Chim Việt
Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ]
|
|
Theo
bản tin đài BBC ngày 24/7/2014, "Ủy viên Bộ Chính trị Đảng
CSVN, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đang có
chuyến thăm tới Hoa Kỳ bắt đầu từ 21/7. Ông Nghị
bắt đầu chuyến thăm từ thủ đô Washington DC, nơi ông
có các cuộc làm việc với Cố vấn cao cấp của Ngoại trưởng
John Kerry, Thomas Shannon; Phó Cố vấn an ninh quốc gia phụ trách
đối ngoại Tony Blinken; Chủ tịch thường trực Thượng viện
Patrick Leahy và Thượng nghị sỹ John McCain. Ông không gặp
được bản thân ngoại trưởng Mỹ, thay vào đó Thứ trưởng
Ngoại giao Wendy Sherman đã tới chào và chuyển tới ông lời
thăm hỏi của ông John Kerry. Thông tấn xã Việt Nam cho hay
trong các cuộc tiếp xúc, Bí thư Hà Nội đã "thông
tin về tình hình Việt Nam, chính sách đối ngoại... của Việt
Nam; khẳng định Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng và
không ngừng thúc đẩy quan hệ hợp tác với Mỹ trong khuôn
khổ Đối tác toàn diện".
Báo Mỹ không đưa tin về chuyến viếng thăm này. Một số facebook Việt mang món quà ngoại giao của ông Phạm Quang Nghị tặng ông Mc Cain lên bàn mổ. Quà ngoại giao là gì? Quà ngoại giao có từ ngàn năm nay, sử ta dùng chữ cống phẩm. Quà ngoại giao trao đổi giữa lãnh đạo các vương triều chiếm vai trò vô cùng quan trọng, vừa phô giàu sang của xứ sở mình, vừa tỏ sự thần phục hay quí mến người được dâng tặng. Năm 992BC, nữ hoàng Ả
Rập Sheba dâng một đoàn lạc đà chở đầy hương liệu cho
vua Solomon.
Ở Á châu, lệ nộp cống phẩm có từ thời Hán Vũ Đế (140-87BC), hàng trăm phái bộ mang cống phẩm tới trào đình Trung Hoa. Từ 220 đến 589 có 116 sứ bộ tới bằng đường thủy. Từ TK6 đến TK 12 số sứ bộ tăng gấp đôi vì quà do "hoàng đế bệ hạ" tặng lại còn nhiều hơn kèm theo quyền lợi chính trị, kinh tế khác in hệt những phái đoàn tháp tùng theo nguyên thủ quốc gia bây giờ. Theo sau các sứ thần luôn là các thương nhân lũ lượt mang ngọc trai, đồ thủy tinh, nữ trang... Quà ngoại giao hiếm quí của xứ Trung Hoa ngày nay là gấu Panda. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi đời vua Lê Thái Tông, tháng 11/1435 "Nước Xiêm La sai sứ là bọn Trai Cương Lạt sang cống. Vua đưa cho sắc thư bảo mang về, và trừ cho phần thuế buôn giảm xuống bằng nửa phần năm trước, 20 phần thu 1 phần, rồi thưởng cho rất hậu. Ngoài ra, về phần quốc vương cho 20 tấm lụa, 30 bộ bát sứ, về phần quốc phi cho 5 tấm lụa màu, 2 bộ bát sứ, mỗi bộ 35 chiếc." Đời vua Lê Nhân Tông, năm 1447, "Bồn Man sai người cống sừng tê, vàng bạc và một con voi ba ngà...Cho sứ thần Bồn Man 1 cái áo đoạn dài hồng, 10 tấm lụa, 5 sọt đồ sứ, rồi cho về." Quà ngoại giao ngày nay Quà ngoại giao vẫn có ý nghĩa tương tự: tạo một không khí thuận lợi, hàn gắn xích mích, xác nhận sự đồng thuận, tạo tiền đề cho suốt buổi gặp gỡ đi đến những ký kết thương mại hay hiệp ước quân sự. Tuy nhiên, đôi khi có biệt lệ. Quà của bà thủ tướng Angela Merkel tặng thủ tướng Tập Cận Bình ngày 28/3/2014 nhân dịp ông này thăm nước Đức là tấm bản đồ biển Đông do Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville vẽ và in tại Đức năm 1735, khi ấy Trung Hoa chưa "có" Tibet, Tân Cương, Mông Cổ, Mãn Châu, Đài Loan và Hải Nam. Dĩ nhiên không có hình lưỡi bò. Ở nước Mỹ, quà từ nguyên thủ quốc gia tặng tổng thống, phó tổng thống và bộ trưởng ngoại giao Mỹ đặt dưới sự kiểm kê, giám sát, lượng giá của bộ ngoại giao Mỹ, đứng đầu unit là Chief of Protocol, tương đương với đại sứ hay phụ tá bộ trưởng ngoại giao. Những quà tặng này đuợc liệt kê rõ ràng: ai tặng, tặng ai, trị giá, lý do nhận... Tiếng là được tặng, nhưng người nhận "nhân danh nước Mỹ" và chỉ đưọc giữ nếu dưới 335US$, trị giá cao hơn thuộc về tài sản quốc gia, mang trưng bày tại phòng làm việc tổng thống hay viện Smithsonian, mai mốt lưu trữ tại thư viện của tổng thống. Thời tổng thống G Bush bố, tổng thống Suharto/Indonesia tặng 1 cặp Komodo dragon. Đó là loại cắc kè rất lớn, không có cánh kiếc gì cả nhưng đựợc gọi là rồng, là tài sản quốc gia hiếm quí của xứ này. Năm 2009, món quà khiêm nhường nhất tới tổng thống Obama: là 1 chai dầu olive 75US$ từ tổng thống Palestine, xứ nghèo vì tối ngày đánh đấm với Israel. Cơ quan mật vụ đổ chai dầu này đi lập tức vì là đồ ăn khó biết trong đó có gì. Hoài của. Món quà đắt nhất từ vua Abdullah/Saudi Arabia, bộ nữ trang gồm bông tai, nhẫn vòng tay vòng cổ cho bà Michelle Obama, 132.000US. Quà ngoại giao của ông Phan Quang Nghị Thoả Ước Vienna Convention on Diplomatic Relations ngày 18/04/1961 thiết lập một khung cảnh ngoại giao, mục đích và căn bản là ..."hoà bình, an ninh và thân thiện giữa các quốc gia". Cho đến tháng 4/2014, 114 quốc gia trên thế giới đã ký thỏa ước này, kể cả Mỹ và Việt Nam. Trước khi ra đi, chắc ông PQNghị có đọc và có biết là Ta cũng ký rồi. Ký kết và thi hành là lời thề danh dự không phải của sứ giả hay quốc gia mà là bộ mặt của cả dân tộc.. Với món quà bí hiểm của ông Nghị ngày 21/07/2014, bộ ngoại giao Mỹ và dân facebook Việt bị... tổ trác, vớ râu cho vào miệng trệu trạo vừa nhai vừa gọi "Má ơi". Trong khi báo chí lề phải Việt có vẻ hể hả ca tụng món quà, thì facebook Việt sớn sác hỏi nhau như gà con lạc mẹ: món đó là món gì. Ông Nghị cho biết "Trước lúc sang Hoa Kỳ, tôi nhờ phóng viên Báo Hà Nội Mới chụp cho mấy tấm ảnh địa điểm mà ông John McCain bị bắt năm 1967 ở hồ Trúc Bạch", hình dưới đây. Các nhời bàn nào là ..." Ông John Mc Cain quỳ gối xin hàng... món quà có tính sỉ nhục nhau làm sao "thắt chặt quan hệ"... kẻ tư vấn cho bác Nghị phải là tay chân của bọn phản động Bắc Kinh nhằm phá hoại mối bang giao giữa hai nước...không thèm cho vào khung, mà chỉ ép tấm nhựa dẻo nhỡ nhà bị dột...không biết ông McCain có đau lòng chăng...?" Dân càng lành càng ưa đoán tào lao! "Làm chính trị phải lỳ". Cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nói thế. Lâu lâu mới có một bố lỗ mãng như thủ tướng Nikita Khrushchev của Liên Sô lôi giầy đập bôm bốp trên bàn trong phiên họp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ngày 23/9/1960. Làm ngoại giao vừa lỳ vừa kín như bưng. Ngoại giao Việt-Mỹ năm 2014, nhân gian khó đoán: cả người nhận và người cho đều tươi cười thể hiện bản lãnh của mình và thông điệp do chính phủ hai bên gửi tới đối phương: dằn mặt hay hăm doạ, chiến tranh hay hoà bình, đi vay hay đi xin, mua bán hay đổi chác? Đừng đoán. Mỗi động tác đều hàm chứa một quid pro quo/trao đổi cái này với cái kia. Cái đó là cái gì? Hừ, chúng tớ khó lòng cho nhân gian biết. Ông PQNghị nói với nhà bào "Các anh đừng có tò mò!" Facebook Việt chỉ bàn ngang là giỏi! Chưa chắc nếu được nhờ chọn quà tượng trưng cho lịch sử liên hệ Việt-Mỹ trong vòng nửa thế kỷ qua, facebook đã chọn nên thân. Khăn lụa hay cravate nội hóa, chuỗi ngọc trai từ biển Việt Nam, tranh sơn mài, miếng gốm Trắng-Men-Lam... có thể "man mác hồn dân tộc" nhưng chỉ là ngôn ngữ ngoại giao của "loài người không tiến bộ". Ngoại giao XHCN lúc này cần phải máu. Trung quốc đang muốn làm Mỹ hụt chân, thì "Ta" làm Mỹ nhục mà tăng nhiệt độ. Trong nước dân chúng muốn cứng rắn? Ta đi mua võ khí cho dân hài lòng. Trung quốc muốn ép VN? Ta tung độc chưởng này nếu hạ cánh an toàn từ nay Ta không sợ Trung quốc. Ta sẽ là đàn anh khu vực, Đông Nam Á vểnh râu cáo ra mà ngó... Không rõ món "quà" này,
McCain được giữ hay trở thành tài sản quốc gia? Ông McCain
có khó chiụ không? Chắc là không! Bức ảnh nhắc với lịch
sử Mỹ "Once, we were soldiers. Chúng ta đã từng là lính. Chúng
ta thua một trận chiến, nhung chúng ta không thua một cuộc
chiến". Bị bắn rơi, bị bỏ tù ở miền Bắc nhưng nay địch
thủ ngày xưa tra tấn mình phải chạy sang cầu cứu. Đã điếu
gì bằng!! Nhất là trong bối cảnh "trao đổi" Việt-Mỹ: ngày
23/07/2014, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ bật đèn xanh
cho thỏa thuận hạt nhân với Việt Nam, điều này có thể
tạo khoảng từ 10 đến 20 tỷ đô la trong kinh doanh cho các
công ty Mỹ. Máu thật! Dù ở thị trường Việt Nam Mỹ có
vô số đối thủ cạnh tranh, Pháp, Canada, Đại Hàn Quốc và
Trung quốc. Hạ viện Mỹ đời nào chịu thua thượng viện:
ngày 01/08/2014 Dự thảo nghị quyết Hạ viện Mỹ tán đồng
bán vũ khí cho Việt Nam. Nếu mua vũ khí là hoạt động kinh
tế mà dân Việt không thực sự được hưởng thụ, thì đó
là chuyện của người Việt còn lái buôn chỉ biết "Ăn cướp
chỉ là một hình thức sắp xếp lại các phần của chiếc
bánh kinh tế mà thôi". Định nghĩa quà có "nghệ thuật" hay
"không nghệ thuật" là việc của mấy đấng hơi bị chứng
nhiều chữ, lái buôn không quan tâm.
Facebook tối ngày bàn
rách toang cả việc. Bao giờ ông Phạm Quang Nghị cuộn mình
trong tấm thảm Ngàn Lẻ Một Đêm, thả dài dưới chân ông
McCain, ông Nghị ẻo lả bước ra kiều diễm hơn Cleopatre,
uốn éo đường cong nét lượn theo điệu nhạc Đất Dắn
Nở Hoa Tình, lúc đó facebook bàn cũng chưa muộn kia mà!
Bình
rượu thủy tinh màu đỏ, 14"x 8", món quà "ngoại giao nghệ
thuật", bộ trưởng ngoại giao Abdul Halim Khaddam của xứ Syria
tặng tổng thống G. Ford ngày 30/8/1974.
Bản
đồ Biển Đông năm 1735, bà thủ tướng A Merkel tặng thủ
tướng Tập Cận Bình
*** |
|