Chim Việt Cành Nam          [  Trở Về   ]

 
Lăng Đan Dương của vua Quang Trung ở đâu ?
Xin góp một câu trả lời
*
Kỳ cuối.- Phủ Dương Xuân tiền thân của Cung điện Đan Dương
-
bút ký lịch sử của Nguyễn Đắc Xuân
Căn cứ trên tư liệu lịch sử (ĐNLT CB), văn học cổ (Ngô Thiø Nhậm, Phan Huy Ích), Địa lý lịch sử (ĐNNTC. Thừa Thiên phủ), P. Poivre, thực địa, ta có thể lập bảng kê về mối quan hệ lịch sử giữa ba di tích Chùa Thiền Lâm - Cung/ Lăng Đan Dương - phủ Dương Xuân sau đây:
Tên Di tích 
Chùa Thiền Lâm

(TL)

Cung/ Lăng Đan Dương (X)
Phủ Dương Xuân

(Y)

Đối với 
sông Hương
Phía nam sông Hương
(Theo Phan Huy Ích)
Bờ nam sông Hương
(Liệt truyện)
Phía nam sông Hương
(Thực địa)
Đối với 
đàn Nam Giao
Phía bắc đàn Nam Giao
(Thực địa)
Phía bắc đàn Nam Giao
(Vì gần TL, theo Phan Huy Ích)
Phía bắc đàn Nam Giao
(ĐNNTC đời Tự Đức và Duy Tân)
Địa danh gốc
Núi Dương Xuân 
(Phan Huy Ích)
Không ghi rõ ở đâu
Gò Dương Xuân 
(ĐNNTC đời Tự Đức và Duy Tân)
Địa danh thời Nguyễn
Ấp Bình An (Tự Đức) và Xã An Cựu (Duy Tân)
Không ghi rõ ở đâu
Gò Dương Xuân 
(ĐNNTC đời Tự Đức và Duy Tân)
Đối với chùa Thiền Lâm gốc
Di về phía tây
và lùi ra phía Bắc chồng lên một phế tích
Gần chùa Thiền Lâm
(Phan Huy Ích)
Gần chùa Thiền Lâm
(Công trình chính)
Biểu hiện thực địa Một số bia tháp bị mài, đục.Lòng đất sân vườn có nhiều gạch đá cổ, chung quanh có nhiều mồ chôn chồng lên nhau
Chưa rõ 
Nhiều viên đá táng cột lớn, đá lát và nhiều lọai gạch đá khác
Nhận xét, nghi vấn Bình An là đất cũ của xã Dương Xuân, vì sao viết xã An Cựu ? Đại Nam Thực Lục ghi đã "quật mồ, bổ săng..." sao không ghi rõ nơi táng X ? Phủ lớn và quan trọng vì sao có sự mất tích dễ dàng như thế ? Phủ mắc tội gì mà bị đập phá chôn sâu xuống đất ?
Kết luận. TL Lâm phụ thuộc Phủ DX sau thành Cđ Đan Dương. Thiền Lâm bị mài đục bia, tháp, chuyển đổi địa danh để đánh lạc hướng Cđ điện ĐD CĐ Đan Dương đã bị " tận pháp trừng trị..." xóa hết dấu vết trong không gian và sử sách Phủ DX đã được sửa chữa thành Cđ ĐD, Cđ ĐD bị đập phá xóa hết dấu tích, dĩ nhiên Phủ DX phải mất tích. 
 
Theo P. Poivre Phủ Dương Xuân là cung điện thứ hai của các chúa Nguyễn, Phong trào Tây Sơn (PTTS) chiếm hết Đô thành Phú Xuân, chiếm luôn các chùa, đặc biệt là chùa Thiền Lâm để trú đóng, không lý gì PTTS không chiếm Phủ Dương Xuân ? Phủ Dương Xuân và chùa Thiền Lâm quan hệ mật thiết với nhau, Bùi Đắc Tuyên chiếm chùa Thiền Lâm như sử sách đã ghi thì ai có thể chiếm ở tại Phủ Dương Xuân ? Người đó phải là người có quyền hơn Thái sư Bùi Đằc Tuyên tức là Nguyễn Huệ/Quang Trung và sau đó là vua Quang Tỏan. Vì sao Bùi Đắc Tuyên không chiếm chùa Báo Quốc, chùa Ấn Tôn, chùa Quốc Ân để ở mà lại chiếm chùa Thiền Lâm ? Phải chăng vì chùa Thiền Lâm bên cạnh Cung diện/Lăng Đan Dương để được hưởng cái hào quang của Quang Trung ?

Bản đồ giải thữa (trích khu vực khảo sát), cho biết vị trí của các như sau:

Hiện trạng khu vực Phủ Dương Xuân/Cung điện Đan Dương ngày xưa
(Theo bản đồ giải thữa của chính quyền hiện nay)

Khảo sát thực địa thực địa chung quanh chùa Thiền Lâm chỉ có khu vực nối các điểm: chùa Tịnh Độ (tây bắc)- Hồ rau muống (đông nam) - chùa Thiền Lâm (đông) và chùa Vạn Phước (tây) - hội đủ các đặc điểm "các địa", có một cánh nhiøn ra sông Hương, có một cái ao (hồ rau muống) ở phía trước và bên kia ao có một mô đất cao (chùa Diệu Đức).

Những gạch vồ, đá lát, đá táng cột, đá tảng, đá trang trí ở đầu cột trụ và nhiều lọai đá có hiønh thù khác nhau không có ở bất cứ nơi nào trên vùng "lâm lộc" thuộc xã Dương Xuân xưa, cũng như trên tòan vùng núi đồi xứ Huế, không thể của dân chúng trong bất cứ thời đại vua chúa nào. Tất cả những thứ ấy chỉ có thể của một vùng cung điện của vua chúa mà thôi, ở đây là Phủ Dương Xuân của các chúa Nguyễn.

Cung điện Đan Dương ở gần chùa Thiền Lâm, to lớn không thể có một nơi nào khác có thể xây dựng Cung điện Đan Dương. Chỉ có thể lý giải Phủ Dương Xuân của các chúa Nguyễn và Cung điện Đan Dương của vua Quang Trung là một. Nghĩa là vua Quang Trung đã cải tạo Phủ Dương Xuân thành Cung điện Đan Dương. Vì thế quan quân nhà Nguyễn đã quật phá chôn sâu Cung điện Đan Dương xuống đất sâu (cuối 1801), Phủ Dương Xuân phải mất tích.

Khu vực cung điện Đan Dương đã rõ ràng, câu hỏi: "Đan Lăng - lăng mộ vua Quang Trung ở đâu ?" Có thể xác định nó nằm trong khu vực Phủ Dương Xuân / Cung điện Đan Dương ấy. Khu vực "thành Troie" của Việt Nam đã xác định được. Nhưng địa điểm cái huyệt mộ táng vua Quang Trung đã bị quật phá cụ thể ở vào chỗ nào trong cái khu vực Cung điện Đan Dương ấy xin dành cho các cơ quan chức năng của ngành khảo cổ học.

Tìm được dấu tích Cung điện Đan Dương là tìm được toạ độ Lăng Đan Dương. Cung điện Đan Dương toạ lạc trong khu vực chùa Thiền Lâm hiện nay. Khai quật khu vực Cung điện Đan Dương sẽ tiøm thấy dấu tích lăng Đan Dương.

Một khám phá lịch sử như thế nếu không đúng thì sẽ có vô vàn "phát sinh" không thể vượt qua được. Từ khi công bố lần đầu (1990) Cung điện Đan Dương ở khu vực ấp Bình An đến nay (2007) đã 18 năm nhưng tôi chưa hề gặp bất cứ một phát sinh nào, ngược lại càng nghiên cứu, càng tìm tòi, càng thảo luận lại càng có thêm nhiều thông tin, nhiều lời lý giải củng cố thêm cho kết quả nầy. Tôi tin khi công bố lọat bài nầy trên phương tiện truyền thông tôi sẽ nhận được thêm nhiều thông tin, nhiều nhận định thú vị khác nữa. Và, tôi cũng sẵn sàng tiếp tục làm sáng tỏ những gì chưa rõ liên quan đến kết quả nghiên cứu nầy.

Đây là công trình nghiên cứu trên 20 năm. Công bố để góp phần kỷ niệm 215 năm (1792-2007) Quang Trung qua đời và kỷ niệm 220 năm (1788-2008) Nguyễn Huệ lên ngôi lấy niên hiệu Quang Trung.

Huế 1987-2007

N.Đ.X.