Chim Việt Cành Nam [ Trở Về ] [ Trang Chủ ] [ Tác giả ]
Đầu năm nay, tình cờ tôi gặp được bài " Viết tắt chữ Việt trong ngôn ngữ @ " của ông Trần Tư Bình, trên tạp chí mạng Chim Việt Cành Nam. Hiếu kỳ, tôi vào đọc. Càng đọc tôi càng thấy lý thú, càng đọc tôi càng thấy ông Trần Tư Bình đã dày công sáng tạo quy luật cho cách viết tắt chữ Việt, hầu thống nhất cách viết.
Có nên thêm phụ âm đầu W trong
" Tốc Ký Chữ Việt " chăng ?Nguyễn Vĩnh-Tráng Mặt khác, cũng vì hiếu kỳ, tôi có đọc một vài " ý kiến độc giả " rải rác trên mạng. Khen chê lẫn lộn, nhưng phải thành thật mà nói, có rất ít người phản bác. Chuyện ngạc nhiên là trên đà phản bác, có người cho rằng đụng chạm đến chữ Việt truyền thống là đụng chạm đến Văn Hóa !
Ai cũng biết văn tự, chữ viết của hầu hết các dân tộc đều có thay đổi theo thời gian. Trong chữ Pháp, những chữ as, is, os biến thành â, î,ô như asne(con lừa) thành âne, isle (hòn đảo) thành île, hospital (bệnh viện) thành hôpital; hay apprentisse(người học nghề) thành apprenti, lieutenande(người phụ tá) thành lieutenant, roy (vua) thành roi... Trong chữ Hán, 漢 (hán) thành 汉 , 鄧 (đặng) thành 邓 , 興 (hưng) thành 兴 ... Và ngay trong chữ Việt blăng thành trăng, giước thành giấc, tlàng thành tràng... Đó cũng chỉ là trào lưu tiến hóa của văn tự, chữ viết, hay có thể nói là sự giàu có của Văn Hóa.
Còn nói rằng đây chỉ là chữ viết tắt. Chữ viết của " giới Teen ", " giới Trẻ " sáng tạo ra. Nhưng giới Trẻ là tương lai của Đất Nước. Viết tắt cũng là một khía cạnh của Văn Hóa. Giới Teen, giới Trẻ có tuyên bố bỏ lối viết chữ Việt truyền thống đâu. Dầu muốn, dầu không, chúng ta cũng không ngăn cản được trào lưu viết tắt của giới trẻ trong thời đại Internet, Điện thoại di động mà chúng ta đang trải qua. Mà ngăn cản làm gì, trong khi, hầu hết các dân tộc đều có lối viết tắt. Ở Pháp, ta thường thấy những chữ g = j'ai (tôi có), kan = quand (khi), per = perd (mất), nor = nord (Bắc), il é alé o zétazuni = il est allé aux Etats Unis (anh ta đi Mỹ)....(xem trên mạng).
Cái hay của ông Trần Tư Bình là đã công phu phân tích chữ Việt để đề nghị một quy luật chung trong việc viết tắt, hầu để thống nhất một phần nào trong cách viết tắt của giới Trẻ. Nếu không, cũng như chữ Nôm xưa, mỗi người viết một cách, làm cho ta khó hiểu được nguồn tư tưởng, đôi khi rất phong phú, mà giới Trẻ trao đổi với nhau. Chúng ta, ai cũng biết chữ Nôm rất khó đọc, vì mỗi học giả viết một cách, làm cho những nhà khảo cứu lịch sử vất vả trong sự khai thác sử liệu. Một chữ Việt có rất nhiều chữ Nôm, như chữ Tiêu có trên 20 chữ Nôm khác nhau 悄 , 椒 , 簫 , 蕉 , 消 ... (Vũ Văn Kính. Bảng Tra Chữ Nôm. Hội Ngôn Ngữ Học, TPHCM, 1994). Vì thế, chúng ta nên có một quy luật chung, để tránh chuyện khó khăn mà ta đã gặp trong chữ Nôm, và ông Trần Tư Bình đã đề nghị kịp thời.
Thấy thích thú, tôi đã mạnh dạn liên lạc với ông Trần Tư Bình, và sau đó, biết ông đã tham khảo rất nhiều tài liệu có giá trị, trước khi đề nghị quy luật chungcho lối viết tắt, cùng quy luậttốc ký chữ Việt (Xem Tốc ký chữ Việt ở http://vietpali.sf.net/binh/TocKyChuViet.htm). Hơn nữa, gần đây ông cùng Tiến sĩ Ngô Đình Học, tác giả bộ gõ WinVNKey , còn đưa vào WinVNKey cách viết tốc ký. Vào WinVNKey chọn cách Tubinhtran có dấu, gõ kyd sẽ bung ra khuyết, ngỹl hay ngyl4 sẽ bung ra nguyễn, ngìl hay ngil2 sẽ bung ra nghiền, v.v. ... Ông Trần Tư Bình cùng TS Ngô Đình Học đã đề nghị một cách gõ tắt trên WinVNKey, và máy tự động bung ra chữ Việt truyền thống, trọn vẹn (Xem Phương pháp mới gõ tắt chữ Việt ở http://vietpali.sf.net/binh/PhuongPhapMoiGoTatChuViet.htm). Thật là một lợi khí, chẳng những cho những người muốn dùng tốc ký, mà còn cho những người muốn viết bài nhanh, vì máy sẽ tự động bung ra những dòng chữ trọn vẹn.
Cũng trong chiều hướng đó, tôi thấy chữ W mà Joseph Ruelle dùng, như wê = quê đã được thay thế bằng Q (qê = quê) và cụm chữ NG và NGH còn quá " dài ", nên trong tinh thần thân mật mua vui giữa bạn bè, tôi đã mạo muội đề nghị với ông Trần Tư Bình, dùng chữ W thay cho hai cụm chữ trên (W = NG = NGH) kẻo bỏ chữ W thì phí quá.
Và ta có đoạn thơ viết theo cách Tốc Ký chữ Việt của ông Trần Tư Bình, cộng thêm đề nghị W = NG = NGH như sau :
Trăm năm trog cõi wừj ta
Trăm năm trong cõi người taChữ tài chữ mệh kéo là get nhau
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhauTrải qa một cụs bể zâu
Trải qua một cuộc bể dâuNhữg dìw trôg thấy mà dau dớn lòg.
Những điều trông thấy mà đau đớn lòngĐoạn trường tân thanh (Nguyễn Du).Trong thư trả lời, ông Trần Tư Bình cho lời " đề nghị " của tôi là : hoàn toàn hợp lý và khả thi , nhất là hình dạng chữ W có đôi nét giống với chữ N trong NG hoặc NGH ; và cách phát âm của W trong tiếng Anh-Mỹ cũng hơi gần với cách phát âm chữ NG trong tiếng Việt. Nếu kết hợp dùng W thay cho phụ âm đầu NG/NGH với cách Tốc Ký chữ Việt thì chữ nghiêng, vốn là chữ dài nhất trong chữ quốc ngữ, sẽ được viết chỉ bằng 3 ký tự : wiz (w = ngh, iz = iêng).Ông đã gợi ý tôi đưa lời đề nghị lên mạng, để xin ý kiến của độc giả.
Bài viết nầy không ngoài mục đích đó. Mong độc giả góp ý.
Nguyễn Vĩnh-Tráng.
104 042 010 nvt*ttl*