Chim
Việt Cành Nam
[ Trở
Về ]
[ Trang chủ
]
[ Tác giả ]
|
|
Mỗi độ xuân về,
Ban Điều Hành Giải Khuyến Học lại rộn ràng gởi thư mời
gọi chúng tôi đến giúp cho Quán Thả Thơ ở chợ Tết Sinh
Viên Bolsa, Cali trong ba ngày tết. Dù bận rộn đến đâu chúng
tôi cũng thay phiên nhau một lòng tình nguyện tới coi Quán
từ lúc mở chợ cho đến lúc bế mạc. Lý do chúng tôi đến
có lẽ từ nguyên nhân ham vui thì ít mà do cái tình thì nhiều.
Đó là mối tình mến chữ, yêu thơ, trọng bạn, và muốn
lưu giữ chút gì cổ tục còn sót lại.
Xuân đến, yêu xuân thì ai không yêu nhưng trong lòng chúng tôi xuân mà thiếu thơ như buổi ban mai thiếu chút sương mù, cành mai đầy lộc thiếu làn nắng nhẹ, quả dưa hấu đỏ thiếu đi một huyền thoại Am Tiên. Ngày đầu năm, đi dạo một vòng chợ Tết ồn ào, đông vui, ghé Làng Việt Nam, dừng chân ở Quán Thả Thơ, con tim những người xa xứ từng yêu thơ, ai không khỏi thoáng chút bồi hồi. Trí tò mò con cháu dòng máu Việt chợt nổi lên khi nhìn vào tấm biển với dòng chữ "Quán thả thơ", một cậu thanh niên tuổi độ 17 nghiêng nghiêng vầng tóc nhuộm vàng hoe, hỏi chúng tôi "What's that mean?". Cô bé áo trắng, mắt lóng lánh sáng, đứng bên mẹ hồi lâu chân còn chưa mỏi, cười căng môi hồng, liên tục chơi thả thơ hết câu này đến câu khác. Mặc kệ tiếng pháo ồn ã, tiếng loa thét đâu đó đinh tai, nơi góc quán này vẫn có một đám đông đang say mê trò chơi trí tuệ. Tai phải họ nghe bình thơ, tai trái họ gật gù theo tiếng ngâm đang lên cao vút, óc đung đưa suy luận, tay đặt tấm vé của mình vào nơi mà mình muốn đặt. Tháng Giêng là tháng ăn chơi, cờ bạc, tháng đất trời khai hội, tất cả các loài hoa bung nở mừng lễ Nguyên Tiêu. Đâu đó vài ba chiếu bạc "bầu, cua, cá cọp" lai rai người tụ lại đỏ đen, thử thời vận xui hên, năm mới. Nơi đây tiếng rao hàng cho quán thả thơ ném vào không gian dịu dàng như một giải lụa bạch: "Thả thơ là một trò chơi trí tuệ, đánh bạc bằng thơ là một thú đỏ đen tao nhã, đầu năm, mời quí vị ghé Quán Thả Thơ để thử tài đoán thơ của mình có ngang bằng các thi sĩ hay không. Trò chơi này không tốn tiền mà lại có thưởng, mời quí vị ghé vô" Đây là một ví dụ: Hai câu thơ trong "Tống Biệt Hành" được đưa ra với một chữ bỏ trống. Người tham dự sẽ chọn một trong 4 câu trả lời mà câu c) là câu có chữ sao đúng theo chữ tác giả đã dùng. (.....) có tiếng sóng ở trong lòng a) nghe b) ta c) sao d) như
- Thầy sẽ viết
vào mảnh giấy trắng này một câu thơ bảy chữ mà chỉ...
có sáu chữ thôi. Còn một chữ thì để trống và thay vào
đấy một cái khuyên tròn. Cái khuyên tròn thay chữ đó thường
gọi là chữ vòng. Đây này, chị lấy một câu làm thí dụ
thì các em rõ ngay. Các em biết câu: "Quân hướng Tiêu Tương,
ngã hướng Tần" đấy chứ? ừ, thí dụ bây giờ định thả
câu thơ ấy. Và định vòng chữ "hướng" ở đoạn dưới.
Thầy sẽ viết vào mảnh giấy nhỏ này: "Quân hướng Tiêu
Tương, ngã... Tần". Và khi ngâm câu thất ngôn có sáu chữ
ấy lên thì thường phải ngâm: "Quân hướng Tiêu Tương, ngã...
"vòng"... Tần"; Chữ "vòng" đây thay vào chỗ để trống. Bây
giờ mới nói đến những chữ "thả" ra. Thí dụ thầy thả
năm chữ: cố, tại, vọng, phản và luôn cả cái chữ hướng
trong nguyên văn. Thường chỉ thả có năm chữ thôi.
Sự khác biệt ở chỗ Quán TT chỉ đưa ra 4 câu trả lời a,b,c,d thay vì 5 như trong trò chơi nguyên thủy. Quán Thả Thơ do Giải Khuyến Học thành lập năm 1999 tại chợ Tết Sinh Viên ở Bolsa, Cali, với mục đích quảng bá và bảo tồn một sinh hoạt truyền thống văn hoá đặc sắc của những ngày xuân. Thưở ban đầu, người tham dự phải mua vé với một số tiền nhỏ tượng trưng và giải thưởng có giá trị theo đúng nguyên tắc của trò chơi nguyên thủy. Sau này vì muốn số người tham dự dành cho mọi lứa tuổi, nhất là các em nhỏ vào lứa tuổi teen trở lên(không có tiền) có cơ hội tham dự và học hỏi tiếng Việt cùng thi ca VN nên ban tổ chức ra quyết định cho free. Quyết định này là một thành công bất ngờ vì chúng tôi thấy số các em tham dự đông chưa từng thấy, vì số người trẻ đi chợ Tết rất nhiều. Các em thường đi thành nhóm, kéo đến Quán, ríu rít hỏi, hăng say bình luận, hùa nhau đặt, tiếng cười nói vang dội khắp quán. Có em hoàn toàn không biết tiếng Việt hay biết lõm bõm nhưng cũng kiên nhẫn nghe, không hiểu thì hỏi, đặt tứ tung theo ý bạn, theo ý người bình thơ, cười tươi hỉ hả khi may mắn được trúng. Không khí quán thơ trong hơn, xanh hơn, mang vẻ tranh đua trong tinh thần học hỏi hơn một trò sát phạt nhau bằng tiền và chữ. Giọng ngâm đưa thơ thanh thoát, thăng hoa vào mây cao khiến khách du xuân dừng chân ngoảnh lại trí bần thần "À thơ". Thả thơ (hay còn gọi là đánh thơ), ngày xưa, vào những đêm hội Tao Đàn, các cụ ta xưa thường ngắm trăng, bình văn, và thả thơ. Đây là một thú chơi tao nhã dùng văn chương để giải trí lại khiến người được cuộc vui vì có chút tài lộc và hãnh diện về tài thi phú, vốn hiểu biết sâu sắc của mình. Các nho sĩ, quan lại và hoàng tộc xưa ở kinh đô Huế rất chuộng thú tiêu khiển này. Nó là một cuộc đấu trí đầy cân não, mà những người ít hiểu biết về văn chương thi phú khó có thể tham dự. Ngược lại, "Người cầm cái" cũng phải rất mực tinh thông. Theo giai thoại, thì thú Thả Thơ có từ đời vua Minh Mạng, một ông vua nổi tiếng có tới 142 người con, cả trai lẫn gái. Nổi tiếng nhất là ông Hoàng thứ 10 là Miên Thẩm tức Tùng Thiện Vương và ông Hoàng thứ 11 là Miên Trinh tức Tuy Lý Vương. Hai ông hoàng này văn tài lỗi lạc, thơ phú làu thông. Mỗi dịp xuân về, phủ của Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương luôn tổ chức mời những văn nhân thi sĩ tới dự cuộc chơi thả thơ. Lâu dần, không biết sao trò chơi này bị mai một. Năm 1999, Quán Thả Thơ của Giải Khuyến Học ra đời. Năm 2011, trong nước bắt đầu khôi phục tục Thả Thơ trong đêm thơ Nguyên Tiêu bên lầu Tứ Phương Vô Sự (Đại Nội Huế) với bốn bề gió mát trăng thanh cùng nhiều bài thơ bất hủ đã đem đến cho khán giả yêu thi ca thật nhiều cảm xúc khó quên. Trong buổi Ngày Thơ lần thứ ba(2005) ở VN, ban tổ chức đã khai mạc với lễ Thả Thơ nhưng không phải bằng thú đánh thơ mà đem thơ buộc vào những quả bóng bay đỏ do 50 thiếu nữ mặc quốc phục thả, để thơ được bay lên trời cho có vẻ hoành tráng! Cũng là hai từ "Thả Thơ" nhưng nghĩa khác hẳn nhau. Những Người Xuân xưa, thưở bé chơi trò Thả Đỉa Ba Ba, lớn lên lựa là trí tuệ chơi Thả Thơ bắt chữ. Em ngày nào hái hoa, anh ngày nào bắt bướm, lớn lên nhìn nhau bỡ ngỡ, ngày tàn lạc lối đi về. Xin lấy thơ Nguyễn Chủ Nhạc thay cho một lời kết, thay cho một thời thả thơ yêu em, thay cho một thoáng Xuân nồng. Một thời thả thơ. - Nguyễn Chủ Nhạc Ta
Thế rồi,
Trái đất
Em
Tài liệu tham khảo http://www.baomoi.com/Tha-tho--thu-choi-tao-nha/152/5727688.epi Ngày thơ VN lần 3: Đất
nước, thơ ca và truyền thống...
|
|