Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ]
[ Tác giả
]
|
|
Nguyên
văn
Dịch nghĩa Dịch ra thơ lục bát - Tản Đà - Anh Nguyên - Thu Tứ |
Biên
mai là một loại sò có "còi" rất ngon ngọt, thính là... thính,
"thính biên hồng" phải chăng một đặc sản biển cao cấp?
Còn "tái hồng quần" phải chăng món tái quần đỏ?!
Hóa ra "hồng" đây là con ngỗng trời: "Một tiếng trên không, ngỗng nước nào?"(1) Hồng hay cặp kè với "nhạn": "Thấy chim hồng nhạn bay đi..."(2) Nhạn cũng là ngỗng trời.(3) Hồng, nhạn đều là ngỗng (trời), nhưng thay bằng "ngỗng" thì "tan hoang tinh thể" câu hát trên.(4) Cũng tan hoang luôn câu thơ Hàn Mặc Tử: "Trước sân anh thơ thẩn
Khi nào ngỗng khi nào hồng, cả một cân nhắc thơ... Còn cớ sao Bạch Cư Dị hỏi Chiêu Quân và Tô Vũ có nghe ngỗng kêu chăng? Chẳng qua ngỗng trời là loài chim thiên di. Hàng năm nó "di" từ bắc xuống nam để tránh rét. Chim bay thoải mái, còn người đẹp đi làm vợ chúa Hung Nô với ông quan đi sứ bị chúa Hung Nô bắt ở lại chăn dê thì muốn bay lắm mà đâu có được. Hai lòng nhớ quê quằn quại nghe ngỗng kêu, ngẩng lên thấy, ước ao mình cũng có cánh! Nguyên văn Thính biên hồng Kinh phong xuy khởi
tái hồng quần
Dịch nghĩa Nghe ngỗng trời ở biên
giới
Dịch ra thơ lục bát Tản Đà: Đàn hồng rợn gió
ngoài biên,
Anh Nguyên: Ngoài biên gió nổi,
hồng bay,
Thu Tứ: Gió lồng nhạn ải
vùng bay
____________ (1) Trong bài Thu Vịnh của Nguyễn Khuyến. (2) Hình như trong lời một bài ca Huế? (3) Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh. Để ý "nhạn" trong tiếng Việt chỉ một loài chim khác: "thuộc bộ sẻ, đuôi dài chẻ đôi, mỏ ngắn, thường làm tổ trên hang đá" (theo Từ điển tiếng Việt, Văn Tân chủ biên, nxb. Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1967). (4) "Tan hoang tinh thể" là chữ của Bùi Giáng, trong Đi vào cõi thơ (1969). (5) Nguyên văn: "Đăm đăm trông nhạn về" (bài Tình Quê). |