn trước]
 
 

Theo sách : "Ngay Trong Kiếp Sống Này"

Theo sách "Ngay Trong Kiếp Sống Này" của thiền sư Sayadaw U PanditaTỳ Kheo Khán Hỷ (Aggasãmi Trần Minh Tài) Soạn dịch Như Lai Thư Viện xụất bản 1996 [Chương 5, " Các Tầng Thiền Minh Sát" tr.253-317]. Ở đây chỉ chép lại một vài điểm mà thôi.

Các Tầng Định. [tr.267]

Không vọng tâm hay không phóng tâm có nghĩa là tâm chánh niệm kịp thời và chính xác vào những gì đang xẩy ra. Khi tâm chánh niệm một cách tốt đẹp và liên tục vào tất cả những gì đang xẩy ra, thì tâm sẽ ở vào tình trạng gọi là nhập định. Nhập định có nghĩa là tâm dính chặt vào đề mục và quán sát đề mục đó.

Các Tầng Định Trong Thiền Chỉ.

Có hai loại định:định trong Thiền Chỉ ( hay thiền Vắng Lặng) và định trong Thiền Minh Sát. Một số các bạn đã đọc sách và biết được các tầng định trong Thiền Chỉ sẽ lấy làm ngạc nhiên sao tôi lại nói đến các tầng định trong Thiền Minh Sát. Khi nhập định trong Thiền Chỉ, lúc bấy giờ bạn hoàn toàn tập trung, dính chặt vào đề muc duy nhất. một hình ảnh trong tâm chẳng hạn-như tâm tập trung vào một chiếc đĩa màu đỏ, hay vào ánh sáng. Tâm bị hút chặt vào đề mục đó, không lay động hay di chuyển đi nơi khác. Cứ như thế thiền sinh chú tâm vào đề mục cho đến khi tâm hoàn toàn an trụ trên đề mục rồi dần dần tiến vào trạng thái nhập định vào các tầng thiền. Có rất nhiều tầng thiền khác nhau, mỗi tầng thiền có đặc tính riêng biệt.

Các Tầng Định Trong Thiền Minh Sát.

Định trong Thiền Minh Sát khác với định trong Thiền Chỉ ở chổ tâm chuyển từ đề mục này sang đề mục khác và an định tâm vào đặc tính vô thường, khổ và vô ngã của tất cả các đối tượng. Định trong Thiền Minh Sát cũng bao gồm các trường hợp tâm chuyên chú và gắn chặt vào sự an lạc tĩnh lặng của Niết Bàn. Trong khi mục đích của Thiền Chỉ là đạt được trạng thái tâm an lạc và nhập định, thì mục đích của Thiền Minh Sát là đạt được các tầng tuệ và giải thoát.

Định trong Thiền Minh Sát là an trụ tâm vào chân đế. Chân đế là những gì chúng ta có thể kinh nghiệm trực tiếp qua sáu cửa giác quan. Phần lớn những gì chúng ta nhận ra hay chú tâm đến ở sáu cửa giác quan đều là chân đế của các pháp. Đó là sự biến đổi không ngừng của các hiện tượng thân và tâm. Niết Bàn cũng là chân đế, nhưng Niết Bàn không có sự thay đổi. Niết Bàn là pháp vô vi, vô điều kiện.

Để biết rõ vấn đề, ta hảy xét đến tiến trình của hơi thở. Những cảm giác mà chúng ta cảm nhận được ở bụng trong khi theo dõi chuyển động của bụng, đó là chân đế. Mục đích của sự chú tâm vào chuyển động của bụng là để thấy rõ các đặc tính và bản chất của các hiện tượng đang xẩy ra ở đây. Khi bạn chú tâm vào sự co dãn, sự căng thẳng, sự đàn hồi, sự rung chuyển, cứng, mềm, nóng, lạnh, v.v. như vậy là bạn đã phát triển các mức định tâm của Thiền Minh Sát. Khi quán sát những gì xẩy ra ở sáu cửa giác quan, thì chúng cũng dùng những phương cách tương tự như trên. Nếu có nổ lực tinh tấn và chánh niệm đúng đắn, chú tâm vào những gì đang xẩy ra ngay tại cửa giác quan này. Thấy được chân đế ở các cửa giác quan có nghĩa là thấy được các đặc tính riêng và chung của danh và sắc hay thân và tâm. Đặc tính riêng của danh hay tâm là sự nhận biết đối tượng bao gồm cả xúc, thọ, yêu, ghét, chánh niệm, định tâm, buồn, vui, an tịnh, trí tuệ, v.v. Đặc tính riêng của sắc hay thân là tứ đại : sự cứng mềm (đất), sự nóng lạnh (lửa), sự chuyển động, căng cứng, rung chuyển (gió), sự dính hút hay lỏng (nước). Danh và sắc đều có giai đoạn khởi lên, kéo dài và chấm dứt. Đó là đặc tính nhân duyên hay đặc tính trung gian. Thiền sinh sẽ thấy rõ đặc tính trung gian trước khi thấy rõ đặc tính chung của danh và sắc là vô thường, khổ não và vô ngã...............................

Tóm Lược Bốn Tầng Thiền Minh Sát. [tr.303]

tầng Thiền Minh Sát thứ nhất, khi thiền sinh thấy được vô thường, khổ não, vô ngã, sự quân bình chưa được hoàn toàn phát triển. Ở tầng thiền này, tầmtứ mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự hướng tâm và áp đặt tâm trên đề mục vẫn chưa hoàn hảo mà còn nhiều sự suy nghĩ. Trong tầng Thiền Minh Sát thứ hai , sau khi thiền sinh thấy được sự sinh diệt của các hiện tượng, sự kích thích, phấn chấn, say mê vẫn còn che lấp tâm xả

( tầm, tứ, được loại bỏ) chỉ còn lại hỉ, lạc, và nhất tâm.

Thiền Minh Sát thứ ba, thiền sinh vẫn ở tuệ sinh diệt nhưng tuệ giác này mạnh mẽ hơn,có một sự an lạc, thoải mái, hạnh phúc ngọt ngào tuyệt diệu vô biên., nên tâm xả cũng chưa có điều kiện để hé lộ ( tầm, tứ, hỉ được loại bỏ, chỉ còn lạc nhất tâm.)

Trong tầng Thiền Minh Sát thứ tư, khi mà sự an lạc thoải mái dể chịu dần dần tan biến và nhường chổ cho cảm giác vô ký, không vui, không buồn, không yêu, không ghét, thì sự quân bình có cơ hội hiển bày. Đây là lúc thiền sinh thấy rõ sự diệt của các hiện tượng (tầm, tứ, hỉ, lạc biến mất mà chỉ còn nhất tâmxả). Lúc bấy giờ, cũng như ánh sáng ban ngày đã lịm dần, bóng đêm bắt đầu bao phủ mọi vật. Nhưng trăng rằm xuất hiện, chiếu rạng cả bầu trời. Đến giai đọan này, việc hành thiền đã lên đến mức độ thâm sâu. Lúc bấy giờ thiền sinh sẽ thấy rõ mọi diển biến của các hiện tượng di...n ra một cách nhẹ nhàng êm ái. Tâm bây giờ rất tinh nhạy. Nó có thể di động một cách nhanh chóng và d... dàng để chụp lấy đối tượng trước khi tâm bị khuấy nhi...u bởi sự vui, buồn, yêu, ghét. Bởi thế, ái dục và sân hận không có cơ hội đầu độc tâm. Những đối tượng thông thường rất khó chịu, hay những đối tượng gây cảm giác kích thích, say sưa, hồi hộp cũng chẳng ảnh hưởng gì đến tâm, bõi vì cả sáu căn đều có sự quân bình xả thọ tốt đẹp, nên được gọi là lục căn xả thọ.

Tâm ở trạng thái cực kỳ quân bình này được xem như tâm của một vị A-La-Hán, là tâm an nhiên tự tại, không rung động khi tiếp xúc với các đối tượng hiện ra trên màn bạc tâm giới. Tuy nhiên, dù bạn có đạt được trạng thái này trong khi hành thiền, bạn cũng chưa phải là một vị A-La-Hán đâu, bởi vì ở ngay trạng thái đó và ngay giây phút chánh niệm đó, bạn mới có tâm giống như tâm của một A-La-Hán mà thôi.

Ở mổi tầng Thiền Minh Sát, đều có những loại an lạc hạnh phúc khác nhau.

Ở tầng Thiền Minh Sát thứ nhất, thiền sinh cảm nhận được hạnh phúc của sự ẩn cư. Thiền sinh xa lánh được phiền não. Tâm thiền sinh được an trú vào một nơi an toàn, khỏi mọi chướng ngại và phiền não. [tầng Nhập Lưu] Ở tầng Thiền Minh Sát thứ hai, thiền sinh cảm nhận được sự hạnh phúc của sự định tâm, sự tập trung tâm ý tốt đẹp đem lại hỉlạc. [tầng Nhất Lai] Ở tầng thứ ba,thì hỉ bị loại bỏ, chỉ còn hạnh phúc của sự an lạc thoải mái . [tầng Bất Lai] Ở tầng thứ tư, tầng thiền cuối cùng, thiền sinh sẽ cảm nhận được hạnh phúc của trí tuệ . [tầng A La Hán] Dĩ nhiên tầng thiền thứ tư là tầng thiền có hạnh phúc tốt đẹp và cao tột nhất. Tuy nhiên, cũng như ba tầng thiền đầu, hạnh phúc vẫn còn nằm trong thế giới của nhân duyên, thế giới của điều kiện. Chỉ khi nào thiền sinh vượt qua khỏi thế giới điều kiện này, lúc ấy mới đạt được chân an bình, hạnh phúc.

Mong các bạn có thể nếm được hương vị của bốn loại hạnh phúc khởi sanh trong bốn Tầng Thiền Minh Sát. Đồng thời, cũng cầu mong các bạn tiếp tục theo đuổi chí hướng của mình để thưởng thức hương vị của hạnh phúc cao nhất, đó là hạnh phúc Niết Bàn.
 

Theo sách : "Căn Bản Thiền Minh Sát"

Theo sách "Căn Bản Thiền Minh Sát" của Mahasi Sayadaw, Soạn dịch Thiện Anh Phạm Phú Luyện, Ban Tu Thư Như Lai Thiền Viện, San Jose CA 95122.{sách dày 220 tr] Thiền Vắng Lặng và Thiền Minh Sát. [tr.37-39 ]

Có hai loại thiền: Thiền phát triển sự tĩnh lặng [Thiền Vắng Lặng, (hay Thiền Chỉ)] và thiền để có được tuệ minh sát hay trí tuệ (Thiền Minh Sát).

Hành thiền dùng 10 đĩa Kasina [xem: 40 Đề Mục Thiền Chỉ nói ở đọan trước] làm đề mục chỉ đưa đến sự tĩnh lặng của tâm chứ không dẫn đến trí tuệ. Hành thiền trên 10 sự ô trược (xác chết sình thối chẳng hạn) cũng chỉ đưa đến tĩnh lặng chớ không phải trí tuệ. Mười sự suy niệm như tưởng nhớ đến các phẩm tính của Đức Phật, Giáo Pháp, và những thứ khác cũng chỉ phát triển sự tĩnh lặng, không phải trí tuệ. Hành thiền trên 32 thân phần như tóc, lông, móng, răng, da, cũng không đưa đến trí tuệ. Chúng chỉ giúp phát triển sự định tâm hay tĩnh lặng mà thôi.

Chú niệm về hơi thở cũng nhầm phát triển sự định tâm nhưng chùng ta có thể phát triển trí tuệ từ sự thực tập này. Luân thư Thanh Tịnh Đạo liệt kê sự theo dõi hơi thở vào những chuyên đề của Thiền Vắng Lặng để phát triển sự định tâm nên chúng ta cũng xếp loại như vậy. Rồi còn Tứ Vô Lượng Tâm gồm Từ, Bi, Hỷ, Xả, và bốn cỏi vô sắc dẫn đến các tầng thiền vô sắc cũng như sự hành thiền trên sự bất tịnh của thưc phẩm. Tất cả những đối tượng này cũng là đề mục của Thiền Vắng Lặng.

Khi bạn hành thiền về Tứ Đại trong cơ thể, sự thực tập này được gọi là sự phân tích bốn yếu tố. Tuy đây là Thiền Vắng Lặng, nhưng cũng giúp phát triển trí tuệ.

Tất cả 40 đề mục trên của Thiền Vắng Lặng (Thiền Chỉ) đều nhằm phát triển sự định tâm Chỉ có sự theo dõi hơi thở và phân tích Tứ Đại liên hệ đến Thiền Minh Sát. Những đề mục còn lại không đưa đến Tuệ Minh Sát. Nếu bạn muốn phát triển trí tuệ bạn cần thực hành thêm nữa.

Trở lại câu hỏi là làm thế nào để phát triển Tuệ Minh Sát hay trí tuệ ? Câu trả lời là Chúng ta phát triển Tuệ Minh Sát bằng cách hành thiền về ngũ uẩn thủ, tức là các tính chất nơi thân và tâm tạo thành chúng sinh (ngũ uẩn) làm đối tượng cho sự dính mắc (chấp thủ). Ngũ uẩn có thể được bám níu một cách thỏa thích với ái dục và trong trường hợp này được gọi là "chấp thủ các đối tượng giác quan"(dục thủ) hoặc chúng được bám níu sai lầm do tà kiến và như vậy là "chấp thủ do tà kiến" (kiến thủ) . Bạn phải hành thiền trên các đề mục này để thấy được bản chất đích thật của chúng. Nếu không, bạn sẽ chấp chặt chúng bằng ái dục hoặc tà kiến. Một khi thấy được chúng đúng như thật, bạn sẽ không còn dính mắc vào chúng nữa. Bằng cách này bạn phát triển trí tuệ (Tuệ Minh Sát). Chỉ Dẫn Hành Thiền Minh Sát. [tr.171-186]

Thực tập Thiền Minh Sát là nổ lực của thiền sinh để hiểu được dúng đắn bản chất các hiện tượng tâm-vật-lý đang xẩy ra chính trong thân tâm của mình. Thân thể mà thiền sinh nhận biết rõ ràng là một nhóm tính chất vật chất gọi là Sắc Uẩn (Rupa). Các hiện tượng tinh thần hay tâm lý là những hoạt động của tâm được gọi là Danh Uẩn (Nama). Các hiện tượng thuộc thân tâm (danh sắc) đang xảy ra nên được thiền sinh nhận biết rõ ràng mổi khi thấy, nghe, ngữi, nếm, đụng, hay suy nghĩ. Phải chú tâm theo dõi và ghi nhận như "thấy, thấy,", "nghe, nghe,","ngữi, ngữi,","nếm,nếm", "đụng,đụng","nghĩ, nghĩ". Tuy nhiên, vào lúc mới thực tập, thiền sinh không thế nào ghi nhận hết từng đối tượng đang xảy ra như vậy. Do đó, thiền sinh nên bắt đầu ghi nhận những gì nổi bật và dể nhận biết nhất. Khí thở, bụng phồng rồi sẹp và chuyển động này luôn luôn rõ ràng. Tính chất vật lý hay sắc phày được biết đến như là yếu tố gió chuyển động hay Phong Đại(vayodhatu).

Thiền sinh nên bắt đầu bằng cách chú tâm ghi nhận chuyển động phồng xẹp của bụng. Tâm có thể phóng đi đây đó trong khi bạn đang cố gắng theo dõi chuyển động của bụng. Điều này phải được ghi nhận "phóng tâm. phóng tâm" .Khi được ghi nhận như thế một hoặc hai lần, tâm ngừng phóng và lúc đó bạn trở về theo dõi sự phồng xẹp của bụng. Bất cứ tư tưởng hay suy nghĩ nào xảy ra cũng đều phải được ghi nhận hết. Nếu bạn tưởmg tượng, hảy ghi nhận "tưởng tượng, tưởng tượng". Nếu bạn suy nghĩ, hảy ghi nhận "suy nghĩ, suy nghĩ" Nếu bạn tính toán, hảy ghi nhận "tính toán, tính toán" Nếu bạn nhận biết, hảy ghi nhận "biết, biết" Nếu bạn cảm thấy vui sướng, hảy ghi nhận "vui, vui" .Nếu bạn thấy thích thú hảy ghi nhận "thích, thích". Nếu bạn cảm thấy nản lòng, hảy ghi nhận "nản ,nản" Nếu tâm tới một nơi nào , hảy ghi nhận "tới, tới" Ghi nhận tất cả hoạt động của tâm như vậy được gọi là quán tân trên tâm hay là Niệm Tâm (cittanupassana).

Vì không ghi nhận được những hoạt động của tâm, chúng ta có khuynh hướng đồng hóa chúng nó với một người hay một cá nhân, cho chính "Tôi"tưởng tượng, suy nghĩ, tính toán, nhận biết....Ta nghĩ rằng có một người từ thuở ấu thời cho đến bây giờ sống và suy nghĩ. Thật ra, không có một cá nhân nào như thế hiện hữu mà chỉ có những hoạt động liên tục của tâm mà thôi.Đó là lý do tại sao ta phải ghi nhận những hoạt động của tâm để biết chúng thật sự là vậy. và ghi nhận mỗi một hoạt động của tâm ngay khi chúng vừa sanh khởi. Khi được ghi nhận như thế,nó có khuynh hướng biến mất và chúng ta trở lại ghi nhận chuyển động phòng xẹp của bụng.

Khi bạn ngồi thiền một thời gian lâu, những cảm giác nóng và tê cứng sanh khởi trong thân. Ta phải ghi nhận chúng cũng như các cơn đau,nhức, mỏi, mệt. Tất cả những cảm thọ khó chịu đựng gọi là Khổ Thọ và sự ghi nhận chúng là cách quán thọ trên thọ hay Niệm Thọ (vedananupassana) . Không kịp ghi nhận hay bỏ qua những cảm thọ này khiến bạn nghĩ ;"Tôi bị tê cứng, tôi cảm thấy nóng, tôi đang đau. Mới vừa rồi tôi không sao cả mà bây giờ tôi thấy thệt khó chịu với những khổ thọ này". Đồng hóa các cảm thọ này với bản ngã là một sự lầm lẫn. Thật sự, không có "Tôi" dính dáng vào đây, chỉ có những cảm thọ tuần tự xảy ra mà thôi.

Điều này cũng giống như một mạch điện phải phát ra liên tục mới làm cháy sáng bóng đèn. Mổi một lần có sự xúc chạm khó chịu xảy ra nơi thân, thọ khổ sanh khởi liên tiếp nhau. Những cảm thọ này được chú tâm khắn khít ghi nhận cho dù là cảm giác nóng, tê cứng hay đau nhức. Lúc mới thực tập, những cảm giác này thường có khuynh hướng gia tăng và đưa đến ýmuốn thay đổi tư thế. Ý muốn này nên được ghi nhận "muốn, muốn" và sau đó trở lại theo dõi cảm giác , nóng, căng cứng,....

Châm ngôn nói "Kiên nhẫn dẫn đến Niết Bàn" rất đúng trong quá trình thiền tập.Thiền sinh nên kiên trì thực tập vì nếu cứ thay đổi tư thế hoài, do không chịu đựng được những cảm giác nóng hay tê cứng, sanh khởi sẽ không phát triển được, sự định tâm. Định tâm không phát triển, tuệ giác không thể xảy ra để tiến đạt Đạo, Quả, và Niết Bàn.Đó là lý do tại sao kham nhẫn rất cần cho việc hành thiền để chịu đựng đủ loại khổ thọ không ngừng sanh khởi trong thân. Thiền sinh không nên bỏ cuộc hay thay đổi ngay tư thế mà phải tiếp tục kiên trì ghi nhận chúng. Những khổ thọ vừa phải sẽ biến mất nếu được ghi nhận một cách liên tục như vậy. Khi sự định tâm phát triển tốt đẹp, ngay cả những cảm giác thái quá cũng có khuynh hướng biến mất. Sau đó lại trở về ghi nhận chuyển động phồng xẹp của bụng.

Dĩ nhiên ta có thể thay đổi tư thế nếu sau một thời gian dài ghi nhận mà các khổ thọ không những không biến mất, mà còn trở nên quá mức chịu đựng được nữa. Lúc đó nên bắt đầu ghi nhận ý muốn thay đổi tư thế "muốn đổi, muốn đổi" . Nếu đưa tay lên, ghi nhận "đưa lên, đưa lên" . Nếu di chuyển, ghi nhận "di chuyển, di chuyển". Và tòan bộ chuyển động thay đổi tư thế diển ra một cách chậm rãi, nhẹ nhàng, song song với ghi nhận "đưa lên, đưa lên; di chuyển, di chuyển; đựng, đụng". Nếu cơ thể xêdịch, ghi nhận "xê dịch, xê dịch". Nếu đưa chân lên, ghi nhận "đưa lên, đưa lên". Nếu để chân xuống, ghi nhận "để xuống, để xuống". Ghi nhận không nên gián đoạn mà phải liên tục giữa ghi nhận trước và ghi nhận kế tiếp, giữa định tâm trước và định tâm tiếp theo, giữa tỉnh giác trước và tỉnh giác theo sau. Phải thực tập như vậy thiền sinh mới có được những tuệ giác tuần tự phát triển. Đạo Tuệ và Quả Tuệ chỉ thành đạt khi có động lực huân bồi thuần thục này.Tiến trình thiền tập cũng giống như diển trình lấy lửa bằng cách cọ sát hai thanh củi vào với nhau không ngừng nghỉ để tạo được độ nóng cần thiết cho ngọn lửa phát sanh

Tương tự như vậy, sự ghi nhận trong Thiền Minh Sát nên liên tục và không suy giảm, không có thời khoảng ngưng nghỉ khi theo dõi các hiện tượng đang sanh khởi.Ví dụ, khi cảm giác ngứa ngáy nổi lên và thiền sinh muốn gãi vì không chịu đựng được, cả hai cảm giác ngứa và ý muốn loại bỏ cảm giác này phải đều được ghi nhận chứ không nên vội vã gãy liền.

Nếu chịu khó nhẫn nhục ghi nhận như vậy, cảm giác ngứa ngáy thường biến mất. Trong trường hợp này thiền sinh trở về ghi nhận chuyển động phồng xẹp của bụng. Nếu sự ngứa ngáy vẫn còn, dĩ nhiên thiền sinh pgải gãi để hết ngứa. Tuy nhiên, trước hết phải ghi nhận ý định muốn gãi. Tất cả mọi động tác trong di...n trình loại bỏ cảm giác ngứa ngáy đều nên đươc ghi nhận, đặc biệt là sự đụng vào chỗ ngứa và cử động gãi. Sau đó trở lại ghi nhận chuyển động phồng xẹp của bụng .

Mổi khi muốn thay đổi tư thế, bạn phải bắt đầu với sự ghi nhận ý nuốn thay đổi và rồi tiếp tục tuần tự theo dõi mổi cử động một cách chặt chẽ như động tác đứng dậy, tư thế ngồi hay đưa tay lên, đưa tay tới hay duỗi tay ra, hay thân hình đưa tới trước. Khi bạn đứng dậy, có thể bạn trở nên nhẹ và đứng lên, hãy chú tâm vào chuyển động này và ghi nhận "đứng dậy, đứng dậy".

Thiền sinh nên hành động như một bệnh nhân. Người khỏe mạnh bình thường đứng lên dễ dàng nhanh chóng, nhưng người bệnh không được như vậy, chỉ cử động một cách nhẹ nhàng, chậm chạp. Giông như người bị đau lưng, chỉ đứng dậy từ từ cho đỡ đau.

Thiền sinh vì thế cũng vậy, nên thay đổi tư thế một cách chậm rãi, nhẹ nhàng, để kịp ghi nhận và do đó chánh niệm, định tâm và tỉnh giác phát triển tốt đẹp. Không những thế, khi mắt thấy, thiền sinh làm như không thấy và tương tự như vậy đối với tai nghe. Trong khi hành thiền, quan trọng là tâm ghi nhận chứ không phải là những gì thấy và nghe. Không nên bận tâm vào bất cứ những gì lạ lùng được thấy hay nghe, chỉ biết ghi nhận tâm thấy, tâm nghe mà thôi.

Lúc bắt đầu kinh hành, thiền sinh nên làm nhẹ nhàng và chậm rãi như người yếu ớt khi di chuyển tay và chân, co vào hay duỗi ra, cuối đầu xuống hay ngẩng đầu lên. Khi đứng dậy từ thế ngồi, thiền sinh nên làm từ từghi nhận" đứng dậy, đứng dậy" đồng thời với sự nhẹ khi bước lên. Khi đứng thẳng lên rồi, ghi nhận "đứng, đứng". Khi nhìn để định hướng đi, ghi nhận "nhìn, nhìn" và khi đi ghi nhận bước chân. Phải ghi nhận tất cả những cử động từ lúc dở chân đến khi để xuống.

Thiền hành (hay kinh hành) thường có ba cách để ghi nhận :

-Lúc đầu, khi đi nhanh hay đi một quảng đường xa, thiền sinh chỉ ghi nhận "phải, trái" hay "mặt bước, trái bước" cho từng bước chân.

-Kế đến, khi đi chậm vừa phải, thiền sinh nên bắt đầu với hai giai đoạn dở chân lên và đặt chân xuống, ghi nhận chính xác động tác " dở, đạp" trong mổi bước chân. Sự ghi nhận như vậy trở nên d... dàng sau vài ngày thực tập.

-Cuối cùng, khi đi thật chậm (hay kinh hành), ghi nhận ba chuyển động trong mổi bước chân là dở chân, đưa tới, và để xuống "dở, bước, đạp". Theo dõi chính xác mổi bước chân từ đầu cho đến cuối và ghi nhận các trạng thái thay đổi cứng mềm, nặng nhẹ,... trong từng chuyển động để thấy được đặc tính riêng của nó.

Khi đang đi,muốn dừng lại hay ngồi xuống, trước hết phải ghi nhận "muốn, muốn, muốn cho ý muốn của mình. Khi thật sự ngồi xuống, ghi nhận động tác "xuống nặng" của tòan thân. Khi ngồi xuống rồi,ghi nhận sự sắp xếp chân tay. Khi thân đã hòan toàn trong thế ngồi bất động,hãy ghi nhận chuyển động phồng xẹp của bụng. Mếu muốn nằm xuống, ghi nhận ý muốn và chuyển động của thân phần bạn muốn nằm xuống. Cử động đưa tay ra, di chuyển tay, đặt cùi tay trên sàn nhà, duỗi chân, sắp xếp cơ thể để nằm xuống,các điểm đụng của thân thể trên sàn nhà, tất cả đều phải được ghi nhận.

Tất cả những chuyển động của thân xếp đặt tay chân khi nằm xuống nên được ghi nhận một cách cẩn thận và liên tục. Khi nằm yên hãy theo dõi sự phồng xẹp của bụng. Ngay cả khi đã khuya và quá giờ ngủ, thiền sinh chớ nên vội ngủ mà bỏ qua sự ghi nhận. Một người thiền sinh nghiêm chỉnh và tinh tấn nên thưc tập chánh niệm giống như là hy sinh cả giấc ngủ. Nếu sự thiền tập tốt đẹp, người đó sẽ không ngủ. Khi buồn ngủ, nên ghi nhận "buồn ngủ, buồn ngủ" Nếu hai hàng mi trĩu xuống, ghi nhận "xuống, xuống" , nếu thấy năng, ghi nhận "nặng, nặng" . Nếu thấy cay mắt, ghi nhận "cay, cay" . Ghi nhận như vậy, sự hôn trầm có thể hết và sẽ tỉnh táo trở lại. Lúc đó thiền sinh ghi nhận "tỉnh, tỉnh" và tiếp tục theo dõi sự phồng xẹp của bụng.

Tuy nhiên, mặc dầu thiền sinh tiếp tục hành thiền một cách kiên nhẫn, sự buồn ngủ vẫn xảy ra và thiền sinh rơi vào giấc ngủ. Thời gian ngủ là thời gian nghỉ ngơi. Nhưng đối vời thiền sinh nghiêm chỉnh, thời gian ngủ nên giới hạn vào bốn tiếng đồng hồ mà thôi. Đây là thời gian ngủ được Đức Phật cho phép. Ngủ bốn tiếng đồng hồ là đủ rồi. Đối với thiền sinh mới bắt đầu thực tập, nếu bốn tiếng không đủ thì có thể ngủ năm hay sáu tiếng. Ngủ sáu tiếng là quá đủ cho sức khỏe. Khi thức dậy phải tiếp tục ghi nhận ngay lập tức. Thiền sinh nhấm vào việc đạt Đạo và Quả chỉ ngừng tinh tấn khi ngủ mà thôi. Những thì giờ còn lại là thời gian tỉnh thức nên tiếp tục ghi nhận không ngừng nghỉ. Do đó ngay sau khi vừa tỉnh giấc, thiền sinh nên ghi nhận sự tỉnh thức của tâm là "tỉnh thức, tỉnh thức'. Nếu không ghi nhận được giây phút tỉnh thức đầu tiên ấy, nên theo dõi sự phồng xẹp của bụng. Khi ngồi dậy, tất cả cử động của tứ chi đều phải được ghi nhận. Thiền sinh cũng nên theo dõi các động tác khi rửa mặt và tấm. Rồi đến mặc quần áo, dọn giường, mỏ và đóng cửa. Những cử động trong những công việc này thường di...n ra nhanh chóng ; do đó cố gắng ghi nhận càng nhiều càng tốt. Đến bửa ăn, khi nhìn vào bàn để thức ăn, nên ghi nhận "nhìn thấy, nhìn thấy" .....rồi "nhai, nhai" ... "nuốt, nuốt" v.v... cũng như ghi nhận những cử động của tứ chi, cúi và ngửng đầu, di chuyển của cơ thể khi chúng xảy ra. Rồi trở lại chuyển động phồng xẹp của bụng. Liên tục theo dõi như vậy sẽ có khả năng ghi nhận càng khắn khít những gì đang xảy ra. Lúc đầu, khi phóng tâm đây đó, thiền sinh có thể quên ghi nhận nhiều thứ. Tuy nhiên, đừng nản lòng, ai bắt đầu hành thiền cũng đều gặp khó khăn như vậy. Nhưng càng thực tập nhiều càng có thể ghi nhận được mọi sự phóng tâm cho đến cuối cùng tâm không phóng nữa. Sau đó tâm an trụ trên đề mục, tâm chú niệm trở nên hầu như đồng thời với đề mục được theo dõi như chuyển động phồng xẹp của bụng. Nói một cách khác, chuyển động phồng của bụng diển tiến cùng lúc với tâm ghi nhận , và cũng tương tự như vậy đối với sự xẹp của bụng.

Đối tượng vật chất của sự ghi nhận và tâm ghi nhận, sanh khởi đồng thời với nhau, theo từng cập đôi, mà không có người hay cá nhân nào trong đó cả. Thiền sinh rồi sẽ chính mình kinh nghiệm thật sự điều này. Trong khi theo dõi chuyển động phồng xẹp của bụng, thiền sinh sẽ biện biệt được sự phồng của bụng là hiện tượng vật chất hay là "sắc pháp và trạng thái theo dõi của tâm là hiện tượng tâm hay là "danh pháp" . Và cũng tương tự như vậy, với sự xẹp của bụng. Do đó thiền sinh sẽ kinh nghiệm một cách rõ ràng sự xảy ra đồng thời của cập đôi hiện tượng "tâm- vật lý" này.

Như vậy, mỗi động tác theo dõi, thiền sinh tự biết rõ ràng là chỉ có "sắc pháp" là đối tượng theo dõi, và tận theo dõi đối tượng đó là là "danh pháp". Sự hiểu biết rõ ràng như vậy được gọi là Tuệ Biện Biệt Danh Sắc , tuệ giác đầu tiên và là một bước tiến quan trọng trong Thiền Minh Sát.

Tiếp tục hành thiền, tuệ giác sau đó là tuệ phân biệt nhân và quả, được gọi là Tuệ Tương Quan Nhân Quả.

Vẫn tiếp tục ghi nhận, thiền sinh sẽ tự thấy rằng những gì sanh khởi chẳng bao lâu sau đó sẽ hoại diệt. Người thường nghĩ rằng cả hai hiện tượng tâm và vật lý tiếp tục kéo dài suốt đời người nghĩa là từ lúc thiếu thời cho đến lúc lớn khôn. Thật ra không đúng như vậy. Không có hiện tượng nào tồn mãi mà tất cả đều hoại diệt nhanh chóng không kéo dài nổi một nháy mắt. Thiền sinh sẽ tự kinh nghiệm được điều này và rồi sẽ chấp nhận đặc tánh vô thường của tất cả các hiện tượng. Đó là Tuệ Vô Thường.

Tuệ này được theo sau bởi Tuệ Khổ Não hay Tuệ Bất Toại Nguyện. Khi nhận ra được rằng tất cả những gì vô thường đều khổ não, thiền sinh cũng sẽ gặp tất cả những cảm thọ nơi cơ thể và tự thấy đó là tập hợp đau khổ hay Khổ Uẩn. Đây là Tuệ Khổ Não. Kế đó thiền sinh tự thấy các hiện tượng tâm-vật lý xảy ra theo cách thế thiên nhiên của chúng không theo ý của bất cứ ai và không chịu để ai điều khiển. Chúng không tạo nên cá nhân hay thực thể bản ngã nào cả. Kinh nghiệm này là Tuệ Vô Ngã.

Tiếp tục tích cực hành thiền, thiền sinh sẽ thân chứng một cách chắc chắn tất cả các hiện tượng là vô thường, khổ và vô ngã, và cuối cùng sẽ chứng ngộ Niết Bàn.

Các vị Phật, A-La-Hán, và các bậc Thánh đều chứng ngộ Niết Bàn theo con đường này. Tất cả thiền sinh nên nhận thức rằng chính họ đang đi trên con đường niệm xứ này để thành đạt ước nguyện giác ngộ Đạo Tuệ, Quả Tuệ Pháp Niết Bàn theo mức độ viên mãn ba-la-mật hay phước báu của mình. Chúng ta nên hoan hỉ với điều này và với triển vọng được kinh nghiệm thánh định và thánh kiến mà chư Phật, A-La-Hán và các bậc Thánh đã chứng nghiệm. Sẽ không bao lâu nữa thiền sinh sẽ thành đạt Đạo Tuệ, Quả Tuệ, và Pháp Niết Bàn mà Phật, A-La-Hán và các bậc Thánh đã chứng nghiệm. Hãy yên tâm với niềm tin tưởng rằng mình kinh nghiệm các pháp này cũng như bỏ được thân kiến, hoài nghi và không còn rơi vào các cõi ác đạo. Thiền sinh nên tiếp tục pháp hành với đức tin vững mạnh như vậy.

Mong cho các bạn có thể thực tập Thiền Minh Sát tốt đẹp và thành đạt nhanh chóng Niết Bàn mà chư Phật, A-La-Hán và các bậc Thánh đã chứng ngộ.
 
 

 


Trở Về  ]