Chim Việt Cành Nam         Trở Về   ]

Tổng Quan Lịch Sử 
Văn Học Nhật Bản
*
Nguyễn Nam Trân

Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

 

Giá : 198.000 đồng
Tổng Quan Lịch Sử 
Văn Học Nhật Bản

Chương 1) Những nhân tố hình thành văn học Nhật Bản. Dẫn nhập và tổng luận 
Chương 2) Thần thoại và cổ tích. Tìm hiểu văn học thượng cổ chung quanh Kojiki (Cổ Sự Ký), Nihon Shoki (Nhật Bản Tuư Kỷ) và Fudoki (Phong Thổ Ký) 
Chương 3) Man.yôshu (Vạn Diệp Tập). Tìm hiểu cái đẹp của dòng thơ Waka trong tuyển tập thơ tối cổ của người Nhật. 
Chương 4) Truyện Ông Già Đốn Trúc (Taketori monogatari), thủy tổ của tiểu thuyết. Sự ra đời cửa truyện hoang đường, truyện thơ, truyện ngắn và truyện lịch sử 
Chương 5) Truyện Genji (Genji monogatari). Di sản văn hóa thế giới. Niềm tự hào của Nhật Bản 
Chương 6) Truyện Heike (Heike monogatari), Thái Bình Ký (Taiheiki) và dòng văn học chiến ký. Định mệnh của con nhà võ 
Chương 7) Dòng văn học nhật ký và tùy bút. Cái nhìn sắc bén về cuộc đời của những kẻ đứng bên lề 
Chương 8) Cổ Kim Hòa Ca Tập (Kokin Waka-shuu), thi tuyển xác định giá trị của thơ quốc âm 
Chương 9) Tân Cổ Kim Hòa Ca Tập (Shin Kokin Waka-shuu), thi tuyển đánh dấu thời hoàng kim của thơ quốc âm 
Chương 10) Từ Truyện Giờ Đã Xưa (Konjaku monogatari) đến Góp Nhặt Đá Cát (Shaseki-shuu). Văn học thuyết pháp và và răn đời. 
Chương 11) Sân khấu Nô, Kyôgen và các hình thức văn học tuồng tương cận. Đỉnh cao nghệ thuật Nô với cha con Kan-ami và Zeami 
Chương 12) Sân khấu Jôruri, Kabuki và văn học. Vai trò chủ đạo của Chikamatsu Monzaemon, Shakespeare Nhật Bản 
Chương 13) Hành trình từ Haikai đến Haiku cổ điển. Haiku: nghệ thuật hay trò tiêu khiển? 
Chương 14) Ba trăm năm tiểu thuyết Edo. Khi văn học thị dân khai hoa kết trái. Từ Saikaku qua Akinari, Ikku, Sanba đến Bakin 
Chương 15) Ảnh hưởng Trung Quốc đối với văn học Nhật Bản. Người Nhật đã tiếp thu sáng tạo thơ văn chữ Hán như thế nào? 
Chương 16) Màu sắc Phật giáo trong văn học Nhật Bản. Dấu ấn Thiền tông 
Chương 17) Ngã rẽ giữa Quốc học và Hán học. Tư tưởng về nguồn dưới thời Edo và quá trình bản địa hóa Phật giáo & Nho giáo 
Chương 18) Tsubo.uchi Shôyô, Futabatei Shimei và văn học thời Duy Tân 
Chương 19) Ảnh hưởng văn học thế giới đối với văn học Nhật Bản: Âu Mỹ (Phiên dịch và khai sáng), Trung Quốc (Giao lưu trong quan hệ mới) 
Chương 20) Mori Ôgai và Natsume Sôseki: Hình tượng nhà văn thời mở nước với những tâm sự uẩn khúc 
Chương 21) Các luồng văn học trong giai đoạn dân chủ ngắn ngũi thời Taishô (1912-26): văn học tư sản lý tưởng nhân đạo (phái Shirakaba), tiểu thuyết tự thú, văn học vô sản 
Chương 22) Akutagawa Ryuunosuke và Shiga Naoya. Hai đỉnh cao, hai phong cách của thể loại truyện ngắn Nhật Bản 
Chương 23) Niềm hoan lạc, nỗi bi thương. Theo chân Tanizaki Jun.ichirô và Kawabata Yasunari đi tìm cái đẹp Nhật Bản muôn thuở 
Chương 24) Văn xuôi Shôwa giai đoạn 1926-1945. Những năm sôi động trước khi lâm chiến cho đến ngày bại trận 
Chương 25) Thơ Mới ở Nhật Bản. Vai trò của thi ca Tây Phương trong dòng thơ hiện đại 
Chương 26) Haiku cách tân và haiku tiền vệ 
Chương 27) Tanka và hiện đại. Thơ Waka giữa lòng thế kỷ 20 
Chương 28) Kịch Hiện Đại và Văn Học. Từ Kabuki cải lương đến sân khấu địa đạo 
Chương 29) Đoạn đường vượt thoát hậu chiến. Kinh nghiệm các nhà văn Nhật Bản thế hệ 1945-1965 
Chương 30) Mishima Yukio và Ôe Ken zaburô. Hai khuôn mặt của một Janus 
Chương 31) Văn học đại chúng Nhật Bản hiện đại 
Chương 32) Khi văn học Nhật Bản nhìn ra thế giới 



  Trở Về   ]