Chim Việt Cành Nam [ Trở Về ] [ Trang chủ ]
Tìm Hiểu Sơ Vài Điều Căn Bản Của Phật Giáo *
Phần HaiTrong Phần Một chúng ta đã thấy Bác-Sĩ ( Đức Phật) đã khám bệnh nhân (nhân loại) và đã định rõ bệnh (diagnosis) là " Đau-Khổ " (Khổ Đế), đã cho biết nguồn gốc của bệnh (Tập Đế) là bị nhiểm ba vi trùng Tham, Sân, và Si, đã chỉ cho cách chữa bệnh là dùng thuốc trụ-sinh Từ, Bi, Hỷ, Xả (Diệt Đế) và cách phòng bệnh tái phát là phải bỏ cái Ngã. (Vô Ngã). Thì hôm nay chúng ta cố tìm hiểu sơ
I) Tham, Sân, Si là gì?
II) Từ, Bi, Hỷ, Xả là gì? và
III) Vô Ngã là gì?
I - Vi Trùng Học : Nói Về Tham, Sân, Si I- Vi Trùng Học : Nói Về Tham, Sân, Si (Cupidity, Anger, Ignorance). [Theo sách Phật Pháp Căn Bản do Minh Không biên sọan, Hè 2005, tr.122-126]
1- Tham (Cupidity): Tham là trạng thái ham muốn : 1) vật chất (tiền bạc, nhà đất, sắc đẹp, địa vị, danh vọng v.v.) hoặc 2) tinh thần ( viết văn, ăn noi, đàn hát v.v.). Tham bao gồm đủ các cấp độ nặng nhẹ, từ ao ước, đến ham muốn, đến thèm khát Tham nếu không được thỏa mãn, sẽ gây ra buồn rầu đau khổ [cầu-bất đắc khổ], hoặc đưa tới những hành động bất chánh như trộm cướp, đánh đập, giết chóc Tham nếu được thỏa mãn, sẽ đưa đến kiêu căng, ngạo mạn, buông thả, phóng túng, rồi khi mất sẽ buồn rầu đau khổ [ ái - biệt - ly - khổ]. Không được thỏa mãn, Tham sẽ đưa đến Sân; mà khi được thỏa mãn rối lại bị mất đi, cũng sẽ đưa đến Sân .
2-Sân (Anger) : Sân là trạng thái giận,vì không hài lòng, bất mãn, có khi giận đến cả với chính mình hay những vật vô tình như cảnh vật, thời tiết v.v. Sân bao gồm đủ các cấp độ nặng nhẹ, từ thoáng không ưa, không thích, trái ý, khó chịu, bực bội, đến ghét bỏ , căm thù. Sân đưa đến Phẫn( phẫn nộ), Hận (ôm áp sự óan ghét), Não (bực tức trong lòng), Tật (ganh ghét).
3-Si (Ignorance). Si là trạng thái không biết. lẫn lộn, không ý thức được.Sự thiếu hiểu biết sẽ gây ra những sự nghi ngờ, và hiểu biết sai lầm khác, và còn gây ra sự ngoan cố tin tưởng vào những việc đã sai lầm. Si đưa đến Nghi (nghi ngờ, phân vân, không thể quyết định theo bên nào, hoặc lấy một lựa chọn nào giữa mấy cái khác nhau), đến Bất-tín (không tin sự thành tín, thiếu tin tưởng), đến Ác-Kiến ( quan-điểm, ý-kiến lệch lạc vế mọi thứ), đến Trạo-cử (tâm lao chao,giao động, không yên tinh), đến Hôn-trầm (tâm trí uể oải, đờ đẫn).
Si còn đưa đến Tham, rồi Tham đưa đến Sân và còn hổ-trợ cho nhau nữa [Nói theo Y-học, thì ba vi-trùng Tham. Sân, Si hoạt động một cách "hợp lưc, đồng vận" (d'une manìère synergique) [ Có ngu (Sia) mới tham; có Tham mà không được hay được rồi mất thì mới giận dữ (Sân): mà ngu nhiều thì tham nhiều, mà tham càng nhiều, thì khi mất càng giân dữ nhiều.]
II- Dược Lý Học : Nói Về Từ, Bi, Hỷ, Xả II- Dược Lý Học : Nói Về Từ, Bi, Hỷ, Xả . [Theo sách "Đức Phật và Phật Pháp tác giả Nãrada Maha Thera ,Phạm Kim Khánh dịch 2001, Chương 42: Tứ Vô Lượng Tâm, tr.653-684].
1-Tâm Từ ( pali: Mettã; skrt: Maitr. ) Nghĩa trắng là: cái gì làm cho lòng ta êm dịu, hay là tâm trạng của người bạn tốt. Đức Phật có day: "Tâm Từ được rải khắp đồng đều cho mọi chúng sanh, phải bao trùm vạn vật, phải sâu rộng và đậm đà như tình thương của bà từ mẫu đối với người con duy nhất, chăm nom bảo bọc con, dầu nguy hiểm đến tánh mạng cũng vui lòng" (Metta Sutta (Sermon du Bouddha sur la Bonté) : L'idée exprinée dans le Sũtra est que si nous sommes humbles et libres de nos propres attachements, notre bénévolence naturelle peut atteindre tous les êtres sans limitation. Le Sũtra souligne le modèle de la Bénévolence insondable dont la nature elle-même nous a pourvus en suggérant que nous puissions nous attacher á tous les êtres, comme une mère se rattache à son enfant unique) (Bénévolence: lòng khoan hồng, rộng lượng)].
Tâm Từ của Đức Phật là vô biên. Ngài đã tạo an lành hạnh phúc cho tất cả những người thân yêu kính mộ Ngài cũng như những người ganh tỵ, oán ghét, và những người âm mưu ám hại Ngài.
Tâm-Từ bao la rộng rãi, đồng đều, đối với mình cũng như đối với những người thân cận, những người không quen biết, và người có ác ý với mình.
Những danh-từ được xem là gần đồng nghĩa nhứt với Tâm-Từ là: thiện-ý, từ-ái, hảo-tâm, bác-ái, Người có Tâm-Từ không bao giờ nghĩ đến làm hại, làm giảm giá trị, hoặc bài xích, không bao giờ làm ai sợ.
Đức Phật day: "Không thể lấy thù óan để diệt sân hận chỉ có tâm-từ mới dập tắt lòng sân.
2- Tâm Bi (Karunã) .Bi được định nghĩa là động lực làm cho tâm người tốt, rung động trước sự đau khổ của kẻ khác, hay cái gì thoa dịu niềm khổ đau, sầu não, của người. Đặc tính của tâm Bi là ý muốn giúp người khác giải thoát khỏi cảnh khổ. Đức Phật đã nêu gương lành cao quý bằng cách tự tay chăm sóc người bệnh và khuyên dạy hàng đệ tử như sau : " Người nào chăm sóc người bệnh là chăm sóc Như Lai".
Cũng như tâm Từ, tâm Bi là vô lượng, vô biên, vô hạn định, phải được rải đến cho tất cả những chúng sanh đau khổ, cho đến những loài cầm thú.
Kẻ thù gián tiếp của tâm Bi là âu sầu, phiền muộn (domanassa).
3- Tâm Hỷ (Muditã). Hỷ là Vui, Hỷ không phải là trạng thái thỏa thích suông, cũng không phải là cảm tình riêng đối với người nào mà tâm hoan hỷ. Đặc tánh của Tâm Hỷ là hoan hỷ với người thành công, người lộc cao phúc hậu ( anumodanã). Lòng ganh tỵ là kẽ thù trực tiếp của Tâm Hỷ, mà Tâm Hỷ phải diệt trừ. Tâm Hỷ còn có chiều hướng loại trừ mọi hình thức bất mãn (arati) trước sự thành công của ngừoi khác.
4- Tâm Xả [Upekkhã] Theo Phạn ngữ, Upekkhã là trông thấy đúng đắn, nhận định chân chánh, hoặc suy luận vô tư Nhờ vậy mà giữa cơn giông tố của trường đời, người trau giồi Tâm Xả cao thượng, luôn luôn giữ tâm bình thản. Đức Phật dạy rằng người trí tuệ minh mẫn luôn luôn thản nhiên hành tâm Xả, vũng chắc như tảng đá to sừng sựng giữa những thăng trầm của thế sự. Ngài nói: "Vững như voi không run sợ trước tiếng động , ta không nên để tâm rối lọan trước những làn tên có tẩm thuốc độc của miệng lằn, lưỡi mối. Như gió thổi ngang màn lưới mà không vướng mắc trong lưới, tuy sống giữa chợ người ta không nên say mê luyến ái những lạc thú huyền ảo của thế gian vô thường biến đổi nầy. Như hoa sen không bị bùn do nước đục làm nhơ bẩn, vượt lên khỏi bao nhiêu quyến rũ của thế gian, ta phải sống trong sạch, luôn luôn tinh khiết, an lạc và thanh bình, không bị nhiễm ố."
Kẻ thù trực tiếp của Tâm Xả là luyến ái (rãga),và kẻ thù gián tiếp là trạng thái lãnh đạm, thái độ lạnh lùng. Tâm Xả lánh xa tham ái và bất mãn. Thái độ vô tư, thản nhiên, an tĩnh, là đặc tánh chánh yếu của Tâm Xả. Người có Tâm Xả không bị lạc thú trần gian quyến rũ,không thích thú say mê trong hạnh phúc, cũng không bị những gì nghịch ý làm bực tức buồn phiền, hay bất mãn trong khổ đau. Tâm Từ bao trùm tất cả mọi chúng sanh; Tâm Bi những chúng sanh đau khổ; Tâm Hỷ những chúng sanh hạnh phúc; Tâm Xả phủ khắp những gì tốt đẹp và những gì xấu xa, những điều khả ái và những điều khả ố, những thích thú và những nghịch lòng.
Bốn Tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả nói trên, là bốn phẩm hạnh vô giá được gọi chung trong tiếng Phạn là "Brahma Vihãra" có nghĩa là lối sống cao thượng, trạng thái cao siêu, hoặc chổ nương tựa của bậc Thánh Nhân. Ta gọi là " Tứ Vô Luợng Tâm".
III - Nguyên Nhân Bệnh Học : Nói Về Vô Ngã, Vô Tướng III - Nguyên Nhân Bệnh Học : Nói Về Vô Ngã, Vô Tướng.
1- Vô Ngã. [Anatman (Selflessness)].
Vô Ngã là điều căn bản quan trọng nhứt, đặc biệt nhứt của Phật giáo, mà cũng là điều khó hiểu và khó giải thích nhứt.
Theo sách "Pour comprendre le bouddhisme" của S. Bercholz & Chodzin Kohn, 1999, tr.408: [Anãtman (skrt.; pali Anatta) "Conscience héréditaire". Une des trois caractéris- tiques de toute existence. La doctrine de l'Anãtman est l'une des principales théories du bouddhisme. Elle nie l'existence d'un soi dans le sens d'une substance impérissable, immortelle, unique, et indépendante. Dans le bouddhisme, le Moi n'est qu'une person- nalité empirique, composée des cinq agrégats (Skanha) éphémère, changeante, et donc destinée à souffrir.]
Để hiểu Vô-Ngã , trước hết phải nhìn vào, và phân tách hai hiện-tượng sau đây:
1 : Hiện tượng Cầu-Vòng (l'arc-en-ciel / the rainbow). Ai cũng đã thấy cầu-vòng với bảy màu sắc của nó, nhưng khi đến tận nơi để tìm kiếm thì chẳng thấy nó đâu. Không thể nói rằng " không có cầu-vòng " vì rõ ràng mình thấy nó, mà cũng không thể nói là "có cầu-vòng" vì mình không gặp được nó.; chỉ có thể nói nó " không thật có" .
2: Hiện tượng Mặt Trăng Trong Hồ. Nhìn vào hồ nước, thấy rõ ràng trong hồ có mặt trăng sáng chói, nhưng khi lội xuống hồ để tìm kiếm thì không thấy nó đâu. Không thế nói là nó "không có" vì mình đã thấy nó rõ ràng, mà cũng không thể nói là nó "có" vì mình không gặp được nó; chỉ có thể nói là nó "không thật có".
"Không thật có" là vì không tự nó mà có. Có cầu-vòng là vì có ánh-sáng và hơi nước (duyên khởi); thấy mặt trăng trong hồ là vì có mặt trăng và có mặt nước hồ (duyên khởi).
Vì không tự nó mà có, nên cầu-vòng không thể tự nó thay đổi [vì tùy theo số lượng ánh sáng và số lượng hơi nước, cầu-vòng có thể dài, hay ngắn, hoặc lâu hay mau]. Vì không tự nó mà có, cầu-vòng không thể có thường xuyên (vô thường) và không thể có mãi mải (bất biến), [không có (hoặc mất) ánh sáng hay hơi nước là không có (hoặc mất) cầu vòng]. Mặt trăng trong hồ cũng vậy: vì không tự nó mà có, nên nó không thể có thường xuyên và bất di, bất diệt, [ tùy theo trăng có bị mây che hay không, nước mặt hồ có bị gió làm nhăn hay không, và tùy theo ngày có trăng hay không., thì mình mới thấy có hay không thấy có mặt trăng trong hồ]
Như vậy những đặc điểm của sư "Không Thật Có" là: 1) không tự nó sanh ra (là không tự có); 2) luôn luôn thay đổi (tức là nó không bất biến); 3) nhưng nó không tự ý thay đổi được (tức là nó không độc lập ); 4)- và nó không có thường xuyên mãi mãi (tức là nó không thường và không bất diệt).
Đem cái lối nhìn hai hiện tượng trên vào việc nhìn vào con người mình (là cái "tôi"cái "ta"), không phải tự nhiên mà có (không tự có) [vì thân mà có là nhờ ở cha mẹ, và được Sắc Uẩn cấu thành], còn tâm là do bốn uẩn Thọ, Tưởng, Hành ,và Thức cấu thành Như vậy cái "tôi" cái "ta" là kết quả của sự trộn lẫn 5 tập-hợp ( "Ngũ Uẩn") mà không có uẩn nào tự có, độc lâp, bất biến, bất diệt. Cái "tôi"cái "ta" không tự có, không độc lâp, không bất biến, không bất diệt tức là thuộc vào loại "không thật có" nghĩa là "vô ngã" [khi hiểu chữ vô ở đây không có nghĩa là "không có", mà có nghĩa là "không thật có".]"Tôi" đã không thật có, thì Tham làm gì, tham cho ai ? Mà không Tham thì đâu có Sân [giân cái gì ?] Không Tham, không Sân, là không có ngu (không Si ). Mà không Tham, không Sân, không Si, thì không Đau Khổ. Tức bỏ được cái Ngã sẽ phòng được Đau Khổ
2- Vô-Tướng (Animitta). Ngoài quan niệm "Vô Ngã" nói trên, trong Phật-học còn có một quan niệm cùng rất đặc biệt và rất quan trọng là quan niệm "Vô Tướng" [Tánh Không (Animitta)]
Animitta [vô tướng (Vacuité, Emptyness)]: Absence d'objet,, de réalité objective qui existe indépendamment de l'esprit, à la différence d'anatman (vô ngã) qui est l'absence de soi, de réalité distincte qui fait qu'un être est lui-même et non un autre. Le principe d'Animitta affirne l'illusoriété des objets sensibles et intelligibles. [sách " Six Sermons du Bouddha" par Hiền-Mật Đổ-Hữu- Trạch, 2002, tr.131]. [illusoríété từ chữ illusoire là hão-huyền, huyền-hoặc; illusoríeté là tính cách huyền-hoặc.].
Đem lối nhìn và lối phân tách hai hiện tượng "Cầu-Vòng" và "Mặt Trăng Trong Hồ" nói trên, áp dụng vào một vật (un objet) như "cái nhà", thì ta thấy: cái nhà không tự nó mà có [nó là cái nhà khi tất cả những thành phần như gỗ, ván, gạch, ngói, hồ, vôi, xi-măng, đinh, ốc, v.v. được ráp lại]; với thời gian, nắng, mưa, gió, tuyết, sương, nó bị hư hao nên thay đổi hình dáng,(tức là không bất biến) mà không tự ý nó biến đổi được (tức là không độc lập), rồi lâu sau nó sẽ sụp đổ không còn là cái nhà nữa (tức là không bất diệt). Không tự có, không bất biến, không độc lập, không bất diệt tức là "không thật có".
Rồi một cái cây không phải là cánh rừng, nhưng nhiều cây tụ lại một chỗ ta đặt tên cho chúng là cánh rừng. Cái bánh xe, không phải là cái xe; tay lái, máy xe,v.v. cũng không phải là cái xe, nhưng khi ráp tất cả bộ phận nầy lại ta gọi chúng là cái xe. Cũng như khi mặt ta nóng đỏ, máu huyết sôi lên, cơ thể run rẩy, cộng những yếu tố này lại ta gọi đó là sự giận dữ. Như vậy, nếu phân tích và khảo sát một cách tường tận thì sẽ không tìm thấy cái gì là cánh rừng, cái xe, hoặc cơn giận : chúng chỉ là những tên gọi, tượng trưng cho những hiện tượng vật chất hoặc tinh thần được kết hợp bởi những thành phần khác. Hiểu theo nghĩa này, thì tất cả sự vật chỉ là tên gọi được gắn đặt, chớ chúng không thật có.
Tức là vạn vật đều "Vô Tướng" [có Tánh Không ( Animitta )].
***
[ Trở Về ]