Chim Việt Cành Nam [ Trở Về ] [ Trang chủ ] [ Tác giả ]
|
Tây
Ninh là quê hương tôi vì tôi ra đời tại đó, dù không sống
tại đó lâu, nhưng những năm tháng về nơi này nghĩ hè cũng
đủ cho tôi cái tình thân ái của những năm tháng thiếu thời.
Gần 3 thập niên xa quê hương ngoài ý muốn, tâm tư tôi vẫn
không nguôi ngoai nhìn về cố quốc trong nhung nhớ, mặc dù
quê hương vẫn còn chìm đắm trong sự tụt hậu so với các
lân bang. Người dân chịu nhiều thiệt thòi nhất trong lịch
sử của quê hương. Để nhẹ nhàng cho bài viết tôi không
đi sâu về sự tụt hậu này, mà lý do ly hương của đa số
người Việt tại hải ngoại đã nói lên đủ rồi. Do đó
khi tìm hiểu về vùng đất nào đó người ta thường bàn
về các yếu tố như lịch sử, địa dư, phong cảnh, di tích
và thức ăn hay thổ sản tiêu biểu. Trong ý niệm như vậy
cho bài viết ngắn này tôi xin phác họa những nét đại cương
về Tây Ninh hay về quê hương tôi như trong phần sau.
Địa
Dư:
Lịch
Sử:
Vào
thế kỷ thứ 17, cư dân các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngải
và Bình Thuận bị thất mùa, nạn đói đe dọa. Họ được
khuyến khích di cư nam tiến. Những làn sóng người Việt di
cư đến định cư khai khẩn đất đai từ Hốc Môn lên Trảng
Bàng rồi qua Gò Dầu lên tận núi Bà Đen. Vì người Việt
đến định cư mang theo ngôn ngữ, phong tục, tạp quán hay
văn hóa khác với người Miên, nên khi người Việt tràn đến
đâu thì người Miên tự động lui về hướng tây tức vào
sâu sang biên giới nước họ. Khi đó đất Tây Ninh được
triều đình Huế sát nhập vào nền hành chánh của tỉnh Gia
Định (tức Phiên An trấn). Khi Chúa Nguyễn bị quân Tây Sơn
đánh đuổi bỏ chạy vào Nam, ông chạy lên Tây Ninh ẩn náu,
tìm đường sang Miên, rồi bắt liên lạc cầu viện quân Xiêm
trợ giúp đánh lại nhà Tây Sơn. Tuy vậy nhà Tây Sơn đánh
bại quân Xiêm. Năm 1789 Chúa Nguyễn nhờ đến viện binh là
quân Pháp sang giúp. Năm 1802, Chúa Nguyễn Phúc Ánh dẹp xong
nhà Tây Sơn và lên ngôi lấy vương hiệu là Gia Long, quốc
hiệu là Đại Nam quốc. Đến thời kỳ vua Thiệu Trị và
Tự Đức quân Thủy Chân Lạp hay Cao Miên đem quân sang đánh
phá muốn chiếm lại đất đai, Tây Ninh là lãnh thổ tiếp
giáp hai bên giằng co. Nhưng cuối cùng quân Miên yếu thế
thua cuộc bỏ mộng lấy lại đất đai. Trong những trận thư
hùng với quân Miên, có những anh hùng Việt Nam đền nợ nước,
trong đó quan tri phủ Huỳnh Công Giản mà miếu thờ ông là
một trong những chốn di tích ghi công tiền nhân tại Tây Ninh.
Danh
Lam Thắng Cảnh:
|
Thức
Ăn:
Đến Tây Ninh người ta không thể quên những tô bánh canh, những dĩa thịt heo luộc cuốn bánh tráng, rồi món bì ram, cháo lòng hay cháo bồi là những đặc sản "rất Tây Ninh". 1) Cháo lòng:
2) Cháo bồi:
3) Bánh canh:
4) Thịt và lòng
heo cuốn bánh tráng:
5) Nước mắm chấm:
Theo kinh nghiệm khẩu vị, mỗi người ta biến chế theo cung cách riêng. 6) Món bì ram:
|
Về
Văn Học:
Những sinh hoạt thi văn đàn đã phát sinh rất thịnh hành tại Tây Ninh mang vào lịch sử của tỉnh này bao nhân tài văn thơ. Dù hoạt động của họ về thi văn khá nổi bật trong địa bàn miền nam. Đầu thế kỷ 19, khi nền văn học chữ quốc ngữ được phát triển thì nhóm nhà thơ tiền bối Tây Ninh ra đời năm 1915, họ họp nhau lại làm thơ, họa thơ và ngâm thơ. Những nhân vật tiêu biểu là cụ Đốc phủ Tô Ngọc Đường, cụ Hương cả Huỳnh Văn Tâm, cụ Hương lễ Võ Văn Sâm gọi tắt là Võ Sâm là nhưng gương mặt lãnh đạo thi đàn. Cụ Võ Sâm trở thành nhân sĩ đại biểu cho Tây Ninh, cụ cũng là soạn giả biên khảo quyển "Thi Phú Văn Từ" được giới văn học thời bấy giờ trọng nể. Nối tiếp nhóm Thi Đàn của cụ Võ Sâm là Văn Đàn Quốc Biểu của cụ Nguyễn Văn Hiến. Nhóm Quốc Biểu sinh hoạt văn học họp nhau định kỳ mỗi tuần trao đổi văn thơ. Họ họp nhau tại Gò Chẹt tại Tây Ninh. Nhóm này quy tụ khá nhiều thi văn hữu như quý ông: Thanh Vân, Nguyễn Toại Chí, Thanh Phong, Nguyễn Văn Trí, Lâm Tuyền, Võ Trung Nghiã, Võ Văn Tấn, Sầm Sơn, Nguyễn Văn Vàng, Du Tử, Mai Huê, Lê Văn Thành, Nhà Quê, Dương Văn Kim, Nhất Thiện,... Một trong những sinh hoạt nổi bật là nhóm của quý cụ tiền bối Võ Sâm và Tô Ngọc Đường xướng họa cùng nữ sĩ Sương Nguyệt Anh của tỉnh Bến Tre. Bà là con gái của cụ Đồ Nguyễn Đình Chiểu. Nhân dịp xuân tân niên Tân Sửu 1901, làng thơ Tây Ninh tổ chức hội thơ tại Điện Núi Bà hay Linh Sơn Thánh Mẫu, nơi thắng cảnh thiên nhiên rất hùng vỹ, uy nghi, trước những hàng mai trắng đang trổ hoa mừng xuân, nữ sĩ Thụy Khuê Sương Nguyệt Anh cảm tác ba bài thơ mà tôi xin trích hai bài tiêu biểu là "Thưởng Bạch Mai Cảm Đề" và "Linh Sơn Nhất Thụ Mai" đề tặng làng thơ Tây Ninh để tạ lòng lời mời của các thi nhân nặng tình thi phú Tây Ninh và Bến Tre như sau: "Non Linh đất phuớc
trổ hoa nhân
Và bài thơ Đường bằng hán tự khi xuân về tại Linh Sơn mà nữ sĩ Thụy Khuê cảm tác: "Quỳnh tư ngọc
cốt bản thiên chân
Bài thơ trên được thi sĩ Hi Đạm của Tây Ninh chuyển ngữ sang nghiã Việt: "Ngọc quỳnh cốt
cách trời ban
Tóm lại Tây Ninh cũng như bao tỉnh khác có những cái chung và riêng trong lịch sự cấu tạo thành lãnh thổ Việt Nam. Bao thế hệ đi trước đổ mồ hôi, đổ xương máu khai phá đất đai thành vùng đất trù phú từ một vùng đất chỉ có rừng rậm. Viết những lời này ra đây tôi muốn tri ân tình quê hương đậm đà đã cho tôi chào đời và đầy ắp kỷ niệm quê hương khi tắm nước sông Vàm Cỏ Đông, những kỷ niệm chèo ghe chòng chành trên sông với các bạn địa phương, những kỷ niệm khó quên của miệt đồng quê tại nơi mà tôi gọi là quê hương, nó xao xuyến, ngọt ngào như những dòng nước mưa rào đổ xối xả của những ngày tắm mưa vô tư lự trên những con đường đất đỏ lầy lội, để kỷ niệm hiện về quyện lấy tâm thức tôi cả một cuộc đời này, nó sẽ mãi như lời của bài hát mà nhạc sĩ Quách Nam Dung từ bên vùng nam cực của xứ Úc Đại Lợi đã viết tặng cho quê tôi với bao ân tình non sông gấm vóc trong lời nhạc sau đây: "... Linh Sơn cheo
leo, núi thiêng chốn xưa, tiếng kinh vắng xa
Sau cùng, tôi muốn mượn những câu thơ tiêu biểu của thi sĩ Bửu Đà diển tả qua bài "Tây Ninh Cảm Tác" là: "Tây Ninh là tỉnh
hiền lương
Với bao nỗi nhớ về quê xưa, hôm nay tôi ngồi đây bằng dòng viết này cách quê tôi 22 ngàn dặm hay nửa quả địa cầu, tôi chạnh lòng cảm tác lại quê tôi qua bài thơ "Nhớ về quê tôi": "Vàm Cỏ Đông nước
chảy hiền hòa
Tây Ninh, quê tôi đó, nơi mà người dân làm lụng cần cù lại mang đặc tính hiền hòa để tôi mãi mãi nhung nhớ về Gò Dầu, về Tây Ninh và vui sướng được nhìn nhận như một người con của vùng đất quê tôi. Mỗi con người được sinh ra ở một miền nào đó, dù phì nhiêu hay nghèo khổ, dù được thiên nhiên đãi ngộ hay không thì nó vẫn là quê hương. Nếu Việt Nam của tôi là một đất nước thiêng liêng luân lưu trong dòng huyết quản, đẹp đẽ về địa lý và văn hóa, thì Tây Ninh của tôi cũng trong sáng trong hai yếu tố đặc trưng đó: Chỉ vì Việt Nam và Tây Ninh đều là quê hương tôi, và tôi đã gắn bó bằng từng thớt thịt, bằng khối óc, bằng con tim hay bằng với cả hai yếu tố đặc trưng đã nêu từ tiềm thức xa xưa của thuở thiếu thời và của hoài niệm đã qua sẽ mãi mãi ngự trị trong tâm hồn tôi, cho nỗi niềm ấp ủ mang theo trong lòng người con lưu lạc của quê hương đã thật sự xa xôi cách trở vì địa lý, để Tây Ninh quê tôi vĩnh viễn trong nhớ nhung và trong nhớ thương.
Mùa
Hè 2004 tại Nam California
|
[ Trở Về ]