Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
Chủ ]
[ Tác giả ]
|
để nói đến lịch sử Việt Nam trước thời thành lập nền Cộng Hoà chăng ?
|
Tôi
không chuyên về Xã Hội Học, Chính Trị Học, nên chỉ có
một khái niệm cơ bản về các chế độ Quân Chủ và Phong
Kiến.
Phong Kiến và Quân Chủ đều có một mẫu số chung là quyền hành cai quản Đất Nước và thu phục phúc lợi của Quốc Gia chỉ nằm trong tay của một người hay của chỉ một nhóm người có đặc quyền, đặt lợi, rồi cứ thế, cha truyền, con nối. Nếu đào sâu ra, thì chưa hẳn là thế, nhưng ở đây, xin tạm vắn tắt như vậy. Và vì thế, một số đông, trong đó có tôi, cho rằng hai chế độ trên không đáp ứng được nguyện vọng của người dân hiện nay, là đòi hỏi Tự Do, Dân Chủ. Trong cao trào đả phá các chế độ chính trị Việt Nam, trước thời kỳ xây dựng các nền Cộng Hòa, đảng Cộng Sản Việt Nam, và ngay cả Cộng Hòa Miền Nam, đều dùng hai chữ Phong Kiến (" Bài Phong, Đả Thực "), một danh từ có một hàm ý rất xấu xa, đáng nguyền rủa, một danh từ nói lên sự đàn áp, bóc lột tối đa của kẻ có quyền lực đối với nhân dân. Rồi từ đó, nhất là từ 1945 cho đến nay, có thể nói là 99 %, trên sách vở, báo chí, trên các mạng Internet, đều nhất loạt dùng hai chữ Phong Kiến để chỉ chế độ chính trị của Việt Nam trước thời kỳ thành lập các nền Cộng Hoà. Như thế có đúng với lịch sử nước nhà chăng ? Chúng ta hảy từ từ khảo xét. Phong Kiến và Quân Chủ khác biệt nhau như thế nào ? Đừng nói đến sự khác biệt giữa các chế độ Phong Kiến, Quân Chủ Tây Âu và các chế độ Phong Kiến, Quân Chủ Đông Á, vì nó sẽ đi xa quá bài viết nầy. Vã chăng, đã có nhiều tác giả đề cập tới như Sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê (Nhà xuất bản Tổng Hợp, TP Hồ Chí Minh. 2006) hay La Féodalité Chinoise của Granet (Editions Imago, Paris. 1981). Đây tôi muốn nói cái chung của các chế độ Phong Kiến và của các chế độ Quân Chủ tại Á Đông. Chế độ Phong Kiến ở Trung Quốc được hình thành, theo Sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê, vào đời Nhà Chu (khoảng 1111 - 221 TCN), để rồi Nhà Tần sau khi thống nhất đất nước, chấm dứt chế độ Phong Kiến. Phong Kiến 封 建 là Phong Tước 封 爵 và Kiến Địa 建 地 , nghĩa là vua phong tước cho một bầy tôi (một công thần hay anh em, bà con trong họ...) và cho người đó một khu đất để người đó kiến quốc, lập nước. Người đó trở thành một chư hầu của vua. Đó cũng vì đất nước Trung Hoa vào thời ấy đã quá lớn, quá rộng mà phương tiện giao thông lại thô sơ, nên vua phải ban đất cho công thần, con cháu, để làm phên dậu mà cai trị giúp. Đất đai đó là của riêng của các chư hầu. Các chư hầu có quyền bán, tặng, đổi đất đai vì quyền lợi công hay tư, mà không cần phải có lệnh nhà vua. Đó là chưa nói đến chuyện các chư hầu có quyền chiếm hữu nô lệ. Đến đời Nhà Tần (221 -206) thì đường sá đã khá mở mang, rộng hẹp đều có kích thước, nên Tần Thủy Hoàng nhận thấy chế độ Phong Kiến chỉ đem lại hiềm khích, chiến tranh làm khổ nhân dân, nên đã chia lãnh thổ ra làm quận, huyện và phái công chức (quan lại) đi trấn nhiệm để cai quản. Chuyện là như thế, nhưng chế độ Phong Kiến Trung Quốc vẫn tồn tại, nhất là trong những năm 1916-1949, với việc Viên Thế Khải tự tôn làm hoàng đế, để đất nước bị phân tán trong tay các lãnh chúa. Mạnh ai nấy chiếm đất đai, mạnh ai nấy thâu nô lệ, làm như thời Phong Kiến vậy. Còn Quân Chủ là chỉ do một người làm chủ, cai quản đất nước, người đó là vua. Vì vua không có thể có mặt khắp nơi trên đất nước, nên vua phái các quan đi trấn nhiệm ở các trấn, phủ, huyện..., để thay mặt vua mà cai quản đất nước và huấn dụ nhân dân. Các quan là những công chức, ăn lương của triều đình, chứ các trấn, phủ, huyện không là của riêng của họ, mà của chung cả đất nước. Vậy căn bản của chế độ Phong Kiến là chế độ Quân Chủ, nhưng nhiều chủ có đặc quyền, đặc lợi rất lớn, rồi ganh ghét nhau, đố kị nhau. Mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy chiếm, sinh ra chiến tranh loạn lạc khắp nơi, chỉ làm cho dân khó yên ổn làm ăn, mà phải phục dịch, đầu quân, đói khát, chết chóc. Một chế độ đáng bãi bỏ thật. Nước Việt Nam chúng ta có chế độ Phong Kiến không ? Nước Việt Nam chúng ta, trước các nhà Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn và các nền Cộng Hòa, tuy đã " lập quốc ", tuy đã có những dấu ấn riêng biệt, khác với người Trung Hoa, nhưng chúng ta bị " Bắc Thuộc " trên 1 000 năm, mặc dù có những cuộc nổi dậy của các Bà Triệu, Bà Trưng, hay Lý Bôn. Chính Ngô Quyền, vì tư thù, đánh quân Nam Hán, năm 938, mà đã chấm dứt được ách lệ thuộc nước ta với nước Tàu. Nền tự chủ hoàn toàn của nước ta bắt đầu từ đấy. Nhưng liền sau đó, vì nền tự chủ đang còn phôi thai, rồi lâm vào cảnh gian thần ấu chúa, nên sinh ra cái loạn 12 Sứ Quân. Phải đợi đến năm 1010, Thái Tổ Lý Công Uẩn mới lập ra một quốc gia thực sự, với chính thể Quân Chủ, có kỷ cương, có triều chính, có văn hóa và đặt nền nếp cho nước ta từ đó về sau. Nền Quân Chủ Tự Chủ Việt Nam đã tồn tại từ năm 1010 cho đến năm 1945, và sau đó là các chính thể Cộng Hòa. Trong các Triều Đại Việt Nam, ta thấy các vua có phong tước cho các công thần hay cho con cháu, nhưng đó chỉ là những phần thưởng danh dự, chứ không có ban đất đai cho ai bao giờ, như trong chế độ Phong Kiến. Lý Thường Kiệt được phong là Việt Quốc Công, Trần Quốc Tuấn được phong là Hưng Đạo Vương, vì các vị có công rất lớn với Quốc Gia. Có chăng, các vị được vua ban cho một mảnh đất nhỏ để xây nhà ở, mà theo điển lễ gọi là Phủ, thế thôi. Sau nầy có các công thần lớn, cũng vậy, như Văn Trinh Công Chu Văn An, Dĩnh Thành Hầu Lê Quý Đôn... Dưới triều Nguyễn, đôi khi lấy tên, rồi thêm một vài mỹ tự mà phong cho các công thần, như các cụ Thành Tín Hầu Trần Văn Thành, Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại, hay lấy tên huyện, tên phủ mà phong, như hai nhà thơ mà nhiều người biết đến là Tùng Thiện Vương Miên-Thẩm, Tuy Lý Vương Miên-Trinh, hay như Anh Sơn Quận Công Hồng-Phi (sau khi mất, được phong tặng Vĩnh Quốc Công), Gia Hưng Vương Hồng-Hưu... Huyện Tùng Thiện thuộc phủ Vĩnh Tường (Sơn Tây), huyện Tuy Lý thuộc phủ Hàm Thuận (Khánh Hòa), phủ Anh Sơn là một trong sáu phủ của tỉnh Nghệ An, phủ Gia Hưng là một trong bốn phủ của tỉnh Hưng Hoá... Tôi chắc là các hoàng tử Miên-Thẩm, Miên-Trinh, Hồng-Phi, Hồng-Hưu, cả đời chưa bao giờ bước chân đến hai huyện Tùng Thiện, Tuy Lý, hai phủ Anh Sơn, Gia Hưng, nói chi đến chuyện được ban cho đất đai như dưới chế độ Phong Kiến ! Có chăng thì cũng được cho một miếng đất nhỏ để xây phủ. Phải nói ngay, là có những phủ, con cháu phải mua đất lấy, để xây phủ mà thờ Ông Bà, nhất là phủ của các hoàng tử không con. Sau khi mất, con hay cháu của các hoàng tử anh em, xin qua làm con hay cháu kế tự (quá kế) và phải mua đất để xây phủ thờ, như Phủ Vĩnh Quốc Công. Cao Thế Dung, tác giả của nhiều cuốn sách viết về sử cận đại Việt Nam, nói chế độ Quân Chủ Việt Nam là chế độ " Quân Chủ Tôn Quân Tập Truyền ". Có người cho là hơi quá đáng, nhưng thật sự cũng không phải là sai. Lý Thái Tổ, Lê Thái Tổ, Nguyễn Thế Tổ... được tôn lên làm vua, hoặc do đình thần nhà Tiền Lê (1010), hoặc do các tướng kháng Minh (1418), hoặc do quần thần cũ của Chúa Nguyễn (1777)... Ngoài ra các vị vua nối nghiệp được chọn lựa rất kỹ lưỡng, không phải con trưởng là được tự động kế nghiệp vua cha. Thái tử được vua chỉ định thế tập, phải được sự đồng ý của các thái hoàng thái hậu, hoàng thái hậu (nếu còn tại thế), của các hàng tông thất (anh em, bà con ruột thịt với vua), của đình thần. Vì theo quan niệm của người xưa, vua phải hiền, phải có tài, phải có đức thì đất nước mới phồn thịnh, nhân dân mới lạc nghiệp an cư. Còn thời " Trịnh, Nguyễn Phân Tranh ", trên lý thuyết, các chúa Trịnh, chúa Nguyễn đều là " tôi thần " của vua Lê. Nhưng trong thực tế, các chúa Trịnh lấy danh nghĩa vua Lê mà cai trị toàn cõi " Đàng Ngoài ", các chúa Nguyễn thì không không phụ thuộc trực tiếp hay gián tiếp gì với vua Lê cả. " Đàng Trong " được các chúa Nguyễn khai phá, ít nhất cũng từ Phú Yên đến mũi Cá Mâu, phần đất mà lúc trước, không thuộc về Đại Việt do nhà Lê, hay các triều trước cai quản. Thời bấy giờ " Đàng Ngoài " và " Đàng Trong " được xem như hai quốc gia độc lập riêng biệt. Vậy " Trịnh, Nguyễn Phân Tranh " không phải là một chế độ Phong Kiến của Đại Việt. Nền Quân Chủ xưa của Việt Nam, bất kỳ dưới triều đại nào, ngay cả trong thời kỳ " Đàng Trong, Đàng Ngoài " cũng không hề có cái nạn chiếm hữu nô lệ. Vậy làm sao mà gọi nền Quân Chủ Việt Nam là chế độ Phong Kiến cho được ? Hai chữ Phong Kiến là do Cộng Sản Trung Hoa dùng, rồi lan qua miền Bắc và tràn xuống miền Nam, để người mình dùng hai chữ đó mà gọi nền Quân Chủ Việt Nam. Cộng Sản Trung Hoa đã dùng rất đúng hai chữ Phong Kiến để đả phá chế độ Phong Kiến còn tồn tại trên đất nước Trung Hoa, nhất là vào giai đoạn 1916 - 1949, với những lãnh chúa sau khi Viên Thế Khải được " bầu " làm Hoàng Đế với niên hiệu Hồng Hiến, như đã trình trên. Cái gì thuộc chế độ Phong Kiến hay Quân Chủ đều bị Cộng Sản Trung Hoa cho là Phong Kiến hết, là gớm ghiếc phải tiêu diệt. Thậm chí đến cả văn học cũng bị cấm đoán, như đã cấm sử dụng cuốn Tam Tự Kinh, vào những thập niên 1950, 1960, vì cho đó là " sự mù quáng của Phong Kiến " (l'obscurantisme féodal). Một cuốn sách mà hiện giờ, lại được đem ra giảng dạy trong các học đường Trung Quốc. Một cuốn sách, không những dạy cách cư xử cho trẻ em, mà còn là sách dạy cách đặt câu rất hữu hiệu. (Le Livre des Trois Caractères. Deverge et Giles. Wengu - Introduction - Mạng Internet). Cho hay, tuyên truyền của Cộng Sản Tàu thật là ghê gớm, có mãnh lực thay đổi cả chữ nghĩa. Không những hai chữ Phong Kiến mà còn nhiều danh từ độc hại khác, và người mình cứ theo đó mà chấp nhận, từ năm nầy qua năm khác, từ thế hệ nầy qua thế hệ khác, rồi sự sai lầm biến thành chân lý khó lay chuyển ! Cũng vì do Cộng Sản Nga, Tàu mà hai chữ Phong Kiến hay Féodalité, Feudal Power, mà hiện giờ, có một hàm ý rất xấu xa ghê tởm (connotation péjorative, pejorative connotation ) ở khắp toàn thế giới. Chúng ta, ai cũng có Tổ Tiên Ông Bà, hoặc là Nguyên Thủ Quốc Gia, hoặc là Đại Thần, Danh Tướng, đã lo cho nước, cho dân trong nền Quân Chủ xưa. Ông Bà Tổ Tiên chúng ta cũng là những con người, mà đã là con người thì làm sao tuyệt đối hoàn hảo được. Đành rằng nền Quân Chủ đã lỗi thời trong trào lưu đòi hỏi Tự Do, Dân Chủ, nhưng phán xét Lịch Sử, phải có con mắt lịch sử. Nền Quân Chủ nước nhà, tuy có nhiều chỗ không hay, nhưng cũng đã đem lại cho chúng ta một Quốc Gia Tự Chủ, cũng đã mở mang bờ cỏi từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau trù phú. Ông Bà Tổ Tiên chúng ta không thực hiện chế độ Phong Kiến mà " lắm thầy rầy ma " làm khổ, làm bại hoại nhân dân đến cùng. Vậy, tại sao chúng ta lại đổ lỗi cho Ông Bà Tổ Tiên chúng ta, những điều mà Ông Bà Tổ Tiên chúng ta không nghĩ đến, không làm đến ! Nền Quân Chủ phải bỏ đi, để chúng ta theo trào lưu tiến hóa Tự Do, Dân Chủ, Văn Minh của Thế Giới. Nhưng hai chữ Phong Kiến mà cả thế giới nguyền rủa, không đáng ghép vào nền Quân Chủ Việt Nam. Ở đây cũng xin mở dấu ngoặc, để xin ý kiến của độc giả : một số nước, hiện nay, tự cho là Cộng Hòa, là Dân Chủ, là Nhân Dân, một số nước đó có Tự Do, Dân Chủ, và Nhân Dân có tự do làm ăn, có tự do ăn nói... như nền Quân Chủ của Việt Nam xưa chăng ? Một nền Quân Chủ mà có Hội Nghị Diên Hồng, một nền Quân Chủ mà " Phép vua thua lệ làng ", một nền Quân Chủ mà các Lý Trưởng, những người có uy tín trong làng, không thuộc một đảng, một phái nào và do chính các bô lão thay mặt dân làng, tự tay bầu lên (1)... Nói như thế, không phải tôi muốn đề cao nền Quân Chủ, nhưng không vì thế mà nguyền rủa Ông Bà Tổ Tiên chúng ta bằng hai chữ Phong Kiến mà cả thế giới ghê tởm. Sau hơn nửa thế kỷ, sau gần 3 thế hệ, các cưộc cách mạng đã xóa bỏ nền Quân Chủ tại Việt Nam. Năm 1945 buộc vua thoái vị, năm 1955 phế bỏ quốc trưởng, và hiện giờ, đại đa số người Việt đều ước vọng một nền Cộng Hòa Tự Do Dân Chủ. Bây giờ, đâu còn là buổi tranh đấu cho nền Cộng Hòa mà phải hô hào nhân dân mạ lị nền Quân Chủ xưa với hai chữ Phong Kiến có hàm ý xấu xa ghê tởm. Hơn nữa, Ông Bà Tổ Tiên của chúng ta, không có dụng ý đó. Bây giờ là lúc gọi A là A, gọi B là B. Chính thể chính trị xưa của Việt Nam là Quân Chủ, thì gọi là Quân Chủ, chứ đừng nên lạm dụng hai chữ Phong Kiến đốn mạt của Tàu mà vu khống cho người xưa. Rất mong độc giả cho ý kiến.
|
(1) Lý Trưởng : Sau
khi được bầu, danh tánh của Lý Trưởng được đệ trình
lên Phủ hay Huyện để được phê chuẩn. Lý Trưởng không
có lương bổng của triều đình, nên có nghề nghiệp riêng
để sinh sống. Tuy nhiên, khi dân làng đến xin giấy tờ, chứng
thư, thì có quà cáp, như các Thầy Đồ xưa, và thường thường,
khi lên trình việc ở phủ, huyện, thì được các quan Phủ,
quan Huyện ban cho ít tiền để trả công lao, nhưng chỉ với
tư cách cá nhân. Theo " Xã Trưỡng thời Hậu Lê " trên
Wikipedia Tiềng Việt
thì đây là một tính cách Dân Chủ
trong nền Quân Chủ.
Theo Wiktionary Tiếng Việt, tháng 12 năm 2010, Lý Trưởng được định nghĩa như sau : " Cường hào cai trị một xã trong thời phong kiến và Pháp thuộc " là sai. Mặt khác, lại Cường Hào với Phong Kiến ! Toàn những danh từ đao to, búa lớn ! Tôi không trách người viết câu nầy, vì thật ra, do tuyên truyền của Cộng Sản Tàu, mà chúng ta, từ khi bước chân đến trường (Tiểu Học) đều học những danh từ đao to, búa lớn để chỉ chế độ Quân Chủ, cùng chỉ một số sự kiện lịch sử khác, rồi từ đó, chúng ta cứ tự nhiên dùng, và không để ý đến ý nghĩa sâu xa của các danh từ đó. Theo Đại Từ Điển Tiếng Việt. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Trung Tâm Ngôn Ngữ và Văn Hóa Việt Nam, (Nhà Xuất Bản Văn Hóa - Thông Tin, 1999), Lý (Lí) Trưởng được định nghĩa như sau : " Người đứng đầu thừa hành việc quan ở làng thời xưa ". Lúc trước, ở An Cựu, Huế, có Lý Trưởng. Ông Lý Trưởng Hoàng H..., sau nầy cũng ông Hoàng H... được bổ nhiệm làm Chủ Tịch Hội Đồng Hành Chánh Phường Phú Nhuận, Huế, dưới nền Đệ Nhất Cộng Hòa của miền Nam Việt Nam. Chữ ký và dấu triện của Lý Trưởng có giá trị pháp quyền. |
|