Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ]
|
|
Peter
Nguyen <petertigr@gmail.com> à bio-vn (bio-vn@yahoogroups.com)
|
Click here: Việt Nam dùng văcxin thế hệ cũ nên tỷ lệ phản ứng cao |
Thân gửi Bio-VN
và Quí Thân hữu:
Khi đọc bản tin trên, chúng ta không khỏi băn khoăn về sự cần thiết thay đổi sản phẩm vaxin cổ điển vẫn là tiêu chuẩn cho y tế phòng ngừa ở Việt Nam và đang gây những sự cố nguy hại cho việc chủng ngừa. Các tiến bộ nhanh chóng của ngành sinh học, đặc biệt là miễn dịch học, trong thập niên qua đã đặt những nền tảng quan trọng cho vaxin thế hệ mới an toàn, hữu hiệu và nhiều ứng dụng, không chỉ phòng ngừa (preventive vaccine) mà đang tiến đến trị liệu những bệnh hiểm nghèo như ung thư (cancer vaccine). Chúng ta cần mau chóng khai triển công nghệ sinh học mũi nhọn này để tạo sản phẩm vaxin an toàn, và quan trọng hơn nữa là đáp ứng những đe doạ của nhiều dịch bệnh dự đoán trong tương lai ở Việt Nam do thay đổi khí hậu và môi trường. Tiêu biểu cho vaxin thế hệ mới là công nghệ tạo vỏ virut (thường được gọi là VLP hay virus like particle) của những tác nhân gây bệnh dùng làm kháng nguyên (antigen) để tạo vaxin bằng phương pháp cloning. Trên nền tảng này, vaxin VLP sẽ rất an toàn vì không còn khả năng lây nhiễm do nhân mang yếu tố di truyền DNA hay RNA như vaxin cổ điển. Cũng như virut, VLP gồm các nhân tố kháng nguyên (epitope) có khả năng kích thích hệ miễn dịch tạo các kháng thể đặc hiệu ngăn ngừa và loại trừ virut khi cơ thể bị lây nhiễm; tuy nhiên, khác với virut, VLP có cấu trúc kháng nguyên đơn giản và đặc hiệu hơn, nên giảm thiểu những kích hoạt miễn dịch không cần thiết có thể dẫn đến nguy cơ cho người đươc tiêm chủng. Những ưu điểm của phương pháp tạo vacxin thế hệ mới VLP so với các vaxin hiện hành gồm: - Độ an toàn cao: vì kháng nguyên VLP không còn DNA/RNA của nhân như nói trên. Ngoài ra, phương pháp sản xuất protein tái tổ hợp (recombinant protein) của VLP an toàn hơn phương pháp dùng trứng trong việc sản xuất vacxin cổ điển vì trứng có thể bị nhiễm khuẩn và tạp chất gây phản vệ. Về tổ chức, việc tạo VLP rất an toàn và có thể thực hiện trong điều kiện thông thường của phòng thí nghiệm, không đòi hỏi những tốn kém cần độ an toàn cấp P3 hay P4 cho virut H5N1, HIV và nhiều loại virut gây bệnh khác. - Khả năng tạo kháng thể mạnh và chuyên biệt: các kết quả nghiên cứu và thử nghiệm đã cho thấy VLP có khả năng kích hoạt hệ miễn dịch tạo kháng thể rất mạnh và thường không cần dùng tá dược (adjuvant) như vaxin cổ điển. Lý do vì một phần VLP sẽ bị phân giải, và điều này sẽ giúp hệ miễn dịch tạo kháng thể đối với toàn diện kháng nguyên virut (gồm linear và tertiary epitopes). Tránh tá dược cũng sẽ giúp giảm thiểu các phản ứng viêm có thể dẫn đến tổn thương và nhiễm trùng. - Có thể sản xuất trong thời gian ngắn hai tháng: Dùng phương pháp cloning và một số tế bào dòng (cell lines), việc tạo VLP có thể được thực hiện nhanh trong hai tháng hoặc ngắn hơn, thay vì sáu tháng hoặc một năm như các vacxin cổ điển hiện nay. Ưu điểm này rất cần để đáp ứng kịp thời trường hợp dịch bệnh đột phát, và sự biến đổi gen (mutation) rất nhanh của các siêu vi. Các dịch bệnh gần đây đã xảy ra quanh năm, thay vì chỉ trong mùa Đông như trước kia, và còn được tiên liệu sẽ tiếp tục với tầng xuất cao do biến đổi khí hậu. Phương pháp VLP cũng cho chúng ta trực tiếp xử dụng tác nhân gây bệnh tại các địa phương ở Việt Nam, thay vì dùng vaxin nhập được làm từ bệnh phẩm nước ngoài sẽ ít hiệu năng vì tính sai biệt của kháng nguyên, thêm vào đó là tốn phí cao hơn. - Giá sản xuất thấp: các định giá về thiết lập phòng thí nghiệm và cơ sở sản xuất VLP cho thấy phương pháp VLP có giá thành thấp nhiều lần so với hệ thống bào chế cổ điển; dùng cloning cũng sẽ có hiệu năng tạo kháng nguyên rất cao, trên mười lần so với dùng trứng. Vì đặc tính kinh tế ít tốn kém và nhanh chóng trên, công nghệ VLP được coi là công nghệ vaxin tương lai cho những nước đang phát triển và thường bị các dịch tễ đe doạ. Dựa trên những thành quả có tính ứng dụng quan trọng này, phương pháp tạo VLP cho các chủng loại virut gần đây đã được nghiên cứu và khai triển bởi nhiều trung tâm và các trường đại học trên thế giới. VLP đã được tạo thành công cho nhiều siêu vi gây bệnh ở người từ thông thường đến loại rất nguy hiểm gồm H1N1, H5N1, Adenovirus, HIV, Hepatitis C, Respiratory Syncytial (RSV), Varicella Zoster (VZV), Ebola, Chikungunya, ở gia súc như EV71, Picornavirus và sẽ còn nhiều hơn nữa trong tương lai. Trước đây, phần lớn các hãng dược ít đầu tư vào sản xuất vaxin vì họ rất ngại những rủi ro có thể xảy ra, nhưng với độ an toàn cao của các vaxin thế hệ mới, cùng với các đại công ty dươc đã sản xuât vaxin VLP như Merck, GlaxoSmithKline (đã thương mại hoá vaxin ngừa ung thư tử cung dưới tên Gardasil/Cervirax), hiện đang trổi lên nhiều hãng nghiên cứu và sản xuất vaxin VLP gổm Novavax Inc., Medicago, LigoCyte, Compass Biotechnologies, VLP Co., TechnoVax, Oxford Expression Technologies, AgilVax, VBI/Epixis v.v. Nhiều thử nghiệm trên sinh vật và lâm sàng ở người của những hãng này đã cho kết quả tốt đẹp, an toàn và có khả năng cao cho việc thương mại hóa trên thị trường trong tương lai gần. Việc tạo sản phẩm sinh dược (biologics) như vaxin VLP đương nhiên đòi hỏi nhiều qui trình thực hiện rất chuyên nghiệp. Sau sản xuất kháng nguyên VLP, chúng ta cần những phương tiện dược khoa để biến thành dược phẩm (drug formulation) và tổ chức thử nghiệm lâm sàng để đánh giá ứng dụng cho tập thể. Trên thực tế có nhiều công nghệ vaxin mới và các công nghệ này đều có tương quan mà chúng ta cần kết hợp để tối ưu, gổm VLP, phương pháp di truyền ngược (reverse genetics), hệ thống tế bào (cell expression base), DNA vaxin, peptide tổng hợp (synthetic peptide), tế bào tua (DC based vaccines), vaxin đường ruột (mucosal vaccine), tổng hợp từ thực vật (plant vaxin) và adjuvants chuyên biệt dùng LPS, CpG, RNA v.v.. Chúng ta cần có kế hoạch tiêu chuẩn và qui mô toàn diện, việc làm tự phát và đơn lẻ không thể mang lại kết quả có phẩm chất và an toàn cho xử dụng, ngoài ra thường tạo những cạnh tranh không cần thiết. Trên thực tế Việt Nam đã có một truyền thống về khám phá và sản xuất vaxin với sự đóng góp của danh nhân thế giới như Alexandre Yersin và mạng lưới quốc tế gồm các viện Pasteur, IVAC Nha Trang; một kế hoạch liên kết những chương trình nghiên cứu ở các đại học với những cơ sở này rất là cần thiết để đi đến việc sản xuất vaxin thế hệ mới trong tương lai. Là một công nghệ cao, phần thiết yếu nhất của vaxin thế hệ mới không chỉ là kỹ thuật và sản xuất, Việt Nam cần định hướng và đào tạo một đội ngũ khoa học có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm về các nghiên cứu miễn dịch học hiện đại. Để tạo được vaxin an toàn và hữu hiệu, chúng ta cần có khả năng đánh giá những kiểu hình kháng nguyên (epitopes), cơ chế phản ứng của vaxin, từ đó tiên liệu được hiệu năng cũng như tác dụng phụ có thể nguy hiểm của vaxin. Sự cố nêu trên gây thiệt mạng đồng loạt cho 3 em nhỏ tiêm chủng viêm gan B cần được giải thich thông suốt dựa trên những dữ kiện và cơ chế khoa học: Các kháng nguyên, do bị biến đổi, đã gây sóc phản vệ từ hiệu ứng kháng thể IgE trên tế bào gây dị ứng mast cells, basophile? hoặc các kháng nguyên này đã kích hoạt mạnh mẽ tế bào T gây rối loạn và gia tốc các tăng tổng hợp cytokine (thường được gọi là cơn bão cytokine) dẫn đến phản ứng viêm cấp tính? hoặc viêm cấp tính xảy ra do phản ứng phức hợp từ kết tủa của kháng nguyên và kháng thể ?... Trên thực tế, sự cố vẫn có thể xảy ra cho vaxin thế hệ mới, như đã xảy ra với Gardasil, tuy độ nguy hại sẽ thấp hơn và chúng ta luôn cần sự thận trọng tối đa (Click here: Đầu Xuân nói chuyện Sinh học: Thử nghiệm Mab TGN412 - Dien dàn Sinh hoc Viet Nam). Tóm lại, chúng ta cần ưu tiên xây dựng một khoa học, thay vì sản phẩm vì chỉ khi nào chúng ta giải thích được cơ chế của sự cố, thì chúng ta mới giải quyết được sự cố đó. Theo thống kê, trong hai năm qua đã có gần 20 trẻ nhỏ thiệt mạng vì tiêm chủng vaxin ở Việt Nam. Qua thông tin và báo chí, chúng ta rất tiếc chỉ thấy những lý giải chung chung cho tai nạn và mất mát lớn lao này. Cộng đồng khoa học trong nước đang đứng trước một trách nhiệm tinh thần và trách nhiệm xã hội cấp thiết để thực hiện việc hiện đại hoá công nghệ vaxin ở Việt Nam nhằm mang lại những sản phẩm an toàn và phương thức giải quyết hiệu quả các sự cố, để giảm thiểu tối đa những tai nạn tiêm chủng hàng năm cho y tế dự phòng bảo vệ cộng đồng dân chúng. Vài ý tưởng tâm huyết chia sẻ và mong sẽ được sự phản hồi và hướng dẫn của quí Thân hữu. Xin cám ơn và chào thân quí.
|
|
2013/7/31 Ho
Nhan <honhan@nanogenpharma.com>
Dear A Thai, VPL expression and
purification very tricky. The final protein re-assembly & formulation
also very complex to gain antigenic activity, that why Merck “Gardasil”
much better than GSK “Cervarix”, even though GSK has advanced the VPL
HPV development ahead of Merck.
Best regards, Ho Nhan |
Peter
Nguyen <petertigr@gmail.com>
Dear Anh Nhân: Cám ơn anh báo động về những khó khăn trong việc chế tạo vaxin VLP. Tôi đồng ý với anh từ những khó khăn và kinh nghiệm bản thân mà mình đã vượt qua; nhưng tôi cũng tin rằng chúng ta có thể làm được nếu tổ chức chu đáo và hữu hiệu, vì VLP không phải là quá khó hay bất khả thi. GSK làm trước mà thua GSK làm sau, thì đó cũng là chuyện thông thường trong khoa hoc anh a. Sóng sau chùm sóng trước mà. Thực tế, có thể GSK bị giới hạn bởi chính các patent của mình, như trường hợp của Dendreon có hiệu năng DC trị liệu thấp vì patent protocol chỉ cho phép dùng 10 triệu cell cho một lần truyền, và theo những thử nghiệm gần đây thì số lượng này chưa là tối ưu. Về nhửng thổng kê tốn phí nghiên cứu ở nước ngoài vài trăm triệu và vài chục năm, thì tôi nghĩ chúng ta không nên quá lưu tâm vì mình chỉ làm phần ngọn thôi, mà cách làm và hai hệ thống kinh tế giữa VN và nước ngoài cũng rất khác nhau. Nếu chúng ta linh động thì ở VN phí tổn R&D và sản suất có thể là 1/5, 1/10 hay rất nhỏ. Cuba nghèo hơn chúng ta, nhưng sản phẫm vaxin của họ rất phong phú và an toàn, tất cả là ở tổ chức, kỹ thuật và nội lực khoa học cao. Gửi anh và các bạn một tin tốt đẹp về thử nghiệm vaxin VLP của hãng Novavax. Họ làm được thì mình cũng làm được thôi, và anh chính là một ví dụ điển hình ở VN. Như vậy, điều cần thiết là chúng ta hãy nhập cuộc, rồi tận dụng mọi thứ mình có để khai triển công nghệ vaxin mới này cho kịp với tiến bộ của bên ngoài, và quan trọng là để mang lại sản phẩm an toàn hơn cho việc chủng ngừa ở VN. Thân chào và chúc anh đạt thêm nhiều thành tựu cho Nanogen. Thái |
|