Ta
thử hình dung quang cảnh đồng bằng Nam bộ lùi lại 300 năm
về trước. Đó đây, vài sóc Miên, dăm ba mái tranh xơ xác,
còn bao nhiêu rừng là rừng ... Ngày hai buổi nếu không có
chút khói lam lách qua khe lá để báo hiệu có sự sinh hoạt
của loài người, thì đây chỉ có thể coi như khu rừng bốn
mùa lặng ngắt. Dưới sông, khó tìm được cánh buồm. Cá
mập, cá sấu, rắn ... tung hoành như một giang sơn riêng biệt.
Trên bờ, dưới những bóng cổ thụ vươn dài hàng loạt cành,
rễ chằng chịt là những chuột, bọ, muỗi mòng, đỉa vắt
... sinh sôi nảy nở.
Đồng
bằng Nam bộ phải qua quá trình khai phá, chinh phục bền bỉ
mới trở nên trù phú như bây giờ. Tiến trình cải tạo thiên
nhiên ấy đã được ghi nhận lưu giữ trong nền văn hoá khai
hoang, lập ấp của người Việt. Nó gắn liền với "tiếng
tăm " của những món đặc sản đồng ruộng, nơi thảo dã.
"Chất " của các món ăn ấy bắt nguồn từ rừng, từ sông;
nghe thì hơi ghê, song ăn vào thì ... |