|
Tài
liệu tham khảo:
PHONG TRÀO DÂN CA
|
Năm 1966 dân ca bộc phát thành một
phong trào. Bỗng nhiên giới thanh niên đô thị hướng về
dân
ca, sưu tầm dân ca, đem dân ca vào tập thể như đem
một
luồng gió mới. Tất cả những buổi văn nghệ cũng như
những sinh hoạt khác đều có dân ca. Ai không biết một câu
quan họ Bắc Ninh hay một điệu lý miền Nam là có thể bị
chê ngay là xa cách đời sống dân tộc, không biết gì về
dân tộc.
Trong những bài dân ca thịnh hành, chúng ta có thể kể đến: Lý ngựa ô, Lý con sáo, Xe chỉ luồn kim, Hát hội trăng rằm, Cây trúc xinh, Qua cầu gió bay v.v...Thanh niên đô thị đua nhau hát những bài đó, tiếng ca của họ là tiếng ca Việt Nam thuần tuý, không thể nhầm lẫn với nhạc Pháp, nhạc Mỹ hay nhạc Việt lai căng. Ngoài dân ca, còn có dân nhạc và dân vũ. Họ rất thích thú và hãnh diện khi được nghe dân nhạc Việt Nam, điển hình là buổi trình diễn dân nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba tại trường Đại học Khoa học. Phong trào học đàn Đông phương phát triển mạnh mẽ: phái nữ chơi đàn Tranh, đàn Tỳ bà càng ngày càng nhiều, cây Độc huyền cầm (Đàn Bầu) của Việt Nam được đề cao. Dân vũ xuất hiện rất nhiều trong sinh hoạt văn nghệ, điển hình là những màn vũ Lúa thơm đồng xanh diễn tả sinh hoạt cấy cày của nông thôn Việt Nam,màn Tiếng trống hào hùng diễn tả hình ảnh Việt Nam vùng dậy chống xâm lăng. Dân ca, dân vũ, dân nhạc trở thành một loại văn nghệ thời trang quyến rủ. Phong trào Dân ca đã lớn lên rất mạnh, mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Muốn giải thích sự hiện diện của phong trào này, chúng ta cần phải dựa trên những yếu tố lịch sử xảy ra hồi bấy giờ. Chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng đời sống tại các đô thị hoàn toàn bị xáo trộn kể từ khi quân đội ngoại quốc hiện diện trên đất nước ta, trong đó có sự xáo trộn về sinh hoạt văn nghệ. Nhiều sản phẩm lai căng được đẻ ra khiến cho những người có ý thức dân tộc thấy khó chịu đến khổ sở. Họ nhìn đó là những đứa con hoang, con lai phản ảnh một tình trạng mất gốc nô lệ. Họ phản ứng lại bằng cách dùng văn nghệ thuần tuý Việt Nam. Thứ vũ khí sẵn có của dân tộc có thể đem ra dùng ngay được trong hoàn cảnh này chính là Dân ca. Đó là lý do của sự có mặt của phong trào Dân ca. Trong khi tay họ chưa có cái gì để chống đỡ thì Dân ca cổ điển vẫn là một thứ vũ khí cần thiết, quá cần thiết. Thực sự những bài dân ca mà quần chúng đô thị hát không liên quan gì đến đời sống hiện tại của họ, không phải là hơi thở của con người trong không gian, thời gian này. Các bài Lý con sáo, Lý ngựa ô, Hát hội trăng rầm, Qua cầu gió bay, Mẹ Việt Nam...chỉ phản ảnh sinh hoạt của dân Việt trong một hoàn cảnh đã qua. Chúng thành những câu chuyện đời xưa, rất xưa nói về tình yêu trai gái trên một cổ xe ngựa hay trên một dòng sông nhỏ chảy qua làng hay bên chiếc cầu tre, trong một buổi hội hè, hay nói về những bà mẹ Việt Nam lam lủ một đời sau lũy tre xanh. Đó dĩ nhiên là một loại nhạc dân tộc, nhưng chắc chắn không phải là dân tộc hiện tại. (Lý con sáo):http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=XnO7DqVuXp (Lý ngựa ô): http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=4Zgx3PnTFf (Hát hội trăng rằm): http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=VuHgzhocbM (Qua cầu gió bay): http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=P67Z4finww |
Những bài ca đó gắn liền với
một xã hội đã qua, cách đây hàng chục năm, hàng trăm năm.
Những bài ca này không có gì thay đổi, trong khi đó dân
tộc đã thay đổi rất nhiều. Dân tộc ta đã chuyển mình
đứng lên giải phóng khỏi chế độ phong kiến thực dân.
Từ trong lũy tre xanh, trong hải cảng đóng kín, dân tộc đã
vươn dài cánh tay cách mạng ra khắp năm châu. Do đó những
nhân vật điển hình trong giai đoạn lịch sử này không thể
là những nhân vật trong những bài dân ca cổ điển trên mà
là những bà mẹ Việt Nam mới, những thiếu nữ mới, những
thanh niên mới, những thiếu nhi mới, những lời ca tiếng
hát mới. Tất cả đều mới để phù hợp với cuộc chiến
tranh giành độc lập, tự do, gương mẫu là một dân tộc
tiền phong giải thực. Loại dân ca cổ điển kia không phản
ảnh được thực tại của quần chúng mà chỉ giúp quần
chúng trong phản ứng đầu tiên nhằm đề kháng những
ảnh hưởng văn hóa ngoại lai. Hết giai đoạn đó, quần
chúng không dùng dân ca cổ điển nữa và bước vào giai đoạn
văn nghệ mới, tức là phong trào Sử ca, Kháng chiến ca.
Điều đáng ghi nhận là sau khi quần chúng tiến bộ chấm dứt giai đoạn dân ca cổ điển để tiến tới một giai đoạn ca hát tranh đấu mới thì chính quyền Việt Mỹ lại tung ra chiêu bài dân tộc bằng loại dân ca trên nhằm đánh lạc hướng tranh đấu của thanh niên sinh viên. Họ lại nâng đỡ, khuyến khích việc "Về Nguồn" đáng được tôn trọng của người Việt bằng cách cổ võ loại dân ca: Cây trúc xinh, Xe chỉ luồn kim, Lý ngựa ô, Lý con sáo,...bằng cách phục hưng thời sĩ phu la cà trong những quán cô đầu để uống rượu, nghe Hát nói, Hát chèo, những chuyện Bích Câu kỳ ngộ, Trương Chi Mỵ nương v.v... Người Mỹ đứng bên cạnh người Việt để hát dân ca, kháng chiến ca, làm như họ yêu mến tiếng hát dân tộc Việt Nam, họ cũng đồng tâm chống thực dân như dân tộc Việt Nam. Đó là hình ảnh của Phạm Duy và anh chàng Steve Addiss đã một thời khuấy loạn trước mắt quần chúng cách đây không lâu. Trong cuộc chiến tranh giải thực, chúng ta có một hình ảnh một bà mẹ tiêu biểu cho những bà mẹ Việt Nam, đó là Bà mẹ Gio Linh: Mẹ già cuốc đất trồng khoai,
Trong cuộc chiến tranh hiện nay, hình ảnh bà mẹ Việt Nam tiêu biểu chắc chắn không phải là hình ảnh một bà mẹ trong một khúc ca âm hưởng dân ca như sau: Đôi má tươi hồng, má tươi
hồng, với bàn tay trắng,
Ngay cả tại Sài gòn cũng không thể có hình ảnh một bà mẹ Việt Nam "nằm phơi gió trăng, duỗi chân dài chờ mưa tuôn" như vậy trong lòng quần chúng được. Có chăng là hình ảnh của Quách thị Trang: Em ngã xuống rồi cho cuộc đấu
tranh,
Có chăng là hình ảnh của Nhất Chi Mai: Lửa bốc lên cao mắt người
cháy đỏ,
Phân tách như vậy chúng ta có dịp thấy thế nào là một bài ca dân tộc, thế nào là một bài ca rất có vẻ dân tộc, từ âm thanh đến nội dung, nhưng trong một hoàn cảnh nào đấy thì chỉ là một thứ chất độc nguy hại cho dân tộc. Chúng ta lại có dịp thấy thêm rằng việc khảo cứu, sưu tầm dân ca là công việc của người nghiên cứu văn hóa, tìm những mạch sống của dân tộc để nuôi dưỡng dân tộc mỗi khi cần đến. Trong khi đó, việc phục sinh một giai đoạn dân ca nào đây là việc của người làm chính trị. Sự xuất hiện của nó phản ảnh một đường lối chính trị, do đó chúng ta có thể lấy nó để hiểu được đường lối chính trị, hay ngược lại lấy chính trị để giải thích sự hiện diện của nó. Như vậy chúng ta thấu hiểu một cách dễ dàng tại sao chính quyền Việt Mỹ nâng đở loại dân ca lỗi thời trên và tại sao quần chúng đi vào phong trào Sử Ca, Kháng Chiến Ca.
|
|