William
Shakespeare (1564-1616)
Hình
internet
Những chi tiết
về cuộc đời của William Shakespeare không được rõ rệt,
một số lớn tài liệu đều viết căn cứ trên giấy tờ
cũ lưu lại hoặc tại thành phố gia đình ông sinh sống là
Stratford-Upon-Avon, hay London, Anh quốc.
William Shakespeare
sinh ngày 23 tháng 4 năm 1564 (tài liệu cho hay ông được rửa
tội ngày 26/4/1564, cho nên người viết tài liệu có lẽ đã
đặt ngày sinh của ông là 3 ngày trước đó, theo đúng thủ
tục tôn giáo) tại thị trấn Straford-Upon-Avon, Warwickshire,
Anh. Cha ông buôn bán trong ngành da, có thời kỳ được bầu
là thị trưởng thành phố ông ở (1568), mẹ ông là con gái
của một gia đình khá giả có tiếng.
Thủa bé Shakespeare
theo học ở trường dậy học tiếng La tinh, nhưng phải bỏ
học sớm, ở nhà giúp bố kinh doanh. Năm 18 tuổi (1582), Shakespeare
kết hôn với Anne Hathaway và có ba con. Năm 21 tuổi (1585), Shakespeare
lên sống ở London và bắt đầu tham gia hoạt động sân khấu.
Khởi đầu từng
làm chân giữ ngựa ở cửa rạp, làm vai nhắc tuồng, sau đó
ông trở thành diễn viên đoàn hát của Leicester (1594). Trong
thời gian này ông bắt đầu sáng tác kịch bản, vở đầu
tiên xuất hiện những năm 1590. Tại đây, ông gặp bá tước
Southampton là người giúp đỡ Shakespeare rất nhiều cho đến
năm 1601, bá tước Southampton bị kết tội dấy loạn (cuộc
nổi loạn Essex) chống triều đình Elizabeth và bị kết án
tù làm ông mất một người tài trợ quan trọng. Trong hai năm
rạp hát phải đóng cửa do bệnh dịch (1592-1594), ông sáng
tác hai tập thơ nổi tiếng "Venus and Adonis" và "The Rape of Lucrece"
đề tặng bá tước Southampton. Cũng trong thời gian này ông
viết một số bài thơ sonnet; có thể là do thời điểm đó
là thịnh hành của sonnet, và có thể không phải là những
bài thơ tình cảm gắn vào một nhân vật nào đó. Ông có
lẽ ngưng viết thơ sonnet và trở lại viết kịch vào năm
1594 sau khi gánh hát được phép mở cửa lại.
năm 1599 ông là
một trong những người đóng góp tài chính để thành lập
nhà hát Globe, nơi trình diễn những vở kịch của ông. Mười
năm sau (1609) mang danh Ðoàn Kịch Quốc Vương, ông cho diễn
kịch ở rạp hát có mái che, có tường ngăn đuợc giá lạnh
bên ngoài nên có thể trình diễn được cả vào mùa đông.
Ðây là một sự tiến bộ trong kịch nghệ vì trước đó
kịch thường trình diễn ở ngoài trời.
Năm 1597, ông mua
một ngôi nhà khá đắt tiền có đất rộng ở quê ông (Stratford-upon-Avon)
trên đường Chapel và đặt tên là New Place nhưng vẫn sống
ở London. Năm 1611, sau khi từ bỏ sân khấu ông trở về nhà,
sống ở đó cho đến ngày ông từ trần (ngày 23 tháng 4, 1616).
Thành phố này cũng có căn nhà Hall's Croft chứa một bộ sưu
tập tranh cổ, là nhà con gái ông (tên Susanna) và chồng là
bác sĩ Joun Hall. Kế bên New Place là ngôi nhà của Thomas Nash,
chồng Elizabeth, cháu gái Shakespeare. Căn nhà của Nash bây giờ
là một bảo tàng lịch sử về thành phố Stratford Upon Avon.
Sau khi qua đời, ông được chôn ngày 25 tháng 4, 1616 ở Thánh đường Chúa ba ngôi (Holy
Trinity Church), Stratford-upon-Avon, nơi mà ông được làm lễ
rửa tội 52 năm trước đó (tài liệu chính thức lưu trữ
tại nhà thờ Holy Trinity ghi rõ ngày rửa tội và ngày chôn).
Tấm đá trên mộ ông có ghi bốn câu thơ ông viết được
xem như là một lời nhắn nhủ đến những ai muốn di chuyển
mộ của ông đến Websminster Abbey hay quật mồ ông để làm
giảo nghiệm.
Good frend for Iesvs
sake forbeare,
To digg the dvst
encloased heare.
Blest be ye man
yt spares thes stones,
And cvrst be he
yt moves my bones
Good friend, for
Jesus' sake forbeare
To dig the dust
enclosed here.
Blessed be the
man that spares these stones,
And cursed be he
that moves my bones.
Bạn tốt, vì
Chúa, coi chừng cho kẻ nào
Đào xới đống
bụi tàn này.
Ban phước cho
người giữ gìn những đá này,
Và lời nguyền
rủa cho kẻ nào động đến xương cốt của ta.
(Tránh xa nấm
mồ của ta. Người nào gìn giữ và không động đến mộ
ta sẽ được phước lành. Kẻ nào động đến hài cốt ta
sẽ bị nguyền rủa.)
|
|
|
Căn
nhà của gia đình Shakespeare
|
Nash's
House.
|
Hall's
Croft
|
|
|
Nash's
house & New Place |
Mộ
và tượng Shakespeare trong Holy Trinity Church. |
Ngoài ra liên quan
đến Shakespeare còn có ngôi nhà cổ mái rạ Anne Hathaway, một
căn nhà có mái lợp bằng rạ và là nơi gia đình bên vợ
của ông sinh sống.
Sự
Nghiệp
Shakespeare sáng tác
khá nhiều với 37 vở kịch và hai trường ca là Venus and
Adonis (1593), The Rape of Lucrece (1594), và tập thơ Sonnets
(Tập thơ Mười Bốn Hàng) gồm 154 bài Sonnets (1592 - 1598) được
xuất bản năm 1609.
Một số nghiên
cứu gia chia sáng tác của ông làm 3 thời kỳ:
Thời kỳ đầu
(1590-1600): Shakespear viết các tác phẩm gồm nhiều kịch bản
đề tài khác nhau về vua chúa như Henri IV (1599), Richard
III (1593). Hài kịch như The Comedy of Errors, Two Gentlemen
of Verona, A Midsummer Night's Dream, The Merchant of Venice, The Merry
Wives of Windsor.Và vào cuối thời kỳ thứ nhất, bi kịch
như Romeo và Juliet, Julius Caesar.
Thời kỳ thứ hai
(1601-1608): ngoài một số hài kịch như All's Well That Ends
Well, Timon of Athens, đây là giai đoạn ông viết những vở
hài kịch cay đắng và những vở bi kịch được coi như kiệt
tác trong nghệ thuật và văn chương: Hamlet(1601), Othello (1604),
Macbeth(1605), King Lear (1607), v.v…
Thời kỳ cuối
(1609-1612) là giai đoạn ông muốn tìm kiếm cách giải thoát
cho những mâu thuẫn của xã hội. Sự lý tưởng hóa cuộc
sống được thể hiện qua những vở kịch mang tính chất
huyền thoại, trữ tình, hoặc bi hài kịch như: Pericles(1609),
Cymbeline (1610), The Winter's Tale (1610), The Tempest (1611), Prince
of Tyre, v.v…
Tập thơ Sonnet của
Shakespeare do Thomas Thorpe xuất bản năm 1609, không có sự chấp
thuận của ông, dưới đầu đề "Shakespeare, Sonnets, Never
before imprinted". Bản đề là "Never before imprinted" nhưng
thực sự, trong số 154 bài Sonnets chứa 152 bài chưa từng xuất
bản trước đó. Hai bài 138 (When my love swears that she is made
of truth) và 144 (Two loeves have I of comfort anh despair) đã in trong
tập "The Passionate Pilgrim" vào năm 1599.
Căn cứ vào đặc
điểm nội dung cùng hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ, nghiên
cứu gia nghiêng về kết luận là các bài Sonnets được sáng
tác vào khoảng từ 1592 - 1598. Đây là giai đoạn mà thể thơ
Sonnet được phát triển mạnh mẽ trong văn học Phục hưng
Anh.
Sonnet của ông là
những dòng cảm xúc của một tâm hồn chân thành trước tình
bạn và tình yêu, với sự tri âm, đồng cảm. Tình yêu trở
thành muôn màu, đa dạng với nhiều cung bậc khác nhau diễn
tả hạnh phúc, dỗi hờn, đau đớn.
Ðặc biệt, thơ
Sonnet của Shakespeare nói nhiều về biến đổi của thời gian:
thời gian nhớ quá khứ, nuối tiếc hiện tại và lo lắng
cho tương lai, thêm vào đó là ám ảnh về sự phôi phai sau
cái chết và quên lãng của người đời. Giải pháp để
chống lại sự lãng quên hiển nhiên là những bài thơ ông
làm, như một hình thức lưu giữ thời gian, chống lại sự
tàn phá mãnh liệt của nó để hướng đến một cao điểm
hạnh phúc hơn. Sự lưu giữ đó thể hiện qua giòng thơ tình
yêu, qua niềm vui gia đình các con và chính tác phẩm nghệ
thuật ông tạo dựng.
Những
đối tượng trong sonnet của Shakespeare.
Thơ sonnet của Shakespeare
hầu hết đều nói đến một người đàn ông trẻ đẹp và
một người đàn bà. Những nhân vật này không hề được
ông tiết lộ và cho đến hiện tại cũng không ai biết được
những người đó là ai: là người thật, hay là những người
do ông tạo ra dựa vào những nhân vật chung quanh ông.
Người đàn ông
trẻ trong thơ sonnet của Shakespeare đã đuợc bàn luận rất
nhiều và có hai giả thuyết được đưa ra: có thể người
đàn ông đó là bá tước Southampton thứ ba hay bá tước Pembroke
thứ ba.
Người đàn ông
thứ nhất: Henry Wriothesley, 3rd Earl of Southampton (6 October 1573
– 10 November 1624), là người mà ông đã đề tặng tập Venus
and Adonis năm 1593, và The Rape of Lucrece (1594). Trong
tập thơ thứ nhất lời đế tặng rất bình thường, nhưng
sang đến tập thứ hai và một năm sau đó (1594) thì giọng
điệu có phần thân thiết và tha thiết hơn nhiều."The love
I dedicate to your lordship is without end ... What I have done is yours;
what I have to do is yours; being part in all I have, devoted yours."
Bỏ ngoài sự bàn
cãi về hai chữ viết tắt (Mr W.H.) ở đầu tập thơ sonnet
mà Thomas Thorpe xuất bản, thì những bài thơ sonnet làm trong
thời gian 1592-1594 của ông coi như hiển nhiên là viết về
bá tước Southampton, một người đàn ông trẻ đẹp trai (Fair
Youth) kém Shakespeare 9 tuổi. Thời gian tính của những bài
thơ sonnet từ số 1 đến 17 này nếu viết về bá tước Southampton
vào năm 1592-1594 thì rất hợp lý vì năm sau (1595) là năm bá
tước Southampton có liên hệ với Elizabeth Vernon và kết quả
là những xáo trộn đáng kể sau đó.
Ngưòi đàn ông
thứ hai là William Herbert, 3rd Earl of Pembroke (8 April 1580-10 April
1630). Bá tước Pembroke kém Shakespeare 16 tuổi. Nếu những bài
thơ sonnet làm vào những năm trước 1595, khi Shakespeare cỡ
ngoài 30 thì lúc đó Herbert mới cỡ tuổi 15. Và dù cho gia
đình Herbert có ngắm nghé tìm vợ có nhiều tiền cho Herbert
thì sự liên hệ giữa Herbert và Shakespeare vào thời điểm
đó cũng không đủ thân thiết để ông có thể làm một loạt
bài thơ ca tụng thiếu niên nhỏ tuổi này và khuyến khích
chuyện lập gia đình.
Tuy nhiên đến
năm Herbert 20 tuổi (1600) thì Herbert có mối tình với một
người đàn bà mang tên Mary Fitton (mà có giả thuyết cho rằng
người đàn bà này là mẫu hình cho nhân vật Dark Lady của
ông). Cuộc đời tình cảm của vị bá tước này rất sóng
gió và liên hệ đến nhiều người đàn bà khác nhau, nên
nếu Shakespeare đã dùng vị bá tước Pembroke này để làm
nhân vật đàn ông trẻ thứ hai trong thơ sonnet của ông thì
cũng không có chi lạ.
Shakespeare là một
nhà viết kịch nổi tiếng trên toàn thế giới, ông đã viết
sonnet xen kẽ với kịch bản trong thời gian từ 1592 đến 1598
(28-34 tuổi). Nếu thơ ông có mang những nhân vật giả tưởng,
và ông đặt ông vào vị trí người thơ trong những bài sonnet
đó thì tưởng cũng không lấy gì làm ngạc nhiên quá đáng.
Trong tập 154 bài
sonnets, một số lớn (1-126) là những bài thơ nói với một
người đàn ông trẻ mà nhà thơ có một liên hệ tình cảm
sâu xa. Mười bẩy bài thơ đầu tiên nhà thơ cố gắng thuyết
phục người đàn ông trẻ này nên lấy vợ và có con, viện
dẫn đứa trẻ con trai sinh đẹp sẽ giống bố làm bố trở
nên bất tử với thời gian. Những bài còn lại phân tích
những lúc đẹp tuyệt vời và những lúc không hay trong mối
liên hệ với ngôn ngữ gợi cảm, sự thôi thúc khôn nguôi.
Phần còn lại (127-154) trừ hai bài chót, nói với một người
đàn bà không có tông tích, chỉ được biết như là một
Dark Lady, với những ám ảnh kỳ lạ. Hai bài kết thúc (153-154)
là bản dịch hay phỏng theo huyền thoại về Cupid, đuợc mang
vào tập sonnet, mục đích vẫn còn là nghi vấn, có người
cho rằng đó chỉ là một cách mà nhà xuất bản đã mang
vào theo chiếu lệ.
Hai
bài thơ trong tập Sonnet 154 bài của Shakespeare.
Những bài thơ sonnet
của Shakespeare nói chung viết gồm 3 tứ cú âm hệ: abab-cdcd-efef,
và hai câu kết liên vận gg phát triển theo lối bố cục,
chứng minh, khai triển và kết luận.
Bài sonnet thứ
2 trong 17 bài đầu tiên ông viết cho một người đàn ông
trẻ, thúc dục người này lấy vợ, có con, và truyền cái
đẹp của anh cho đứa con trai ra đời. Ngoài đời Shakespeare
lấy vợ rất sớm năm 18 tuổi và có ba con (hai gái một trai)
trước khi rời nhà lên London làm việc. Phải chăng những
bài thơ mượn tiếng thúc dục người đàn ông trẻ lấy vợ
chính là lời nói của nhà thơ về chính ông?
Trong bốn câu đầu
nhà thơ viết dù anh bây giờ còn trẻ rất đẹp, nhưng bốn
mươi năm sau trán nhăn đâu còn cái đẹp như xưa nữa. Phân
tích cái đẹp hiện tại, ý nghĩa về cái đẹp, làm sao trả
lời ngoài cách xụ mặt với cảm tưởng ngượng ngùng vì
anh mất cái đẹp rồi. Nhưng có cách chứ, đó là anh sẽ
hãnh diện nói về đứa con sẽ nối tiếp mang những đẹp
của anh trong tương lai, và cái đẹp đó sẽ không bao giờ
mất vì được nối tiếp mãi mãi. Nhà thơ dường như thơ
thới vì đã tìm ra giải pháp để truyền cái đẹp bất
tử với thời gian.
Sonnet No 2
When forty winters
shall beseige thy brow,
And dig deep trenches
in thy beauty's field,
Thy youth's proud
livery, so gazed on now,
Will be a tatter'd
weed, of small worth held:
Then being ask'd where
all thy beauty lies,
Where all the treasure
of thy lusty days,
To say, within thine
own deep-sunken eyes,
Were an all-eating
shame and thriftless praise.
How much more praise
deserved thy beauty's use,
If thou couldst answer
'This fair child of mine
Shall sum my count
and make my old excuse,'
Proving his beauty
by succession thine!
This were to be new
made when thou art old,
And see thy blood
warm when thou feel'st it cold.
Bài sonnet số 2
"Khi bốn mươi năm
khắc hằn thêm tuổi,
Làm nhăn nheo khuôn
mặt đẹp anh mang,
Ðầy kiêu hãnh
mà mọi người đang ca ngợi,
Sẽ chỉ còn giá
trị như đám cỏ nhàu hoang:
Lúc bấy giờ thì
hỏi anh cái đẹp còn đâu,
Bảo vật của
những ngày xưa hùng tráng,
Rồi anh trả lời
với đôi mắt trùng sâu,
Là bẽn lẽn là
ngượng ngùng không tươi sáng,
Thay vào đấy nếu
anh duy trì cái đẹp,
Hãnh diện nói
"Đây cái đẹp của con tôi,
Nó thừa hưởng
từ tôi không chối được"
Là con anh anh cho
hết không thôi!
Nó là mùa xuân
khi tuổi anh già cỗi,
Là máu nóng làm
ấm anh trong khí lạnh đông hàn.
(Sóng Việt Đàm
Giang phỏng dịch)
Bài
thơ Sonnet số 18
Bài thơ này là
bài chuyển tiếp sau bài bài số 17, mà các nghiên cứu gia
cho rằng từ bài 1 đến 17 ông viết về tình cảm của ông
với một thiếu niên trẻ và đẹp.
Nói một cách tổng
quát, tác giả so sánh ngày hè với một thiếu niên trẻ đẹp.
Ngày hè với tác giả sao thiếu thốn quá: quá ngắn, quá nóng,
quá phũ phàng, đôi khi quá u ám, nhưng kỳ lạ làm sao là người
thiếu niên trẻ đẹp ở đây lại được ví với những cái
đẹp nhất của ngày hè như mát mẻ, ôn hòa, ấm áp, như
duyên dáng nụ hoa tháng Năm, và những cái đẹp này đã được
mang ca tụng đến độ tuyệt vời khi so sánh với ngày hè.
Trong câu đầu
tiên, ta thấy tác giả bài thơ cân nhắc và tự hỏi sự so
sánh người đẹp này với mùa hè có cần không vì ông đã
có câu trả lời, nhưng ông vẫn cứ kể cho độc giả nghe.
Người đẹp này quá đẹp, đẹp từ tính tình đến ngoại
diện.
Sang đoạn hai,
nhà thơ chứng minh sự khác biệt giữa mùa hè, và người
đẹp. Mùa hè có thể mang gió tháng Năm, làm rơi rụng hoa,
có thể nắng gắt quá, có thể tẻ nhạt quá khi bị mây xám
che mặt trời, tuy nhiên người đẹp của tác giả thì dù
trải qua những trắc trở, những hủy hoại phũ phàng của
thời gian, vẫn không thay đổi, vẫn đẹp. Tại sao thế nhỉ,
cái đẹp bất diệt, cái đẹp vĩnh cửu ở đây có phải
là cái đẹp thể chất không hay là một cái đẹp khác quý
hơn.
Sự khai triển
và ca tụng cái đẹp vĩnh cửu đã hiện ra qua những câu
chót của bài thơ: phải, chỉ có thơ, chính thơ mới mang được
cái đẹp vĩnh cửu tồn tại với thời gian, chỉ có thơ được
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác mới làm cái đẹp
được bất tử.
Những hàng thơ
bất tử hay chính là những hàng thơ của Shakespeare sẽ mãi
mãi tồn tại với thời gian. Shakespeare nói về bài thơ như
thể chính là nói về ông, ông sẽ bất tử với thời gian,
tên ông sẽ lưu lai ngàn năm sử sách. Và quả thế, người
ta chỉ biết đến một tên ông, nào có ai cần biết người
thanh niên đẹp trai này, hay trong những bài thơ viết sau đó
về người đàn bà tóc màu xẫm, da ngăm, là ai đâu.
Sonnet 18
Shall I compare thee
to a summer's day?
Thou art more lovely
and more temperate:
Rough winds do shake
the darling buds of May,
And summer's lease
hath all too short a date:
Sometime too hot the
eye of heaven shines,
And often is his gold
complexion dimm'd;
And every fair from
fair sometime declines,
By chance, or nature's
changing course, untrimm'd;
But thy eternal summer
shall not fade,
Nor lose possession
of that fair thou owest;
Nor shall Death brag
thou wander'st in his shade,
When in eternal lines
to time thou growest;
So long as men can
breathe, or eyes can see,
So long lives this,
and this gives life to thee.
Khúc Thi ca số 18
của Shakespeare
Tôi sẽ so sánh
em với ngày hè đây nhé
Dù biết em đáng
yêu và thuần hậu hơn đầy
Phũ phàng gió tháng
Năm lắc nụ hoa vừa hé,
Mượn mùa hạ
thật quá ngắn cho một ngày
Mặt trời khi chiếu
sáng, rực nóng gay gắt quá
Cũng có lúc sắc
vàng bị mây xám phủ mờ
Và mọi vẻ dù
đẹp, cũng có thể biến hóa
Thành tẻ nhạt
thiên nhiên do thay đổi không ngờ
Nhưng mùa hè vĩnh
cửu nơi em sẽ bất diệt
Chẳng mất đi
cái đẹp sở hữu em đang mang
Ngay thần chết,
không thể khoe có em dưới chướng
Khi em bước vào
thơ vĩnh cửu với thời gian
Khi nhân loại còn
thở, mắt thế gian còn thấy
Thì thơ này còn
sống, tiếp sống mãi cho em.
(Sóng Việt Đàm
Giang phỏng dịch)
Sóng
Việt Đàm Giang.
|