Trịnh Sơn
với Mưa đêm của Hoàng Quý
Đọc một lần,
thấy Thi sĩ Hoàng Quý vốn cao ngạo, khinh bạc trò đời của
chúng ta vẫn còn "sợ” nhiều quá. Những cái sợ rất mông
mênh, mơ hồ mà rất chi tiết, cặn kẽ. Làm nên sự dễ thương,
lóng lánh của thơ:
Sợ
màu mắt không đen không nâu
Sợ những
lời tro bấc
Và ngôn ngữ rất
mới, rất lạ: ru dím, trôi câm, nhồn nhột, thũng nước,...
Mới và lạ không phải ở chỗ kỳ công "vặn" chữ như các
nhà làm thơ miệng mồm điêu ngoa, mà là mới và lạ trong
cách dụng tứ. Sử chữ như sử kiếm. Kiếm sắc là kiếm
không làm trầy xước thương tật cho người mà vẫn làm đau
người. Thế mới tuyệt. Thế mới tài.
Mưa đêm, phản
chiếu cái nhìn ngày. Người không chỉ nhìn mưa đêm, người
đang thấm mình trong muôn nổi mưa gió cuộc người.
Đọc hai lần,
thấy sợ mưa. Bản chất thi nhân luôn gắn liền với đa cảm
sầu và bị cho là yếu đuối. Không, sợ chính là cách đối
mặt với nỗi sợ hiền lành và trong sáng nhất. Lấy tâm
dưỡng khí, lấy khí hóa chất, lấy chất vận hành bốn bề
trời cao biển rộng. Những Hugo, Bairon, Dumas,... không phải
đã sợ yêu đến nỗi yêu chí mạng đó sao? Lão Tử, Trang
Tử, Krishnamurti, Bùi Giáng, Nguyễn Đức Sơn chẵng nhẽ có
không mà không có trọn vẹn đó sao?
Đọc lần ba,
thấy thèm mưa quá đỗi. Thánh đường, vỉa hè, người, xe,...
loang loáng vẻ quyến rũ trần gian. Ta không vào địa ngục
thì ai vào.
Đọc lần bốn,
lần năm và chắc chắn nhiều lần sau nữa. Thi phẩm hút người.
Xin chúc mừng
Thi sĩ Hoàng Quý vừa có một họa phẩm lấp lánh hiếm hoi
giữa đen trắng bền bệt thời nay. Buồn và sâu. Sầu và
thương. Màu của thơ. Sắc của người. Hương của đời.
Tiếng của thánh thần. Tao ngộ.
13/
8/ 2013
Trịnh
Sơn.
|