Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ]
[
Tác
giả ]
|
|
Vui
như Tết ! Tết đến có nghĩa là múa Xuân cũng đến. Mùa
Xuân đầm ấm, kế tiếp mùa Đông, lạnh lẽo, tượng trưng
cho sự hồi sinh tươi vui của vạn vật, mùa Xuân cũng tượng
trưng cho tuổi trẻ, cho tình yêu, " Xuân tình ".
Nhớ cảnh tưng bừng ngày Tết, thi sĩ Lan Sơn kể : Muôn mầu tươi sáng : phấn, hoa, hương.Tết vui vì ngày Tết người ta chỉ thích nói và nghe chuyện vui, kiêng chuyện buồn. Bài này viết về tình yêu trong ca dao Việt Nam song viết vào dịp Tềt nên cũng chỉ đề cập đến những mối tình tươi thắm và tránh nhắc đến tình sử éo le của những Trương Chi, Phạm Thái, Trương Quỳnh Như... Vậy thì Tết đến, chúng ta hãy thưởng thức tận tình vị ngon ngọt của tình yêu thuở xa xưa qua những câu ca dao tình tứ, còn vị cay đắng của quế chi có thể chờ, chúng ta có tới ba mùa Hạ, Thu, Đông để... " nhâm nhi ". Tôi tạm chia tình yêu trong ca dao Việt Nam làm ba giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là " giai đoạn mời trầu làm quen ", ai cũng biết ở xứ ta " miếng trầu là đầu câu chuyện ". Nhập đề, nàng kể : Hôm qua tôi đi bắt sâu,Tại sao ? Ăn trầu thì mở trầu ra,Thuốc độc đây chưa hẳn đã là thuốc để giết người mà chỉ là để " bỏ bùa mê " cho đối tượng say đắm mình. Tôi nhớ hồi nhỏ có đọc một truyện kể tục lệ kỳ quái của một làng (tôi không nhớ tên truyện và tên tác giả). Làng có tục hàng năm chỉ định một người con gái đi bỏ bùa mê cho trai làng khác. Phải làm sao cho chàng trai say mê mình như điếu đổ, " ốm lăn ốm lóc " vì bệnh tuơng tư, nhưng nàng phải giữ vẹn tiết trinh thì mới gọi là thành công, dân làng sẽ làm ăn thuận lợi. Cách duy nhất để chữa bệnh, giải độc cho người con trai là lấy được nàng. Song nếu nàng vì lý do nào đó đã phạm tội ăn ở với chàng trai ấy thì dân làng sẽ cử người đi giết... Có lẽ câu " Ăn trầu thì mở trầu ra " lấy ở tích này ? Trở lại câu chuyện trai gái làm quen nhau, sau khi đã cùng ăn trầu (không có bùa mê), trò chuyện đằm thắm, chàng có thể mạnh dạn tiến xa hơn. Nếu chàng là người tao nhã, sẽ văn hoa, bay bướm : Mình về ta chẳng cho về,Bước sang giai đoạn thứ nhì là giai đoạn để chàng thuyết phục, " nịnh đầm " : Trúc xinh trúc mọc bờ ao,Hay là : Cổ tay em trắng như ngà,Chàng cũng có thể kể ra từng cái mình " thương " ở nàng : Một thương tóc bỏ đuôi gà,(Cái chữ " ai " của Việt Nam rất oái oăm, vừa có nghĩa là " người " mà cũng có thể là " ta " : Ai nhớ ai chăng là ? Nào ai ai có nhớ ai ?) Tám cái " thương " đầu áp dụng vào bất cứ cô gái nào cũng được nhưng cái " thương " thứ chín và thứ mười mới thật là " chí tình ", dành riêng cho nàng. Song " con mắt hữu tình " chàng thấy chưa đủ, còn muốn nàng nói rõ ra hơn. Cũng may là hình như chàng chỉ biết đếm đến mười, nếu chàng đếm đến trăm thì biết bao giờ mới bước sang được giai đoạn ướm hỏi rành rọt : Mình về có nhớ ta chăng ?Sau khi đã ướm hỏi và và thấy có vẻ đã " thuận buồm xuôi gió " , để nàng vững tin ở mình, chàng sôi nổi thề thốt : Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo,Nàng bèn tỏ rõ lòng mình : Qua đình nghiêng nón trông đình,Rồi than thở : Núi cao chi lắm núi ơi,Không gập được nhau thì tương tư : Hoa thương nhớ ai, hoa rơi xuống đất ?Nhưng đoạt giải phải kể đến cô nàng biết múa vũ điệu thoát y mà chưa hể được xem mỹ nữ Tây phương làm " strip tease ". Phải nhìn nhận là nàng có khiếu, ngoài chuyện thoát y máy móc nàng còn pha chút nhí nhảnh, ỡm ờ : Yêu nhau cởi nón cho nhau,Cứ thế nàng từ từ cởi đến cái yếm, thấy " gió bay " nhàm chán nàng bèn " biến chiêu " : Yêu nhau cởi yếm cho nhau,Đây là thời kỳ đẹp nhất của đôi lứa, thời kỳ người ta lạc quan, nhìn đời thấy cái gì cũng tươi thắm, thời kỳ mà Nguyễn Bính tuyên bố : Đời tươi như buổi bình minh nạm vàng.Nguyễn Nhược Pháp nói rằng hai người yêu nhau, lấy nhau là hết chuyện. Không đúng. Đã gọi là " bình minh " tất không vĩnh cửu. Xuân Diệu thực tế : Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết ?Yêu nhau rồi lấy nhau chỉ mới là thời kỳ đầu. Lấy nhau, chung sống với nhau rồi càng nhiều chuyện để nói... "Làm thân con gái " lấy chồng có hạnh phúc hay không còn tùy may rủi : Con gái như hạt mưa sa,Nếu có kẻ bị " sa ruộng lầy " : Nhớ khi anh bủng, anh beo,Thì cũng có người lọt vào " trướng gấm " : Lỗ mũi em mười tám gánh lông,Nhất định anh chồng này thờ đạo " Nhất vợ nhì Trời " ! Đến đây xin mở dấu
ngoặc để bàn về một nghi vấn văn học có liên quan đến
cặp lông mày của nàng.
Có rửa thì rửa chân tay,Tuy cùng là để cầu hôn nhưng trừ hai câu trên thì hai bản khác hẳn nhau. Bản nào ra đời trước ? Bản A -(Đoạn nói về mẹ già thì hai bản giống nhau. Tôi thấy không ăn nhập mấy với phần trên nên nghi có thể người đời sau gán ghép vào và vì thế xin miễn bàn). Theo tôi thì có lẽ Bản A ra đời trước vì dựa vào đoạn gồm có hai câu chính yếu nói về " lông mày ", ta thấy " ao cá " được nhắc tời hai lần, khác Bản B trên thì bảo xây " hồ bán nguyệt " mà dưới lại nói đến "ao cá ", không ổn. Tuy nhiên, bản A dẫu hợp lý về cái ao nhưng lại không hợp tình. Không ai đi cầu hôn mà mở đầu đã phê phán nàng không có óc suy xét, dám chê chàng nghèo trong khi chàng có tới " chín đụn, mưới trâu, lại thêm ao cá... ". Ao lại có bắc cả cầu rửa chân mà là " cầu ái cầu ân " không phải cầu tầm thường, có cả trăm cô gái đến rửa chân ở đấy. Cái lầm của chàng là khoe quá trớn, nói hơi nhiều : Ao là ao nhà chàng, cầu bắc trên ao cũng của chàng, làm sao có cả trăm cô gái ở đâu tự do đến rửa chân được nếu không có sự thỏa thuận của chủ nhân ? Khả nghi ! Không ổn là ở đấy. Ai biết đâu chỗ ma ăn cỗ ? Trong Bản B, điều không hợp lý là hứa xây " hồ bán nguyệt " cho nàng rửa chân, nhưng sau đó lại bảo " Chở rửa lông mày chết cá ao anh " , ao hay hồ ? Có lẽ tác giả đọc Bản A thích hai câu thơ nói về " lông mày " nhưng nhận thấy tình lý toàn bài không ổn, chàng trai quá vụng về, bèn sáng tác một bài khác, giữ lại hai câu thơ hay, nhưng khi chép lại thì không nhớ rõ, hồ và ao lẫn lộn, thành ra " tam sao thất bản ". Song đấy chỉ là lỗi nhỏ, có thể châm chước. Về mặt tình lý thì Bản B ăn đứt Bản A. Mở đầu chàng đã ngỏ ý một cách khiêm nhường : "Ước gì anh lấy được nàng "... Rồi hứa xây hồ bán nguyệt cho riêng một mình nàng rửa chân, không phải cho cả trăm người. Cũng xin nhớ không phải xây gạch thường mà là gạch Bát Tràng, thứ gạch nổi tiếng hạng nhất (chàng cũng khoe giầu nhưng tế nhị hơn). Tóm lại, chắc lời thỉnh cầu của chàng có nhiều hi vọng được chấp thuận hơn. Kết luận, cầu hôn cũng năm bẩy đường, phải khôn khéo chứ không phải hễ " cầu " là được. Chẳng hạn chớ nên bắt chước thi sĩ Đinh Hùng dại dột đặt câu hỏi : Tôi khổ rồi, em có thấy yêu không ?Câu trả lời thuận miệng nhất, không suy nghĩ, là : " Không ! ". Phải biết phép dàn quân bố trận để nắm chắc phần thắng. Hãy bắt chước cổ nhân, đi tát nước cũng có thể thành công : Hôm qua tát nước đầu đình,Nghĩa là phải biết nói xa nói gần, nói bòng nói gió, nói đến con kiến trong lỗ cũng phải bò ra (nhưng đừng để nó bò ra một lúc rồi lại bò vào ! ). Từ chuyện đi tát nước mà con cà con kê, loanh quanh một hồi dẫn dần đến chuyện cưới hỏi...Tài thực là tài ! Nhưng về nhà mẹ già có hỏi áo đâu thì chớ khai là " sứt chỉ đưòng tà, mẹ già chưa khâu " nhỡ mẹ bảo : " Đâu, mang ra đây mẹ khâu cho " thì hỏng kiểu. Chỉ nên cười tít, múa cả hai tay mà thưa : Tình tình tình... gió bay ! Châtenay-Malabry,
tháng 11, 2013
Nguyễn thị Chân Quỳnh |
|