Chim Việt Cành Nam [ Trở Về ] [ Trang chủ ]
Bảo Vệ Đất Việt Nam GSTS Lê Văn Tâm
Quan điểm này tuy phổ biến song rất hời hợt. Nhiều kinh nghiệm lịch sử và bằng chứng cụ thể đó đây khắp thế giới đã xác định rằng có những giai đoạn và hoàn cảnh, để bảo vệ và duy trì sự no ấm và nền độc lập của quốc gia, sự bảo vệ đất phải được nâng lên hàng đầu và mối quan tâm về đất phải được trở thành mối quan tâm chung (Từ đất dùng ở đây xin hiểu là lớp đất mỏng trên cùng của mặt đất, giàu chất dinh dưỡng hữu cơ, nơi mà giới động vật và thực vật phát triển hoàn chỉnh, phong phú).
Sau đây là một số lý do khiến phải suy nghĩ về tình trạng tổn thất đất đai tại Việt Nam và về sự cấp bách cần có kế hoạch với chương trình đầu tư để bảo vệ nó:
1.- Đất đai, nói một cách đơn giản là một điều kiện không thể thiếu được cần cho sự sống còn của con người. Bản dự thảo luật đất đai của nước ta công bố ngày 21 tháng 8 năm 1987 đã khẵng định: "Đất đai là tài nguyên vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được của nông nghiệp, lâm nghiệp, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế văn hóa xã hội, an ninh và quốc phòng".
2.- Việt Nam hiện nay là một nước nông nghiệp, sự no ấm của 80 triệu dân chúng chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp cũng như vào đất đai và sự phì nhiêu của nó. Trong những năm qua đáng lẽ đất đai phải được bảo vệ bồi dưỡng; song trên thực tế tại nhiều nơi nó phải bị hủy hoại và suy thoái trầm trọng.
3.- Trên địa cầu này không có thêm một nước Việt Nam thứ hai để làm dự trữ với hình dạng chữ S từ Nam Quan cho đến Cà Mau, với sông Hồng, Trường sơn, và sông Cửu Long. Sự khẳng định này không có gì mới lạ. Song trước những mâu thuẫn ngày càng trầm trọng giữa diện tích lãnh thổ có giới hạn và dân số phát triển không ngừng, giữa những nhu cầu cơ bản về ăn mặc, ở, học, nghỉ ngơi v.v.. ngày một gia tăng và những điều kiện sản xuất nhằm đáp ứng những nhu cầu ấy ngày một suy giảm, đất cần phải được trở thành một đối tượng quan trọng để suy nghĩ và để đưa vào những chính sách và hế hoạch phát triển lâu dài. Hiện nay diện tích môi trường sống và diện tích đất sản xuất tính theo đầu người của nước ta vốn đã hạn hẹp , đang tiếp tục giảm xuống đến độ nguy ngập.
4.- Sự tăng dân số của Việt Nam không nằm ở mức độ bình thường. Tốc độ tăng nhanh đứng hàng thứ 7 thế giới sẽ đưa đến trong tương lai gần một cuộc bùng nổ dữ dội về dân số và mọi nhu cầu thiết yếu cho sự sống con người. Phải làm gì để đáp ứng những đòi hỏi tăng lên một cách nhảy vọt về lương thực thực phẩm, về dược liệu, về công ăn việc làm, về nhà ở, nhà thương, về trường ốc, bàn ghế, về giấy má và các văn hóa phẩm khác, về chất đốt và nguyên liệu gỗ v.v..?
Nhiều tài nguyên thiên nhiên như đất, rừng cây cỏ có dược tính, chim thú hoang dã, v.v.. có khả năng góp phần giải quyết những nhu cầu ấy, đáng lẻ phải được cấp tốc bảo vệ hữu hiệu và phát triển nhân lên: song ngược lại, chúng đang tiếp tục bị khai thác vơ vét và dần dần cạn kiệt.
Hiện nay hơn ¼ diện tích đất đai toàn quốc đã bị thoái hóa, mất hết năng sản xuất và những giá trị kinh tế thực tiễn. Đồi núi trọc, đất trống và bãi hoang đang tiếp tục bành trướng.
Trong nước, đã từng có nhiều tiếng chuông dóng lên báo động về hiểm họa của sự hủy diệt môi trường nói chung và đất nói riêng. Nhưng tiếng chuông này đã chìm lắng ngay giữa sự xáo động và than vãn về vấn đề cơm áo khó khăn, nhất là giữa cái không khí làm kinh tế hối hả theo phương châm: "xoay cho thật nhanh vòng vốn, thoát cho kịp cái vó ngựa lạm phát đang phi nước đại dẫm nát tư sản và mọi vốn liếng đầu tư". Trong mặt trận kinh tế vì sự sống còn ấy, đất đai và sự hủy hoại của nó không phải là vấn đề liền da liền thịt của mỗi cá nhân, càng không phải là tiền đề cho sự vẫy vùng, thành bại của đời người. Đã từ lâu đất không gợi được sự chú ý và nỗi băn khoăn.
Trước dự báo về sự bùng nổ dân số trong một tương lai gần, trước hiện tượng thiếu ăn thường tái diễn có khi đã lan rộng ra khỏi phạm vi của một làng hoặc một tỉnh, có đủ chăng, nếu chúng ta chỉ ưu tiên suy nghĩ về những đề tài kinh tế thiết thực hoặc về những đề tài chính trị kinh tế và khoa học kỹ thuật cao xa?
Có đủ chăng, nếu chúng ta chỉ đặt trọng tâm đóng góp trên những lãnh vực phát triễn thượng tầng, song lại kém bén nhạy và còn nghèo nàn về giải pháp cụ thể đối với những nguồn vốn thiên nhiên và sự bảo vệ cũng như phát triển chúng?
Những điều trình bày sau đây không mong ước gì hơn là lập lại một lần nữa những tiếng chuông báo động từ trong nước về một sực thật rằng: sự hủy hoại đất đai ở mức độ qui mô chẳng những chỉ gây trở ngại lớn cho việc cung cấp lương thực thực phẩm mà còn làm trầm trọng thêm những khó khăn kinh tế và xã hội sẵn có. Nó cũng là mối nguy cơ rình rập có khả năng đưa cả quốc gia vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng.
II. Nguyên nhân và tình trạng tồn tạo đất đai tại Việt Nam.
Sự tồn tại đất đai bắt đầu từ nhiều nguyên nhân, chủ yếu là từ sự phá huỷ rừng và từ sự canh tác không hợp qui cách khoa học kỹ thuật đưa đến sự phá vỡ những điều kiện sinh thái ổn định.
a) Kết quả những công trình nghiên cứu tại vùng nhiệt đới đã khẳng định rằng, đất màu chỉ bảo tồn được khi có rừng hoặc một thảm thực vật nhiều tầng che phủ. Đó là một quần thể thực vật bao gồm sự hiện diện của mọt số loài cây sống lâu năm và sự xen lấn giữa loại thân gỗ to cao và loại thân bụi nhỏ thấp. Nó là cái tán che mát đất rất hữu hiệu trước sự tấn công của nắng gió, nhất là những cơn mưa tầm tã miền nhiệt đới. Trên không, lá cành và thân cây có thể giữ từ 5 -- 50% lượng nước, tùy theo cơn mưa lớn nhỏ hoặc lâu mau và làm bốc hơi một phần tại chỗ. Dưới đất, thảm mục rừng, với độ ẩm 100% vẫn có thể thu nhận từ 40- 50 mm lượng mưa. Và một hạ tầng đất rừng, với ngõ ngách của mạng lưới rễ cây sâu 1m, có khả năng hút giữ từ 1000 -- 2000 m3 nước thấm. Tóm lại rừng hoặc thảm thực vật nhiều tầng đều chống đỡ mặt đất trước sự công phá trực tiếp toàn diện, điều tiết lượng mưa, hạn chế sức bào mòn và tốc độ xói lở của dòng chảy, hạn chế lũ lụt và hạn hán.
Kết quả nghiên cứu khoa học cho biết, một lớp đất giàu chất dinh dưỡng hữu cơ dày khoảng 20 mm nếu nằm dưới tán rừng che chở sẽ bị rửa trôi sau 174.000 năm; dưới chân cánh đồng cỏ, sau 29.000 năm; nơi các ruộng cày bừa đúng cách, sau 100 năm và nơi ruộng rẫy độc canh, sau 15 năm. Như vậy rừng là vệ sĩ bảo vệ đất hữu hiệu nhất. Sự triệt hạ rừng, vì bất cứ mục tiêu nào, cũng là một dạng hủy hoại đất đai tại một thời điểm chậm hơn.
b) Tại nước ta, sự mở rộng diện tích nông nghiệp là một trong những biện pháp cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng về thức ăn. Biện pháp này cũng có khả năng làm hại đất đai vì những nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, lúa ngô, khoai đậu, sắn là các cây lương thực chủ yếu. Chúng được trồng và bành trướng khắp mọi miền. Chúng sống ngắn hạn và không có tán rộng để che cho hữu hiệu mặt đất.
Thứ hai, đất đai trồng trọt của nước ta phần lớn nằm trên những khu vực có địa hình dốc, dễ bị trôi chảy.
Thứ ba, lượng mưa và cường độ mưa lại rất cao, sức bào mòn và xói lở rất lớn. Lượng mưa bình quân hàng năm lên khoảng 1.500 mm. Từ 75 -- 85% lượng mưa ấy tập trung cả vào mùa mưa. Có ngày cường độ mưa đạt đến 150 -- 200 mm, chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm. Như vậy chỉ cần một cơn mưa lớn là dòng chảy xuất hiện, cuốn trôi lớp đất mềm mại trên cùng. Tài liệu nghiên cứu xói mòn trong nước kết luận rằng, sự khẩn hoang tại các vùng cao đã khiến mặt đất hằng năm bị bào mòn từ 1 -- 2 cm, làm mất từ 200 -- 300 tấn đất và làm giảm xuống rất nhanh độ màu mỡ, phản ánh rõ rệt qua năng xuất ngày càng giảm của cây trồng. Trên những miền núi mới khai hoang, năng xuất lúa của năm đầu là 18-20 tạ/ha; năm thứ hai giảm xuống còn một nửa và năm thừ ba chỉ còn 1- 2 ta,/ha, thậm chí có nơi không thu hoạch gì cả.
Một kết quả khác chứng minh rằng, đất do trên sườn dốc từ 18-20 độ không được cây che luôn luôn bị mất mát trầm trọng. Trên diện tích 1 ha, nếu còn rừng nghèo kiệt che phủ, hàng năm bị cuốn đi khoảng 1 tấn đất, 3 kg đạm, 1kg lân và 3 kg ka li. Nếu không có gì che phủ, con số tổn thất tăng vụt lên hơn gấp trăm lần nghĩa là trên mỗi ha bị cuốn mất 173 tấn đất, 442 kg đạm, 123 kg lân và 2.000 kg ka li.
Tại vùng đồi núi miền nhiệt đới, lượng đất mất mát có thể chấp nhận được là 25 tấn/năm. Với con số 173 tấn ta đã vượt xa gấp 7 lần giới hạn có thể chấp nhận. Những số lượng vừa kể đủ làm ta rõ tính dễ mất của đất màu và sự dễ suy thoái tiềm lực của nó tại nhiều nơi trên đất nước.. Dĩ nhiên không thể dùng những kết quả nghiên cứu của một loại đất đỏ để suy diễn tình hình chung của cả vùng cao. Song đồi núi trọc, bãi hoang trải dài trên khắp mọi miền là một sự thật bắt ta phải quan tâm.
c) Ngoài hai nguyên nhân chính kể trên, còn có một số nguyên nhân khác cũng đem đến sự tổn thất hàng chục vạn ha đất màu. Xin chỉ lược kê ra đây: Đó là sự hóa phèn sau những công trình xây dựng thủy lợi, sự háo chua ở các vùng đồng bằng phù sa, sự hóa mặn ở vùng đất ven biển, sự cháy ngầm lớp thảm hữu cơ tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhất là ở U Minh và Cà Mau, sự mở rộng các diện tích dân cư, sự xây dựng các công trình công cộng, các khu sinh hoạt và các hệ thống giao thông.
Nhìn chung trước và sau thời Pháp thuộc, hàng triệu ha rừng đã bị tàn phá và khai thác bừa bãi. Cuộc chiến tranh của Mỹ từ năm 1961-1975 đã gây thiệt hại nặng nề cho 5,6 triệu ha thảm thực vật, trong số này có 2 triệu ha rừng và đất canh tác đã bị hủy hoại vì chất độc khai hoang và 325.000 ha rừng bị ủi thành bình địa. Sau 1975 hàng triệu ha rừng bị tiếp tục hủy hoại mà nguyên nhân là các cuộc khẩn hoang, khai thác bừa bãi, chăn nuôi không kiểm soát, hoặc lúa bị đốt cháy...Hàng năm diện tích rừng bị mất đi khoãng 200.000 ha, theo một số liệu khác khoảng 600.000 -- 700.000 ha . Một diện tích rừng trồng bé hơn gấp bội từ 50.00 -100.00 ha với một hiệu xuất kém, chỉ đạt trung bình 36% không thể nào bù đắp được diện tích đã mất.
Như đã nói, sự hủy hoại rừng cũng là sự hủy hoại đất đai ở một thời điểm khác. Những số liệu sau đây chứng minh rõ điều ấy.
Kể từ năm 1943 đến 1975, diện tích đất trồng đất tràn ngập cỏ tranh của Việt Nam tăng từ 3 triệu lên 10 triệu ( 9% tổng diện tích lên 30% tổng diện tích), đến năm 1983 thì tăng 13,8 triệu ha . Nói một cách khác, trong vòng mấy năm đầu, kể từ 1943, diện tích đất thoái hóa lấn chiếm hàng năm bình quân 0,66 tổng diện tích lãnh thổ. Tám năm tiếp theo kể từ 1975, tốc độ lấn chiếm này đã nâng lên gấp đôi và hằng năm lấn thêm 1,5 % diện tích toàn quốc. Qua đó có thể kết luận rằng, diện tích đất cằn cỗi đất chết của nước ta đã và đang tăng nhanh với một tốc độ đáng sợ. Những người làm công tác phục hồi đất thoái hóa để đưa vào sản xuất đều hiểu rõ rằng đó là một công tác vô cùng khó khăn, phức tạp và phí tổn cao. Con số 1.000 Mỹ kim cần có đã đưa 1 ha đồi trọc vào sản xuất, là con số lạc quan nhất. Trước tình hình kinh tế cực kỳ khó khăn trước thực tế chưa bảo vệ những đất màu sẳn có, bao giờ nước ta mới có thể tìm được những cơ hội và điều kiện thuận lợi, nhất là tài chánh, để phục hồi đất đai? Có lẽ nước ta sẽ cần những nhà kinh tế giỏi lỗi lạc làm lãi ra 10 tỷ Mỹ kim để nhập cảnh hoặc sản xuất phân bón trả lại cho đất đai đầy đủ số lượng đã mất đi trong những năm qua.
III. Hiệu quả của sự tổn hại đất phì nhiêu.
a ) 10 triệu hoặc 11 triệu ha đất trống, đất tràn ngập cỏ tranh đồi trọc cũng có nghĩa là 1/3 cơ thể Việt Nam đã cạn khô không thể vượt lên.
Về mặt kinh tế và xã hội, có lẽ không quá đáng khi nhận định rằng trong vòng hai thập niên tới, nền kinh tế nông nghiệp nước ta vẫn chiếm giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Như vậy sự mất mát đất đai phì nhiêu tức là sự mất mát điều kiện sản xuất vô cùng quí giá của lâm và nông nghiệp. Chúng ta đều biết nền kinh tế nông lâm nghiệp có mối quan hệ rất mật thiết với nhiều ngành nghề khác, ví dụ như chế tạo nông cơ, nông cụ, biến chế thực phẩm, đóng bàn ghế, chế tạo giây sợi v.v... Hoạt động và sự phát triển của ngành nghề này lại gắn liền với những dịch vụ liên hệ về hành chánh, chuyên chở, phân phối mua bán. Như vậy sự mất diện tích đất đai khả canh cũng là sự tiếp theo diện tích kinh tế và sinh hoạt, cũng là sự thu hẹp địa bàn chân dụng khiến bao nhiêu công ăn việc làm bị mất đi.
Chỉ trong vòng 40 năm ngắn ngủi, từ 1943 -1983- so với 4.000 năm lịch sử đấu tranh giữ và dựng nước - sự mất 1/3 điều kiện có khả năng làm bậc dạy đời sống no ấm và chất lượng là một điều cực kỳ đáng lo lắng. Nhìn về tương lai gần, vào hai thập niên đầu của thế kỷ 21, những ai có trách nhiệm với vận mệnh của đất nước, những ai làm kinh tế quốc dân, làm kinh tế nông lâm nghiệp, không thể không bàng hoàng trước cái mâu thuẫn khó gỡ giữa sự giảm sút diện tích đất khả canh và sự gia tăng dân số.
Những kẻ kinh doanh bình thường, dù ở dạng kinh tế gia đình hoặc tự nuôi miệng ăn riêng, ai cũng nắm vững nguyên tắc sống còn sơ đẳng sau đây: đó là sự biết rõ số vốn của mình và những phương cách làm tăng vốn ấy. Nếu không tăng được vốn, ít nhất cũng phải cố tránh sao cho vốn không bị thâm lạm. Nhà lãnh đạo dân tộc và nhà làm kinh té quốc dân phải trả lời ra sao cho thế hệ tương lai về những cách làm ăn đưa đến sự thâm thủng trầm trọng quỹ tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn muôn đời của dân tộc. Chặt phá từng là một ví dụ điển hình. Nhiều người lấy làm thú vị cho việc kinh doanh này. Họ đã không mất nhiều vốn đầu tư, lại đạt hiệu quả kinh tế vô cùng nhanh chóng: vừa có gỗ củi bán ra tiền hoặc ngoại tệ ngay; vừa mở rộng diện tích đất đai đưa vào sản xuất nông nghiệp cung cấp nhanh chóng thức ăn, vừa xóa bớt những cảnh quang hoang dại, hiểm nguy. Cái cách làm ăn "nhất cử lưỡng tiện" này dần dà làm mất vốn rừng, vốn đất đai khả canh và hủy hoại nhiều hệ sinh thái thiên nhiên ổn định gây ảnh hưởng tốt cho toàn bộ môi trường sống xa gần chung quanh.
Mật độ dân số trung bình của Việt Nam hiện nay lên đến gần 200 người/km2. Mật độ này đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nước nông nghiệp có mật độ dân cư cao nhất thế giới. Đối với một nước nghèo, chậm phát triển, mật độ này là dấu hiệu nguy hiểm, là ngõ chẹt trên con đường cung cấp lương thực thực phẩm. Hiện nay dân số Việt Nam lên khoảng 80 triệu người. Phải cấp tốc làm gì để đương đầu với áp lực của một dân số nhân đôi trong vòng 10 năm sắp đến?
Thống kê dân số từ đầu thế kỷ 19 cho thấy rằng, thời gian cần thiết để nhân đôi dân số Việt Nam ngày càng rút ngắn lại. Thoạt tiên, kể từ năm 1802, phải kéo dài hơn 80 năm, sau rút xuống 40 năm, rồi 34 năm, và 24 năm... Đối với nhà bác học M. Efgen mang giải Nobel, nhịp độ nhân đôi dân số trong vòng tuổi thọ một đời người, là một sự gia tăng lũy thừa "phù thủy một nhân một" trong định luật tăng trưởng, là một hiểm họa. Nhịp độ nhân đôi dân số trong vòng 25 năm, như trương hợp Việt Nam, hiển nhiên chứa đầy nguy biến. Cụ thể là diện tích kinh tế và môi trường sống tính theo đầu người cứ xén bớ đi một nửa sau mỗi đợt nhân đôi số dân. Áp lực nhân khẩu sẽ không ngừng tấn công vào tài nguyên thiên nhiên sẵn có. Mọi cố gắng tái tạo và bồi dưỡng chúng không tài nào đuổi kịp tốc độ tiêu dùng và bồi đắp chổ hao tổn. Vì thế, sự mất cân bằng sinh thái ngày sẽ bành trướng và trở nên trầm trọng hơn. Áp lực nhân khẩu cũng sẽ làm trì trệ hoặc chận đứng hẳn sự phát triển nền kinh tế quốc dân. Mức sống chung tiếp tục suy giảm. Sự tranh sống giữa người với người trở nên gay gắt. Sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên không được xem là phẩm chất của đời sống. Nhiều dự báo đã vẻ nên một tương lai không mấy huy hoàng cho các nước nghèo, đất hẹp và đông dân, một viễn tưởng mà trong đó sự điều chỉnh (hoặc tự điều chỉnh) về dân số và trật tự xã hội chỉ có thể đạt được bằng các biện pháp hoặc thông qua những chuyển biến đầy vết tích tàn bạo vượt ra ngoài những mẫu mực luân lý đạo đức sẳn có.
Chỉ còn 20 -- 25 năm nữa dân số Việt Nam có khả năng lên đến 120 triệu người. Riêng mỗi một vấn đề lương thực thôi, ngành kinh tế quốc dân, ngành kinh tế nông nghiệp phải làm gì để đối đầu hiệu quả với sự đói có thể xảy đến?
Trong quá khứ, diện tích canh tác tính theo đầu người đã giảm từ 0,20 ha năm 1940 xuống 0,15 ha năm 1970 và chỉ còn 0,12 ha năm 1988. Trong tương lai diện tích này tiếp tục giảm xuống theo đà tăng dân. Sự đối đầu với vấn đề thiếu thốn lương thực chắc chắn sẽ gay cấn hơn. Lương thực mà không đáp ứng đủ và không đáp ứng kịp thời là một nhân tố dẫn đến sự lệ thuộc kinh tế. Đây là một nhận thức đứng đắn của tổ chức Lương Nông Quốc Tế, nhất là của Hội đồng thế giới Bảo vệ đất đai.
Bên cạnh chuyện ăn là chuyện ở, chuyện trường học, chuyện giấy tờ, sách báo. Chúng gắn liền với gỗ, nguyên liệu để xây dựng và chế biến, nghĩa là gắn liền với sự trồng cây gây rừng và với đất canh tác. Đây là một đề tài lớn đang làm bận tâm thế giới, song không thể đi sâu trong khuôn khổ đề tài đất đai này. Chỉ xin nhấn mạnh mổi một điều: chúng ta không thể chờ đợi ngày xây dựng thành công một nền kinh tế quốc dân, một nền thương mại phồn thịnh để có thể kiếm đủ ngoại tệ để nhập khẩu nguyên liệu gỗ cần thiết cho việc cải thiện tình trạng nhà ở chật chội, thiếu giường tủ, xây dựng các trường học khang trang đủ bàn ghế, để sản xuất đầy đủ giấy tờ, sách vở.
b) Về mặt môi trường, bên cạnh chức năng sản xuất phục vụ nông lâm nghiệp, đất còn có chức năng điều tiết. Đất điều tiết nhiệt độ và dòng chảy. Đất lọc tẩy các vật chất thấm vào, nhất là những chất gây độc hại cho cây cỏ, thú vật và con người. Đất làm trái độn hứng chịu và làm giảm những sức nén ép cơ học. Ngoài ra đất cũng là một môi trường sống. Trong một gam đất với một diện tích nội tại có thể rộng đến 500 m2, có thể tìm thấy hàng tỷ vi khuẩn. Trên mặt mỗi m2 đất có hàng triệu sinh vật lớn nhỏ sinh sống. Chúng sinh sống trong liên hệ với nhau, tiêu diệt lẫn nhau, cạnh tranh với nhau. Thông qua quá trình sinh diệt của chúng, chúng đóng góp vào sự phân hóa chất mùn và tạo nên những chất khoáng dinh dưỡng.
Với những chức năng ấy, đất là nền tảng cần thiết cho mọi quá trình của sự sống. Vì vậy, mỗi sự mất lớp đất màu, mỗi sự thay đổi cấu trúc và cơ lý tính của đất, đều làm thay đổi hoặc tiêu diệt một vài khâu hoặc toàn bộ các khâu chức năng tuần hoàn và trao đổi trong hệ động vật và thực vật. Hệ quả kế tiếp là sự biến dạng của môi trường sinh sống. Sự hổn loạn của dòng chảy, lũ lụt ở các vùng đồng bằng, sự mất khả năng lọc tẩy sạch nước một cách tự nhiên, sự trở nên khắc nghiệt của tiểu khí hậu... là vài vị dụ điển hình của sự mất cân bằng sinh thái, gây ảnh hưởng xấu đến cả đời sống con người và sự sản xuất của các vùng giáp cận. Chúng ta chắc chắn không quên hậu quả khóc liệt của cuộc chiến tranh hủy diệt môi trường của Mỹ trên phạm vi rộng lớn tại nước ta. Nó còn để lại lâu dài trong lòng đất các chất độc Da Cam - dioxin -- gây tai hại cho giới thực vật và động vật, nhất là cho sản phẩm công nghiệp, cho thủy sản, cho sức khỏe con người.
c) Về mặt bảo vệ các giống loại thiên nhiên, gắn liền với sự hủy diệt đất đai là sự hủy diệt những sinh cảnh, những quần thể thực và động vật hoang dại.
Trên thế giới, đối với việc bảo đảm lương thực, bên cạnh các loại mễ cốc, hiện nay con người chỉ dùng khoảng 3.000 loại rau trong khi ấy các nhà khoa học phỏng tính rằng có hơn 8.000 loại có thể ăn được và rất bổ ích cho sức khỏe. Không ai phủ nhận sự cần thiết phải bảo tồn những loài hoang dại để làm vật liệu lai giống cho một số gen nào đó. Một ví dụ: khoai tây xuất xứ từ Nam và Trung Mỹ, có nhiều loại mọc hoang. Giữa thế kỷ 19, sau những vụ hư hại mùa màng khủng khiếp của loại du nhập thiếu tính miển dịch. Âu châu đã tốn kém rất nhiều để tìm chúng làm vật liệu lai tạo ra giống mới. Một ví dụ khác, cây Lactuca saligna dùng để lai giống với xà lách rất tốt cho sức kháng cự thật mạnh đối với rận lá.
Về mặt dược phẩm, không phải chỉ có y học cổ truyền mà cả y học hiện đại ngày càng cần dược phẩm lấy từ thiên nhiên. Năm 1973, chúng đã chiếm 42% các loại thuốc được bác sĩ kê toa. Nếu chúng được chế biến theo phương thức tổng hợp thì giá quá đắt không ai trả nổi. Sau khi biết rõ rằng, những hóa phẩm "vincristin" và "vinblastin" từ cây catharanthus roseus đã đem lại kết quả tốt trong việc chống ung thư máu của trẻ em và chất ép từ cây silybum marianum là dược liệu duy nhất chửa bệnh gan đemm lại tử vong, người ta đã tăng cường nghiên cứu dược tính trong giới thực và động vật hoang dại. Hiện nay mới chỉ có vài phần trăm cây cỏ được đưa ra nghiên cứu, nhất là các loại có khả năng chửa bệnh ung thư, trong khi các nhà khoa học ước lượng rằng hơn 20% giống loại có mang dược tính.
Riêng ở nước ta, đến nay đã thống kê được hơn 7.000 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 2.300 loài có giá trị kinh tế thực dụng. Các nhà thực vật học phỏng tính ta có ít nhất là 12.000 loài. Như vậy sự hủy hoại hằng năm mấy trăm ngàn hecta rừng, mưa và đất đai tại Việt Nam cũng đã hủy hoại nặng nề các khu vực sinh sống và cư trú của bao nhiêu giống loại. Đã từ lâu một số loài quí hiếm và đặc hữu của nước ta không còn thấy xuất hiện. Ví dụ như heo vòi, tê giác hai sừng. Có thể có một số loài hoang dã và "nguồn gen" của nước ta đã bị tuyệt chủng hoặc tiêu diệt trước khi sự hiện hữu và diện mạo của chúng được phát hiện. Không chừng chúng ta đã vô tình chặt gãy một cách đột ngột sự tiến hóa và cơ chế tiến hóa của một vài loài đã tồn tại từ hàng tỷ năm qua.
Các hệ quả tiêu cực vừa nêu sơ bộ trên đây có thể đưa đến kết luận rằng, các chủ trương trong nước nhằm chấm dứt sự lãng phí đất đai và tệ nạn đốt phá rừng chưa đạt được hiệu quả. Những biện pháp sử dụng đất đai đúng qui cách khoa học, nhưng đòi hỏi phải chú trọng đầy đủ việc bảo vệ môi trường trong sự mở rộng diện tích canh tác v.v.. vẫn chưa được thực hiện. Vậy phải làm gấp những gì để cứu vãn những tài nguyên thiên nhiên quí giá và để đối đầu với cuộc khủng hoảng sinh thái ngày trở nên trầm trọng?
IV.) Phải làm gì để cứu và bảo vệ đất?
Qua các tài liệu trong nước, có thể thấy được mối quan tâm càng ngày càng trở nên quan trọng về vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường Việt Nam -- trong đó có đất đai. Đã có nhiều phân tích và đánh giá mối tương quan giữa nhịp độ tăng nhanh dân số và những xu hướng sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Đã có những nhận định về những thiếu sót đối với công tác bảo vệ. Đã có những ý kiến về những xây dựng chiến lược quốc gia lâu dài. Nhìn chung đó là những điều tích cực và lạc quan. Song trên quan điểm hiệu quả, thiết nghĩ Việt Nam cần có những chính sách cụ thể triển khai riêng cho mỗi một loại tài nguyên thiên nhiên, cho mỗi một nhân tố của môi trường. Song song, Việt Nam cần có những kế hoạch và chương trình đầu tư chi tiết nhằm thực hiện các mục tiêu nhắm đến. Bởi vì sự thấu triệt đối tượng, sự vạch rõ đường lối, phương hướng, phương châm và sự liệt kê mọi "điều kiện cần" Trong chánh sách bảo vệ, trên thực chất, chưa đưa đến sự thành công. Phải có người, có đội ngũ, có địa điểm và thời điểm rõ rệt, phái có phương tiện tài chánh, thiết bị và cơ sở vật chất đầy đủ thì công tác bảo vệ mới được thi hành hiệu quả.
Đối với đất đai, một chính sách bảo vệ môi trường nặng tính đại cương và nguyên tắc khó mà mang lại được một sự bảo vệ hiệu quả. Bởi vì ngoài những biện pháp có tác động sâu rộng vào đời sống và môi trường, như điều chỉnh sinh đẻ, phát triển nền kinh tế quốc dân, tiến hành công nghiệp hóa v.v... ngoài những đề nghị về giáo dục, về luật pháp, về phân chia trách nhiệm cho các nghành, cho các cơ quan và địa phương, chánh sách và kế hoạch bảo vệ đất đai phải đi vào nội dung chi tiết của từng nguyên nhân có tác động trực tiếp với đất. Ví dụ như:
Kinh
nghiệm của nước ngoài cho thấy rằng để bảo vệ đất
một cách thành công, ngòai sự ổn định của xã hội, cần
có những điều kiện "cần" và "đủ" sau đây:
V.)Về giá trị của đất
Bài nói chuyện này có hai mục đích:
Thứ nhất : nó mong khơi gợi thêm sự nhạy cảm vế mọt đối tượng mà nhiều người làm việc trong lãnh vực bảo vệ môi trường cũng ít quan tâm. Những nhận định không mang chủ đích phê phán, chỉ muốn nhấn mạnh tính nghiêm trọng và khẩn trương của vấn đề, nhằm tranh thủ được sự chú ý và sự đóng góp nhiều hơn nữa của Việt kiều trong công việc bảo vệ và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của nước ta.
Thứ hai cần xác định thêm một lần nữa rằng, nhận thức về sự đánh giá về đất đai của ông cha ta "bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu" quả thật mang một giá trị thực tiễn, phổ quát, siêu vượt không gian và thời gian. Sự đánh mất đất màu trên mức độ qui mô lớn, sự khó khăn và lệ thuộc về cung cấp lương thực và thực phẩm, sự lệ thuộc về kinh tế và sự suy yếu nền độc lập của một quốc gia không tách rời nhau một cách cô lập và nằm trong một chuỗi liên hệ một cách chặt chẽ.
Đã có bao nhiêu người đọc được lời cảnh giác đáng suy nghĩ của Erich Hornsmann, một nhà lâm nghiệp đáng kính của Đức như sau: " Kẻ thù số một của nhân loại không phải là chiến tranh song chính là kẻ phá hủy đất đai phì nhiêu, thuần thục." Và có kẻ phải trải qua một thời gian rất lâu mới vượt qua tình trạng "thấy gỗ mà không thấy cây, thấy cây mà không thấy rừng, thấy rừng mà không thấy đất, nước và toàn bộ hệ thống liên hệ".
Sau đây là nguyên văn của một câu trong phần mở đầu bản dự thảo luật đất đai trong nước: "Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta tốn bao công sức và xương máu mới khai thác, bối bổ, cải tạo và bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay", câu này đã xác định một lần nữa cái giá trị thiêng liêng không đo lường được của đất.
Giữ gìn đất là giữ gìn điều kiện sống còn, điều kiện để lên màu xanh gấm vóc của quê hương. Nó cần phải trở nên một bổn phận chung bởi vì đã có "quê cha đất tổ" thì cũng phải có "quê cháu, đất tông". Mong rằng Việt Nam chóng giải quyết mọi khó khăn, chóng tiến lên sự thịnh vượng và hạnh phúc để cho những thế hệ mai sau cũng lớn lên trong một giang sơn gấm vóc như lịch sử ta đã ghi.
Tham
luận tại Hội thảo quốc tế tháng 7-2006 tại Học viện
Phật giáo Việt Nam tại TP HCM:
Phật
giáo trong thời đại mới: Cơ hội và thách thức