Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ]
|
|
LTG
- Bản nhạc nổi tiếng "Bonjour Vietnam" của Marc Lavoine ra
đời cách đây vài năm từng có những điệp khúc ấn tượng,
chuyên tải tế nhị về hình ảnh chiến tranh tại VN. Và đã
được ca sĩ Quỳnh-Anh, một thế hệ trẻ của "Người
VN Ở Nước Ngoài" thể hiện lời hát bằng trái tim yêu
quê hương nguồn cội, đã làm xúc động được tâm hồn
của hàng triệu con người yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Và hình ảnh của sự kiện đó cũng chính là hệ quả tất
nhiên của một nguyên nhân khởi đầu, là do guồng máy của
đế quốc Pháp thời trước khăng khăng không muốn trả lại
nền độc lập cho VN. Hơn thế nữa, vốn là một cường quốc
thực dân ngày xưa có nhiều thuộc địa, và từng tạo ra
bao thế lực đè nặng lên trên các xứ bị nô lệ. Nay, dù
muốn dù không thì ảnh hưởng tàn dư của kẻ thống trị
cũng vẫn hãy còn rõ nét trong xã hội bản địa của họ
bằng dưới nhiều hình thức kỳ thị trá hình.
Tuy nhiên, xét cho cùng thì mọi động thái nào thì cũng đều có những lý do chính đáng riêng của nó. Phải khách quan nói công bằng như vậy, mới để cho người ta mau lẹ phân tích ra giữa hình ảnh của đất nước với con người ở vào mọi giai đoạn của hoàn cảnh không gian và lịch sử.
|
|
Hãy
còn như là một giấc mơ, định mệnh cuộc đời đã đẩy
đưa tôi sang định cư, lập nghiệp tại Âu-Châu sau cuộc
hành trình vạn lý kéo dài cách xa quê hương phân nửa phần
trái đất.
Hồi ấy, ở lục địa nầy người dân bản địa thường hay nói đến nhiều về tình trạng cuộc sống căng thẳng tinh thần của những thuyền nhân Đông-Dương tị nạn chiến tranh hiểu theo nhiều ý nghĩa. Nhưng nay thì câu chuyện thời sự quá khứ ấy không còn, mà cũng có thể nói là được coi như là đã đi vào quên lãng. Về phần tôi cũng vậy, dù không muốn thôi làm kiếp con người Việt-Nam bất hạnh sinh lầm thế hệ của thời kỳ chiến tranh kéo dài. Nhưng tôi cũng đành phải cố gắng tập lần có trí lãng quên, để cầu mong sao sớm được dễ dàng hội nhập vào môi trường không gian xã hội, quốc gia trong những ngày qua đã mở rộng vòng tay cưu mang thân phận của mình. Kể từ lúc đầu tiên lạ người, lạ việc, cầm trên tay từng ổ bánh mì thay cho cơm gạo, ngô khoai trong những lần dùng bữa hằng ngày, thì tôi chợt hiểu ngầm là mình cần phải bắt đầu chuẩn bị ngay cho một thứ hành trang tinh thần cần thiết, để thích nghi vào cuộc sống văn hóa mới. Nhớ ngày nào còn ở trong nước, nhìn vào tấm bản đồ địa lý, phim ảnh, sách báo để tìm hiểu về lịch sử Âu-Châu. Và tưởng tượng về nét đẹp của con người nơi ấy, thì ngày nay thực tế hơn, tôi còn có dịp để đóng góp thêm vào cộng đồng đa nguyên nầy bằng những đứa con thân yêu được sinh ra, lớn lên nguyện đem lòng phục vụ lại cho đất nước tương lai với niềm tin và hi vọng. Khi con tôi còn nhỏ, cứ mỗi lần chúng hỏi tôi về quê hương và gốc gác của tổ tiên, thì lúc ấy, tôi mang một tâm trạng ở trong lòng thật là xót xa, buồn bã. Và sau giây phút yên lặng, tôi thường đứng tần ngần trỏ ngón tay về phía phương Đông mà âu yếm trả lời rằng, nơi con đang sinh sống ở đây, có khác rất nhiều với nơi xa vời ấy, không những về cảnh trí, thảo mộc, núi non v.v mà còn về cả thân phận của con người. Nhưng với khái niệm định nghĩa phổ quát về ý nghĩa của lịch sử biên cương chủng tộc hôm nay, nhất là đối với thành phần thế hệ di dân sinh trưởng ở nước ngoài. Tôi đã nhiều lần thành tâm khuyên chúng là hiện tại, cho dù là các con đang ở trong bất cứ thành phần giai cấp, cương vị nào trong xã hội, thì bao giờ cũng phải biết nhớ ơn nắm đất quê hương, nơi chôn nhau cắt rún của chính mình, để hài hòa hội nhập thích nghi vào cuộc đời thực tế. Đồng thời, tôi cũng không quên ân cần nhắc nhở là các con phải đừng bao giờ quên đi nguồn cội giống nòi, để mong chờ cơ hội thuận tiện mai nầy có dịp trở về đem hết khả năng đóng góp vào xứ sở yêu thương cách xa ngàn dặm của ông cha. Đông-Nam-Á Chuyến métro cuối cùng trong đêm Giáng-Sinh lao mình vào đường hầm dài hun hút. Dưới ánh sáng yếu ớt của vô số bóng đèn mờ như kéo nhau chạy ngược chiều của toa tàu, làm cho tôi có những cảm giác thú vị của một người khách lạ lần đầu tiên bước chân đến thủ đô của nước Pháp. Cũng ở tại thành phố mỹ lệ nầy, nhiều người còn nhớ câu chuyện đầy thú vị của một cô gái Việt-Nam mang tên Anh-Đào...Trước sự ngỡ ngàng lạ cảnh, lạ người khi vừa đáp phi cơ bước chân lên vùng xứ lạ, thì chính những giọt nước mắt hiếu thảo, nghĩa tình, thương cha nhớ mẹ, gia đình và lưu luyến quê hương của cô đã làm xúc động được con tim của những người thiện nguyện, những nhà hảo tâm bảo trợ tiếp cư dân lánh nạn chiến tranh đến từ miền Đông Nam-Á. Anh-Đào đã được một nhân vật có nhiều thế lực ở tại Paris lúc bấy giờ vô tình trông thấy được hình ảnh xót xa nầy, cho nên động lòng trắc ẩn và xin được nhận cô về làm con nuôi. Thời gian về sau, yếu nhân nầy gặp thời thế trở thành vị Tổng-Thống của nước Cộng-Hòa Pháp*. Và như vậy, nếu nói không thêu dệt theo những mẩu chuyện điển tích cổ, thì Anh-Đào - một cô bé cô đơn tị nạn chiến tranh Việt-Nam sau ngày 30-4-1975 - do hoàn cảnh đặc biệt của cuộc đời đổi thay theo ý nghĩa vô thường, cho nên may mắn đã trở thành một công nương đi vào huyền thoại trong xã hội dân gian của người dân bản địa. Tuy nhiên, không phải vì từ câu chuyện có như vẻ thần tiên đó mà hầu hết mọi thành phần di dân VN ở tại xứ nầy, trước sau, đều có một cái nhìn hoàn toàn thiện cảm với quốc gia mà họ đang cư ngụ. Theo sự nhận xét nầy thì ngoài lý do tế nhị về chính trị, thì cũng còn tùy thuộc vào trường hợp của nhiều hoàn cảnh khác nhau nữa. Cộng đồng người VN tại Pháp mà cũng có thể nói chung là ở Âu-Châu hay bất cứ nơi nào trên thế giới, thì cũng có những bản tính tốt đẹp giống như nhau là biết trọng tình nhân nghĩa. Nhưng nay vì hoàn cảnh của cuộc đời lưu lạc ở xứ người đổi thay quá mau lẹ, và vì chịu ảnh hưởng quen dần với nếp sống, cách nghĩ giống theo người địa phương. Cho nên, có những hiện tượng thực tế phũ phàng do nghịch cảnh xảy ra, vô tình đã làm cho cảm quan tiếp cận của một số thành phần đồng hương của chúng ta mất dần tính bén nhạy kiểu Á-Đông ngày trước. Quả vậy, ngoại trừ một số ít oi may mắn thành công ở thương trường cũng như có khả năng chức nghiệp việc làm tốt lương bổng cao, còn lại, giá trị thực tế của chiều sâu khoảng cách về mức sống của hai bên: giữa di dân VN và người bản xứ thật cách nhau quá xa rõ rệt. Những ai đã từng theo dõi tình hình thời sự kinh tế hằng ngày, thì nhiều vấn đề cập nhật trước mắt cần phải được mổ xẻ, lưu tâm giải quyết cấp bách của chính phủ đối với người dân bản địa thường có ảnh hưởng then chuyền đến số phận cuộc sống nhỏ nhen của kiều bào VN tại Pháp như nào là: dịch vụ thị trường chứng khoán, cổ phần, thời cơ thương vụ, mãi lực tiền tệ, bất động sản, bảo hiểm an ninh xã hội, thanh toán tài sản, trị giá vàng, tình hình thuế vụ, thị trường nghệ thuật, đầu tư tranh, lợi nhuận của các nghiệp chủ v.v. Ảnh minh họa Thêm vào đó, tình trạng lao động thợ thuyền của người VN chúng ta khi đi làm việc bị lạc lõng vào giữa chốn da màu có khác, thì khác nào như là tình trạng "ếch bỏ giỏ cua" mà suy đi nghĩ lại cho cùng, thì đó cũng chỉ là những mẩu chuyện tập quán xã hội bình thường, mà mọi người phải biết nhập gia tùy tục nếu tự mình muốn được tiếp tục lưu ngụ ở xứ người. Ngược lại, cũng có những loại chứng từ không thành văn bản nói về trường hợp tác hại của tính chất độc đáo da màu "Giao-Chỉ" đã vô tình lấn áp mọi ảnh hưởng của cộng đồng người da đen và Á-Rập ở nơi đây. Thực vậy, kể từ sau đệ nhị thế chiến, các cường quốc Tây-Âu vì nhu cầu tái thiết xứ sở cho nên họ đã cho phép nhập cảnh tiếp cư rất nhiều di dân, nhất là đến từ châu Phi. Và Paris là một trong những thành phố thuê mướn kỷ lục về con số nhân công lao động rẻ tiền, để đi làm những loại công việc mà dân bản xứ không bao giờ có ý nghĩ là họ sẽ làm. Rồi theo thứ tự thời gian, do trình độ hiểu biết của các nhân công cũ nầy có ý thức trưởng thành về hình thức sinh hoạt nghiệp đoàn, đấu tranh quyền lợi. Cộng thêm vào đó, là cá tính văn hóa xã hội xuất phát ra từ trong bản sắc truyền thống của họ, đã là những nguyên nhân chính làm cho các hãng xưởng, nghiệp chủ địa phương có dịp so sánh, khám phá ra bản tính năng nổ của thành phần người dân tị nạn VN khi vừa đặt chân đến quốc gia nầy. Với quan niệm ưu ái đối với những loại nhân công mới và đôi khi có thành kiến như muốn ruồng bỏ, chối từ khả năng của những loại nhân công cũ, chính dân bản địa đã vô tình tạo ra một lằn ranh ngăn cách thiện cảm giữa người VN và các sắc dân ở châu Phi vốn sinh sống lâu năm ở tại các miền đất nơi đây. Trở lại vấn đề sinh kế của cộng đồng người VN ở tại đây hôm nay cũng vậy. Có phải là đã tới lúc cần được nói rõ ràng hơn về những uẩn khúc, tâm tình của những thành phần công nhân lao động của chúng ta trên quê hương của người da trắng? Phải chăng đây là một tiền đề ý nghĩa được đặt ra mà từ lâu, từ các thế hệ "cu-li" (coolie) thời thuộc địa cho đến thế hệ các đợt thuyền nhân tị nạn chính trị VN kế tiếp sau nầy hãy còn chưa tìm được câu đáp lời thỏa đáng! Tuy nhiên, trái lại về phần cá nhân trong thâm tâm của một con người VN chịu cùng số phận phải đi xa xứ cũng giống như trường hợp của các thành phần di dân khác. Và khi thoáng nhìn lục địa Âu-Châu qua ánh mắt nói chung, và nói riêng về một nước Pháp trong tinh thần thiện cảm, vô tư, thì bên cạnh tình hữu nghị và niềm tin đó lại còn có thêm những điều ẩn ức, trăn trở dị biệt. Thực vậy, sau những ngày cuối tuần hay nghỉ lễ khác, người công nhân lao động VN tại đây (Pháp) lại trở về làm việc với tiếng động của xưởng máy hay cho dù là dưới tốc độ của bầu không khí thanh thản văn phòng. Họ bắt đầu làm lại công việc thực tế hằng ngày, để mong chờ nhận được số lương trả hằng tuần hay hằng tháng của chủ nhân, để mà trang trải mọi dịch vụ chi tiêu nhu cầu thường lệ...Rồi vào một buổi suy tư nào đó, những người xa xứ u sầu nầy không sao tránh khỏi nảy sinh tấc lòng lo lắng, phiền muộn cho tấm thân bé nhỏ của mình. Và chợt khám phá ra là trong xã hội tạm dung thân nầy, ở thì hiện tại, luôn luôn vẫn còn dành cho họ một thế đứng bên lề, mặc dù sau bao nhiêu năm họ đã gắng công, cố tình hội nhập. Vậy bởi nguyên nhân nào là chính yếu, khiến cho tâm hồn của những con người xa xứ nói trên vẫn cứ mãi ưu tư, nếu không muốn nói là hãy còn bất bình trong cuộc sống?
Có phải chăng đó là do hậu quả tâm lý, bởi hiện tượng của một loại bệnh chức năng, ở trong trạng thái cơ thể bị chi phối ảnh hưởng không thuận lợi của những chuỗi ngày làm việc trong một môi trường không gian không mấy chi thích hợp! Dẫu sao, từ lâu nước Pháp cũng từng được coi như là một cường quốc ở Âu-Châu, có rất nhiều ảnh hưởng về lịch sử chính trị và văn hóa cận đại đối với dân tộc VN của chúng ta. Do vậy, nhớ lại ngày nào người dân bản xứ thường xuyên hay sử dụng âm điệu kêu lên thành tiếng "coolie" trên các phương tiện truyền thông, thì nay, danh từ đó chỉ còn nằm trong từ điển, vì nhân công thời đại của chúng ta có khác bao lần. Thí dụ như nào là được quyền đối thọai, nào là biết yêu sách đình công, nào là được luật pháp chở che, bảo vệ an ninh, thất nghiệp. Nào là...nhất là mỗi khi tan sở ra về, ăn bận bảnh bao và tự do phóng xe lao nhanh về phía trước. Tuy nhiên, vẫn thế đứng bên lề có lý do đa nguyên mà công nhân VN thời đại tại Pháp tuy có trá hình sau tấm bình phong nhập tịch, nhưng lại không thể nào che giấu được sự khác biệt về màu da vốn là di sản cội rễ của tổ tiên. Ảnh minh họa Rồi người ta thực tế hơn, lại phát hiện ra bên trong hình ảnh của những công nhân mới nầy có thêm tính chất khác biệt ở nấc thang giá trị xã hội nữa. Họ có đầy đủ quyền lợi và bổn phận, nhất là được bình đẳng trong vấn đề đi tìm kiếm công ăn việc làm, nhưng phải thành thật mà nói là rất ít khi được nâng lên coi như là có giá trị đồng đẳng trong ý thức trách nhiệm, tín cẩn. Vì thế, phần đông số công nhân trí thức trong cộng đồng người VN tại đây thường tìm được những việc làm luôn luôn là dưới khả năng hiểu biết sẵn có của mình. Trong trường hợp như vậy, họ được xem như là bán sức lao động quá rẻ vì không thể nào làm được cách gì khác hơn. Và nói chung, nếu khách quan mà phân tách tầm nhìn của chính quyền sở tại trong một khía cạnh nào đó, thì cho dù là công nhân VN thuộc loại thành phần trí thức hay bình dân, là tị nạn chính trị hay vì lý do kinh tế, thì cộng đồng của chúng ta tại Pháp tuy nhỏ nhen nhưng quả có công đóng góp vào sự phồn vinh cho xã hội của họ rất nhiều. Với bàn tay nhanh nhẹn, đầu óc nhẫn nại, cần cù, cộng thêm với tinh thần ham thích làm việc và muốn chế ngự thời gian. Công nhân VN tại Pháp thực sự đã mau lẹ có khả năng tranh giành được ảnh hưởng lao động, đối với công nhân thuộc cộng đồng da đen và Á-Rập. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn có những trường hợp đáng buồn có thực là hình ảnh của các chuyên viên chất xám tại miền Nam VN trước đây, thì nay đã phải bon chen đi làm việc lao động vất vả tay chân tối ngày ở tại một nơi mà trí thức khoa bảng có thừa. |
Trong cuốn phim
"Médecin
de Nuit"** được quay cách nay đã hơn ba thập niên qua
tại khung cảnh thành phố Paris. Các nghệ sĩ nghiệp dư da
vàng đã khéo léo diễn xuất, đóng trọn vẹn vai tuồng của
một người bác sĩ VN xin tị nạn chính trị tại đây, đã
phải đi làm công việc rửa chén trong một nhà hàng Tây vào
những ngày đầu tiên mới đến, cần giải quyết cấp bách
cho vấn đề sinh kế của gia đình. Điều đó, dù đơn lẻ
nhưng vẫn có thể nói lên được là một hình ảnh trong những
trường hợp điển hình, phản ảnh được phần nào về tính
chất tế nhị của vai trò công nhân lao động tay chân VN ở
các nước Âu-Châu kể từ sau mùa Xuân 1975 có một trình độ
văn hóa không đồng nhất. Nhất là khi nhìn thấy có những
thành phần giai cấp địa vị, giàu có và có khả năng học
vấn khi xưa, thì ngày nay vì sinh kế cho nên đã phải đi làm
những công việc lặt vặt đầu tắc mặt tối không đâu
v.v. Dẫu sao, nếu nói theo kiểu văn chương bóng bẩy "lao
động là vinh quang" thì tính chất tháo vát và uyển chuyển
làm việc của cộng đồng người VN tại Pháp,
nói chung, đã làm cho họ trở thành có nhiều ưu thế, mà
cái thế ưu thắng đó là khiến cho họ tự biết đảm đang
làm bất cứ việc gì và lúc nào cũng được.
Đấy là một câu nói thật là nghiêm chỉnh, và hoàn toàn không có ý bông đùa theo như cách nhìn hóm hỉnh của các chuyên gia nghiên cứu xã hội mắc bệnh nghề nghiệp. Có thể quý vị nầy cho rằng, với lối hành văn diễn tả được coi như là ngụ ý châm biếm, mơ hồ như vậy sẽ làm cho người ta có thể hiểu theo nghĩa lệch ra là nếu ám chỉ vào hoàn cảnh, trường hợp của chính những thành phần nào đó gốc người bản xứ, thì cũng đều giống như nhau cả. Và nếu quả vậy, thì có phải cái ý của các chuyên gia nghiên cứu xã hội nầy là không muốn cho người ta có thể quên đi những tập quán phiền hà trói buộc giữa "luật" và "lệ" (chủ hay sếp biết "luật", thợ biết "lệ") thường xảy ra nhất là ở trong các xã hội Tây phương. Do chính sự cọ xát nghề nghiệp là liên hệ nguyên nhân đầu mối, đôi khi, sẽ đưa tới những chuyện bất ngờ mà kẻ dưới quyền phải đành ngầm chấp nhận những hậu quả bị thiệt thòi tổn thương về nhân phẩm. Đó là những trường hợp phổ thông đại chúng, mà kẻ có quyền thường áp dụng mọi mánh lới để tìm cách chiếm đoạt, mà nếu nói theo thuật ngữ trào phúng thời đại là "thủ tục rờ đùi" đối với những loại nữ công nhân viên nào muốn đi tìm chỗ dựa hoặc muốn tiến thân. Đó là một hình thức lạm dụng, bắt chẹt, cám dỗ bằng ảnh hưởng quyền lực, kim tiền. Và na ná giống như hoàn cảnh thời phong kiến ở trong xã hội Pháp (nhưng ở vào trường hợp khác) thịnh hành với cái lệ "droit de cuissage" để cho những kẻ có thế lực xấu máu âm thầm lén lúc thả dê xồm hoặc kín đáo lợi dụng dụ dỗ, thỏa mãn khoái lạc khát thèm của lạ theo thói trâu già mê gặm cỏ non. Chính đài truyền hình A2 Paris cũng từng đã có tổ chức thực hiện chương trình bàn thảo gay cấn, tế nhị nầy cách đây không bao lâu. Ảnh minh họa Trở lại chuyện một người di dân đóng góp hơi sức, khả năng của mình vào phúc lợi xã hội địa phương đang cư ngụ, thì không những đó là bổn phận mà còn phải được coi như là trách nhiệm nữa. Nhưng điều cần được đáng nói hơn ở đây hơn là trong quá khứ, Âu-Châu vốn là cái nôi của chủ nghĩa tư bản, là thành trì xuất phát của các đế quốc hùng cường đi làm nên lịch sử cận đại cho các quốc gia nhược tiểu, mà ảnh hưởng đó còn gắn bó sâu đậm về mặt văn hóa cho tới mãi bây giờ. Và mặc dù người ta thường so bì Âu-Châu với những vùng đất lớn hơn như ở các lục địa khác, nhưng không phải vì thế mà bất cứ người ngoại quốc nào đã có dịp sinh sống trong một quốc gia ở Âu-Châu, lại có thể nói rằng mình đã biết rành rẽ về hết cả châu Âu! Ở đây, người ta chưa nói tới mọi sự khác biệt nhau về lãnh vực địa lý, thổ ngơi mà chỉ nói không thôi về những mối tương quan về màu sắc tâm linh tôn giáo, và đối đầu trực diện về cá tính của con người, thì ai ai cũng có thể nhìn thấy quả còn nhiều thành kiến dị biệt, ngăn trở sự hội nhập, hài hòa giữa các xã hội quốc gia đã cùng chung một thực thể cộng đồng. Và như vậy, trong chừng mực nào đó thì câu chuyện người mù xem voi, lúc nào xem ra cũng có thể là một ẩn dụ chứng minh cho hoàn cảnh cuộc sống giới hạn của đa số di dân thầm lặng đồng hương của chúng ta, vì hoàn cảnh nghiệt ngã của chiến tranh mà phải sống xa quê hương. Trong tinh thần đó, câu chuyện tiếu lâm "Người Pháp xả rác ngay bên thùng rác" nếu có dịp bạn được nghe qua thì sẽ thấy rõ đó là một bằng chứng xã hội dân gian tế nhị nói về cá tính đặc biệt của những con người không thích đóng khung, gò bó.
Sự kiện nầy để cho bạn thấy rằng hành động xả rác đó không phải vì trình độ dân trí của họ thấp kém, mà ngược lại, hành động đó chính là vì họ muốn bảo vệ tính chất biểu tượng cho lòng tự hào dân tộc ở tâm hồn. Và lúc nào họ cũng muốn có được dịp để thể hiện ra nếp sống văn hóa lâu đời bằng với những tư tưởng tự do, phóng khoáng. Do đó, sống nhiều năm trên đất Pháp, người ta sẽ lần hết ngạc nhiên khi nhìn thấy có những cảnh tượng như phân chó dọc lề đường, người lái xe vội vàng, nóng nảy, v.v. Vậy vấn đề bạn đặt ra như tại sao người Pháp hay uống rượu quá nhiều, tại sao người Pháp lái xe nhanh, và để ý tại sao người Pháp lại có lối nói chuyện huyên thuyên với cả cái tật như nhún vai, phùng mang phun gió? Câu trả lời ngắn sẽ dành cho sự thắc mắc của bạn, đó là dân tộc nào bản sắc nấy, có kẻ ăn bốc, có người cầm đủa hoặc nĩa dao, quen sao xài vậy! Thì ra, hình ảnh văn minh của một đất nước có nền dân chủ pháp trị lâu đời và mến mộ nhân tài đá banh xứng đáng, mà tôi hiện đang cư ngụ có vẻ đáng yêu là như thế! Trên thực tế, hàng năm cũng đã có khoảng chừng hơn sáu mươi triệu du khách ngoại quốc đến đây để tham quan, và các điểm nóng như tháp "Eiffel", viện bảo tàng "Louvre", nhà thờ "Notre-Dame de Paris" v.v bị tràn ngập bởi những lớp sóng người. Còn nữa, chứng tích của nền văn minh La-Hy đã một thời ngự trị tại miền Nam xứ nầy hãy còn lưu lại những công trình kiến trúc tuyệt mỹ dù đã rêu phong qua bao lớp sóng phế hưng. Nào "Ngôi nhà Vuông" (La Maison Carrée), nào "Cầu sông Gard" (Le Pont du Gard), nào "Cung điện của Giáo-hoàng" (Le palais des Papes) dưới triều đại của bảy vị Giáo-Hoàng đạo Chúa v.v đều là những sản phẩm di tích lịch sử quý giá của nhân loại lúc nào cũng cần phải được bảo tồn. Chưa hết, nếu lại bàn đến chuyện phong thủy và địa lý danh nhân, thì cục đất nầy với vị trí may mắn thuận tiện, đã là trung tâm cửa ngõ giao thông kinh tế đi vào Âu-Châu. Còn danh sách danh nhân của họ đã có công lao đóng góp danh thơm vào trong sử sách người hiền, quá nhiều... |
Điển hình, là
một Montesquieu (nhà đại tư tưởng) tiên phuông đề ra quan
niệm phân quyền. Là người đã tạo ra nhiều ảnh hưởng
vào cuộc cách mạng 1789 lật đổ chế độ quân chủ chuyên
chế, và cả giáo hội công giáo Rôma tại Pháp cũng đã bị
phải trải qua rất nhiều thay đổi.
Một Victor Hugo (đại văn hào) tâm hồn nhân ái rạng ngời như ngôi sao bắc đẩu, chiếu sáng tình thương con người vào trong xã hội bần cùng. Hơn thập niên vừa qua, đã được chính phủ Pháp tuyên dương làm lễ vinh danh kỷ niệm ngày sinh nhật 200 năm.
Một Charles de Gaulle (danh tướng) anh hùng giải phóng quê hương sống mãi trong lòng dân tộc của người Pháp. Do vậy, về sau ông được bầu làm Tổng-Thống.
Cũng như một Alexandre Yersin (nhà bác học). Với trái tim bao la, ông đã gởi gấm nắm xương tàn dưới nấm mồ yên nghĩ trong lòng đất quê hương thân yêu thứ nhì của cuộc đời mình là Việt-Nam ở Nha-Trang v.v...
|
Vạn vật thiên
nhiên vốn đã vô tình, đất lành chim đậu, tấm lòng vàng
của những lớp người từ tâm, sự khác biệt giai cấp sang
hèn và cả mọi bất công, phi lý, mánh mung ở phương trời
nào cũng có. Đó là những cảm nghĩ thô thiển của tôi khi
nhìn qua đất Nước Pháp Tôi Yêu. Và nếu còn
cần phải thêm vào một niềm suy tư nào khác về hình ảnh
ở vùng đại dương băng giá, tuyết phủ đầu non nầy, thì
tôi cảm thấy có đôi điều khắc khoải, lo âu cho số kiếp
của thế hệ con cháu ngày sau ở nước ngoài.
Đó là triệu chứng bản sắc văn hóa dân tộc Việt-Nam bị mất lần, qua hình thức dưới mái gia đình con em không hiểu được rõ ràng tiếng nói mẹ đẻ. Và ngoài xã hội thì cũng đã có rất nhiều liên đới buộc ràng quan hệ tình người, qua hình ảnh đậm đà của những cuộc hôn nhân dị chủng giữa con em của chúng ta với người bản địa. Tuy nhiên, trong vấn đề hạnh phúc của lớp người tuổi trẻ tình yêu không biên giới đưa đến sự trộn pha giữa hai sắc dân Pháp-Việt nầy, đôi khi, cũng còn có nhiều trường hợp mang về cho cộng đồng VN chúng ta một niềm an ủi lớn. Chính các con em ngoan đạo (làm rể hiền,dâu thảo trong gia đình người bản địa) có ý niệm về văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo hồn thiêng dân tộc, đã từ lâu không bao giờ bỏ lỡ dịp để rủ vợ hay chồng đến sinh hoạt ngồi thiền và tham gia vào các công tác từ thiện xã hội về tận cố hương của cha mẹ ở xa xôi. Ngoài ra, thêm vào đó là sự kiện có mặt của hơn nửa triệu Phật-giáo đồ người Pháp theo cuộc điều tra phóng sự từ lâu của nhật báo "Le Figaro" vào khoảng gần giữa năm 1989***, nhưng sang đến năm 2013 thì đã đạt thành hơn con số triệu. Tuy nhiên, chưa dừng lại ở nơi đây vì ảnh hưởng của nền văn minh văn hóa trộn pha, giao lưu trong thời đại toàn cầu đã làm cho Phật-giáo Việt-Nam giờ đây có thêm cơ hội để xiển dương, hoằng truyền chánh pháp, và tạo thành hình những biểu tượng thông cảm yêu thương hòa hợp giữa con người. Do vậy, sự kiện Tổng-Thống Myanmar (Miến- Điện) là ông U Thein Sein và bà Tiến-sĩ Aung San Suu Kyi (người từng đoạt giải Nobel về Hòa-Bình năm 1991) vừachính thức đã được trao tặng cho giải thưởng "Trần-Nhân-Tông về Hòa-Giải" vào ngày 21-09-2012 tại Hoa-Kỳ, chính là một biểu tượng có ý nghĩa giá trị rất lớn về tinh thần đối thoại hợp tác trong hòa bình thể theo tinh thần lục hòa bao dung trong nền tảng triết học của Phật-giáo. Điều nầy cũng đã là một minh chứng đủ để nói lên được mối tương quan hữu hảo, về ảnh hưởng giao lưu của hai nền văn hóa Đông-Tây không thể không có trong thời đại văn minh mở rộng. Hơn thế nữa, là bằng với sự hiện diện của các ngôi chùa Việt-Nam tại Pháp, ở cả trong nhiều nước tại Âu-Châu, và rải rác khắp nơi trên thế giới****. Vả lại, ngày nay lại còn có thêm cả về hình thức văn hóa nghệ thuật phim trường từ trong nước cũng đã từng bắt đầu xuất hiện vươn mình ra thế giới bên ngoài. Bằng với những hình ảnh của các minh tinh màn bạc Việt-Nam, vừa mới tiếp tục sang tham dự lễ liên hoan phim Cannes năm nay đã được tổ chức vào ngày 17-5-2013 tại Pháp.
Sau cùng, là hình ảnh thực tế về cuộc sống vươn mình của lục địa già nầy đang bước chân vào trang sử mới. Trật tự cộng đồng xã hội của các quốc gia ở Đông-Âu đã hoàn toàn hội nhập vào tiến trình hòa hợp sống chung hòa bình. Và cuộc cách mạng tiền tệ Euro vừa mới ra đời tiếp theo sự hình thành lớn mạnh của Liên-Hiệp Âu-Châu*****- mà trong biên cương địa lý đó, có tênđịa danh của thủ đô hiện nay tôi đang cư ngụ - để cùng hài hòa chung sống bên nhau dưới bầu không gian sinh tồn bao gồm nhiều quốc gia đa chủng tộc. Bánh xe tiến hóa của con người ở tại đây lúc nào cũng hướng về phía chân trời tương lai khởi sắc, với niềm tin. Tuy nhiên, sự lạc quan đó chỉ đối với người dân bản địa, và những người Việt-Nam ở nước ngoài thuộc thành phần thế hệ sinh trưởng ở địa phương. Còn riêng cá nhân tôi vốn là một kẻ sống nhờ đất khách - Nước Pháp Tôi Yêu - nhưng từ lâu, tôi lại cũng đã từng có được một niềm tin tươi sáng về hình ảnh quê hương bằng mấy lời huấn dạy của bậc thánh hiền:
An-Tiêm
MAI-LÝ-CANG
(Paris) |
* - Tổng-Thống
Jacques Chirac.
** - Phim được trình chiếu vào ngày 22-09-1978 và ngày 27-06-1986 trên đài truyền hình A2 Paris. *** - Nhật báo "Le Figaro" trang 12 dưới tựa đề là "Bouddha devient hexagonal..." số ra ngày thứ ba 30-5-1989. **** - Ngôi nhà thờ tọa lạc ở tại địa chỉ số 8,Church Street, P.O. Box 271 Stanhope New Jersey 07874 Hoa-Kỳ từ lâu đã biến dạng trở thành một ngôi chùa Việt-Nam, trực thuộc hệ thống Giáo-Hội Phật-Giáo Linh-Sơn Thế-Giới Paris.. ***** - Liên-Hiệp Âu-Châu gồm có 27 quốc gia. ******- Trích đoạn trong "Bình Ngô Đại Cáo" (Nguyễn-Trãi). |
Bản đồ của Liên-Hiệp Âu-Châu hiện nay (01-01-2007). |
|