Hồi 138  -  Lục Mạch Thần Kiếm  -  Nguyên Tác: Kim Dung

Vào gác Phượng quần hùng khiếp vía

Ðoàn Dự đang lấy làm khoan khoái trong lòng thì Cưu Ma Trí lại lên tiếng:

-  Công tử là người nhân hậu, sau này tất được hưởng hạnh phúc dồi dào. Lão tăng hôm nay xin cáo biệt. Từ đây về sau xa cách ngàn trùng, e rằng khó có ngày tái ngộ nữa. Cuốn kinh này xin gửi lại công tư. Nếu khi nào tiện dịp, nhờ công tư trả lại chùa Thiếu Lâm giùm cho. Lão tăng kính chúc hai vị nâng án ngang mày, trăm năm đầu bạc.

Cưu Ma Trí nói xong, đưa cuốn "Dịch cân kinh" giao lại cho Ðoàn Dự.

Ðoàn Dự hỏi:

-  Bây giờ đại sư định về Thổ Phồn ư?

Cưu Ma Trí đáp:

- Cái đó chưa nhất định. Lão tăng hay đâu chầu đấy, về cũng nên mà không về cũng chưa biết chừng.

Ðoàn Dự hỏi:

-  Vương tử bên quý quốc đang đến Tây Hạ cầu thân với công chúa. Ðại sư không chờ xong việc này rồi hãy đi ư?

Cưu Ma Trí mỉm cười nói:

-  Lão tăng muốn làm người thoát tục thì còn chen chân vào chốn bụi trần làm chi. Từ đây lão tăng hạc nội mây ngàn tới đâu hay đó. Lão nói xong cầm đầu dây rút thư thì biết là đầu trên đã buộc vào một khối đã lớn. Lão liền từ từ bám vào dây trèo lên.

 

Cưu Ma Trí nhân kỳ giác ngộ này sau quả nhiên thành một bậc cao tăng nước Thổ Phồn.

 

Ðoàn Dự cùng Vương Ngọc Yến ngồi đối diện nhau yên lặng không nói câu gì nghe rõ cả từng hơi thở. Tuy hai người ở chốn bùn lầy mà trong lòng cực kỳ hoan lạc, chẳng ai muốn ra khỏi giếng khô này nữa. Hai người từ từ giơ tay ra nắm lấy tay nhau, tâm đầu ý hiệp, hai trái tim cùng hoà một nhạc điệu êm đềm.

Hồi lâu Vương Ngọc Yến mới lên tiếng:

- Ðoàn lang! Tiểu Muội e rằng Ðoàn lang bị thương ở cổ họng. Chúng ta phái đi lên trên xem sao?

Ðoàn Dự đáp:

- Ta chẳng thấy đau đớn chút nào hết, cần gì phái lên vội!

Vương Ngọc Yến dịu dàng nói:

- Ðoàn lang đã không muốn lên thì tiểu muội cũng ở lại đây bầu bạn với chàng.

Ðoàn Dự thấy điều gì nàng cũng theo ý mình, không muốn phản đối, thì chàng lại chiều ý nàng, cười nói:

-  Nhưng để Yến muội ngồi mãi trong bùn lầy há chẳng tội nghiệp ư?

Rồi tay trái chàng ôm lấy tấm lưng thon của Vương Ngọc Yến, tay phái kéo đầu dây. Sức chàng mạnh vô cùng, chỉ hơi chuyển mình một cái là đã cao lên mấy thước.

Ðoàn Dự rất lấy làm kỳ, chàng có biết đâu mình đã hút thêm được toàn bộ công lực của Cưu Ma Trí. Hơn nữa lòng chàng khoan khoái, tinh thần phấn khởi nên khí lực gia tăng rất nhiều.

Hai người ra khỏi giếng rồi. Ánh dương quang chiếu vào mặt đối phương trông rất lem luốc. Hai người cùng hiểu là mặt mình cũng vậy thì không khỏi bật cười. Chàng và nàng tìm đến chỗ khe suối nhỏ, để cả quần áo lội xuống nước tắm rữa đồng thời giặt giũ quần áo cho sạch.

Vương Ngọc Yến đã hết nội lực, may mà gặp tiết Trung thu trời chưa giá lạnh nên còn chịu đựng được khi dầm mình xuống nước suối.

Hai người đầm đìa những nước ở dưới suối bước lên lại nhớ đến đêm trước Ðoàn Dự rớt xuống hồ. Cũng trong tình trạng này nhưng tâm tình lại khác hẳn, tưởng chừng như đã đổi sang cuộc đời mới.

Vương Ngọc Yến nói:

-  Chúng ta ở trong hoàn cánh này mà để cho người ngoài trông thấy thì thật thẹn chết đi được.

Ðoàn Dự nói:

-  Vậy chúng ta ở đây phơi nắng cho khô đi, chờ đến tối hãy về.

Vương Ngọc Yến gật đầu khen phái rồi tựa vào bên táng đã núi.

Ðoàn Dự ngắm nghía nàng thấy người đẹp như ngọc, tóc xanh như mây thì trong lòng vui sướng khôn tả.

Vương Ngọc Yến thấy tình lang đứng ngó qua ngó lại thì mặt thẹn đỏ bừng.

Hai người mãi cuộc say sữa vui thú, nào hay ngày vui ngắn chẳng tày gang, trông ra ác đã ngậm gương non đoài.

Góc trời Ðông, mãnh gương nga tròn vành vạnh mà sáng tỏ, từ từ đi lên ngọn cây tùng.

Ðoàn Dự đang lúc vui say, chợt nhớ tới Mộ Dung Phục liền nói:

- Yến muội! Hôm nay tâm niệm ta được đền bồi, tưởng thần tiên cũng không bằng. Nhưng chẳng hiểu biểu ca nàng đến cầu hôn công chúa Tây Hạ, việc biết có thành không?

Vương Ngọc Yến nguyên đã nặng tình với Mộ Dung Phục. Mỗi khi nàng tưởng đến tâm sự mình thì đâu lòng muốn tự tuyệt. Bây giờ nàng đã biến đổi tâm tình, nhưng đối với Mộ Dung Phục không khỏi có chút lòng vấn vương. Nàng rất mong cho biểu ca lấy được công chúa Tây Hạ, liền nói:

-  Phải đấy! Chúng mình qua đó ngó xem vụ này ra sao?

Hai người lật đật đi về phía nhà tân quán.

Khi tới cữa ngoài, bỗng nghe trong bóng tối có tiếng người nói:

-  Các người cũng đến đây ư? Chính là thanh âm Mộ Dung Phục.

Ðoàn Dự cùng Vương Ngọc Yến mừng rỡ đáp:

-  Phái rồi! Té ra ca ca cũng ở đây!

Mộ Dung Phục hắng giọng một tiếng, rồi nói:

-  Ta vừa mới đánh nhau với bọn võ sĩ Thổ Phồn, hạ sát hơn mười đứa. Chúng làm mất thì giờ của ta khá nhiều. Gã họ Ðoàn kia, sao ngươi không tự mình đi dự yến, lại nhờ một vị cô nương giả mạo làm chi? Ta không để cho ngươi giáo quyệt thế đâu và nhất định nói toang vụ này ra.

Ðoàn Dự ngạc nhiên hỏi:

-  Cô nương nào mà lại giả trang làm tại hạ? Tại hạ thiệt không biết chi hết.

Vương Ngọc Yến cũng nói:

-  Biểu ca! Ðoàn lang cùng tiểu muội vừa mới ra khỏi giếng...

Nàng nói tới đây thì nhận thấy rằng, mình đã nói dối, vì nàng cùng Ðoàn Dự ra khỏi giếng còn quấn quít với nhau bên suối nước hàng nữa ngày trời, thì không thể nói là vừa mới ra được. Bất giác nàng đỏ mặt lên. May mà trời đêm tối, Mộ Dung Phục không để ý nên không biết vẻ mặt nàng bẽn lẽn. Y còn mãi để tâm vào việc tới hoàng cung, nên y cũng không để ý tới người nàng đã hết bùn lầy, chứ không phái vừa mới ra khỏi đãy giếng.

Vương Ngọc Yến lại nói tiếp:

-  Y... y đã nhận lời giúp biểu ca một tay để thành hôn sự với công chúa Tây Hạ. Tiểu muội mà được một vị công chúa nương nương làm biểu tẩu thì cũng nức lòng hả dạ lắm.

Mộ Dung Phục tinh thần phấn khởi hỏi:

-  Biểu muội nói thật không?

Mộ Dung Phục sau khi ra khỏi giếng khô, liền gặp bọn võ sĩ Thổ Phồn, rồi xảy ra cuộc ác đấu. Tuy y đắc thắng, nhưng người đã mệt mỏi. Y về đến nhà tân quán, vừa đúng lúc bọn Mộc Uyển Thanh, Tiêu Phong, Ba Thiên Thạch đi ra.

Mộ Dung Phục liền đứng nép vào chân tường để dò la động tĩnh. Ðồng thời tìm kiếm bọn Ðặng Bách Xuyên, Công Dã Càn để trù tính kế hoạch, thì Ðoàn Dự và Vương Ngọc Yến về tới nơi.

Mộ Dung Phục nghĩ thầm:

- Anh đồ gàn này quả nhiên nhất tâm muốn lấy biểu muội mình. Gã kết nghĩa anh em với Tiêu Phong, Hư Trúc, nếu chịu chân tình giúp mình, thì thật rất được việc!

Bỗng nghe Ðoàn Dự nói:

-  Mộ Dung huynh là biểu ca của Yến muội, tức cũng là biểu ca tiểu đệ. Biểu ca có việc thì khi nào tiểu đệ lại đứng ngoài tự thủ bàng quan?

Mộ Dung Phục cả mừng nói:

-  Bây giờ chúng ta không nên chậm trễ, phái tới hoàng cung ngay mới được.

Ðoàn Dự còn nghe Mộ Dung Phục kể chuyện Mộc Uyển Thanh cái dạng nam trang, liền đoán ra mọi sự.

Chàng nghĩ rằng:

-  Mình mất tích rồi, bọn Ba Thiên Thạch, Chu Ðan Thần vì đã vâng lệnh phụ vương không biết làm thế nào? Trong tình trạng cấp bách, họ đành nhờ Mộc Uyển Thanh cái trang để thay mặt mình đi cầu thân.

 

Ba người về đến trụ sở của Mộ Dung Phục.

Bọn Ðặng Bách Xuyên thấy công tư trở về thì mừng rỡ khôn xiết! Ai nấy hấp tấp thay đổi y phục.

Ðoàn Dự không muốn xa rời Vương Ngọc Yến.

Mộ Dung Phục đành bảo Vương Ngọc Yến giá trai cùng đi vào cung. Lúc ba người dẫn bọn Ðặng Bách Xuyên, Công Dã Càn, Bao Bất Ðồng, Phong Ba Ác đến hoàng cung thì cữa cung đã đóng rồi.

Mộ Dung Phục khi nào chịu thôi liền đi vòng phía ngoài, tìm chỗ vắng vẻ nhảy qua tường mà vào.

Phong Ba Ác nhảy lên đầu tường, gã đữa tay ra nắm lấy Ðoàn Dự.

Ðoàn Dự tay trái ôm lấy Vương Ngọc Yến, nhảy tung lên một cái. Chàng đưa tay phải ra định nắm lấy tay Phong Ba Ác.

Không ngờ vừa nhảy một cái hai người đã vượt cao khỏi đầu gã đến ba bốn thước, rồi từ từ hạ xuống nhẹ nhàng như một chiếc lá rơi không một tiếng động.

Mộ Dung Phục đã nhảy vào trong tường rồi.

Trên mặt tường là Phong Ba Ác.

Ngoài tường còn Ðặng Bách Xuyên và Công Dã Càn.

Cả mấy người nhìn thân pháp của Ðoàn Dự khẽ la lên:

-  Khinh công tuyệt diệu!

Chỉ có Bao Bất Ðồng không phục, nói:

- Ta coi cũng bình thường thôi!

 

Mấy người nấp cả vào trong Ngự hoa viên để ý dò xem Ngự cung ở phía nào, đặng kiếm cách trà trộn vào.

Ngờ đâu, bữa nay Ngự yến chỉ trong khoảnh khắc đã giải tán. Những thiếu niên đến cầu hôn đã nghe lời mời của Văn Nghi công chúa đưa nhau vào Thanh Phụng Các uống trà.

Bọn Ðoàn Dự, Mộ Dung Phục, Vương Ngọc Yến đang ở trong vườn hoa thì gặp Mộc Uyển Thanh.

Bọn Tiêu Phong, Ba Thiên Thạch thấy Ðoàn Dự bình yên trở về thì vừa kinh ngạc vừa mừng thầm.

Mọi người khẽ bàn định:

- Việc cầu hôn bữa nay rất đông người, vị tất nước Tây Hạ đã biết rõ chân tướng từng người. Vậy cả đoàn cứ trà trộn vào Thanh Phụng Các rồi sẽ liệu. Bây giờ thấy chính Ðoàn Dự đến đây lại càng không sợ tiết lộ cơ mưu. Mấy người liền tiến vào ngự hoa viên, xa xa nhìn thấy một toà lầu các trong đám cây hoa rậm rạp.

Bên lầu có treo hai ngọn đèn lồng rất trang nhã. Hách Liên Thiết Thụ dẫn mọi người vào đến cữa lầu, dõng dạc lên tiếng:

-  Giai khách tứ phương đến yết kiến công chúa. Cữa lầu vừa mở, bốn tên cung nữ đi ra. Trong tay mỗi cô điều xách một chiếc đèn lồng. Sau cùng một vị nữ quan mình mặc áo tía, tóc buông rủ, lên tiếng:

-  Các vị từ xa đến đây thiệt là cực nhọc. Công chúa mời các vị tiến vào Thanh Phụng Các dùng trà.

Tôn Tản Vương tư đáp:

-  Hay lắm! Hay lắm! Ta đang khát dữ đây, ta đang khát dữ đây! Vì muốn được yết kiến công chúa, thì dù có đi xa đến đâu cũng chẳng quan tâm. Làm chi có chuyện cực nhọc? Ha ha!...

 

Hắn vừa cười lớn vừa ngang nhiên đi vào. Hắn lướt qua mặt mấy cung nữ mà tiến.

Mọi người cũng tranh nhau kéo ồ vào để tranh chỗ ngồi thuận tiện, càng gần công chúa càng hay.

Trước Thanh Phụng Các là một toà đại sảnh. Dưới thềm trái đệm da cừu rất dày. Trên mặt đệm thêu hoa ngũ sắc trông rất rực rỡ. Những bàn trà được bày thành hàng tề chỉnh. Trên bàn có những hộp đậy nắp, bên cạnh hộp đều đặt đĩa hoa xanh đựng kẹo mứt cùng các thứ điểm tâm. Ngoài ra có một chiếc bàn tròn phủ khăn gấm. Mọi người đều tưởng đây là chỗ ngồi của công chúa liền tranh nhau đến ngồi gần đó.

Ðoàn Dự cùng Vương Ngọc Yến dắt tay nhau ngồi vào chiếc bàn nhỏ ở góc sánh đường thì thầm với nhau, không hiểu nói gì.

Mọi người an toạ rồi.

Vị nữ quan cầm chiếc dùi đồng nhỏ bé gõ vào một tấm bạch ngọc"keng keng"ba tiếng.

Trong sánh đường yên lặng hẳn lại.

Cả Ðoàn Dự cùng Vương Ngọc Yến cũng không nói nữa, lặng lẽ chờ công chúa đi ra. Lát sau nghe tiếng ngọc bội leng keng. Tám tên cung nữ mặc áo màu lục từ nội đường đi ra đứng hai bên.

Hồi lâu một thiếu nữ mặc áo màu xanh lạt thoăn thoắt đi ra. Mọi người mắt sáng rực lên chăm chú nhìn thiếu nữ.

Thiếu nữ thân hình mãnh dẻ, cư chỉ nhàn nhã, dung nhan cực kỳ xinh đẹp.

Mọi người đều khen thầm trong bụng:

-  Người ta đồn Văn Nghi công chúa nhan sắc vô song, quả nhiên danh bất hư truyền.

Tôn Tản Vương tử và bọn Mộ Dung Phục đều lẩm bẩm:

- Lấy được cô vợ như nàng thiết chẳng uổng một đời.

Mộ Dung Phục còn tự an ủi:

- Ban đầu mình tưởng Văn Nghi công chúa dung mạo tầm thường. Nhưng bây giờ xem ra, tuy nàng dường như có kém biểu muội một chút, nhưng cũng vào hạng mỹ nhân chọn trong muôn người chưa được một, thì ra mối lo của mình đã quả thừa. Thiếu nữ từ từ bước tới trước cầm đôn, khẽ khom lưng thi lễ, ai nấy trầm trồ khen ngợi.

Thiếu nữ thái độ nghiêm trang, cặp mắt thuỷ chung vẫn không chăm chú nhìn một ai, tỏ ra là một vị khuê nữ cao quý, thủ lễ. Do đó dù là người gan dạ đến đâu cũng không ai dám lên tiếng vì sợ làm kinh động công chúa. Hồi lâu thiếu nữ mặt đỏ lên cất tiếng nói bằng một giọng nhỏ nhẹ:

-  Công chúa nương nương có huấn dụ: Liệt vị giai khách từ xa đến đây. Thanh Phụng Các này rất lấy làm xấu hổ không có trà ngon đãi khách. Xin mời chư vị tuỳ tiện uống trà đi!

Mọi người nghe nàng nói đều run lên ngơ ngác nhìn nhau. Có người không nhịn được la thầm:

- Chết chưa! Té ra ả không phái là công chúa mà chỉ là một cung nữ hầu cận nàng. Nhưng rồi lại nghĩ rằng:

-  Cung nữ còn đẹp thế này thì công chúa khỏi cần phái nói.

Tôn Tản Vương tử lên tiếng:

-  Té ra cô không phái là công chúa. Vậy mau mời công chúa ra đây! Ðến thịt béo rượu ngon ta còn chẳng thiết ăn, chứ đừng nói là trà ngon nữa.

Cung nữ đó đáp:

-  Chờ các vị dùng trà rồi, công chúa nương nương sẽ có huấn dụ.

Tôn Tản cười nói:

-  Hay lắm! Hay lắm! Công chúa nương nương đã có lệnh vậy ta phái kính cẩn tuân theo.

Gã nói xong mở nắp ra, nghiêng bình nước đi cho nước thanh trà cùng bã đều chảy vào miệng. Gã nuốt nước ừng ực, miệng tóp tép nhai bã trà.

Nguyên ngày xưa người Thổ Phồn uống trà rồi lấy cả lá trà nhai nuốt đi. Vậy đây là một phong tục của nước Thổ Phồn chứ không phái Tôn Tản Vương tử vô lễ hay thô tục.

Tôn Tản chưa nuốt hết lả trà đã cầm bánh điểm tâm đút cả vào miệng nhai nhồm nhoàm nói:

-  Ta đã tuân lệnh ăn uống xong rồi. Cô vào mời công chúa ra.

Ả cung nữ dạ một tiếng, nhưng vẫn không chuyển mình, ả còn chờ cho mọi người ăn uống xong đã, rồi mới đi thông báo.

Tôn Tản trong lòng nóng nảy không nhẫn nại được giục luôn miệng:

- Ăn uống lẹ lên! Làm gì mà lâu thế?

 

Lát sau, số đông đã uống trà và ăn điểm tâm xong.

Tôn Tản Vương tử lại giục cung nữ:

-  Bây giờ ngươi vào mời được rồi đó.

Ả cung nữ nét mặt ửng hồng, dường như cực kỳ bẽn lẽn ả nói:

-  Công chúa nương nương mời các vị giai khách vào thư phòng ngoạn thưởng tranh vẽ cùng bút thiếp.

Tôn Tản cười ha hả nói:

- Tranh vẽ với bút thiếp thì có gì mà coi? Tuy gã nói vậy nhưng cũng đứng lên.

Mộ Dung Phục mừng thầm tự nhủ:

- Thế thì càng hay! Công chúa mời khách vào thư phòng, tuy tiếng nói để thưởng ngoạn hoạ đồ cùng bút thiếp mà thực ra chắc là để thư văn tài. Thằng cha Tôn Tản này coi bộ quê mùa hủ lậu, còn hiểu gì thi ca từ phú cùng tranh vẽ và bút thiếp. Không chừng gã chỉ nói vài ba câu là đã bị công chúa tống cổ ra khỏi thư phòng.

Y lại lẩm bẩm:

-  Công chúa chỉ bắt tỷ thí nguyên một võ công ta đây cũng đủ để ảp đáo quần hùng rồi. Bây giờ nàng muốn thư văn tài thì nhất định mình chiếm thượng phong, không còn sai nữa.

Y hớn hở vui mừng vừa đứng lên, thì ả cung nữ lại nói:

- Công chúa nương nương đã hạ dụ: Bất luận là gái giả trai hay các vị lão tiên sinh đã ngoại tứ tuần xin ở lại đây nghỉ ngơi xơi nước. Còn các vị giai khách xin mời vào thư phòng.

Mộc Uyển Thanh cùng Vương Ngọc Yến đều trầm ngâm kinh hãi lẩm bẩm:

-  Té ra họ đã biết mình cái trang rồi.

Bỗng có người lớn tiếng nói:

-  Không phải đâu là không phải đâu!

Người cung nữ đỏ mặt lên, suốt đời ả ở thâm cung trừ viên Thái giám ra ả chưa gặp người đàn ông nào. Nay đột nhiên ả thấy rất nhiều chàng trai thì không khỏi hoang mang, vô cùng bẽn lẽn.

Hồi lâu nàng mới lên tiếng hỏi:

-  Không hiểu vị tiên sinh này có cao kiến gi?

Bao Bất Ðồng đáp:

-  Cao kiến thì không đâu, chỉ có một chút đê kiến thôi.

Bao Bất Ðồng ăn nói chất chưởng kiểu này, ả cung nữ chưa từng thấy qua, nên không biết đối đáp thế nào cho phải.

Bao Bất Ðồng lại nói:

-  Chắc cô định hỏi ta: Không hiểu vị tiên sinh này có điều chi đê kiến? Nhưng ta thấy cô thẹn thùng e lệ, nên miễn cho cô hỏi lại mà ta đã nói trước.

Ả cung nữ mỉm cười đáp:

-  Ða tạ tiên sinh!

Bao Bất Ðồng nói:

- Bọn ta đường sá xa xôi, kể hàng muôn dặm đến đây với mục đích để được nhìn thấy mặt công chúa. Dọc đường đã bị trăm cay nghìn đắng. Có người phơi thây ngoài bãi sa mạc vì không chịu nổi phong sương, có kẻ mất mạng nơi hàm heo miệng cọp. Mười phần đến Linh Châu chỉ còn được một hai mà thôi. Tất cả những người đến đây với mục đích duy nhất là được thấy dung nhan công chúa. Chỉ vì gia nương sớm sinh ra mất mấy năm tuổi ngoài tứ tuần. Nếu không đạt được mục đích thì thật uống công một phen lặn lội gian nan. Giả tỷ tại hạ biết công chúa có dụ này thì nay ta quyết ra đời muộn mấy năm.

Ả cung nữ không nhịn được phái toét miệng ra cười nói:

- Tiên sinh nói giỡn rồi! Con người ta sinh ra sớm hay sinh muộn, đâu có phái tự ý mình được.

Tôn Tản thấy Bao Bất Ðồng nói lăng nhăng hoài thì quắc mắt lên nhìn gã, quát hỏi:

-  Công chúa nương nương đã có huấn dụ, ai nấy đều phái tuân theo. Sao ngươi còn già giọng mãi?

Bao Bất Ðồng cả giận đã muốn nổi hung.

Nhưng đột nhiên gã nghĩ ra một kế, thản nhiên nói:

-  Vương tử! Tại hạ nói vậy là cho Vương tử. Năm nay Vương tư đã bốn mươi mốt tuổi, tuy chưa phải là hạng già nua, nhưng cũng đã ngoại tứ tuần rồi. Theo chỉ dụ của công chúa thì Vương tử cũng không được vào. Hôm trước tại hạ đoán số cho Vương tử nên nhớ rõ ràng Vương tử sinh năm Bính Dần, tháng Canh Tý, ngày Ất Sửu, giờ Nhâm Thìn. Như vậy tính ra vừa đủ bốn mươi mốt tuổi.

Thực ra Tôn Tản Vương tư mới hai mươi tám tuổi. Nhưng gã râu ria đầy mặt, khó mà ước lượng được tuổi gã. Huống chi ả cung nữ bữa nay mới thấy mặt đàn ông là lần đầu thì đoán tuổi họ thế nào được? Ả lại không biết Bao Bất Ðồng nói thật hay nói dối, và thấy Tôn Tản Vương tử mặt giận hầm hầm muốn sấn lại đánh Bao Bất Ðồng thì trong lòng khiếp sợ, vội nói:

-  Tại hạ nói... là các vị tự nhớ rõ ngày sinh của mình hơn, vậy vị nào ngoài bốn chục tuổi xin ở lại đây. Vị nào chưa đầy bốn chục tuổi xin mời vào thư phòng.

Tôn Tản nói:

-  Hay lắm! Tại hạ ba chục còn chưa đến, dĩ nhiên là vào thư phòng được.

Gã dứt lời liền lạng người tiến vào.

Ả cung nữ muốn ngăn lại nhưng sợ hết hồn, không dám nói gì.

Mọi người chen lấn nhau kéo ùa vào.

Cả đến hạng năm sáu mươi tuổi cùng vô số người tiến vào.

Chỉ có mười mấy vị bản tính nghiêm trang, hành động mực thước mới ngồi lại ngoài sảnh đường.

Mộc Uyển Thanh cùng Vương Ngọc Yến cũng ở lại.

Ðoàn Dự muốn ở lại bầu bạn với Ngọc Yến, nhưng bị nàng thúc giục phái theo vào để giúp đỡ Mộ Dung Phục.

Ðoàn Dự tiến vào mà lòng quyến luyến không nỡ dời tay.

Mỗi bước chân đi chàng quay đầu lại đến ba bốn lần, tưởng chừng như phái đi xa muôn dặm ra nước ngoài và phái cách biệt năm ba năm mới có ngày tái hội.

Ðoàn người đi qua một con đường khả dài, ai cũng nóng nảy lẩm bẩm:

-  Coi bề ngoài Thanh Phụng Các này tưởng không có gì là rộng lớn cho lắm. Ngờ đâu bên trong còn có bầu trời khác và một khu vực bát ngát thế này.

Ðoàn người đi hết con đường dài mấy chục trượng, đến trước hai cánh cổng đá lớn.

Ả cung nữ lấy ra một miếng sắt đập vào cánh cổng lạch cạch mấy tiếng.

Cánh cổng kêu cót két một hồi rồi mở ra.

Ðoàn người này phần nhiều là những tay kiến thức rộng rãi, thấy cánh cữa đã dày đến một thước, kiên cố dị thường, liền nghĩ ngay:

-  Chúng mình vào rồi họ đóng cữa đá lại, chẳng khác gì chui đầu vào lưới. Biết đâu nước Tây Hạ chẳng mượn tiếng vời phò mã để quét một mẻ anh hùng hảo hán khắp thiên hạ?

Tuy ai cũng nghĩ vậy, nhưng vì đã xem hội thì phái vào chùa, có lý đâu lại trở ra tỏ vẻ con người khiếp nhược?

Mọi người bước qua cữa đã rồi, quả nhiên cánh cữa từ từ đóng lại.

Bên trong cữa đá lại còn một lối đi rất dài. Hai bên đường đèn thắp sáng trưng.

Ði hết con đường đã lại đến một tầng cổng đá khác. Qua cổng đã thứ hai lại đi một lúc nữa vào đến trước ba cổng đá lớn.

Lúc này dù là người gan dạ đến đâu cũng không khỏi cảm thấy trong lòng hồi hộp.

Hết Hồi 138  -  Lục Mạch Thần Kiếm  -  Nguyên Tác: Kim Dung
Xem Hồi 139