Chim Việt Cành Nam [ Trở Về ] [ Trang Chủ ] [ PDF ] [ Tác giả ]
Giê-su qua cái nhìn
của người Phật TửTác giả : GS André Bareau
Người dịch : Lại Như BằngPhiên bản : 02/04/2010
Bài thuyết trình của GS André Bareau (Giáo sư Collège de France) tại Trung Tâm Văn Hóa Tin Lành dòng Luther, Paris, ngày 11 Tháng 12 năm 1984."Giê-su qua cái nhìn của người Phật tử": đây là một đề tài lý thú, nhưng quả thật là khó. Trước hết, trong tất cả những đạo lớn của thế giới, có lẽ đạo Phật là đạo xa cách đạo Ki-tô nhất trong giáo lý cơ bản và trên nhiều điểm quan trọng, mặc dù vẫn gần gũi, hay có vẻ gần gũi, trên nhiều điểm khác. Thứ đến, với thời gian, trên con đường phát triển, đạo Phật đã mang rất nhiều hình tướng khác nhau, hội nhập vào nhiều nền văn minh khác nhau, vào nhiều dân tộc khác nhau, do đó giữa những người Phật tử có thể có những "cái nhìn về Giê-su" rất khác nhau. Sau hết, nếu chúng ta biết khá rõ về cái nhìn của người Phật tử, nhất là Phật tử thời nay, về đạo Ki-tô, chúng ta rất hiếm khi được nghe nói đến quan niệm của họ về cá nhân Giê-su.
Trước khi tìm hiểu người Phật tử thực sự nghĩ sao, tôi thiết nghĩ cần phải dựa trên giáo lý cơ bản của kinh điển nguyên thủy đã được ghi chép lại từ hơn 20 thế kỷ nay để xét xem người Phật tử sẽ phải nghĩ thế nào về người sáng lập đạo Ki-tô.* Có lẽ quý vị đều đã biết, đạo Phật là một đạo có đặc điểm, rất khó hiểu cho người phương tây chúng ta, là không những từ chối không chấp nhận một Thượng Đế độc nhất, thường hằng, quyền phép vô biên, tạo hóa mọi sự vật, chủ tể mọi loài trong vũ trụ, mà còn không chấp nhận một nhân thể thường hằng tương đương với cái mà chúng ta gọi là linh hồn. Chính vì phủ nhận nguyên lý một nhân thể thường hằng mà người Phật tử không thể chấp nhận một Đấng Tạo Hóa như người phương tây chúng ta thường quan niệm.
Cũng nên nói cho rõ hơn: Đạo Phật chưa bao giờ phủ nhận sự hiện hữu của các thần linh, trái lại nữa là khác, theo đạo Phật có hằng hà sa số các vị trời, hàng triệu thần tiên đủ loại, lớn nhỏ, thiên thần cũng như địa thần; có những vị thù thắng vi diệu, thân toàn ánh sáng sống bằng lạc thọ, có những vị thân thể thô thiển hơn nhưng mắt trần không thể thấy, tất cả đều quyền phép oai vũ hơn người trần rất nhiều. Tuy nhiên, mỗi vị trời dù đứng thứ bậc nào trong địa vị thần linh, dù oai linh quyền phép đến đâu đi nữa cũng vẫn bị hạn chế trong thời gian sống và trong quyền phép của mình. Mỗi vị sinh ra, bỗng nhiên hóa hiện ra giữa các vị trời, sống rất lâu, hàng tỷ năm (người Ấn Độ thường vẫn hay phóng đại rất nhiều khi có dịp tự do vận dụng trí tưởng tượng vốn rất phong phú của họ), sống sung sướng an lành, không đau đớn, không phiền não lo âu, không bệnh tật, không chết chóc như các loài hữu tình khác, là loài người hay không phải là loài người. Nhưng đời sống này dĩ nhiên sẽ phải có kết thúc, cũng như mọi sự mọi vật đã có bắt đầu, đã được sinh ra. Một ngày kia, vị trời này sẽ mất đi, bỗng nhiên biến đi, không đau đớn lo âu, và sẽ tái sinh như bất cứ một hữu tình nào khác, vào cõi trời, hoặc cõi người, hoặc cõi súc sinh, hoặc cõi ngạ quỷ, tùy theo nghiệp quá khứ của vị đó. Vốn không thường hằng, vốn được sinh ra và mất đi như các hữu tình khác, vị trời này dĩ nhiên không thể là đấng tạo ra vũ trụ và những loài sinh sống trong đó. Quyền phép dù rộng lớn đến đâu đi nữa nhưng vẫn có giới hạn, vị trời này không thể là chủ tể mọi loài, mọi sự, mọi vật.
Không chấp nhận một Đấng Tạo Hóa, theo quan niệm chúng ta thường có bên phương tây Ki-tô giáo, người Phật tử dĩ nhiên không thể chấp nhận tính thiên khải của Giê-su. Đối với họ, dựa theo lịch sử, Giê-su chỉ là một con người. Tuy nhiên, với tất cả những đức tính hiển nhiên của ngài, chắc chắn sau đó ngài đã sinh vào cõi trời do thọ hưởng quả lành, do sự "chín muồi" của các thiện nghiệp. Tóm lại, qua lối nhìn của đạo Phật, con người Giê-su, sau khi chết, chắc đã trở thành một vị trời, nghĩa là một loại siêu nhân được xác định rõ ràng với những tính chất đặc thù, với quyền phép, với đời sống lâu dài, với những sinh hoạt đặc biệt; sinh hoạt này có thể là sự quán chiếu chân lý (contemplation de la vérité) hay chỉ là quán trí tiếp cận chân lý (méditation d'approche), hay chỉ là hưởng thụ lạc thú của thiên giới qua mọi hình thái khác nhau, có dục tính hay không dục tính, hoặc kiểm xét sinh hoạt của loài người. Khi vị Giê-su, đã trở thành trời trong điều kiện kể trên, chết đi thì, trong một tương lai xa hay gần, tùy theo địa vị hiện tại của ngài trên cõi trời, ngài sẽ tái sinh lại, cũng như vô số lần khác trong quá khứ. Chắc ngài sẽ sinh lại cõi trời hay cõi người tùy theo đức hạnh và thiện nghiệp của ngài, ngài sẽ không bị thu hút vào những cõi xấu xa như những kẻ tham ác, rơi vào những cõi súc sinh, ngạ quỷ. Nói cách khác, trong đời sống tương lai, Giê-su có thể còn giữ được tính trời của mình, theo ý nghĩa của đạo Phật, hay sinh vào cõi người , và trong trường hợp này sẽ hành động như một vị Cứu tinh (Messie), trong giới hạn mà đạo Phật đã định cho vai trò này. Như vậy, đạo Phật không phủ nhận tính trời của Giê-su, tính trời được hiểu theo một ý nghĩa nào đó, cũng như không phủ nhận tính người của ngài; tuy nhiên hai tính này không thể tồn tại cùng một lúc mà phải kế tiếp nhau.
Nếu con người Giê-su sinh ra cách đây ngót hai mươi thế kỷ đã trở thành một vị trời, người Phật tử có thể dễ dàng chấp nhận chuyện này, thì ngài rất đáng được kính trọng, đáng được tôn sùng như các vị thần linh khác, được mọi người tôn kính thờ phượng do vô số thiện nghiệp của các ngài trong các đời sống trước; chính tính trời của các vị là bằng chứng rõ ràng về những thiện nghiệp của các vị trong các kiếp trước. Hơn nữa, nghi lễ của đạo Ki-tô không đòi hỏi sát sinh, cũng giống như nghi lễ đạo Phật, vì sát sinh để cúng tế là phạm vào một trong những giới cấm cơ bản chung cho cả hai đạo, người Phật tử không thể chê trách gì tín đồ Ki-tô khi những người này tôn thờ Thầy của họ, Chúa của họ. Còn hơn thế nữa, không gì ngăn cản người Phật tử tôn sùng Giê-su cũng như tôn sùng các vị thần linh khác xuất xứ từ Ấn Độ Giáo; trong nhiều chùa ta thường gặp đền thờ các vị thần này.
Thật vậy, ngược với đạo Ki-tô, sinh ra trong những điều kiện hoàn toàn khác, đạo Phật không những chưa bao giờ phủ nhận sự hiện hữu hoặc phủ nhận tính trời của vô số vị trời của Ấn Độ cổ xưa, hay của các xứ mà đạo Phật truyền tới, mà đạo Phật cũng không hạ thấp các vị trời đó xuống hàng những loài quỷ, xấu xa và tàn bạo, hiện thân của mọi điều xấu. Ngược lại, đạo Phật đã thu nhập tất cả những vị này, kể cả những vị vốn rất hung dữ cũng được mau chóng chuyển hóa. Còn hơn thế nữa, đạo Phật đã nâng các vị thần này lên hàng mẫu mực cho Phật tử cư sĩ, nhưng không thể là mẫu cho hàng tăng sĩ vì đời sống quá sung sướng của cõi trời khiến các vị trời không thể thành tu sĩ khổ hạnh, không thể trì hành các giới luật nghiêm túc và khắc khổ, con đường duy nhất đưa đến giải thoát, Niết-bàn.
Trong cõi trời rất phong phú và phức tạp của đạo Phật, rất hiếm có những vị trời còn giữ tính dữ dằn hoặc thực sự căm thù đối với loài người. Nếu có, thường chỉ là những vị địa tiên thuộc những tầng thấp nhất, những vị tiểu thần của một thôn xóm nào đó, hay là Mâra, thần chết, đối thủ chính và dai dẳng của đức Phật, vì ngài dạy cho muôn loài phương pháp để thoát khỏi sự chết, hay đúng hơn những sự chết kế tiếp nhau, hệ quả của tái sinh. Thật ra, Mâra là một hình ảnh có tính biểu tượng, chỉ được dùng trong đạo Phật, và theo truyền thuyết thì thường thường lố bịch hơn là đáng sợ, ngay cả lúc vị thần này xua đoàn quân quỷ ghê gớm do nó hóa hiện ra để tấn công đức Phật và đức Phật đã xua tan chúng chỉ bằng một niệm của ngài.
Việc các vị trời, ngoại trừ một vài vị rất hiếm, đều là những hữu thể hiền hoà xứng đáng được tôn kính, là một chuyện rất dễ hiểu theo giáo lý nhà Phật; nếu các ngài trở thành trời, được hưởng hạnh phúc tuyệt vời của cõi trời là vì các ngài thừa hưởng quả báo của vô số thiện nghiệp trong những đời trước. Trở lại đề tài của chúng ta, nếu con người Giê-su đã trở thành một vị trời, và đứng trên quan niệm Phật giáo thì chuyện này rất đáng tin, ngài xứng đáng được mọi người tôn kính thờ phượng, không chỉ những tín đồ đạo Ki-tô, mà kể cả những người Phật tử cũng như những người theo đạo khác.
Con người Giê-su trở thành một vị trời do đó được kính trọng, phải chăng điều này có nghĩa là giáo lý của ngài dạy cách đây hai nghìn năm và được tín đồ truyền tụng đến ngày nay cũng phải được trọng vọng như vậy? Nói cách khác, với người Phật tử, giáo lý của Giê-su, đạo Ki-tô, có đáng được trọng vọng bằng những thiện nghiệp của ngài không? Chắc chắn là đáng trong chừng mực mà giáo lý của ngài phù hợp với lời dạy của Đấng Thế Tôn, nghĩa là có ích lợi cho con người, giúp con người tiến bộ trên con đường giải thoát hay ít ra giúp tái sinh trong cõi trời hay cõi người chứ không bị rơi vào những cõi xấu xa khác. Trái lại, cũng không đáng, vì giáo lý của Giê-su đưa con người xa rời Con đường dẫn đến Giải thoát, hay đúng hơn khiến con người ngừng lại dọc đường, chỉ dẫn đến tái sinh nơi thiên đàng của một vị trời trong một thời gian có giới hạn, dù giới hạn này có dài lâu đến đâu đi nữa, và làm cho con người lầm tưởng rằng sẽ được ở đó vĩnh viễn. Tóm lại, giáo lý của Giê-su chỉ dành cho cư sĩ, những người muốn có một đời sống tương lai càng sung sướng, càng lâu dài càng tốt, trong khi giáo lý của đức Phật nhắm những tu sĩ, những người, sau khi thấu rõ tính chất vô thường, sự giới hạn trong không gian và thời gian, của vạn vật, kể cả hạnh phúc trong cõi trời, không vừa lòng với hạnh phúc đó, quyết định đạt đến Niết-bàn, chấm dứt mọi tái sinh, dù trong cõi nào đi nữa.
Hệ luân lý Giê-su truyền dạy cho tín đồ ngài hầu như in hệt hệ luân lý đức Phật dạy cho Phật tử. Không những cả đôi bên đều ngăn cấm làm điều ác, lớn hay nhỏ, như giết người, trộm cắp, tà hạnh, hưởng thụ, dối trá, phóng dật, v.v..., mà cả đôi bên cũng đều luôn luôn khuyên bảo tín đồ mình nuôi dưỡng và thể hiện những đức tính như lòng nhân ái, lòng từ bi, tính kiên trì, lòng từ thiện, lòng khoan dung mỗi khi bị xúc phạm, vv... Cả hai đều thấy rõ là sự thể hiện hệ luân lý chung này chỉ là bước đầu, rất cần thiết nhưng không đầy đủ, trên con đường dài đưa đến mục tiêu tối hậu do các vị sáng lập đạo giáo vạch ra cho tín đồ của mình, thiên đàng cho người theo đạo Ki-tô, Niết-bàn cho Phật tử. Tóm lại, cùng truyền dạy một hệ luân lý chung như là bước đầu cơ bản, Giê-su và đức Phật lúc đầu dẫn đắt tín đồ của mình trên cùng một con đường, một con đường dài và khó khăn cho nhiều người nhưng không thể tránh khỏi để chuẩn bị cho chặng đường sau, cho một đời sống đạo hạnh, tu luyện tâm linh để đạt đến quả vị tối hậu đã vạch ra.
Ngoài những điểm tương đồng kể trên, giáo lý của Giê-su và giáo lý của đức Phật khác biệt nhau rất xa. Với đức Phật, giáo lý của Giê-su sai lạc, không đúng với sự thật, không đúng với những Thánh đế mà tu sĩ Gotama đã "giác ngộ", vì nghĩa chính của chữ "Bụt-đà" (Bouddha) là giác ngộ. Như vậy, giáo lý đạo Ki-tô, với hệ luân lý cao đẹp, dẫn dắt tín đồ mình sinh vào một cõi trời, nhưng lại ngăn chận không cho tiến xa hơn, tới sự giải thoát khỏi vòng luân hồi, đạt đến Niết-bàn, vì làm cho tín đồ mình hiểu sai lầm rằng hạnh phúc trên cõi trời là mục đích cao cả nhất. Đối với người Phật tử, Giê-su đáng tôn kính vì đã dẫn dắt, bằng hệ luân lý của ngài, con người đến cõi sung sướng, nhưng ngược lại ngài cũng không đáng tôn kính vì đã truyền cho tín đồ một đạo lý sai lạc. Giáo lý này sai lạc vì nó dựa lên lòng tin nơi một vị trời độc nhất, thường hằng và tạo hóa mọi vật, tin vào một linh hồn vĩnh cửu, ẩn trong mỗi con người. Nó sai lạc vì nó không chấp nhận lẽ vô thường, lẽ vô ngã, do đó đưa đến phiền não khổ đau, của mỗi hữu tình. Nó còn sai lạc vì nó khuyên dạy tín đồ phát triển lòng sùng bái vị trời của họ và lòng thương yêu những con người khác, cả hai tính này đều có cơ sở là tham ái, trong khi đức Phật khuyên dạy phải xa lìa tham ái dưới mọi hình thức vì nó là một chướng ngại quan trọng trên con đường giải thoát, ngược lại, ngài khuyên dạy phải phá chấp một cách triệt để, ngay cả trong khi thể hiện đến tột cùng những đạo hạnh cao đẹp nhất, như lòng nhân ái, lòng từ bi, lòng từ thiện, tính khoan dung.
Như vậy, đứng về lý, đối với Phật tử, Giê-su là một con người đáng kính trọng, đáng thờ phượng, là một vị thánh nhân và chắc đã trở thành trời sau khi là một con người, cách đây ngót hai mươi thế kỷ. Tuy vậy ngài vẫn thua xa đức Phật, dù đức Phật vẫn mang thân người trong kiếp sống cuối cùng, trong khi Giê-su có lẽ đã thành trời trong đời sống đó. Thật ra, dưới con mắt những người Phật tử, tôn sư của họ, dù vẫn còn sống trong cõi người, đã tự nâng mình lên cao hơn mọi vị trời, đã "giác ngộ" Chân như, tìm ra con đường đưa đến Niết-bàn, điều mà không một vị trời nào có thể làm nổi chính vì tính trời của họ. Thật vậy, hạnh phúc toàn hảo của các vị trời khiến các ngài không thấu rõ được phiền não khổ đau tiềm ẩn trong mỗi hữu tình, dù có mang hình thái nào đi nữa. Chính sự chứng ngộ khổ đau này, đối với người Phật tử, là bước đầu trên con đường rất dài và rất khó đưa đến giải thoái khỏi vòng luân hồi.
Sau khi đã tìm hiểu cái nhìn người Phật tử có thể có về Giê-su, dựa trên giáo lý cơ bản mà người Phật tử học được và tin theo, bây giờ chúng ta xét trong thực tế họ nghĩ sao về Giê-su, dựa trên những lời nói chứng từ của chính họ.* Muốn vậy, tôi trông cậy vào bốn trong những người cộng tác xuất sắc nhất của tôi, mỗi vị, trong mỗi lãnh vực khác nhau, có một sự hiểu biết thấu đáo về tâm tư của người Phật tử thời nay. Thượng tọa Thích Thiện Châu, Tiến sĩ Văn chương, vốn là một vị tôn đức của Phật giáo Việt nam. Ông Mohan Wijayaratna, sinh ra trong một gia đình song giáo, Ki-tô và Phật, sắp trình luận án Tiến sĩ về một số khía cạnh của Phật giáo Tích lan và cũng đã từng viết nhiều bài báo rất đáng chú ý, một trong những bài này nói về đề tài chúng ta bàn đến hôm nay, dưới con mắt người Tích lan. Đức Cha Eugène Denis, Tiến sĩ Văn chương và nghiên cứu viên tại Viện Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia (CNRS), sống tại Thái Lan từ hơn ba mươi năm nay và đang nghiên cứu đạo Phật xứ này. Ông Paul Magnin, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia (CNRS), đã từng sống lâu năm tại các xứ Viễn đông, nhất là tại Đài Loan, chuyên nghiên cứu về đạo Phật Trung quốc. Tôi cũng phải nói đến quyển sách quý báu do đồng nghiệp và cũng là bạn thân của tôi, Giáo sư Jacques Gernet, xuất bản cách đây hai năm tại nhà xuất bản Gallimard dưới tựa đề "Trung quốc và đạo Ki-tô, tác động và phản ứng" (Chine et christianisme, ation et réaction); tác phẩm này cho ta biết và hiểu quan niệm của người Trung quốc, người Phật tử hay người theo đạo khác, về đạo Ki-tô và về Giê-su trong những thế kỷ XVII và XVIII.
Lẽ ra, trong chừng mực nào đó, ta phải gắn liền sự tìm hiểu cái nhìn của người Phật tử về Giê-su với cái nhìn của họ về đạo Ki-tô. Nhưng vấn đề này tự nó cũng rất phức tạp, đòi hỏi quá nhiều tài liệu đủ mọi thể loại, khiến ta không có thì giờ bàn tới bữa nay.
Cái nhìn của Phật tử về Giê-su thay đổi tùy thời điểm lịch sử, tùy xứ, tùy tông phái Phật giáo. Nhưng ngày nay nó có xu hướng trở nên đồng nhất.
Người Trung quốc vào thế kỷ XVII và XVIII có những phê phán gay gắt nhất, tuy nhiên rất khó xác định đâu thực sự là phần phê phán của đạo Phật, đâu là phần của đạo Khổng hay đạo Lão. Với người trung Quốc, Giê-su chỉ là một người, bị kết án tử hình vì làm loạn, làm xáo trộn trật tự xã hội, điều tối kỵ đối với truyền thống Á đông. Cái chết khổ nhục của Giê-su, bị hành hình trên cây Thập ác như một tên tội phạm, sự đau đớn phải trải qua, theo người Phật tử, chỉ là kết quả của ác nghiệp trong quá khứ, nghiệp càng ác, quả báo càng nặng. Thuyết nghiệp báo khiến một số Phật tử nghĩ rằng đời trước Giê-su đã giết người. Hơn nữa, không dủ sức thoát khỏi cực hình, tự cứu thoát bằng phép tắc nhiệm mầu thì làm sao Giê-su có thể cứu người khác? Nếu Giê-su là Thượng đế tối cao, khi ngài đầu thai làm người, đất trời không ai cai quản, kết quả sẽ khủng khiếp vô cùng. Còn nếu ngài giáng sinh từ Thượng đế thì ngài thua xa đức Phật, vì chẳng cần ai giúp sức, thần thánh hay thế lực nào khác nữa, đức Phật tự mình đã tìm ra đạo lý giải thoát và tự lấy quyết định truyền bá đạo lý này. Dù sao đi nữa, nếu Giê-su là một vị trời, ngài chỉ có thể là một vị trời như muôn ngàn vị khác, chịu theo quy luật khắt khe của quả báo tái sinh, và do đó thấp hơn đức Phật, người đã ra ngoài vòng sinh tử luân hồi. Sự kiện Giê-su giáng sinh chẳng có gì đáng chú tâm, vì thực ra, nó chỉ là một hiện tượng mà người Phật tử xem là tương đối và tùy điều kiện sinh ra, trong dòng sinh tử luân hồi vô thường của vạn vật. Hơn nữa, sự giáng sinh này mâu thuẫn với tính chúa-ba-ngôi mà giáo lý Ki-tô gán cho ngài. Còn các phép lạ của Giê-su chẳng thấm vào đâu so với các oai phép Phật đã tung ra, bao trùm cả vũ trụ vô thủy vô chung, bao gồm hằng hà sa số thế giới tương tự như thế giới chúng ta.
Ngày nay, mâu thuẫn cũ giữa hai đạo đã giảm bớt, cái nhìn của Phật tử về Giê-su cũng nhẹ nhàng hơn. Dĩ nhiên, người Phật tử không nhìn nhận, không thể nhìn nhận Giê-su là vị Cứu thế, Nhà Tiên tri, hay là Đấng Tạo Hóa, thường hằng và tối thắng, vì những danh hiệu này đối với Phật tử hoàn toàn vô nghĩa, hay diễn dịch những ảo vọng xuất phát từ những hý luận vô ích chìm đắm trong vô minh, vô minh hiểu theo nghĩa của người Phật tử. Dĩ nhiên, người Phật tử cũng không thể đặt Giê-su cao hơn đức Phật, như một nhà truyền giáo nọ đã vụng về cố gắng chứng minh rằng đức Phật là kẻ đi trước chuẩn bị cho Giê-su xuất hiện. Và dĩ nhiên, người Phật tử không chấp nhận có sự phục sinh của Giê-su, vì khái niệm phục sinh không có trong giáo lý đạo Phật, cũng như không có trong giáo lý Ấn độ hay đạo Jaïna. Sự tái sinh sau khi chết hoàn toàn khác với sự phục sinh của đạo Ki-tô.
Ngoài những giới hạn kể trên, giới hạn suy ra từ lời dạy của đức Phật, hầu như mọi người Phật tử thời nay đều có thiện cảm với Giê-su. Họ cảm mến ngài, kính phục nữa, nhưng không phải vì vậy mà họ mảy may có ý cải đạo theo đạo Ki-tô. Họ sẵn sàng nêu lên những điểm tương đồng giữa Giê-su và đức Phật: Một đời sống trong sạch, được hướng dẫn bởi một hệ luân lý cao cả, vô vị lợi, thấm nhuần bởi lòng nhân ái, lòng từ bi, lòng từ thiện, lòng khoan dung, cho đến hy sinh cả tính mạng của chính mình. Theo họ, cả Giê-su lẫn đức Phật đều đáng kính, cả hai đều là những vị thánh nhân hiền đức như nhau.
Thượng tọa Thích Thiện Châu có đưa thêm vài ý khá lý thú, dựa trên giáo lý Đạo Phật Phát Triển (Mahâyâna), một phong trào canh tân trong đạo Phật cách đây hai mươi thế kỷ; đạo Phật Việt Nam bắt nguồn từ đó, cũng như rất nhiều hình thái khác của đạo Phật tại Viễn đông và Trung đông. Giáo lý Ba Thân Phật cho phép ta hiểu tính chất của Giê-su rõ hơn là giáo lý nguyên thủy, hiện còn thịnh hành tại Tích Lan và Đông Nam Á. Giáo lý Phát Triển quan niệm là đức Thế tôn có ba thân: Hóa thân hay Ứng thân, người thường thấy được, với thân này Phật đã sinh ra, sống một đời sống bình thường của mọi người rồi chết đi; Báo thân, ngài dùng thân này để hiện ra giữa các vị Bồ-tát, tức là những vị xả thân cứu đời để thành Phật trong một thời gian rất xa nữa; và Pháp thân, là thật thể của các pháp trong vũ trụ, thân như thật và vĩnh cửu, các hữu tình đều có thân này, nhờ thế mà trong tương lai, có thể rất xa, tất cả đều có thể thành Phật. Ta có thể áp dụng Lý Ba Thân này vào trường hợp Giê-su để giải thích tính chất vừa trời vừa người của ngài, giải thích cách nào ngài vừa ở đời cứu nhân độ thế, vừa ngự trị trên ngôi tối thượng tuyệt đối. Thân thứ nhất có thể coi là thân mà mọi người bình thường trông thấy, là thân của Giê-su lịch sử, đã sinh ra, truyền đạo, đau khổ và chết đi trên cây Thập ác. Thân thứ hai là báo thân huyền diệu mà ba đệ tử Pierre, Jean và Jacques đã chiêm ngưỡng trên núi. Thân thứ ba là thân trời, người thường không thể nghĩ bàn, thân Cha trong quan niệm Ba Ngôi của đạo Ki-tô. Cách so sánh này, giữa hai giáo chủ, giúp cho người Phật tử hiểu biết dễ dàng hơn về Chúa cứu thế và Kinh thánh, và kính trọng ngài hơn. Thượng tọa Thích Thiện Châu đưa ra một hình ảnh tuyệt đẹp: "Ta có thể yêu mến sự tinh khiết của hoa sen, và cùng lúc thưởng thức cái đẹp của hoa huệ và hoa hồng" (*) .
Vị tăng sĩ Việt Nam nêu ra một điểm gần gũi nữa, giữa đạo Ki-tô và tông Tịnh độ, một tông phái ở Viễn đông khá quan trọng chỉ tôn thờ Phật A Di Đà, hay "Vô lượng quang Phật", một vị Phật trước đây đã nguyện đón về đất "Tịnh Độ" tất cả hữu tình niệm danh hiệu ngài. Phật A Di Đà có một vị cộng tác nổi tiếng nhất trong các hàng Bồ tát, đó là Bồ tát Quan Thế Âm, đại từ đại bi, luôn luôn sẵn sàng hiện ra cứu giúp những kẻ hoạn nạn và đã từ chối không thành Phật chừng nào tất cả hữu tình chưa đạt Niết bàn. Hình ảnh Quan Thế Âm rất gần với hình ảnh Giê-su, do đó những người tu theo Đạo Phật Phát Triển, nhất là tông Tịnh độ, có thể tôn kính Giê-su như một vị Bồ tát. Đạo Phật Phát Triển cho rằng các vị Phật tương lai này, ngoài những đức tính như lòng từ bi, trí tuệ, lòng nhân ái, lòng nhẫn nại, v.v... lại còn "giỏi về phương tiện" để cứu vớt các loài hữu tình, làm những phép lạ, do đó Phật tử các tông phái Phát Triển chấp nhận dễ dàng là Giê-su thực sự có phép lạ.
Tuy nhiên, Thượng tọa Thích Thiện Châu nói thêm, Phật tử thuộc các tông phái Phát Triển [, với quan niệm tôn kính về Giê-su như đã nói ở trên,] không tránh khỏi ngỡ ngàng trước những lời cuối cùng có lẽ Giê-su đã thốt ra trên cây Thập ác: "Chúa ơi, Chúa ơi, sao lại bỏ rơi con ?".
Như vậy, trong các tôn giáo lớn, đạo Phật là đạo xa cách đạo Ki-tô nhất, về mặt giáo lý cũng như phương cách hành đạo, nhưng, ngược lại, cũng là đạo biết đánh giá cao nhất giá trị tâm linh của đạo Ki-tô. Điều đó càng đúng vào thời đại này, khi mà đạo Ki-tô đã từ bỏ thái độ thù địch cố hữu của mình với mọi tín ngưỡng khác để chấp nhận rằng các đạo giáo đó không phải là âm mưu của quỷ dữ, mà là những cố gắng nhiều khi rất đáng quý nhằm xoa dịu phiền não khổ đau của con người bằng cách hiến dâng họ những hy vọng vào một ngày mai xán lạn hơn. Những quan hệ thường thường rất nồng hậu giữa Phật tử và tín đồ Ki-tô, và nhất là giữa những người đại diện của các cộng đồng đôi bên tại trung Á và đông Á, là những khích lệ lớn và có nhiều ý nghĩa. Trong các kết quả đáng chú ý nhất, phải kể cái nhìn kính trọng và có thiện cảm của đa số người Phật tử thời nay với con người Giê-su, dù là Phật tử xứ nào đi nữa, hay thuộc tông phái nào đi nữa.* ***
đăng Hương Sen 21/05/1997
đọc lại 02/04/2010
Nguyên Đạo Lại Như Bằng
(*) Lời người dịch: Muốn biết rõ tư tưởng của Hòa thượng Thích Thiện Châu về vấn đề này, nên tìm đọc tài liệu bằng tiếng Pháp "Approche du bouddhisme et du christianisme" của HT Thích Thiện Châu .
Ngoài ra, vào những thời điểm đó (1980-1990) người theo đạo Ca-tô tại Pháp cũng có nhiều suy nghĩ về vấn đề này. Tìm đọc Tập san Lumière et Vie số 193, tháng 8-1989 (Lyon), đặc biệt với bài của Linh mục Pierre de Béthune: "Le dialogue chrétien-bouddhiste, une expérience spirituelle".
REGARDS DES BOUDDHISTES SUR JESUS Centre culturel luthérien, Paris 11 Décembre 1984
André Bareau "Regards des bouddhistes sur Jésus" : voilà certes un sujet fort intéressant, mais qui présente quelques sérieuses difficultés. Tout d'abord, le bouddhisme est sans doute, de toutes les grandes religions du monde, celle qui est le plus éloignée du christianisme par sa doctrine fondamentale et par d'autres traits importants, bien qu'il en soit, ou en semble, en revanche très proche par d'autres. Ensuite, à cause de l'extrême diversité des formes qu'il a prises au cours du temps et de son extension géographique, par suite de sa grande souplesse d'adaptation aux civilisations et aux mentalités fort variées des peuples chez lesquels il s'est introduit, ses "regards sur Jésus" peuvent être très différents les uns des autres. Enfin, si nous possédons un assez grand nombre d'informations sur la façon dont les bouddhistes, surtout ceux d'aujourd'hui, considèrent le christianisme, bien plus rares au contraire sont les renseignements relatifs à leurs opinions sur la personne de Jésus.
Avant d'examiner ces derniers documents pour savoir comment les adeptes du bouddhisme voient effectivement le fondateur du christianisme, il m'a paru bon d'étudier la façon dont ils devraient le voir en théorie, en la déduisant de la doctrine fondamentale enseignée par les anciens textes canoniques du bouddhisme, vieux de plus de vingt siècles.* Comme vous le savez sans doute, le bouddhisme est une religion qui présente la fort étrange particularité, difficile à comprendre pour nos esprits occidentaux, de nier, de réfuter même l'existence d'un Dieu unique, éternel, omnipotent, créateur de tout ce qui existe et souverain de tous les êtres qui peuplent l'univers, et aussi de nier l'existence de tout principe personnel éternel, analogue à ce que nous nommons l'âme. C'est du reste la négation de ce principe personnel qui les conduit logiquement à nier celle de Dieu tel que nous le concevons.
Entendons-nous bien : le bouddhisme n'a jamais nié l'existence des dieux, bien au contraire il reconnaît celle de myriades de dieux, de millions de divinités de toutes sortes, grandes et petites, célestes et terrestres, les unes sublimement éthérées, purs esprits ou possédant un corps fait de lumière et se nourrissant uniquement de joie, les autres doués d'un corps de matière plus grossière mais invisible aux hommes ordinaires, les uns et les autres incomparablement plus puissants que ces derniers car disposant de multiples pouvoirs prodigieux. Chacun de ces êtres divins, cependant, si élevé soit-il dans la hiérarchie divine, si immensément puissant soit-il, est limité aussi bien dans la durée de sa vie que dans ses pouvoirs. Chacun d'eux naît, apparaissant soudain parmi les dieux, vit ensuite une très longue existence, qui peut durer des milliards d'années car les Indiens ont toujours compté très large quand ils ont pu donner libre cours à leur fertile imagination, cette vie sera parfaitement heureuse, exempte de toute douleur, de toute peine, de tout souci, elle ne sera sujette ni à la maladie ni à la mort comme celle des autres êtres, humains ou non, mais elle aura nécessairement une fin, comme tout ce qui existe et qui a eu naturellement un commencement, une naissance. Un jour, donc ce dieu mourra, disparaîtra soudain, sans aucune souffrance ni angoisse, et il renaîtra comme n'importe quel être vivant après sa mort, soit comme dieu, soit comme homme, soit comme animal, soit même comme damné, en conséquence automatique et inéluctable de la valeur morale de ses actes passés. N'étant pas éternel, ayant eu une naissance et étant voué à la mort comme tous les êtres vivants, ce dieu ne peut évidemment pas être le créateur de l'univers ni de ses habitants. Possédant des pouvoirs limités si immensément étendus et divers soit-ils, il ne peut donc être le souverain de tout ce qui existe, êtres et choses.
Niant l'existence de Dieu, au sens où nous l'entendons dans l'Occident chrétien, les bouddhistes nient en conséquence la divinité de Jésus. Tel que l'histoire le connaît, Jésus ne fut donc qu'un homme à leurs yeux. Cependant, étant donné les insignes vertus dont il a fait preuve, il y a tout lieu de penser qu'il est ensuite rené parmi les dieux par le simple jeu de la rétribution, de la "maturation" de ses bonnes actions. En somme, dans l'optique bouddhique, l'homme que fut Jésus est très probablement devenu, après sa mort, un dieu, c'est-à-dire un être surhumain d'une certaine catégorie bien définie en elle-même par sa nature, par ses pouvoirs, par la durée de sa vie, pas ses activités, qui peuvent être pure contemplation de la vérité, ou méditation d'approche de celle-ci, ou simple jouissance de la félicité divine sous ses divers aspects, sensuels ou spirituels, ou encore surveillance des actions humaines. Quand ce Jésus devenu ainsi un dieu mourra, dans un avenir plus ou moins lointain selon la place qu'il occupe à présent dans la hiérarchie divine, il renaîtra à nouveau, comme il l'a déjà fait d'innombrables fois dans le passé. Il est fort possible qu'il revienne alors parmi les dieux ou parmi les hommes en conséquence de ses vertus et des bonnes actions qu'elles ont produites, qu'il échappe donc aux mauvaises destinées dans lesquelles tombent inexorablement les méchants et les avides, les destinées des animaux, des revenants perpétuellement affamés et des damnés. Autrement dit, dans sa prochaine existence, Jésus pourra conserver sa nature divine, au sens où le bouddhisme conçoit celle-ci ou renaître homme, et dans ce cas apparaître et agir comme le Messie, toutefois dans les limites que la doctrine bouddhique peut accorder à un tel rôle. Ainsi donc, le bouddhisme ne refuse pas plus de reconnaître la divinité de Jésus dans un certain sens que son humanité, à ceci près que ces deux natures ne peuvent aucunement coexister mais doivent se succéder dans le temps.
Si, comme les bouddhistes peuvent aisément l'admettre, l'homme que fut Jésus il y a près de vingt siècles est devenu un dieu il a tout à fait droit aux égards, à la dévotion et au culte dus par les hommes aux êtres divins quels qu'ils soient, ne serait-il qu'en raison des nombreuses et admirables bonnes actions accomplies par les dieux dans leurs vies antérieures, ce dont leur nature divine porte un éclatant témoignage. En outre, comme le culte chrétien n'exige pas plus de sacrifice sanglant, de meurtre d'animal, que le culte bouddhique, ce qui serait contraire à l'un des commandements fondamentaux communs à la morale de ces deux religions, les adeptes du Bouddha ne peuvent donc rien reprocher à ceux du Christ lorsque ces derniers manifestent leur dévotion à leur maître et seigneur. Mieux, même, rien n'empêche un bouddhiste de s'associer au culte de Jésus comme il participe effectivement à celui de diverses divinités plus ou moins apparentées à celles de l'hindouisme et dont les chapelles s'élèvent souvent dans l'enceinte des monastères bouddhistes eux-mêmes.
En effet, à l'inverse de ce qu'a fait le christianisme, né il est vrai dans des circonstances tout à fait différentes, non seulement le bouddhisme n'a jamais nié la divinité ou l'existence des innombrables dieux de l'Inde ancienne et des autres pays où il s'est répandu, mais il ne les a pas rabaissés au rang de démons, horribles et foncièrement méchants, incarnations de tous les vices. Au contraire, il les a convertis, même ceux que leur nature originelle rendait redoutables aux hommes, il les a enrôlés très vite dans les troupes de ses disciples. Mieux même, il en a fait des modèles offerts à ses propres fidèles laïcs, faute de pouvoir les proposer à ses moines parce que le bonheur sans faille dont jouissent les dieux les empêche de devenir ascètes, de se soumettre à la discipline stricte et austère qui peut seul mener rapidement à la Délivrance, au Nirvâna.
Très rares sont, dans le très riche et complexe panthéon reconnu par le bouddhisme, les êtres divins qui ont conservé un caractère irascible ou même vraiment hostile aux hommes. Ce sont , ou bien des divinités terrestres du degré le plus bas, petits génies locaux encore mal dégrossis, ou bien Mâra, la mort personnifiée, l'adversaire principal et acharné du Bouddha parce que celui-ci enseigne aux êtres la méthode qui leur permettra de s'affranchir définitivement de la mort, plus exactement des morts successives, consécutives aux renaissances. En réalité, Mâra est une figure allégorique, du reste propre au bouddhisme, et que la légende montre généralement plus ridicule que vraiment redoutable, même quand elle lance contre le Bienheureux sa terrifiante armée de démons née d'elle-même et que le Bouddha met en fuite d'une seule pensée.
Que les dieux soient donc, à de très rares exceptions près, des êtres bienveillants et dignes de vénération, cela s'explique très bien selon la doctrine bouddhique, car, si ces êtres sont devenus tels, s'ils jouissent de l'extraordinaire bonheur divin, c'est parce qu'ils l'ont mérité par les innombrables et admirables bonnes actions qu'ils ont accomplies durant leurs précédentes existences. Pour en revenir à notre sujet, si l'homme que fut Jésus est devenu un dieu comme tout porte à le croire dans l'optique propre au bouddhisme, il mérite donc pleinement la vénération et le culte des hommes, non seulement des chrétiens, mais aussi des bouddhistes et des adeptes des autres religions.
Que l'homme que fut Jésus, devenu un dieu, mérite par cela même tel respect, cela signifie-t-il pour les bouddhistes que l'enseignement qui fut le sien il y a deux mille ans et qui fut transmis à ses fidèles jusqu'à nos jours mérite la même considération ? Autrement dit, Jésus est-il aussi digne d'admiration pour les disciples du Bouddha, pour sa doctrine, le christianisme, que pour ses actes vertueux ? Certes oui dans la mesure où son enseignement fut en accord avec celui du Bienheureux, c'est-à-dire utile aux hommes, à leur progression sur la Voie de la Délivrance ou du moins en les conduisant à renaître chez les dieux ou chez les hommes et non pas dans les mauvaises destinées. Non, en revanche, parce que sa doctrine détourne ses fidèles de la Voie menant au Nirvâna, ou plus exactement les fait s'arrêter en chemin, se contentant de les faire renaître dans le paradis d'un certain dieu pour un temps limité, si immense soit-il, en leur donnant à croire qu'ils y resteront pendant l'éternité. En somme, l'enseignement de Jésus est destiné aux laïcs, à ceux qui visent seulement une vie future aussi agréable et longue que possible, tandis que celui du Bouddha s'adresse aux ascètes, à ceux qui, ayant compris la nature essentiellement impermanente, limitée dans le temps comme dans l'espace, de toutes choses, et notamment du bonheur divin, ne sauraient se contenter de celui-ci et qui sont résolus à aller jusqu'au Nirvâna à mettre un terme à toute renaissance, à toute existence, quelle qu'elle soit.
La morale enseignée par Jésus à ses disciples est quasiment identique à celle que le Bouddha préconise aux siens. Non seulement elles interdisent l'une et l'autre de commettre des crimes et des fautes graves ou minimes, meurtre, vol, adultère, luxure, mensonge, intempérance,etc. etc. ,mais elles incitent avec insistance à cultiver et pratiquer les vertus de bonté, de compassion, de patience, de charité, de pardon des offenses, de bien d'autres encore. Elles voient à juste titre, dans l'exercice de cette morale commune, le premier pas, absolument nécessaire mais insuffisant, sur la longue route menant au but qu'elles indiquent à leurs adeptes, au salut tel que leurs fondateurs respectifs les définissent, le paradis pour les chrétiens, le Nirvâna pour les bouddhistes. En somme, en prêchant la même morale et en faisant de celle-ci la première de leurs obligations, Jésus et Bouddha exhortent leurs disciples à suivre d'abord un même chemin, un chemin assez long et difficile pour la plupart des hommes mais qu'il est indispensable de parcourir comme préparation à la suite, aux exercices spirituels ou assimilés qui conduiront enfin au but désigné.
Pour le reste, l'enseignement de Jésus diffère grandement de celui du Bouddha. Du point de vue de ce dernier, il est erroné, non conforme à la réalité, aux saintes Vérités auxquelles l'ascète Gautama s'est "éveillé", car tel est le sens propre du mot "bouddha". Par conséquent, si la doctrine chrétienne, par l'observation de sa morale élevée, conduit ses adeptes à renaître chez un dieu, elle empêche d'aller plus loin, jusqu'à la délivrance des transmigrations, au Nirvâna, car elle leur fait croire, à tort selon le Bouddha, que le bonheur divin est le but suprême. Si donc, en tant que guide des hommes vers une heureuse destinée, Jésus est, aux yeux des bouddhistes, admirable et vénérable pour l'enseignement de sa morale, il ne l'est pas en ce qu'il fourvoie ses disciples par une doctrnie erronée. Celle-ci l'est en effet, pensent les adeptes du Bouddha parce qu'elle est fondée sur la croyance en un Dieu unique, éternel et créateur de tout ce qui existe, et en une âme elle aussi éternelle, présente au fond de chaque homme. Elle est erronée en ce qu'elle ne reconnaît pas la nature essentiellement impermanente, vide de tout principe personnel, et par conséquent vouée au malheur, à la peine et à la souffrance, de chaque être. Elle l'est encore en ce qu'elle exhorte les fidèles à développer une dévotion envers son dieu et un amour envers les êtres humains qui ont tous les deux une nature passionnée, alors que le Bouddha dénonce la passion sous toutes ses formes comme étant un obstacle majeur à la délivrance et recommande au contraire le détachement le plus complet, même dans l'exercice des vertus les plus sublimes, la bonté, la compassion, la charité et le pardon, poussées jusqu'à leurs plus extrêmes limites.
Ainsi donc, en théorie, pour les bouddhistes, si Jésus est certes un personnage admirable, hautement vénérable et digne d'un culte, si l'on doit reconnaître sans aucun doute sa sainteté et si l'on peut volontiers admettre qu'il est devenu un dieu après avoir été un homme il y a quelque vingt siècles, il occupe cependant une place nettement inférieure à celle du Bouddha dans la hiérarchie des êtres, bien que le Bouddha n'ait été qu'un homme dans sa dernière existence, alors que Jésus a dû devenir un dieu. Il est vrai qu'aux yeux des bouddhistes, leur maître vénéré s'est élevé par lui-même, tout en demeurant dans l'humaine condition, bien au-dessus des dieux, de tous les dieux, pour s'être "éveillé" à la Vérité suprême, avoir découvert la voie menant au Nirvâna, ce dont aucun dieu n'était capable à cause de sa nature divine. En effet, le bonheur sans nuage dont jouissent les dieux les empêche de connaître la douleur, la peine, le malheur inhérent à toute existence sous quelque forme qu'il se présente. Or, cette connaissance de la douleur est, pour les bouddhistes, le premier pas sur le très long et fort difficile chemin qui conduit à la délivrance des transmigrations.
* Après avoir cherché quels regards les bouddhistes pouvaient porter sur Jésus en se fondant uniquement sur les bases de la doctrine qu'ils ont reçue et en laquelle ils croient, voyons maintenant comment ils voient réellement la personne de Jésus, en utilisant cette fois leurs propres témoignages.Pour cela, j'ai fait appel à quatre de mes meilleurs collaborateurs, ayant chacun, dans un domaine différent, une excellente connaissance des opinions des bouddhistes de notre temps. Le vénérable Thich Thiên Châu, docteur ès lettres, est un ancien dignitaire du bouddhisme vietnamien. M. Mohan Wijayaratna, né d'un mariage mixte, chrétien et bouddhiste, termine une thèse de doctorat sur certains aspects du bouddhisme singhalaise et a par ailleurs écrit plusieurs articles fort intéressants, dont l'un traite précisément notre sujet, dans l'optique singhalaise. Le père Eugène Denis, docteur ès lettres et chargé de recherches au C.N.R.S., réside en Thaïlande depuis plus de trente ans et il y poursuit des travaux de grande valeur sur le bouddhisme de ce pays. M. Paul Magnin, également chargé de recherches au C.N.R.S. a séjourné en Extrême-Orient pendant de longues années, notamment à Taïwan, et s'est spécialisé dans l'étude du bouddhisme chinois. Je dois aussi reconnaître l'aide précieuse que j'ai retirée de la lecture du livre que mon collègue et ami, M. Jacques Gernet, membre de l'Institut, a publié il y a deux ans chez Gallimard sous le titre "Chine et christianisme, action et réaction" , ouvrage qui nous fait connaître et comprendre les opinions des chinois, bouddhistes et autres, sur le christianisme et sur Jésus au cours des XVIIe et XVIIIe siècles.
L'examen des jugements portés par les adeptes du Bouddha sur la personne du Christ devrait être lié, au moins dans une certaine mesure, à celui de ceux qu'ils ont formés envers le christianisme. Malheureusement, cette dernière étude est en elle-même trop complexe pour que nous ayons le temps de l'aborder ce soir, ne serait-ce qu'en raison de la mutiplicité des documents qu'il nous faudrait utiliser pour cela.
Les regards posés sur Jésus lui-même par les bouddhistes diffèrent avec les époques, les pays et les sectes si diverses du bouddhisme, mais ils tendent à converger aujourd'hui.
Les jugements les plus sévères furent formulés par les chinois des XVIIe et XVIIIe siècles, mais il est assez difficile de distinguer en eux ce qui revient précisément aux bouddhistes de ce qui fut exprimé par les confucianistes et les taoïstes. Jésus, déclaraient-ils, ne fut qu'un homme, condamné à mort pour avoir suscité de graves troubles publics, avoir perturbé cet ordre social auquel toutes les traditions orientales étaient très attachées. La mort ignominieuse infligée à Jésus, soumis au supplice de la croix comme un criminel, et les cruelles souffrances qu'il a subies ne sont, aux yeux des bouddhistes, que les fruits, les effets de ses mauvaises actions passées et en rapport avec la gravité de celles-ci. La théorie bouddhique de la rétribution automatique des actes des vies antérieures a donc conduit certains bouddhistes à penser que Jésus avait commis un meutre dans une existence précédente. En outre, s'étant montré incapable d'échapper au supplice, de se libérer lui-même par un moyen naturel ou prodigieux, comment pouvait-il prétendre délivrer les autres hommes ? Si Jésus était dieu, le grand dieu souverain, en s'incarnant il aurait privé le monde de direction, ce qui aurait eu des conséquences catastrophiques. S'il n'était au contraire qu'une émanation de Dieu, il aurait été bien inférieur au Bouddha, qui a découvert par lui-même, sans aucune aide extérieure, divine ou autre, la doctrine de salut et l'a enseignée de sa propre décision. De toute façon, si Jésus était dieu, il ne pouvait être qu'une divinité quelconque, soumise à la dure loi de la transmigration, et par là aussi inférieur au Bouddha, qui a su et pu mettre un terme à ses renaissances successives. Accorder de l'importance à l'incarnation de Jésus, c'est s'attacher à ce que le bouddhisme regarde comme étant relatif et conditionné, à ce qui appartient au monde essentiellement changeant des transmigrations. De plus, cette incarnation est logiquement tout à fait incompatible avec la nature trinitaire que lui attribue le dogme chrétien. Quant aux miracles qu'on prête à Jésus et dont ses fidèles font si grand cas, ils font vraiment piètre figure à côté des prodiges autrement grandioses que le Bouddha aurait accomplis, à l'échelle d'un univers pratiquement illimité dans le temps comme dans l'espace et peuplé d'une infinité de mondes semblables au nôtre.
Les jugements portés aujourd'hui par les bouddhistes sur Jésus sont beaucoup plus favorables, en raison de l'apaisement de l'ancienne hostilité qui avait opposé les deux religions. Certes, les fidèles du Bouddha ne reconnaissent pas, ne peuvent pas reconnaître en Jésus le Christ, le Messie, le Sauveur des hommes non plus que le Dieu créateur, éternel et tout-puissant, pour la bonne raison que ces mots sont pour eux vides de sens et les notions qu'ils désignent de pures illusions nées des cogitations vaines d'esprits obnubilés par l'ignorance, au sens où les bouddhistes entendent ce dernier mot. Certes encore, ils refusent de placer Jésus au-dessus du Bouddha, par exemple de faire de celui-ci une sorte de prédécesseur de celui-là comme a récemment proposé de la regarder un certain missionnaire dans un article où la maladresse l'emportait sur la bonne volonté. certes enfin, les bouddhistes nient la réalité de la résurrection de Jésus, parce que la notion de résurrection est totalement étrangère à leur doctrine, comme aussi à celles des hindous et des jaïnas, car la renaissance qui suit la mort et qui est à la base de leurs croyances communes a une nature toute différente de la résurrection telle que la conçoivent les chrétiens.
Ces réserves étant faites, réserves clairement fondées sur l'enseignement du Bouddha, les adeptes de celui-ci portent aujourd'hui presque unanimement un jugement très favorable sur Jésus. Celui-ci leur inspire un grand respect et même de l'admiration, sans pour autant qu'ils éprouvent le moindre besoin, le moindre désir de se convertir au christianisme. Il soulignent très volontieers les grandes ressemblances qui rapprochent certains aspects de la personne de Jésus de celle du Bouddha : Une vie très pure, guidée par une morale de haute élévation et de complet désintéressement, tout imprégnée de bonté et de compassion, d'altruisme sincère et de pardon des offenses, allant au besoin jusqu'au sacrifice personnel. Jésus et le Bouddha sont, disent-ils, également dignes de vénération, ce sont deux hommes hautement admirables, comparables par le degré élevé de sagesse qu'ils ont atteint l'un et l'autre.
Le vénérable Thich Thiên Châu ajoute à cela des considérations intéressantes, inspirées par la doctrine propre au Mahâyâna, le grand mouvement réformateur apparu il y a vingt siècles et d'où le bouddhisme vietnamien tire son origine comme les autres formes, si diverses, prises par la religion du Bienheureux en Extrême-Orient et en Asie Centrale. La doctrine des trois corps du Bouddha permet, pense-t-il, de mieux comprendre la nature de Jésus que ne le fait l'enseignement du bouddhisme antique, encore si vivant à Ceylan et en Asie du Sud-Est. Le Mahâyâna attribue trois corps différents au Bienheureux : un corps apparent, visible aux hommes ordinaires, dans lequel il est né, a passé son existence humaine et est mort; un corps dit de jouissance, corps glorieux en lequel il se montre aux bodhisattva , êtres qui se destinent résolument à devenir un bouddha dans un avenir très lointain et s'emploient pour cela à pratiquer les différentes vertus jusqu'à leur perfection en se dévouant pour aider et sauver les êtres; enfin le corps dit de dharma , ce mot désignant à la fois l'ordre cosmique et l'ordre spirituel, considérés comme identiques avec l'essence de la doctrine bouddhique, corps de l'absolu qui est lavéritable nature des bouddhas et aussi celle qui est présente, mais cachée, au tréfonds de tous les êtres, ce pourquoi tous ceux-ci sont destinés au salut, si lointain que puisse être ce dernier. On peut retrouver les équivalents de ces trois corps en Jésus-Christ, pense le Vénérable, expliquer sa nature à la fois humaine et divine, comprendre comment il a pu simultanément exercer sa mission salvatrice dans le monde et demeurer dans l'absolu de sa béatitude. Le premier corps serait celui qu'ont connu les hommes ordinaires, celui du Jésus de l'histoire, qui est né, a prêché, a souffert et est mort sur la croix. Le deuxième serait le corps merveilleux que trois de ses disciples, Pierre, Jacques et Jean, ont contemplé sur la montagne au moment de la transfiguration. Le troisième serait la forme de Dieu inaccessible à l'esprit humain, le vrai corps de Jésus, celui de Dieu lui-même, du Père de la Trinité chrétienne. Cette analogie des deux fondateurs de religions permet aux bouddhistes d'Extrême-Orient une meilleure compréhension du Christ et de ses Evangiles, et leur inspire une attitude respect. Comme le dit fort joliment Thich Thiên Châu :"On adore bien la pureté du lotus, mais on apprécie également la beauté des lis et des roses."
Le Vénérable vietnamien fait un autre rapprochement, cette fois entre le christianisme et l'amidîsme, forme du bouddhisme extrême-oriental fort importante et qui est fondée sur la seule dévotion envers un bouddha particulier, Amitâbha, "Lumière infinie", qui a fait jadis le voeu d'accueillir dans son paradis de la "Terre pure", tous les êtres qui feront appel à lui. Or, le bouddha Amitâbha a pour subordonné le plus célèble des bodhisattva, Avalokiteshvara, le tout-compatissant, toujours prêt à voler au secours des êtres en détresse et qui a renoncé à devenir un bouddha tant que tous les êtres n'auront pas atteint la délivrance des transmigrations, la béatitude inconcevable du Nirvâna. La comparaison avec Jésus est claire, et c'est pourquoi les adeptes du Mahâyâna, ceux de l'amidisme en particulier, sont portés à vénérer le fondateur du chistianisme à l'égal d'un bodhisattva. Du reste, le Mahâyâna n'attribue-t-il pas à ces futurs bouddhas, entre autres vertus, compassion, sagesse, bonté, patience, etc. , celle de "l'habileté dans les moyens" employés pour sauver les êtres, ces moyens étant fort variés et comprenant les prodiges les plus divers, ce qui conduit les mahâyânistes à accepter la réalité des miracles attribués à Jésus ?
Cependant, ajoute Thich Thiên Châu, les bouddhistes d'Extrême- Orient, tous adeptes de sectes issues du Mahâyâna indien, restent perplexes devant les dernières paroles qu'aurait prononcées Jésus mourant sur la croix :"Mon dieu, mon dieu, pourquoi m'as-tu abandonné ?"
Ainsi donc, quoique le bouddhisme soit, de toutes les grandes religions, la plus éloignée du christianisme par ses enseignements et, dans une large mesure, par ses pratiques, il est sans doute, paradoxalement, celle qui reconnaît le mieux sa haute valeur spirituelle. C'est particulièrement vrai aujourd'hui où le christianisme vient d'abandonner l'hostilité foncière qu'il a si longtemps manifestée envers toutes les autres croyances et se montre enfin disposé à voir en elle, non pas des oeuvres du démon, mais des tentatives souvent fort respectables de soulager les hommes de leurs peines et de leurs angoisses en leur offrant l'espoir d'un avenir meilleur. Les relations généralement excellentes qui existent de nos jours entre bouddhistes et chrétiens, et surtout entre les représentants les plus qualifiés des uns et des autres dans l'Asie méridionale et orientale, sont significatives et encourageantes. Parmi leurs conséquences les plus intéressantes, il faut compter les regards favorables et profondément respectueux que les bouddhistes de notre époque posent en leur très large majorité sur la personne de Jésus, quels que soient les pays où ils vivent et les formes du bouddhisme auxquelles ils adhèrent.* André BAREAU