Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ]
[ Tác giả ]
|
Tượng Hoàng-đế Quang-Trung
An-Tiêm
MAI-LÝ-CANG
(Paris) |
Bình-Định
là một tỉnh của nước Việt-Nam nhưng lại là một vùng
đất có bề dày quá khứ oai hùng, oanh liệt đã từng khoác
lên mình được những hào quang địa linh nhân kiệt mang dấu
ấn tinh thần rạng rỡ thật là đặc biệt về cho lịch sử
dân tộc nước nhà. Và sau mấy mươi năm chấm dứt chiến
tranh, thì giờ đây, từ trong đổ nát hoang tàn người dân
ở khắp cả mọi miền trong nước đều đã phải bị mất
khá nhiều thời gian để cùng nhau hướng tới tương lai, và
xây dựng lại một hình ảnh quê hương mới như ngày hôm
nay. Tuy nhiên, tùy theo từng hoàn cảnh địa phương, mà công
cuộc kiến thiết từ thành thị cho đến thôn trang ở mỗi
nơi đều có những điều kiện phát triển không được đồng
đều. Chẳng hạn như ở miền Trung thì Quy-Nhơn cũng là một
thành phố biển thơ mộng, hữu tình nhưng lại không có nhiều
lợi thế nếu đem so bì với Nha-Trang nhờ vào yếu tố địa
dư được thiên nhiên ưu đãi cho nên đã có nhiều thắng
cảnh xinh đẹp hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, nói như vậy không
có nghĩa là hình ảnh của đất võ trời văn ở Quy-Nhơn
không có được những đường nét quyến rũ kỳ lạ, để
làm cho thu hút được sự chú ý của những thành phần người
dân có phương tiện tìm đến tham quan khám phá lịch sử,
cảnh quan mỗi vùng một vẻ.
Thuở sinh tiền, nhạc sĩ Trịnh-Công-Sơn đã từng viết lưu bút "Về Một Thành Phố Tôi Đã Xa" có đoạn văn như sau: - Hôm nay cũng là quá khứ và chúng ta cố giành giựt với thời gian để biến ngày hôm nay thành một hiện tại vô tận. Quy-Nhơn có những tháp Chàm đứng một mình lặng lẽ nghìn năm "mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ". Cái giấc mộng dài nó buộc con người không được quên và phải nhớ về những dấu tích đã in thành vết không tàn phai trên tâm hồn mỗi con người.
Cụm tháp Dương-Long (tháp Ngà) ở Tây-Sơn Đây là một chứng từ ý nghĩa, nói về nguồn gốc lịch sử ra đời về trường hợp bài hát nổi tiếng "Diễm Xưa" của tác giả chính là do sự xúc cảnh sinh tình trước toàn cảnh bức tranh đan kết hòa quyện giữa màu sắc thảo mộc, núi sông, bể cả, đất đai, đền tháp…Hay nói cách khác, là sự kết hợp hài hoà giữa thiên nhiên và thân phận con người dưới bầu không gian sinh tồn trên dải đất địa phương Quy-Nhơn, Bình-Định. Thủy chung, nó đã có tạo ra được một cái gì gắn bó sâu đậm trong mối tương quan liên hệ tâm hồn với mỗi con người, và cùng nhau nhắc nhở về tình tự quê hương không thể tách rời. Do vậy, nếu tình khúc trứ danh ngày xa xưa đó đã có được một thời từng là dấu ấn sâu đậm vào lòng người, thì người ta phải hiểu rằng phong thủy nước non Bình-Định nó đã vô tình toát ra ngoài được cái phần hồn do nhờ vào yếu tố linh thiêng của nguyên nhân đặc biệt, chứ không phải ngẫu nhiên mà có thể có được. Non nước hồn thiêng Hầm-Hô ở Tây-Sơn Cách đây hằng thế kỷ, người ta thường hay nhắc tới địa phương nầy như là một vùng đất nổi tiếng về môn võ thuật dân gian với câu ca dao: "Ai về Bình-Định mà coi.Đàn bà con gái múa roi đi quyền’. Chính vì vậy mà nhiều người cả đời chưa hề đặt gót chân đến Bình-Định bao giờ nhưng khi hễ mỗi khi nghe nói đến địa danh nầy, thì trong đầu họ thường có ý nghĩ thoáng ra ngay về vùng đất Tây-Sơn. Nơi, khi xưa từng là một thao trường huấn luyện võ thuật cho hàng vạn chiến binh tinh nhuệ, để dấy lên một cuộc cách mạng động binh phất cờ khởi nghĩa thu phục nhân tâm về cùng một mối và thống nhất san hà sau hơn 100 năm chia cắt. Và cũng như, tạo nên được chiến công lẫy lừng đại phá quân xâm lăng nhà Thanh, tiêu diệt đạo quân quấy nhiễu Xiêm-La, lập thành đầy những trang sử vẻ vang anh dũng, kiêu hùng, soi sáng ngàn đời cho hậu thế dân tộc nước nhà. Và ngày nay, ảnh hưởng về mặt tinh thần của cái nôi võ thuật Tây-Sơn tại đây cũng vẫn hãy còn được lưu truyền như là một hình thức sinh hoạt văn hóa thể thao cổ truyền làng xã ở địa phương. Ngoài ra, trong chương trình huấn luyện ở tại nhiều võ đường trong các thành phố lớn trong nước cũng có tổ chức thường xuyên mở ra những khóa đặc biệt, để truyền thụ cho môn sinh về võ thuật cổ truyền Bình-Định. Đặc biệt, là về tinh hoa của các bài bản tập dượt nổi tiếng như "Độc phủ", "Song đao", "Chấn thiên cung", "Trường kích", "Thập bát ban binh khí" giờ đây đã được các võ sư của nhiều hệ phái võ Tây-Sơn tận tình nghiên cứu, bảo tồn chiêu thức trước nguy cơ có thể sẽ bị thất truyền. Trong năm 2013 vừa qua, môn võ thuật cổ truyền Bình-Định đã được công nhận là di sản văn hóa phi vât thể quốc gia.
Võ công Bình-Định trình diễn quyết đấu
Sẵn sàng tự vệ Tuy nhiên, bên cạnh truyền thống tinh thần hiếu võ thấm sâu trong máu thịt thì người dân Bình-Định lại cũng rất sùng văn, sính thơ. Và ảnh hưởng hồn thơ của những thi nhân từng vang bóng một thời cận đại như Xuân-Diệu, Chế-Lan-Viên, Hàn-Mạc-Tử, Quách-Tấn, Yến-Lan v.v trên các diễn đàn thơ ca ngày trước, hiện vẫn còn được người dân luôn nhắc nhở, lưu niệm về những hình ảnh chứng tích sinh hoạt dưới thời cực thịnh nơi chốn văn đàn tao nhã xảy ra ở tại địa phương. Lại ngược dòng thời gian dưới triều vua Tự-Đức, thì Bình-Định cũng có một thời được coi như là trung tâm văn hóa với tổ chức thi hương đào tào nhân tài cho triều đình nhà Nguyễn. Nói cách khác, Bình-Định là một trong những địa phương đã từng sản sinh ra khá nhiều về hình thức hát tuồng, bài chòi, ca dao, hò vè phồn thực làm phong phú thêm vào cho nghệ thuật sáng tạo văn chương dân dã của nước nhà. Và cũng chính nhờ vào ngọn lửa văn nghệ di truyền không bao giờ tắt đó, mà nó đã tạo dịp làm cho hâm nóng lại trong bầu nhiệt huyết sùng văn sính thơ của hàng thế hệ hậu sinh trên dải đất nầy, để họ tiếp tục nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo thể hiện ra bằng nhiều phương cách nói lên tình yêu quê hương một cách tha thiết chân thành. Hơn thế nữa, nếu nói sang qua về lĩnh vực sân khấu cổ nhạc thì ông tổ của kịch nghệ hát bội là nhà soạn tuồng kiệt xuất, danh nhân văn hóa Đào-Tấn, tên thật là Đào-Đăng-Tấn (1845-1907) ở Bình-Định miền Trung quả là một bậc kỳ tài, được liệt vào hàng đầu trong ba danh nhân nghệ sĩ sân khấu đặc biệt của nước Việt-Nam từ xưa cho tới nay. Và cũng như mọi người đều biết, thì dưới thời nhà Đinh ở nước ta cũng đã có nữ nghệ sĩ Phạm-Thị-Trân (926-976), hiệu là Huyền-Nữ sinh ở Hồng-Châu (thuộc vùng địa lý của tỉnh Hải-Dương ngày nay). Bà chính là bà tổ của nghệ thuật sân khấu hát chèo, mà hằng bao thế kỷ qua từng được phổ biến rộng rãi tại miền Bắc. Còn nhạc sĩ Cao-Văn-Lầu (1892-1976), tục danh Sáu Lầu sinh ở Long-An miền Nam. Ông là tác giả khai sinh ra bài "Dạ-Cổ Hoài-Lang" về sau phát triển ra thành bài ca "Vọng-Cổ" thật là nổi tiếng, và được phổ biến rất là cực thịnh hành trên cả vùng trời ở đất phương Nam. Trở lại trường hợp của nhà soạn tuồng, danh nhân văn hóa Đào-Tấn, tự là Chỉ-Thúc, hiệu là Tô-Giang và Mộng-Mai, biệt hiệu là Mai-Tăng, hoặc Mai-Tăng Tiểu-Linh-Phong. Ông là nhà trí thức thanh liêm từng được vua nhà Nguyễn ban cho giữ chức vụ Tổng-Đốc An-Tĩnh (Nghệ -An – Hà-Tĩnh). Trong quá trình cống hiến rất nhiều cho sự nghiệp viết tuồng giá trị xuất sắc của ông còn để lại cho đến bây giờ, thì có ba vở tưồng diễn đặc biệt rất được nhiều khán thính giả thường xuyên nhắc nhở. Đó là tuồng Tam-Nữ Đồ-Vương, Đào-Phi-Phụng và Sơn-Hậu. Và với tài nghệ văn chương uyên bác, giàu tính ước lệ không kém phần nghiêm túc trong ý lẫn lời làm cho giá trị của bất cứ tuồng hát nào của ông cũng đều được người đời đánh giá cho là có chất lượng cao trong mọi góc cạnh của vấn đề. Tuy nhiên, Đào-Tấn cũng còn là một nhà thơ yêu nước luôn luôn trăn trở trước họa xâm lăng nước nhà. Và một trong những chứng tích của các bài thơ dưới đây, đã nói lên được sự chân thành trong tấm lòng thiết tha gởi gấm của ông: Ức Phan-San (Phan-Bội-Châu) Tích niên
thu chiến đoạt nguy khoa
Nhớ Phan-San (Phan-Bội-Châu) Năm ấy
thi hương chiếm bảng cao
Ngoài ra, trong quá trình sự nghiệp soạn tuồng, danh nhân văn hóa Đào-Tấn ông cũng còn có để lại một câu nói bất hủ dành lại cho đời là "Sống ở đời mà thấy chuyện ngang trái không trị, thì còn mặt mũi nào dạy dỗ thiên hạ trong tuồng’. Sau khi qua đời, ông được cả triều đình và người dân bản địa vô cùng thương tiếc và đã xây mộ phần cho ông thật khang trang, ấm cúng ở tại huyện Tuy-Phước bây giờ. Ngày nay kể từ năm 1989, sau khi tỉnh Bình-Định được tái lập lại sau một thời kỳ hợp nhất với tỉnh Quảng-Ngãi để trở thành tỉnh Nghĩa-Bình, thì cho đến năm 2004 tổ chức về hành chánh trên địa bàn của tỉnh Bình-Định đã được tái cấu trúc chia ra gồm có một thành phố Quy-Nhơn, một thị xã An-Nhơn. Và 9 huyện là: Tây-Sơn, Phù-Cát, Phù-Mỹ, Hoài-Ân, Hoài-Nhơn, Tuy-Phước, Vân-Canh, Vĩnh-Thạnh và An-Lão. Cùng với, tổng số dân là 1.497.300 đầu người theo thống kê vào năm 2011. Và trải qua bao thời kỳ bị đổi thayvề hoàn cảnh lịch sử địa lý, xã hội, thì bây giờ địa phương nầy là nơi cộng cư còn lại của bốn sắc dân chính là Việt, Chăm, Ba-Na và Hrê cùng sống chung nhau trong một diện tích dải đất 6.050,6km² với mật độ là 247 người/km². Ngoài ra, với ưu thế chiều dài của bờ biển là 134km cùng với những vịnh, vũng, mỏm đá, đảo, nhiều bãi biển thiên nhiên hoang sơ. Ngày nay, Bình-Định không những là một địểm hẹn dừng chân lý tưởng dành cho du khách, mà nó còn được coi như là một trong những cửa ngõ hàng hải có điều kiện dễ dàng để phát triển giao thông lên tận Tây-Nguyên và miền Nam của nước Lào.
Cảng Quy-Nhơn Còn về cảnh quan ven biển ngay cạnh thành phố Quy-Nhơn, thì khu du lịch Ghềnh-Ráng và đầm Thị-Nại là hai thắng cảnh xinh đẹp nhất và có tính cách lịch sử đã được người dân ở tại địa phương thường hay quen thuộc để giới thiệu cùng du khách. Ghềnh-Ráng (hay Gành-Ráng) là một nơi thắng cảnh thiên nhiên gồm có nhiều hòn đá chập chùng nằm chồng chất lên nhau ven theo bờ biển bị sóng vỗ lâu ngày tạo thành rạn, thành hang, thành gành suốt tháng quanh năm dạn dày phong trần cùng sương gió. Và quần thể sơn thạch nầy từ hàng thế kỷ qua cũng đã từng bị nước thấm bào mòn tạo thành từng hình thể nhẵn nhụi, độc đáo nhất là có những hòn đá cuội, hơi tròn giống như hình thù của trứng chim gom lại thành đống từ dưới nước cho tới trên bờ cho nên được dân gian gọi là bãi Trứng. Dưới thời vua Bảo-Đại, hoàng hậu Nam-Phương mỗi khi đi nghỉ mát ở Quy-Nhơn thì thường xuống tắm biển ở khu vực biển xinh đẹp nầy, do vậy mà ngày nay bãi Trứng cũng còn được người dân sở tại gọi tên là bãi tắm Hoàng-Hậu.
Bãi tắm Hoàng-Hậu Từ điểm cao Ghềng-Ráng người ta nhìn thấy rõ thành phố Quy-Nhơn, đầm Thị-Nại, bán đảo Phương-Mai, và cù lao Xanh cùng với các dãy núi xanh màu xa tận chân trời. Nơi đây, có mộ nhà thơ Hàn-Mạc-Tử, trại phong Quy-Hòa, và kề bên còn có thêm những hòn đá do thiên nhiên tạo dáng rất ấn tượng, cho nên được người dân gọi bằng với những cái tên thơ mộng như là Vọng-Phu, đầu Voi, Sư-Tử, hòn Chồng, hòn Vợ, cùng với bãi cát trắng chạy dài theo ven biển sóng vỗ xạc xào trong bầu không khí yên lặng hữu tình.
Toàn cảnh thành phố Quy-Nhơn
Bãi biển Quy-Nhơn ngày nay Riêng về trường hợp của đầm Thị-Nại ngày nay sở dĩ được nghiễm nhiên trở thành thắng cảnh đẹp tân kỳ của thành phố Quy-Nhơn, là do nhờ có hình ảnh hiện đại của cây cầu Thị-Nại. Cầu Thị-Nại là một cây cầu vượt biển dài nhất ở VN có chiều dài 2.477,3m, gồm có 54 nhịp nối liền giữa thành phố Quy-Nhơn với khu kinh tế Nhơn-Hội ở bán đảo Phương-Mai, và đã được khánh thành đưa vào hoạt động kể từ năm 2006. Trên chiều dài toàn tuyến gần 7km đó, còn có thêm cả 5 cây cầu nhỏ bắc qua sông Hà-Thanh tạo thành một dáng đứng nên thơ, xinh đẹp giữa không gian thiên nhiên bao la trời nước, làm tăng thêm sức hút lạ kỳ cho biết bao nhiêu thành phần du khách một khi đã đặt gót chân vào ghé thăm thành phố Quy-Nhơn
Cầu Thị-Nại
với 54 nhịp cầu Ngoài ra, người ta cũng còn cần phải được biết Bình-Định là một dải đất có nhiều tháp, cụm tháp Chàm nằm rải rác ở trong tám địa điểm khác nhau trên địa bàn của tỉnh. Riêng Quy-Nhơn thì có tháp Đôi nằm ngay cửa ngõ đi vào thành phố là một thắng cảnh đặc biệt vì lối kiến trúc hơi khác lạ với các ngôi tháp Chàm khác. Tháp Đôi có chiều dài lịch sử kiến trúc từ niên đại tiền bán thế kỷ XII, là một công trình di sản văn hóa nghệ thuật mang đậm nét Chămpa. Tuy hình thể của nó không được coi như có tầm cỡ nhưng công phu mài dũa, chạm khắc tạo hình trên những bức phù điêu thì không kém phần sinh động, mỹ quan vì nó đã diễn tả ra được rất nhiều về mặt văn hóa hồn thiêng tín ngưỡng tâm linh. Giờ đây, ngôi tháp Đôi nầy đã góp phần không nhỏ làm tô điểm thêm cho nét đẹp của thành phố biển Quy-Nhơn nầy.
Tháp đôi ở Quy-Nhơn Ngoài ra, những tháp khác như là cụm tháp Dương-Long, tháp Bánh Ít, tháp Phú-Lốc v.v tuy có vị trí nằm ở mỗi nơi cách xa nhau và có dáng vẻ riêng, nhưng tất cả cũng đều là những công trình văn minh di tích cổ có nhiều nét đẹp chung mang tính đặc trưng của các vương triều Chămpa. Tháp Phú-Lốc ở huyện Phù-Cát trong quá trình nghiên cứu được các nhà khảo cổ người Pháp gọi tên là Tour d’Or (tháp Vàng). Tháp Bánh Ít nằm trong vùng địa lý của huyện Tuy-Phước, và ngày xưa được các nhà khảo cổ người Pháp gọi là Tour d’Argent (tháp Bạc), còn người địa phương bây giờ thì gọi bằng những tên khác nhau như là tháp Bà-Gi, hay Thổ-Sơn hoặc Thiện-Mẫu, Tri-Thiện. Đặc biệt là cụm di tích tháp Dương-Long nằm trong phạm vi của huyện Tây-Sơn, thì cũng được các nhà khảo cổ người Pháp gọi là Tour d’Ivoire (tháp Ngà). Và nếu tháp Bánh Ít từng được coi như là đền tháp lớn nhất, thì tháp Dương-Long cũng được coi như là cao nhất (24m) trong các tháp còn lại của các vương triều Chămpa.
Tháp Phú-Lốc (tháp Vàng)
Tháp Bánh Ít (tháp Bạc) Tuy nhiên, đối với những thành phần khách du lịch nào thích phiêu lưu khám phá về lịch sử văn hóa Chăm ở Bình-Định, thì tháp Cánh-Tiên được các nhà khảo cổ người Pháp gọi là Tour de Cuvre (tháp Đồng) mới chính lại là một địa điểm lịch sử không thể không đến để tham quan cho bằng được. Và theo công trình nghiên cứu của nhà khảo cổ Henri-Parmentier (1871-1949) người Pháp, thì tháp nầy nằm ở ngay trong trung tâm của kinh đô Đồ-Bàn ngày trước.
Tháp Cánh Tiên (tháp Đồng) Đồ-Bàn (Vijaya) là kinh đô cuối cùng của vương quốc Chămpa được xây cất từ năm 982 và được tồn tại cho đến thế kỷ thứ 15 với lối kiến trúc thật kiên cố bằng những tảng đá ong. Theo địa lý hành chánh bây giờ, thì nó có vị địa thế toạ lạc trong huyện An-Nhơn cách Quy-Nhơn 27km về hướng Bắc. Ngày nay, hầu hết những du khách nào từng đã đến đây chứng kiến khung cảnh điêu tàn, thì cũng đều không sao có thể tránh khỏi được niềm xúc động ở trong lòng khi nhìn thấy ngôi tháp Cánh Tiên uy nghi giữa những gò sỏi đá, lác đác đó đây có những cây cổ thụ đứng im lìm như cùng chung thả hồn trầm mặc suy tư tiếc nhớ hình bóng một thời vàng son dĩ vãng, cùng với những bụi gai xương rồng đượm nét u buồn ven bờ ao nước đọng. Định mệnh của kinh thành Đồ-Bàn thật là cay nghiệt, vì nó đã từng phải hứng chịu trải qua nhiều thời kỳ chiến tranh với các nước lân bang kéo quân đến đánh phá như Xiêm-La, Nguyên, Mông, Chân-Lạp và người Khmer cũng từng cai trị kinh đô Vijaya. Tuy nhiên, cuối cùng dưới triều vua Lê-Thánh-Tông thì thành Đồ-Bàn lại bị rơi hẳn vào tay của Đại-Việt đúng vào năm 1471, chấm dứt sự tồn tại sau năm thế kỷ mà nơi đây được chọn làm kinh đô của nước Chiêm-Thành. Từ đó, Đồ-Bàn được đổi thành tên mới là Hoài-Nhơn. Đến thời kỳ Tây-Sơn, sau khi cuộc khởi nghĩa cách mạng thành công thì cũng đã chọn Đồ-Bàn làm kinh đô của chính quyền trung ương. Tuy nhiên, sau đó vua Thái-Đức (Nguyễn-Nhạc) ban lệnh cho xây cất mở rộng cung điện, thành lũy và đổi lại tên là thành Hoàng-Đế và đặt đại bản doanh chỉ huy quân sự Tây-Sơn tại đây. Ngược dòng thời gian, khi còn trong giai đoạn khởi nghĩa thì Đồ-Bàn cũng lại là điểm xuất quân Nam tiến của đoàn quân Tây-Sơn đánh đại bại liên quân Xiêm-La – Nguyễn-Ánh, và Bắc tiến lật đổ chế độ chúa Trịnh, đánh tan quân nhà Thanh, lập lại nền thống nhất quốc gia.
Bên trong thành Đồ-Bàn
Tượng Voi ở kinh thành Đồ-Bàn Sau khi Nguyễn-Nhạc mất thì thành Hoàng-Đế đổi tên lại là thành Quy-Nhơn, và đến thời kỳ Gia-Long thì lại đổi tên nữa là thành Bình-Định. Bây giờ tại đây chỉ còn sót lại có 2 hình tượng voi, 5 con nghê đá là những di tích quý báu của nghệ thuật điêu khắc Chăm.
Hồ bán nguyệt trong thành Hoàng-Đế Và hồ bán nguyệt, bức tường cổ rêu phong cùng với đền thờ của hai nhân vật trung thành với Nguyễn-Ánh là Võ-Tánh, Ngô-Tùng-Châu, chùa Thập-Tháp xây cất từ năm 1665.
Chùa Thập-Tháp trong thành Đồ-Bàn Ngoài ra, Bình Định còn có di tích thành Thị-Nại (Sri-Banoy) tọa lạc bên bờ đầm Thị-Nại vốn là tiền đồn án ngự của kinh thành Đồ-Bàn ngày trước, và đầm Thị-Nại là cửa ngõ chiến lược quân sự để quyết định mọi số phận của kinh thành Đồ-Bàn. Ngày xưa đầm Thị-Nại từng là một bãi chiến trường đẫm máu, xảy ra nhiều trận thủy chiến ác liệt giữa Tây-Sơn và Nguyễn-Ánh với sự trợ giúp của người Pháp. Cách đây không bao lâu, vào năm 2008 trong quá trình khai thác thủy sản trên đầm Thị-Nại, người dân địa phương đã vô tình tìm thấy được một khẩu súng thần công nặng 500kg, có bánh xe di chuyển được các nhà nghiên cứu lịch sử đánh giá cho là có khả năng thuộc về của quân Nguyễn-Ánh. Hiện tại, trong Bảo-Tàng Tổng-Hợp Bình-Định đã có tất cả là 3 khẩu thần công được phát hiện dưới đầm Thị-Nại. Về các nhân vật anh hùng nghiệp võ ở Bình-Định kể ra rất nhiều nhưng hình như người địa phương (nhất là phái nữ), ai nấy cũng thường tự hào về trường hợp đặc biệt của nữ tướng Bùi-Thị-Xuân. Bà là một người đẹp sinh ra ở ngay tại đất Tây-Sơn, lớn lên theo học võ thuật và đạt tới trình độ cao cường về tài múa kiếm, bắn cung, cỡi ngựa, tập luyện voi chiến thuần phục. Là công thần, tướng giỏi của triều Nguyễn Tây-Sơn, bà đã từng lập được rất nhiều chiến công hiển hách là đánh tơi bời đạo quân của Nguyễn-Ánh trên trận mạc. Ngày nay, tuy các sử gia đã có những công trình sưu khảo về hình ảnh bi thảm nhưng oai hùng, bất khuất trong phút cuối cùng của cuộc đời bà khi sa cơ thất thế bị hành hình bằng với những cái nhìn theo mỗi góc cạnh thán phục khác nhau. Nhưng thái độ hiên ngang, khí khái của bà khi ngẩng cao đầu trước mặt Nguyễn-Ánh (Gia-Long) mà bà cho là một kẻ đi cầu viện ngoại bang hết Xiêm đến Tây về làm tan nát sơn hà, thì đã được dân gian đồng kính phục và truyền tụng mãi cho đến bây giờ:
Vận nước đang xoay chuyển
Còn danh nhân Tăng-Bạt-Hổ, tên thật là Tăng-Doãn-Văn (1858-1906), tự là Sư-Triệu, hiệu là Điền-Bát, và huyện Hoài-Ân ngày nay chính là quê hương của ông. Là một nhà chí sĩ tiêu biểu nhiệt tình cho lòng yêu nước, ông hưởng ứng phong trào Cần-Vương của vua Hàm-Nghi lập chiến khu ngay tại quê nhà nổi lên chống Pháp. Sau khi thất bại trước thế mạnh của kẻ địch, ông lưu vong sang qua các quốc gia như Lào, Xiêm, Trung-Quốc, Nga và cuối cùng ông đến Nhật-Bản để xin cầu viện. Năm 1905, ông trở về nước bắt dầu dấn thân tích cực họp cùng với các sĩ phu vận động động quảng bá phong trào Đông-Du của cụ Phan-Bội-Châu cho đến khi lâm trọng bệnh qua đời, và lăng mộ của ông được xây cất trong ngay trong khu nhà thờ của cụ Phan-Bội-Châu tại Huế. Tuy nhiên, vào ngày 18-8-2013 vừa qua thì tộc Tăng cùng chính quyền ở Hoài-Ân đã có làm lễ mang một phần đất từ ngôi mộ (Tăng-Bạt-Hổ) ở tại Huế để rước về chôn cất ở trong ngôi mộ phiên bản trong khuôn viên đền thờ ông tại Hoài-Ân, Bình-Định. Ngoài ra, ở ngay tại cục đất Tây-Sơn ngày trước cũng có một nhà chí sĩ thanh niên văn hay võ giỏi đó là ông Mai-Xuân-Thưởng (1860-1887) tên thật là Mai-Văn-Siêu. Ông từng là phụ tá cho Tổng-Đốc Đào-Doãn-Địch hưởng ứng phong trào Cần-Vương đứng lên chiêu mộ nghĩa sĩ phất cờ chống giặc xâm lăng tàn bạo Pháp vào cuối thế kỷ 19 ở tại Bình-Định. Ảnh hưỏng truyền hịch của nhà Vua lúc bấy giờ đã lan rộng được hàng ngàn từng lớp dân gian hưởng ứng dưói cờ, và thắng lợi nhiều phen trên trận địa cũng như loại trừ được những bọn Việt-gian bán nước cam tâm làm tay sai cho giặc. Sau khi được chủ tướng Đào-Doãn-Địch phong chức cho làm Nguyên-soái, ông liền cho làm lễ tế cờ và truyền lệnh xuất quân tấn công trong khí thế lẫy lừng chiến thắng rất nhiều đồn bót của bọn Việt-gian theo giặc. Tuy nhiên, sau cùng vì có sự tiếp viện của lính Pháp có nhiều vũ khí tối tân hơn cho nên ông sa cơ rơi vào tay giặc, và cùng các đồng đội bị chúng bắt đem ra xử trảm. Trước khi bị hành quyết ở pháp trường, ông khẳng khái ngâm vang lên một bài thơ để lại cho đời có ý nhĩa thật là hào hùng, tráng lệ. Không tính
làm chi việc mất còn
Lăng mộ của ông
hiện nay đã được cải táng đem về tại thôn Hòa-Sơn, xã
Bình-Tường, huyện Tây-Sơn. Tây-Sơn là một huyện thuộc
về miền trung du của tỉnh Bình-Định có vị trí đường
thủy trên sông Côn, và nằm trên quốc lộ 19 là tuyến giao
thông huyết mạch nối liền giữa hai thành phố duyên hải
Quy-Nhơn và thành phố cao nguyên Gia-Lai. Không gian của mảnh
đất Tây-Sơn tuy nhỏ, nhưng nó đã chứa đầy hình ảnh của
nhiều chứng tích lịch sử quá khứ kiêu hùng của dân tộc.
Đặc biệt là địa thế nơi cảnh trí hùng vĩ ở Hầm-Hô,
nó từng tỏa ra được nét hào khí hồn thiêng của một vùng
đất sản sinh ra nhiều vị anh hùng dân tộc.
Hầm-Hô kỳ ảo Non nước Hầm-Hô
nằm ở trong huyện Tây-Sơn có thể được người ta ví như
là hình ảnh của một chiến khu Lam-Sơn (Thanh-Hóa) dưới thời
Lê-Lợi khởi nghĩa, do nhờ có vị trí địa hình thiên nhiên
hiểm trở rất thuận tiện đặc biệt dùng để làm mật
khu huấn luyện nghĩa quân nổi lên chống lại giặc xâm lăng.
Và cho dù thời gian đã trải dài qua bao hằng trăm năm nhưng
Hầm-Hô ngày nay cũng vẫn hãy còn giữ lại được những
nét đẹp của thiên nhiên nguyên sơ kỳ ảo, nên thơ, hùng
vĩ. Một Bùi-Thị-Xuân, Trần-Quang-Diệu, Võ-Văn-Dũng dưới
thời Tây-Sơn. Một Mai-Xuân-Thưởng và các tổ chức phong
trào yêu nước dưới thời chiến tranh chống giặc đế quốc
phương Tây đi tìm thuộc địa chẳng từng đã dùng cứ địa
an toàn nầy để xây dựng cơ sở quân sự rèn cán chỉnh
quân dùng vào đại cuộc. Giờ đây, non nước thái bình thì
Hầm-Hô lại trở thành một thắng cảnh thiên nhiên đẹp
tuyệt vời, và từ lâu đã từng thu hút được hàng vạn
du khách tìm đến tham quan.
Thắng cảnh tuyệt đẹp Hầm-Hô Giữa núi rừng bao la, Hầm-Hô là nơi gặp gỡ của hai nhánh sông Đồng-Hưu và sông Cát chạy vào sông Phú-Phong. Tại khúc sông nầy nước chảy trong xanh, cá lội từng đàn, đá dựng tua tủa thành vách tạo hình dáng kỳ dị khác nhau, lại có thác nước cao đổ xuống hầm đá rộng phát ra thành tiếng kêu ầm ầm liên tục không ngừng. Trên hai bên bờ thì cây cối tàn lá xanh um chen đầy hoa dại, và du khách bốn phương trầm mình dưới nước thả hồn ngắm nhìn cảnh vật sẽ có cảm tưởng rằng như là mình đang nhìn vào một bức tranh nghệ thuật công phu hoàn mỹ, với đầy cảm nhận thú vị trào dâng ở trong lòng. Tuy nhiên, không
gian trong Viện Bảo-Tàng Quang-Trung ở ngay tại Tây-Sơn mới
chính lại là một hình ảnh vô cùng đặc biệt, để cho hầu
hết tất cả mọi người dân ta đều phải cùng nhau thành
tâm cúi đầu xúc động bồi hồi trước bao nhiêu chứng tích
kỷ vật của triều đại Tây-Sơn kiêu hùng còn lưu lại.
Và cho dù suốt thời kỳ Gia-Long đã tìm đủ mọi cách để
mong xóa sạch những dấu ấn chói rạng uy danh của Tây-Sơn,
nhất là vết tích của vị anh hùng tướng quân Nguyễn-Huệ.
Nhưng sau 143 năm triều nhà Nguyễn tàn lụi, thì người dân
địa phương lại cũng tìm bằng đủ mọi phương cách, để
làm sống lại hình ảnh oai phong lẫm liệt của vua Quang-Trung,
và cũng để trả lại mọi sự công bằng về cho lịch
sử nước nhà. Do vậy, vào ngày 16-01-2006 thì người dân Bình-Định
cùng với chính quyền địa phương đã hợp sức khánh thành
bức tượng vua Quang-Trung mới ở trước viện Bảo-Tàng trong
tư thế khoan thai, đĩnh đạc hơn với đôi mắt sáng rực
thần hồn, tay cầm đốc kiếm, tay đưa về phía trước với
động thái nghiêm nghị như đang đứng truyền hịch giữa
hàng ba quân tướng sĩ, và thốt lên những lời hiệu triệu
quốc dân đồng bào.
Bảo-Tàng Quang-Trung ở Tây-Sơn Viện Bảo-Tàng Quang-Trung được xây cất vào năm 1977, tọa lạc trên căn nhà cũ của ba anh em Nguyễn-Nhạc, Nguyễn-Huệ và Nguyễn-Lữ ở tại huyện Tây-Sơn bên cạnh dòng sông Côn chảy ngang qua. Tuy nhiên, tiền thân của nó thì đã có từ hơn 200 năm qua. Sau khi nhà Tây-Sơn sụp đổ, thì người dân làng Kiên-Mỹ luôn luôn lúc nào cũng thương tiếc vua Quang-Trung cho nên âm thầm xây lên một ngôi đình mang tên là đình Kiên-Mỹ tọa lạc ngay trên mái nhà xưa, vườn cũ của gia đình Tây-Sơn tam kiệt. Và hằng năm lúc nào họ cũng đều có làm lễ che mắt triều đình nhà Nguyễn Gia-Long bằng hai buổi tổ chức mang tên là "cúng cơm mới" trùng vào ngày vua Quang-Trung đăng quang trên núi Bân, và kỷ niệm chiến trận đại thắng Đống-Đa quét sạch quân xâm lăng ra khỏi nước nhà. Ngày nay, mỗi khi
du khách vừa bước chân đến viếng thăm cảnh trí phía ngoài
không gian của bên trong viện Bảo-Tàng thì thường hay cảm
thấy lòng mình bị xúc động bồi hồi, vì khi đứng trên
mảnh đất thiêng mà không còn thấy bóng dáng của những
vị anh hùng dân tộc thuở xa xưa. Tuy nhiên, trong một giây
phút linh thiêng bất chợt thoáng qua nào đó, thì hình như
hầu hết tất cả mọi người cũng đều có thể cùng nhau
nghe được có tiếng vó ngựa hí vang, tung bụi ngập trời
của đoàn quân mãnh hổ Tây-Sơn rộn ràng hòa lẫn trong hồi
trống trận giục giã xuất quân xông ra chiến địa. Lúc đó,
tâm hồn của họ mới có dịp để sâu lắng vào cái hồn,
cái uy nghi của các vị tướng quân còn phảng phất ở nơi
nầy. Và giờ đây, di tích giếng nước từ thuở mấy trăm
năm về trước, và cây me cổ thụ dạn dày phong vũ với thời
gian bây giờ cũng đã hãy còn sót lại trên mảnh đất nhà
xưa, vườn cũ của gia đình tam kiệt. Hình ảnh đó chính
là những kỷ niệm đẹp đẽ dưới thời thơ ấu của ba
anh em Nhạc-Huệ-Lữ nhà Nguyễn Tây-Sơn, trước khi đĩnh đạc
thành nhân với sự nghiệp cuộc đời ngang dọc hiên ngang
thời thế tạo anh hùng.
Cây
me cổ thụ hơn 250 năm
Di
tích giếng nước xưa
Còn bên trong điện thờ Tây-Sơn tam kiệt, thì ngoài tượng thờ ba vị anh hùng Nguyễn-Nhạc, Nguyễn-Huệ, Nguyễn-Lữ, thì còn có cả 6 vị võ tướng, văn thần như Bùi-Thị-Xuân, Trần-Quang-Diệu, Ngô-Văn-Sở, Ngô-Thì-Nhậm, Võ-Văn-Dũng và Trần-Văn-Kỷ cùng với những 11.057 tư liệu hiện vật gốc, và hàng trăm hiện vật phục chế về phong cách thời Tây-Sơn. Ngoài những báu vật như ấn tín, các sắc phong, gia phả của của nhiều võ tướng, văn thần, trống da voi của đồng bào Tây-Nguyên hưởng ứng tham gia phong trào khởi nghĩa Tây-Sơn, thì còn có thêm nào là súng thần công, chuông đồng, tiền đồng Thái-Đức, Quang-Trung, Cảnh-Thịnh, bia mộ tổ dòng họ Tây-Sơn. Và cả những loại gương đồng, bát cổ mang chứng tích dưới triều đại Tây-Sơn ngắn ngủi.
Gương đồng và bát cổ thời Tây Sơn Tuy nhiên, cho dù triều đại Tây-Sơn có ngắn ngủi nhưng từ bao năm qua gần như hầu hết các vị tướng lãnh có tầm nhìn chiến lược của quân đội Việt-Nam đều có đến viếng thăm mảnh đất Tây-Sơn, để nghiêng mình tưởng niệm trước anh linh của một bậc thầy lục thao tam lược về chiến thuật dụng binh. Trong số những yếu nhân đó, du khách thấy có chứng tích kỷ niệm của đại tướng Võ-Nguyên-Giáp còn lưu lại bên cạnh tượng đài của Hoàng-đế Quang-Trung, là cũng một cây me nay đã to lớn do chính tay của đại tướng đã vun trồng. Trong hiện tại, để đáp ứng công trình bảo tồn di tích lịch sử danh nhân Bình-Định, thì chính quyền sở tại lúc nào cũng luôn luôn cố gắng kêu gọi sự hợp tác của mọi từng lớp người dân. Để cùng ra sức sưu tầm, phát hiện về các di tích cổ vật dưới thời Tây-Sơn, hầu để làm phong phú thêm cho viện Bảo-Tàng Quang-Trung ở tại địa phương. Và cũng như mọi người đều biết, từ lâu địa danh tỉnh Bình-Định cũng còn được người ta gọi bằng một cái tên rất ngộ nghĩnh khác nữa là xứ "Nẫu ‘‘, và thổ âm thân thương đó có nghĩa là anh, chị, nó, họ…Xứ "Nẫu" của quê hương Bình-Định có rất nhiều danh lam thắng cảnh, và một cuộc hành trình ngắn hạn thì sẽ không bao giờ du khách có thể tham quan cho hết được. Ngoài các thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng như bán đảo Phương-Mai, suối Tiên, suối khoáng nóng Hội-Vân, hồ núi Một, động Cườm, núi Bà, đảo Yến, thì còn có các di tích do bàn tay của những con người từng sống trên đất " Nẫu" tạo dựng thành hình. Đó là những từ đường Bùi-Thị-Xuân, hải đăng cù lao Xanh, rồi nào là chùa thập Tháp Di-Đà, chùa Long-Khánh, chùa Sơn-Long, chùa Linh-Phong, Tu-viện Nguyên-Thiều, nhà thờ Chính-Tòa v.v. Còn các lễ hội truyền thống thì có lễ cầu ngư, hội Xuân chợ Gò, hội làng rèn Tây-Phương-Danh, hội làng đúc đồng Bằng-Châuv.v, và đặc biệt là ngày lễ hội trọng đại Đống-Đa. Lễ hội truyền thống Đống-Đa từ lâu đã được nước nhà chính thức coi như là quốc lễ, và hằng năm đều có tổ chức chu đáo diễn ra đúng vào ngày mồng 5 Tết Nguyên-Đán ở tại Gò Đống-Đa Hà-Hội, để cho mọi người dân thủ đô kéo đến tham dự đông đảo nhằm mục đích tưởng nhớ đến chiến công lịch sử của vua Quang-Trung đánh đại bại quân xâm lăng. Và nói riêng về hình ảnh của ngày lễ hội truyền thống Đống-Đa ở tại huyện Tây-Sơn hằng năm cũng đã xảy ra vào cùng thời điểm đó, thì lễ hội nầy là một ngày trọng đại có ý nghĩa vô cùng thật là đặc biệt đối với hầu hết mọi người dân Bình-Định. Vì từ lâu, ngoài sự tôn kính hương linh của Tây-Sơn tam kiệt, thì hình ảnh của riêng vị anh hùng tướng quân Nguyễn-Huệ đã được đi vào huyền thoại, và từng được bao người dân sở tại luôn luôn nhắc nhở tiếc thương nhiều hơn bất cứ ở nơi nào khác.
Festival Tây-Sơn – Bình-Định năm 2008 Đặc biệt, nhất là hình ảnh tưng bừng trong bầu không khí của ngày tổ chức lễ hội Festival Tây-Sơn - Bình- Định hoành tráng xảy ra trong năm 2008 mà tác giả đã có dịp tham dự, hiện nay vẫn còn lưu lại những dấu ấn kỷ niệm tốt đẹp ở trong tâm hồn của rất nhiều thành phần khán giả trong nước, kể cả các phái đoàn du khách nước ngoài. Vì người ta có thể nói rằng, đây là một ngày lễ hội truyền thống ở địa phương đã được tổ chức chu đáo lớn lao nhất từ trước cho đến nay đã có đến hàng vạn người ở khắp các nơi đổ về tham dự. Và trong không gian náo nhiệt khác thường, hoà lẫn với tiếng trống nhạc võ Tây-Sơn oai hùng nổi lên giục giã liên hồi, là những hoạt cảnh diễn hành Tây-Sơn tam kiệt uy nghi lẫm liệt ngồi trên bành voi chiến cùng với hình ảnh của các tướng võ, văn thần như Bùi-Thị-Xuân, Trần-Quang-Diệu v.v, các đoàn kỵ binh, các đội tiền quân, trung quân đi theo sau trong đội hình tiến về điện thờ Tây-Sơn tam kiệt với khí thế hùng dũng như sau cơn chiến trận khải hoàn. Một biển người tràn ngập lần lượt nối đuôi nhau đến trước tượng đài Hoàng-đế Quang-Trung thành kính dâng hoa, và dâng hương bên trong điện thờ Tây-Sơn tam kịệt. Trong khi đó thì các tiết mục đặc sắc như là biểu diễn võ thuật Tây-Sơn cũng như biểu diễn trống trận Tây-Sơn diễn ra liên tục xem rất ngoạn mục, và đều đã được hầu hết tất cả khán giả tham dự reo hò vỗ tay tán thưởng hoan nghinh nhiệt liệt.
Tái hiện hình ảnh đoàn tượng binh nhà Tây-Sơn ra trận Đoàn kỵ binhTây-Sơn diễn hành
Hàng vạn người tham dự lễ hội Đống-Đa năm 2008 ở Bình-Định Sự kiện đó, từ lâu đã làm cho người dân địa phương hết sức lấy làm tự hào và hãnh diện. Ngoài ra, nó lại còn có ảnh hưởng thêm rất nhiều đến tâm lý của các thành phần người dân trong nước để cho họ lúc nào cũng muốn tạo dịp, để không thể bỏ qua một chuyến du hành về thành phố Quy-Nhơn đang trên đà khởi sắc, phát triển nhanh với tiến trình kỳ vọng chuyển thành đô thị hiện đại hóa có nét riêng biệt để làm khởi điểm cho vấn đề xây dựng bổ túc, đánh bóng thương hiệu và quảng bá về hình ảnh địa phương lên tầm cao mới. Và đó, là cũng chỉ là còn chờ vào điều kiện yếu tố hoàn cảnh thích hợp chín muồi của thời điểm không gian trong giai đoạn ở tương lai. Ngoài ra, nói riêng về địa danh ngàn năm bất hủ Tây-Sơn thì tiếng vang của nó bây giờ không còn đóng khung ở tại địa phương Bình-Định hay ở trong nước của dân ta nữa. Vì thực ra, từ lâu địa danh lịch sử của nó từng đã được các nhà nghiên cứu lịch sử trên thế giới nghiêm túc tô đậm rõ nét trên tấm bản đồ, để mỗi khi họ muốn tìm hiểu về trường hợp thân thế của nhân vật anh hùng áo vải Nguyễn-Huệ ở nước Nam. Vả lại, ngày nay nếu cần phải được lấy công tâm mà nói thì triều đại của nhà Nguyễn Tây-Sơn tuy ngắn ngủi nhưng mà là một triều đại đặc biệt kiêu hùng chưa từng có xảy ra trong hoàn cảnh lịch sử dân tộc nước nhà. Và trận thủy chiến "Rạch-Gầm – Xoài-Mút" xảy ra trong năm 1785, cũng như trận địa chiến "Ngọc-Hồi - Đống-Đa" xảy ra trong năm 1789là hai chứng tích quân sử kiêu hùng đại thắnggiặc ngoại xâm vẻ vang oanh liệt. Là đánh tiêu diệt quân Xiêm-La ở phương Nam do Nguyễn-Ánh cầu viện cõng rắn cắn gà nhà. Và đánh đại bại quân xâm lược nhà Thanh ở phía Bắc do Lê-Chiêu-Thống cầu viện rước voi về giày mả tổ, (cũng như trước đó đã toàn thắng trên tất cả khắp các chiến trường khi rượt đuổi đạo quân Nguyễn-Ánh chạy ra khỏi biên thùy tổ quốc, và diệt Trịnh) mở đường đưa đến thống nhất san hà lập nên trang sử mới vẻ vang hào hùng cho dân tộc. Nhưng không may! Tiếp liền theo đó, là một biến cố lịch sử trọng đại đột ngột xảy ra trong cơn bão tố Vô-Thường nghiệt ngã. Đấng anh hùng đoản mệnh, chí lớn không thành. tưởng rằng
đất lệch trời nghiêng
Vì rằng trước đó Quang-Trung là một vị Vua dũng cảm phi thường, có thừa nghị lực, khí phách hiên ngang duy nhất trong lịch sử nước nhà đã từng có quyết định là sẽ đem quân sang đánh Trung-Hoa để đòi lại phần đất lưỡng Quảng (Quảng-Đông và Quảng-Tây). Do vậy, cho nên Ngài đã khéo léo dùng đến chiến thuật ngoại giao mềm mỏng, tế nhị, là đưa Quang-Trung giả sang đất địch để thương thuyết nghị hòa, và đồng thời cũng xin được giao hảo cầu hôn với công chúa Mãn-Thanh. Và cũng tiếc thay! Định mệnh khắc nghiệt an bài làm cho vua Quang-Trung mất sớm, thành ra di sản công lao xây dựng của nhà Nguyễn Tây-Sơn là khi vừa mới đã hoàn thành sứ mạng thực hiện xong được con đường cái quan lịch sử nối liền lại dải đất hai miền Nam-Bắc, thì đành phải để lại cho nhà Nguyễn Gia-Long may mắn tiếp tục thời cơ thừa hưởng gia tài. Ngày nay, đối với hầu hết thế giới bên ngoài thì Bình-Định là một địa điểm du lịch tuy không được nổi tiếng nhiều như những vùng miền khác. Tuy nhiên, từ lâu thì cũng đã có những thành phần du khách trí thức đặc biệt, họ từng am tường về lịch sử của dân tộc Việt-Nam và có lòng mến mộ các bậc anh hùng hào kiệt nước nhà. Nhất là uy danh của đại đế Quang-Trung, tướng quân Nguyễn-Huệ một vị thiên tài thao lược, với chiến công hiển hách dụng binh thần tốc bách chiến bách thắng trên khắp cả các chiến trường. Chính vì vậy, mà bằng mọi giá họ đã tìm đến tham quan miền quê sơn kỳ thủy tú, địa linh nhân kiệt Bình-Định với thành tâm là để được hòa mình tưởng niệm vào với mảnh hồn thiêng nguyên khí đất Tây-Sơn. Và cũng để
chính thức nói lên sự khâm phục về hình ảnh của một
trong những vị cái thế anh hùng, mà họ đã từng cho là hiếm
hoi tìm thấy trong quân sử cổ kim trên thế giới.
An-Tiêm
MAI-LÝ-CANG
(Paris) Khu
tượng đài vua Quang-Trung
Di tích lịch sửRạch-Gầm - Xoài-Mút ở Tiền-Giang **************************
|