Chim Việt Cành Nam [ Trở Về ] [ Trang chủ ] [ Tác giả ]
Cảm Nghĩ Về Nhạc Dân Gian Anh Bằng - Hoàng Nam
Tôi ra đời ở làng Điền Hộ, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Khi lên 10 tuổi, tôi phải xa gia đình để đi học ở một trường dòng tu Công Giáo tên là Tiểu Chủng Viện Ba Làng. Trong các môn học thì như duyên tiền định, tôi yêu mến, thích thú môn âm nhạc. Khi tôi nghe tiếng nhạc hay tiếng đàn, tim tôi mê mẩn dạt dào. Điều linh tính đó đưa tôi đến gần âm nhạc hơn khi tôi khôn lớn.Nhạc là một phạm vi bao la, bát ngát trong nếp nhân sinh. Trong bài viết này tôi chỉ muốn nói về âm nhạc dân gian, mà trong đó nhạc dân gian Bắc phần có ca trù, hay hát ả đào, và Quan họ Bắc Ninh. Tôi còn nhớ những năm khi quê hương miền Bắc loạn lạc, toàn dân chống thực dân Pháp, tôi tản cư về thành lánh bom đạn. Tôi có quen hai chị em thiếu nữ người Bắc Ninh, hai cô có làn hơi phong phú, hát ả đào, ngân giọng ca trù rất hay. Tôi đã gần gủi với nhạc dân gian, và từ đó tìm hiểu thêm về một góc đẹp văn hóa quê hương.
Huyện Nga Sơn, cảnh đẹp ven biển.Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc với một nền văn minh lâu đời, có một nền âm nhạc dân gian đa dạng như Việt Nam phải nói là thật phong phú. Những tiết tấu, âm điệu đặc trưng của dân ca phần lớn phát nguồn từ những câu đồng dao dù bình dị đơn giản, hay những câu ca dao thâm thúy khúc chiết và loại thơ vần như lục bát, thơ được gạn lọc, bổ sung qua nhiều giai đoạn thời gian rồi trở nên những thể loại ca hát dân gian khác nhau của từng địa phương, từng vùng đất nước, từng miền phương ngữ. Ví dụ như hát vi giao duyên của miền trung du bắc phần. Hát Chầu văn là hình thức hát nhạc thờ cúng, có tính chất tôn giáo linh thiêng, các thầy cúng chuyên nghiệp đánh đàn nguyệt, có giọng hát điêu luyện phụ họa thuộc nhiều điệu hát, và pha vào đấy là tiếng trống vỗ. Độc đáo phải kể về lối hát Quan họ Bắc Ninh, một lối hát rất phong phú về âm nhạc. Rồi lối hát Ả đào, một hình thức rất đặc biệt của nhạc dân gian Bắc phần. Về thành phần cho lối hát Ả đào gồm có một người hát hay đào nương, hai tay gõ phách, một nhạc công đàn đáy, một trống chầu dùng để người nghe hay quan viên thưởng ngoạn những âm giai, những giọng hát hay.
Mới đây anh bạn Việt Hải ngỏ ý là tôi hãy phổ nhạc một bài dân ca Quan họ, tôi bảo tôi chỉ phổ theo lối dân ca quê hương mà thôi. Vì dân ca Quan họ cần những quy tắc về điệu hát và nhạc cụ chuyên môn, nó không phải phạm trù chuyên môn của tôi. Bài hát Quan họ Việt Hải bàn luận là bài hát nổi tiếng mà nhiều người biết đến là Người Ở Đừng Về, đây là tên một bài hát dân ca Quan họ Bắc Ninh do Xuân Tứ cải biên từ bài Quan họ cổ điển Chuông Vàng Gác Cửa Tam Quan và bài hát được viết xuất xứ từ một bài thơ dân gian. Bài hát thường được cất lên vào lúc hội tàn, nhất là khi từ giã nhau. Trong ý thơ chan chứa lời hò hẹn, nhằn nhủ khi ta nghe câu ca "Người ơi! Người ở đừng về".
Người ơi người ở đừng vềViệt Nam là quốc gia mà nền kinh tế và xã hội được phát triển từ nông thôn, do đó nếp dân sinh ở các xóm làng miền quê, tình yêu trai gái được ghi nhận qua nhiều trong vần thơ hay các câu đồng dao. Sự lãng mạn của trai gái bị nếp lễ giáo nho phong ràng buộc, hãy nghe tiếp đoạn cuối:
Người về em vẫn khóc thầm
Đôi bên vạt áo ướt đầm như mưa
Người ơi người ở đừng về
Người về em vẫn trông theo,
Trông nước nước chảy, trông bèo bèo trôi
Người ơi người ở đừng về
Người về em nhắn tái hồi
Yêu em xin chớ đứng ngồi với aiMình về, ta chẳng cho về,Những bài dân ca Quan họ khác thịnh hành là: Ngồi tựa song đào, Tương phùng tương ngộ, Bèo dạt mây trôi, Ngồi tựa mạn thuyền, Đêm qua nhớ bạn,...
Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ
Câu thơ ba chữ rành rành:
Chữ Trung, chữ Hiếu, chữ Tình là ba.
Chữ Trung thì để phần cha,
Chữ Hiếu phần mẹ, đôi ta chữ Tình.Sau đây xin đính kèm bản nhạc mà bài Người Ở Đừng Về mà tôi phổ thành nhạc như sau, dẫn ý lời trìch từ bài thơ nêu trên.
Mình Ơi Em Chẳng Cho VềNgười ơi người ở đừng về
Người về em vẫn tỉ tê (mà) khóc thầm
Người về em đứng em nằm
Đôi bên vạt áo ướt đầm (mà) như mưa
Người ơi người ở đừng về
Người về em vẫn kè kè (mà) trông theo
Người ơi em vẫn trông theo
Trong nước nước chảy trông bèo (mà) bèo trôi
Mình ơi!
Mình ơi đừng ở đừng có về nghe
Mình về em nhắc lời thề (mà) nhớ thương
Nhớ thương nhớ thương em vẫn nhớ thương
Yêu em xin chớ chung giường (mà) với ai
Mình ơi em chẳng cho về
Em níu vạt áo em đề (mà) bài thơ
Chữ Trung xin để phần cha
Chữ Hiếu phần mẹ, đôi ta (là) chữ Tình
Tình tình tình ơi hỡi tình ơi
Tình tình tình ơi hỡi là tình
Tình tình tình ơi hỡi tình ơi
Tình tình tình ơi hỡi là tình
(Anh Bằng).
Nhạc sĩ Lê Dinh và nhạc sĩ Anh BằngNhư lời giao kết viết chung với nhạc sĩ Anh Bằng, tôi (Hoàng Nam) sẽ nối tiếp bài viết này.
Qua phần trình bày trên của nhạc sĩ Anh Bằng đi sơ qua một số bài thơ mà lời dùng cho các bài hát dân ca Quan họ thịnh hành mà quần chúng quen biết, ông cũng rất vui khi bàn bạc với nhạc sĩ Lê Dinh và tôi về chủ đề này, ông rất thích bài thơ lãng mạn "Người ở đừng về". Tôi vốn biết ông có tài phổ nhạc từ thơ rất nhanh, một khi nguồn cảm hứng đến ông ghi nhận ý nhạc trong nhấp nhấy. Ông cho biết khi làm bài hát Chuyện Hoa Sim, khi viết xong được mấy câu bỗng ông lăn đùng ra ngủ, sáng sớm hôm sau thức dậy ông hý hoáy vội tiếp ra giấy khi ý nhạc tuôn ra như suối. Tôi đồng ý khi nguồn cảm tác đến hay có hứng khởi sẽ rất quan trọng cho giới văn nghệ sĩ trong lãnh vực chuyên môn của họ.
Với bài Người Ở Đừng Về khi chúng tôi bàn bạc về nhạc dân ca, và dùng nó như một mẫu mực khi nhìn vào kho tàng nhạc Quan họ, nó mang nét tình yêu trai gái trao ước lời lãng mạn, dễ thương trong nỗi dịu dàng nào đó. Bài Mình Ơi Em Chẳng Cho Về của Anh Bằng theo dòng suối chảy mượt mà trong ý thơ và duyên dáng theo tiếng nhạc quê hương. Đây là mộ kỷ niệm vui giữa hai nhạc sĩ Anh Bằng và Lê Dinh, và tôi được may mắn đóng góp nét tổng quát về nét thơ dân ca qua bài viết này.
Được biết trước năm 75, khi nhạc sĩ Anh Bằng phục vụ tại hai Đài Phát Thanh Sài Gòn hoặc Đài Phái Thanh Quân Đội, ông nhận lãnh viết gấp, mà trong từ ngữ chúng tôi dùng là viết marathon với thời gian, những ca khúc đáp ứng cho nhu cầu của những chiến dịch đặc biệt, như Phượng Hoàng, ông ngồi trong xe và nắn nót vỗ về ý nghĩ trong ba mươi phút phù du có xong bài hát cho nhu cầu thời chiến, nhạc phải hay để ca sĩ vui mà hát. Đó là cái tài năng của nhạc sĩ Anh Bằng.
Nhạc phổ từ thơ là một phạm vi Anh Bằng có sở trường từ thiên khiếu. Bài Mình Ơi Em Chẳng Cho Về dùng lời lục bát, ông khéo léo đưa vào âm điệu đặc thù của quê hương Việt Nam, chắc hẵn trong trái tim của ông theo ý tôi, xuất từ vùng Thanh Hóa, cái nôi của văn hóa thi ca âm nhạc, và quê hương của ông đã tạo ra người nhạc sĩ thủy chung với dòng nhạc đậm đà với thi vị quê hương đất nước, trong cái chất tình tự bàng bạc với dân tộc không kém.
Đó là phần Anh Bằng trích thơ dân gian dể phổ nhạc. Bây giờ tôi xin tiếp tục đề tài Quan họ mà Anh Bằng đã đề xướng trong phần ông viết.
Theo Bách khoa Tự điển Wikipedia thí nguồn gốc "Quan họ" được diễn nghĩa đen về mặt từ nguyên ngữ của "quan" và của "họ". Điều này dẫn đến những ý kiến giải thích về Quan họ xuất phát từ "âm nhạc cung đình" (nhạc của tầng lớp quan lại trong triều đình), hay gắn liền với sự tích một ông quan khi đi qua vùng Kinh Bắc đã ngây ngất bởi tiếng hát của liền anh liền chị ở đó và đã dừng bước để thưởng thức "họ" vui ca. Tuy nhiên, cách giải thích này đã vô tình bỏ qua những yếu tố của không gian sinh hoạt văn hóa Quan họ như hình thức sinh hoạt xã hội, những nghi thức các phường kết họ khiến anh hai, chị hai để rồi suốt đời chỉ là bạn, không thể kết duyên vợ chồng, cách diễn xướng, hay lối sử dụng từ ngữ đối đáp với nhau về ý nghĩa và thanh điệu trong sinh hoạt văn hóa đối đáp dân gian.
Lại có một số quan điểm cho rằng Quan họ bắt nguồn từ những nghi lễ tôn giáo dân gian, chứ không phải Quan họ có nguồn gốc từ âm nhạc cung đình, hoặc có quan điểm nhận định diễn tiến của hình thức sinh hoạt văn hóa "chơi Quan họ" bắt nguồn từ nghi lễ tôn giáo dân gian qua cung đình rồi trở lại với dân gian.
Một nhận định khác dựa trên phân tích theo nghĩa từ ngữ, trong các làn điệu và không gian diễn xướng lại cho rằng Quan họ là "sự liên quan" đến một nhóm những người yêu quan họ ở vùng Kinh Bắc.
Hát Quan họXét về yếu tố nhân văn, "hát Quan họ" là một lãnh vực văn hóa truyền thống có giá trị cao quý của người Việt. Quan họ truyền thống đã phát triển và được lưu truyền tại ở 49 làng Quan họ gốc ở xứ Kinh Bắc. Vùng bình nguyên rộng lớn của hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, mà gồm nhiều làng quan họ quy tụ trên phạm vi đất Bắc Ninh, và chỉ có vài làng nằm trên đất Bắc Giang. Do đó, người ta vẫn thường ví đó là vùng Kinh Bắc, hoặc giả cho là Bắc Ninh là quê hương của các làng Quan họ truyền thống, là chiếc nôi sinh ra và nuôi dưỡng các làng Quan họ. Người dân Kinh Bắc hãnh diện về nguồn gốc văn hóa Quan họ truyền thống, như là hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa âm nhạc dân gian tiêu biểu của Bắc phần nói chung, với những quy luật nghiêm khắt khi đòi hỏi liền anh liền chị phải am tường tiêu chuẩn, tuân theo luật lệ âm nhạc Quan họ. Vì vậy cho nên người dân Kinh Bắc thích thú khi thưởng lãm thú vui về luật Quan họ.
Trong luật Quan họ gồm lối người trình diễn nam hay nữ mặc trang phục Quan họ đúng cách như nét đẹp của văn hóa Kinh Bắc. Trang phục Quan họ còn gọi là trang phục liền anh liền chị. Trang phục nam dành cho các liền anh Quan họ thường mặc áo dài vải màu tươi sáng, may năm thân, cổ đứng, viền tà, gấu to, dài quá đầu gối, và bên trong mặc áo cánh. Còn áo dài bên ngoài được may bằng lương, the, đoạn, màu đen. Theo lối cũ trước đây, người nam thường vấn tóc búi tó bằng khăn nhiễu. Sau này họ cãi biến đi khi cắt tóc ngắn, rẽ ngôi nên dùng loại khăn xếp may sẵn bán ở các cửa tiệm cho thuận tiện.
Về trang phục nữ Quan họ còn gọi là trang phục liền chị chung quy gồm các thành phần như trong cùng là một chiếc yếm có màu "mạnh" dễ bắt mắt, xậm như đỏ (xưa gọi là yếm thắm),vàng thư (hoa hiên), xanh da trời (thiên thanh), hồng nhạt (cánh sen),... Có hai loại yếm như yếm cổ xẻ (dùng cho trung niên) và yếm cổ viền (dùng cho thiếu nữ). Bên ngoài yếm là một chiếc áo cánh màu trắng, vàng, ngà,... là những màu nhẹ, hay nhạt. Bên ngoài cùng là những lượt áo dài năm thân, cách phối trí màu cũng tương tự như ở bộ trang phục nam nhưng màu sắc tươi hơn.
Quan họ truyền thống không có nhạc đệm và chủ yếu là hát đôi giữa liền anh và liền chị vào dịp lễ hội xuân thu nhị kỳ ở các làng quê. Trong quan họ truyền thống, đôi liền anh đối đáp với đôi liền chị được gọi là hát hội, hát canh, hay hát nhóm, hay hát rủ bọn. Cả nhóm liền anh đối đáp cùng cả nhóm liền chị được gọi là Hát đối đáp. Có nhiều lối hát như: Hát đối đáp, Hát canh, Hát hội, Hát thờ, Hát cầu đảo, Hát chúc mừng,...
Hát ả đàoBây giờ chúng ta xét qua một loại hát khác là Hát ả đào, hay còn gọi là Ca trù.
Nếu như Kinh Bắc là đất của văn hóa Quan họ, thì xứ Đoài là một trong những cái nôi của văn hóa Ả đào, hay Ca trù cửa đình. Nơi có nhiều nhà hát cô đầu nhất là ở Xứ Đoài, và Xứ Đoài gồm có Phú Thọ, Vĩnh Phúc ở phía bắc, Hà Tây ở phía nam, tiếp giáp Thăng Long (Hà Nội). Phú Thọ - Vĩnh Phúc là vùng trung du, nơi quy tụ của ba dòng sông lớn tại Bắc phần là sông Hồng, sông Lô và sông Đà chụm về đây, nơi có kinh đô Phong Châu của vua thủy tổ Hùng Vương, nơi có nguồn gốc tổ tiên của Việt tộc. Do đó nền văn hóa xứ Đoài trải dài từ vùng trung du đến đồng bằng Bắc bộ.
Lịch sử phát triển của nghệ thuật ca trù đã trải qua các thời kỳ rất phức tạp, thuở ban sơ của buổi khai mở ngành này, nó là ban nữ nhạc trong cung đình của nhà vua với tính cách giúp vui cho hoàng gia thưởng lãm, nên được xem như một loại nghệ thuật "cung đình". Với lối hát tiêu khiển, vui chơi để phục vụ cho nhu cầu thưởng ngoạn của một số quan lại, cùng nho sĩ thì nó là một hình thức nhạc thính phòng. Với lối hát cửa đình hay hát trước hương án của các vị thành hoàng ở bên trong nhà và hát bên ngoài sân hội với đông đảo quần chúng tham dự, do dó nghệ thuật ca trù được xem như vừa mang tính chất thính phòng, lại vừa mang tính chất đại chúng. Ca trù được ghi nhận ra đời vào thề kỷ 15, trải qua nhiều giai đoạn đổi thay và cãi tiến, đến giai đoạn phát triển hưng thịnh nhất lên hàng nghệ thuật của nó là vào thế kỷ 19. Các quan lại trí thức, các nho sĩ thường mời ả đào về tư dinh của mình để hát những bài thơ của các thi sĩ nổi tiếng hoặc thơ của chính mình sáng tác. Nghệ thuật ca trù cần 3 người: một ả đào vừa hát vừa gõ phách, một kép đánh đàn đáy và chính chủ nhân vừa làm khán giả, vừa là người cầm chầu tức đánh trống. Người cầm chầu vừa điểm trống theo câu hát vừa là người thưởng, phạt, khen, chê, thông qua hiệu lệnh của tiếng trống. Chỉ cần 3 người cũng đã tạo nên một buổi trình diễn ca trù tiêu biểu.
Thể thức ca trù là một nghệ thuật phối hợp giữa âm nhạc và thi ca, mỗi buổi hát ca trù là một cuộc trình diễn nghệ thuật mà trong đó cả diễn viên và khán giả đều là nghệ sĩ thưởng ngoạn cái nghệ thuật do chính mình đóng góp. Khi cả hai bên diễn viên và khán giả đều tích cực tham gia vào cuộc trình diễn, thì họ tìm được một sự đồng điệu trong nghệ thuật. Ca trù đã trở thành thú chơi tao nhã của các bậc phong lưu, nho sĩ vào thời hưng thịnh xưa và chính nó tiêu biểu cho hình thức âm nhạc thính phòng độc đáo của người thưởng ngoạn Việt Nam. Một khi ca trù thoát ra khỏi những vương cung hoàng phủ thì nó nghiễm nhiên trở nên một nghệ thuật tiêu khiển cho đa số quần chúng, để nó phục vụ khối lượng lớn của đám đông rồi trở thành loại âm nhạc dân gian của dân tộc. Chính sự phổ biến sâu rộng ra ngoài môi trường quảng đại quần chúng, nên ca trù được các danh sĩ tài hoa rành âm luật thi ca đa dạng hóa, cãi tiến để bổ sung nhiều lối hát, làm cho ca trù ngày càng thêm phong phú.
Luận bàn về tên gọi thì "Ca trù" bắt nguồn từ cái "trù", tức là cái thỏi bằng tre ghi chữ nho. Mỗi trù tương ứng với một số tiền nhất định nào đó. Mỗi khi ca đoạn nào hay, đào hát lại được khán giả tưởng thưởng cho một vài cái trù.
Còn với tên "Ả đào", được hiểu chữ "ả" có nghĩa là một cô nương, và chữ "đào" có nghĩa là một cành đào biểu tượng cho nét đẹp của người nữ, danh từ "Hát ả đào" cũng có thể hiểu là ngành ca hát của cô gái sống bằng nghề này. Sau nữa, nói về danh từ "Cô đầu" thì có người cho rằng nguyên thủy là "Cô đào", dần dà người ta quen nói trại đi thành "Cô đầu". Theo sách biên khảo về ca trù của các tác giả Đỗ Trọng Đoàn và Đỗ Trọng Huề thì hai ông cho là chữ "đầu" ám chỉ tiền hoa hồng hay tiền đầu mà đào nương phải trả cho người thầy dạy. "Cô đầu" lại cũng được dùng để ám chỉ những người hát chuyên nghiệp thâm niên dẫn đầu có nhiều học viên.
Do vậy, dù là "Ca trù" hay "Hát ả đào", hoặc "Hát Cô đầu" vẫn chỉ là một ý tưởng mà thôi. Nó là lối hát nói, là một lối hát quan trọng của thú vui chơi, thưởng ngoạn âm nhạc ngày trước, vì nó đánh dấu giai đoạn đưa thi ca vào âm nhạc, nó khuyến khích sự ra đời một thể thơ mới, đặc biệt trong văn học Việt Nam. Nhiều bài hát nói nổi tiếng của các thi nhân danh tiếng như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Tản Đà,... những tác giả cho nhiều bài thơ mẫu mực cho thế hệ sau lấy làm tài liệu học tập. Thơ của họ là những tác phẩm có giá trị cao quý đóng góp cho nghệ thuật ca trù và cho văn học Việt Nam vào thế kỷ 19, cũng là mầm mống cho thể loại thơ mới, hay thơ tự do về sau này.
Những bài tuyệt tác của ca trù được biết như: Hồng hồng tuyết tuyết (thơ Dương Khuê), Tự tình (thơ Cao Bá Quát), Bắc phản (thơ Nguyễn Du), Tỳ bà hành (thơ Bạch Cư Dị), Kể chuyện (thơ Bà Huyện Thanh Quan), Hương Sơn phong cảnh (thơ Chu Mạnh Trinh), Hỏi gió, Gặp xuân (thơ Tản Đà), Hồ Tây (thơ Nguyễn Khuyến),...
Khi tôi nghe nữ sĩ Bạch Hạc bên Houston trình bày bài ca trù nổi tiếng của nhà thơ Dương Khuê qua tác phẩm "Hồng Hồng Tuyết Tuyết", tôi cảm nhận một sự say mê thích thú. GS Doãn Quốc Sỹ và nhà thơ Vũ Hối đều chia sẻ một quan điểm tương đồng về thú thưởng ngoạn ca trù.
Sau đây chúng ta hãy xét về bài ca trù "Hồng Hồng Tuyết Tuyết",
(Phần mưỡu)Bài hát trên tác giả ngụ ý nói ả đào Hồng Tuyết không ngoài ý nghĩa là mượn tên ám chỉ tên một cô gái trong nghề ca trù, mà còn muốn nói lên một đào nương ngay từ khi còn bé tí như một bông hoa xinh đẹp, ngây thơ và trong trắng. Đào nương được quý trọng từ thuở tấm bé đó đã được học đánh phách. Đứa bé còn vô tư, chưa biết gì về ý niệm ái tình. Nhưng 15 năm sau bé gái ấy đã đến giai đoạn dậy thì khách lãng du thuở xưa ngỏ lời tự sự của một ông già ham vui là người vốn ăn chơi ái tình lãng mạn từ khi em còn bé tí, nay khách đã già nhưng vẫn còn tính ăn chơi ong bướm như xưa. Từ ngữ được xử dụng trong bài hát "Bạch phát" mang ý nghĩa là tóc bạc, ám chỉ khách nay đã già nua rồi. Ý thơ cho biết khách ăn chơi nay gặp lại cô bé, nàng đã khôn lớn xinh đẹp, tuổi tác quá chênh lệch nên gặp nhau vẫn cười nói ngượng ngùng. Còn "Thú Thanh sơn đi lại", ám chỉ nơi hồng lâu tập trung nhiều cô đầu thuộc khu vực Hà Đông - Hà Tây ngày nay. Các câu mưỡu tức câu tóm tắt đại ý trong bài."Ngày xưa Tuyết muốn lấy ông
Ông chê Tuyết bé, Tuyết không biết gì
Bây giờ Tuyết đã đến thì
Ông muốn lấy Tuyết, Tuyết chê ông già.
Nước nước biếc, non non xanh
Sớm tình tình sớm, trưa tình tình trưa
Nhớ ai tháng đợi năm chờ
Nhớ người độ ấy bây giờ là đây.(Phần Nói)
Hồng Hồng, Tuyết Tuyết
Mới ngày nào còn chưa biết chi chi
Mười lăm năm thấm thoát có xa gì
Ngoảnh mặt lại đã đến kỳ tơ liễu.
Ngã lãng du thời quân thượng thiếu
Quân kim hứa giá ngã thành ông.
Cười cười nói nói sượng sùng
Mà bạch phát với hồng nhan chừng ái ngại
Riêng một thú Thanh sơn đi lại
Khéo ngây ngây dại dại với tình
Đàn ai một tiếng Dương tranh".Như phần trên đã đề cập, nguồn gốc ngành ca trù cho thấy rằng nó có xuất xứ từ nơi cung đình, vì vậy cái gốc là hát cửa đình thường gồm 3 phần tế tự, thơ ca và múa biểu diễn. Ca trù được biến thiên, phổ cập hóa cho mọi người trong quần chúng thưởng ngoạn. Qua bài hát dẫn dụ tiêu biểu trên của nhà thơ Dương Khuê, bài ca được soạn từ lời thơ thật uyên thâm, trữ tình và ý tưởng phong phú. Điều đó đã nói lên nét đẹp của ca trù.
Nguyên Vũ, Thúy Anh, Anh Bằng, Lệ Hoa và Hoàng Nam.Bài viết "Cảm Nghĩ Về Nhạc Dân Gian" của Anh Bằng và Hoàng Nam chỉ lướt phớt qua hai loại nhạc dân gian Bắc phần mà chúng tôi lấy làm thích thú. Qua loại dân ca Quan họ Bắc Ninh được dẫn chứng từ bài hát thịnh hành "Người ở đừng về", rồi nhạc sĩ Anh Bằng lấy ý phổ ra thành bài tình ca quê hương, vói tên Mình Ơi Em Chẳng Cho Về. Với loại nhạc dân ca Bắc phần khác là về hát ả đào hay ca trù được trình bày về nguồn gốc và dẫn dụ bài ca tiêu biểu "Hồng Hồng Tuyết Tuyết", cho thấy nét độc đáo của ca trù về sự phối hợp đa dạng, nhịp nhàng giữa thi ca và âm nhạc, và nhiều khi kèm theo hoạt cảnh vũ nữa.
Những điệu nhạc dân gian này phản ảnh những tình tự văn hoá đáng yêu của dân tộc Việt Nam. Tiếng ca Quan họ hay tiếng hát ả đào đi vào nhạc dân gian, đi vào vào nhạc của quần chúng, có vườn hoa âm nhạc của lịch sử đất nước, bởi vì một dân tộc có bề dầy về văn hóa không thể thiếu khía cạnh âm nhạc tiêu biểu cho dân tộc đó. Chúng tôi xin chấm dứt ở đây với điều hiển nhiên này.
Tài liệu Tham khảo:Anh Bằng - Hoàng Nam- Tự điển Bách khoa Wikipedia-
- Chim Việt Cành Nam Online
- Trần Quang Hải Website
[ Trở Về ]Phụ lục : Xin mời nghe các bài hát