Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
]
[ Tác giả
]
|
|
Có
lẽ thuyết hiện sinh giờ đây không còn xa lạ và hầu như
gần gũi với đời sống con người dẫu có thay đổi một
biến trình nào đi nữa, hiện sinh trở nên hiện hữu trong
mọi tình huống và chẳng có một tiền lệ nào cả trong lịch
sử triết học; nhưng gây được sự chú ý của quần chúng
khắp nơi. Từ đó thuyết hiện sinh xâm nhập vào văn chương,
đặc biệt bộ môn văn học nghệ thuật (thơ,họa,truyện...)
đã chiếm một chỗ đứng khá rộng và phổ quát ở Âu Châu
vào cuối thế kỷ 19 và đầu 20 như một cao trào thời đại,
rồi dần dà lan rộng khắp nơi như học thuyết thời thượng;
trong số đó đáng kể nhất là J.P.Sartre (Buồn nôn/Nausée/Nausea)
và A.Camus (Người Khách Lạ/L'Étranger/The Outsider).
Hai tác phẩm nầy được đón nhận nồng nhiệt và chào đón như một hiện tượng mới. Sartre và một số trong nhóm Tả khuynh như Maurice Merleau-Ponty đứng ra chủ biên tạp chí Báo-Thời-Đại/Les Temps Modernes, bao gồm một số tiết mục: triết học, chính trị, văn chương thẩm mỹ; cung cấp một số dữ kiện văn học, trọng tâm điều nghiên những gì có lợi ích cho văn học nghệ thuật dành cho đất nước Pháp. Không nhất thiết là tiếp cận luồng tư tưởng từ ngoài vào hay một thứ văn chương có tính cách bẻ cong ngòi bút (cho dù là thơ tứ đi nữa). Martin Heidegger người chịu ảnh hưởng một cách sâu rộng cùng thế hệ với những nhà tư tưởng triết học, một việc làm hữu ích trong một tinh thần hiểu biết khoa học và một sự nhận thức sâu xa, khôn khéo; những tác phẩm của Heidegger đã giúp sinh sôi, nẩy nở ít nhất trong hai phương hướng cho những cao trào thuộc khoa triết học đương đại: những gì còn mập mờ chưa hoán triệt và phân tích những gò bó cục bộ (hermeneutics /deconstruction). Có nhiều lý do hiển nhiên cho giai đoạn đầu của khoa triết học, hiện tượng đó bắt chụp qua sự chú ý của quần chúng trong con đường dẫn tới chủ thuyết hiện sinh; không kể thời gian Thế chiến II khi Đức chiếm đóng Paris(Pháp) mà làm tăng thêm sự chú ý về vai trò hiện hữu của tự do, trách nhiệm và sống còn. Một thứ văn chương rõ nét, minh bạch cho chủ thuyết hiện sinh cũng như được phép làm cân xứng là một chiếm cứ lớn lao dành cho con người, ít ra có được một dự ước nắm lấy những gì có ý nghĩa và chắc chắn nắm được hơn, chẳng hạn những gì đã đạt tới và những gì đôi khi dẫn đến sự tối tăm, mù tịt về triết lý của Heidegger, Sartre, Merleau-Ponty, Camus và cả de Beauvoir. 5 vị triết gia nầy là tiêu điểm chính đưa ra nhiều lý giải cho thuyết hiện sinh; có nghĩa rằng xuất hiện theo thời gian mà chúng ta sẽ quan tâm đến, kể từ hậu-Heideggerians (post-Heideggerian) hoặc những gì minh định chính xác của chủ nghĩa hiện sinh, dù cho có hiện hình trước đây, chủ yếu là làm sáng tỏ một cách xác quyết, minh bạch mà không cần sự cấu tạo, thành hình qua tư duy hiện sinh. Ở bài nầy qui vào cái gọi là 'Nhận thức Hiện tượng Hiện hữu/Understanding Existential Phenomenology' bởi tất cả những triết gia ở đây là cả một ý nghĩa quan trọng như họ vướng vào một đề án thuộc về hiện tượng học, cho dù họ có tranh luận cho bằng được cái tinh anh 'pure' của hiện tượng đó như trường hợp của Edmund Husserl. Nhưng không lạc đề,vô luật trong lời lẽ biện minh của những tư tưởng gia về những suy tư của họ mà mục đích tìm xem những uẩn khúc qua mỗi triết gia đương thời bởi vì mỗi kết cấu là một thay đổi tư duy giữa họ vào những phát hiện của chủ thuyết hiện sinh; do đó có hai bình diện: một của con người sành sỏi (triết lý) và một của thay đổi về hình thức. Có nhiều điều quan trọng thuộc về khoa triết học cổ xưa đối với những nhà triết học bây giờ; ở thế kỷ 19 có tư tưởng gia Soren Kierkeggard và Friedrich Nietzsche, theo sau đó ở đầu thế kỷ 20 những tư tưởng gia như Husserl, K.Jaspers và Gabriel Marcel, đối với họ như có một tương quan đặc biệt với những khiá cạnh thể hiện qua tác phẩm của họ, đó là những gì về sau được tiếp nối và du nhập biến mình vào chủ thuyết hiện sinh, bao gồm các dữ kiện: - Tự do
Một điều khó khăn khác cho một dự liệu đó là thời gian dành cho thuyết hiện sinh, việc nầy không phải là mở ra một sáng kiến bởi những triết gia gần đây và nó cũng không phải xuất hiện trong một sắc luật, qui chế qua những lý luận vốn được xem là truyền thống của hiện sinh: không những Hiện Hữu và Hư Vô (Being and Nothingness) của Sartre mà cả Hiện Hữu và Thời gian (Being and Time) của Heidegger lấy đó làm mấu chốt cho thuyết hiện sinh. Đối với Merleau-Ponty không bao giờ chấp thuận cái nhãn hiệu đó một cách chân tình, nhưng trái lại Heidegger quá hăng say cổ vũ. Sự cớ đó tạo ra nhiều cuộc tranh luận, cản trở con đường đi tới chủ thuyết hiện sinh với một vị trí độc đáo và cách riêng các triết thuyết khác để rồi liên kết như một triết thuyết; dù cho những bài bình luận nổi tiếng của Sartre; cho rằng 'hiện hữu có trước bản thể/existence precedes essence' có lẽ một tiêu điểm tốt cho sự mở đầu của những gì gọi là hiện sinh, nếu dù ở đây là cách ngôn, ngạn ngữ đều được các tư tưởng gia xử dụng như một ngữ ngôn của triết thuyết -như trường hợp Ayn Rand: cho đây là một xác quyết có mục đích khác "for decidedly different purposes".Chúng ta có thể tóm lược những lời bình của Sartre như một ý kiến gợi ý về 'nhân bản', một hiện hữu của con người là điều đáng kể cho mọi sự kiện, ấy là điều mà chúng ta luôn luôn hướng tới ngay ở chính chúng ta và trên con đường đi đến một phương án khác hơn trước, với mục đích theo đuổi và một khác vọng cho tương lai. Thuyết hiện sinh được chú trọng, đó là định ước độc lập của chúng ta và phải tiếp tục trên một hành trình sáng tạo để trở thành sáng tạo trong mọi lãnh vực hiện sinh, đưa tới dấu hiệu vượt thoát để tìm đến tự do, cái đó chính là thích đáng hợp cảnh cho ngữ ngôn thuộc khoa triết học nói đến chủ nghĩa hiện sinh, một cái gì có tính siêu lý dành cho chúng ta - our transcendence!. VÀI
LUẬN ĐỀ VÀ NHỮNG NHÀ TƯỞNG HIỆN SINH
Soren Kierkeggard, Friedrich Nietzsche, Martin Heidegger, Karl Jaspers, Gabriel Marcel, Jean-Paul Sartre, Maurice Merleau-Ponty, Albert Camus...
*
Đối với Kierkerggard
tinh thần hiện sinh dựa trên mô hình của sự thật đó là
một thay thế 'subjective truth' cho sự chọn lựa, một chọn
lựa cho quan niệm của hệ thống triết học. Cho nên chọn
lựa 'cả hai hoặc là/ either, or' là hàm chứa một lời đối
thoại giữa hai thể cách cuộc đời hoặc là 'phạm vi hiện
hữu' đó là thẩm mỹ hài hòa cuộc đời, làm cho mình tự
mãn. Chỉ còn lại một cuộc trao đổi bằng ý thức không
có một xác định nào hơn, vì chủ nghĩa hiện sinh theo Kierkeggard
là một dự đoán cho một giả thuyết đó là điều không
có lý luận hợp lý; bởi hiện sinh là một chọn lựa tùy
nghi, một khám phá của nhân loại và đó là một sáng tạo
tự nó mà ra . Nhưng với Kierkeggard chưa hẳn là niềm tin sinh
ra bởi chọn lựa, còn khá hơn là dựa trên cơ bản cho một
cuộc đời thụ động của cái gọi là 'thẩm mỹ'; hình như
đây là một tương phản - không có một lý do nào tốt
để chọn lựa cho cuộc sống và cũng không còn cách nào khác
hơn, và chưa hẳn đây là cách sống khá hơn, giá trị hơn
cho cuộc đời đang sống - mà nói lên được thuyết
hiện sinh. Qua những tác phẩm của Kierkeggard, ông đã phân
tích rõ nét về tính chất không phải hai mà ba vị trí khác
nhau của hiện hữu: thẩm mỹ quan, đạo lý quan và tôn giáo.
Kierkeggard nhìn nhận sự chọn lựa hiện hữu của mình là
'vượt qua' giới hạn của tôn giáo; là vi phạm tội trọng,
vì đó là đạo và đời của tín đồ Thiên chúa giáo. Nhận
thức của chúng ta cho rằng khả năng đó có thể vượt qua
được và chính nhu cầu của chúng cho đó là lời giải thích,
cắt nghĩa dùm cho Kierkeggard trong một phân loại thuộc triết
học về cái gọi là 'angst/anger' nói lên cái bức xúc tức
tối. Trong một trích đoạn khác của Kierkaggar từ 'Ý niệm
về Đau khổ/Concept of Anxiety' ông lý lẽ rằng âu lo, đau khổ
là yếu tố cần thiết đưa nhân loại đến một cá tính
riêng tư cho mình (selfhood) bởi vì cá tính đó do từ nhận
thức của chúng ta, của cái gọi là gốc rễ tự do và trong
cái đòi hỏi vĩnh cửu của chúng ta. Dựa trên lý lẽ đó;
có lần ông kể như sau: 'có một người đánh mất cái dù
của mình và ông ta đi tới tuyệt vọng vì suốt ngày đi tìm
kiếm, nhưng đó là ông đã đánh mất chính ông ta - và
rồi chẳng để lại một dấu hiệu nào cả' "a man loses his
umbrella, and he searches desperately for it all day, but he lose himself
- and does not even notice" Nếu như chúng ta phớt lờ cái chuyện
đau khổ nầy thì chính chúng ta đã lạc mất tất cả; vậy
thì chúng ta cố gắng vượt qua đau khổ thì mới nắm được
niềm tin, ấy là chúng ta sống thực với hiện sinh.
2- Friedrich Nietzsche (1844-1900) Nietzsche không bao giờ đọc những gì Kierkeggard viết, nhưng có những điều đáng lưu ý giữa họ: cả hai đã nhấn mạnh vào những tư duy độc đáo của họ và tỏ ra một thái độ khinh thường vào cái sự a-dua bầy lũ 'herd' của bọn giáo điều then chốt hoặc cái đám thị phi công chúng 'public'. Cả hai vị tấn công thẳng vào lớp người giả nhân ,giả nghĩa lấy chiếc áo tôn giáo để nói lên giáo điều không thực, đôi khi làm ảnh hưởng, băng hoại xã hội, đưa lý lẽ siêu lý trở thành phi lý, mà đã một lần lấy triết học để thổi phồng lên như chứng cớ và lấy lý do đó để hoan ca qua trường hợp của Kant và Hegel; họ đâm ra ghét bỏ những cá nhân yếu hèn chỉ van xin tôn giáo 'cứu rỗi' và những kẻ ẩn danh mà làm ra sự xấu xa để đổ lỗi. Nhưng không phải vì duyên cớ đó mà Nietzsche vin vào những lý thuyết hóa tân giáo phái (Thiên chúa giáo) của Kierkeggard.Thật ra thì Nietzsche đã dựa vào một ít trí tuệ của Kierkeggard để ngăn ngừa cuộc đời quá thẩm mỹ hóa, chống lại cả hai điều về luân lý và giáo phái của Kierkeggard đưa ra. Tuy nhiên ; đây là một sự ngăn ngừa bắt đầu với những đề mục của Doestoesky đưa ra qua những lời thỉnh cầu tha thiết; khoa học hóa, luân lý và tôn giáo mà bây giờ những thứ đó không còn là nền tảng đầu tiên. Bởi; Thượng đế đã chết, chết hẳn hoi, cái giá trị cao cả đó tự nó đã giảm xuống - God is dead, the highest values devalue themselves - và kết cấu của khoa học, giờ đây là nền móng nhưng có thể là một sự sai sót, mắc phải (errors); nhưng biết đâu cái sự cố (mắc phải) là cần thiết, cần thiết cho cuộc đời với những thứ loại như thế, chưa hẳn là sự thật. Lời phủ nhận hay hư-vô của Nietzsche là bao gồm trong triết thuyết của ông, một cái gì không thừa nhận Thiên chúa giáo và những gì thuộc về luân lý của giáo phái. Người ta cứ tiếp tục bàn cải cái chí lý bắt nguồn từ mẫu mực đó để dựng lên cái tôn giáo và kết tội qua cái chết của Thượng đế (the 'death' of God) vì chính cái điều đó mà con người vi phạm luân lý đạo đức. Có những điều quan trọng hơn đối với Nietzsche; là ông đã đưa ra những luận án tổng quát nói về giá trị (giá trị của giá trị/the value of value), tức 'Lật Đổ Mọi Giá Trị/ Ecce Homo' là phủ nhận sự hiện hữu của Thượng đế và giáo điều luân lý của Thiên chúa giáo. Không có tiền lệ một thứ luân lý ràng buột; mà chỉ có có lòng khát khao, đó là ước muốn - There are no priori moral principles; there are only desires, all of them reducible to a single psychological drive, the 'will to power'. tất cả những thứ đó có thể giảm thiểu để đi tới một tâm lý độc nhất, như một ao ước quyền lực. Hiển nhiên đây là những trình thuyết của Nietzsche như làm sáng tỏ chức năng 'toàn năng', nhưng cái lực toàn năng yếu mòn bởi bước đầu đã làm cho giá trị trở nên yếu kém và rồi làm cho thêm căm phẩn 'ressentiment', một nô lê hóa giáo điều luân lý; tất cả mục đích đó là cốt ý bảo tồn cho đám người dựa thế, hơn là làm cho nó trở nên mạnh mẽ với niềm tin tuyệt diệu. Thông thường về điều nầy được hiện ra một cách chín chắn trong tác phẩm là một biểu lộ khác nói lên ước ao về quền lực, một quyền lực đích thực 'Will to Power'. Một trong những quan niệm nổi tiếng của Nietzsche là một tư duy kì lạ về cái gọi là 'Ubermensch' một đòi hỏi vượt quá hạn của con người, một cái gì nhiều hơn của hiện hữu 'human-all-too-human'. Đối với Nietzsche đây có thể là một tối hậu thư để giảo nghiệm một cuộc đời đích thực và chính xác, chấp nhận một cách tuyệt đối giữa hạnh phúc và đau khổ, những gì sẽ mãi mãi là mộtcuộc đời vĩnh viễn dài lâu. 3- Martin Heidegger (1889-1976) Giữa những gì có tính cách triết học của Heidegger là vấn đề hiện hữu trong tư thế hiện sinh, dù chưa mở ra đây một lý thuyết để gia tăng thêm những tập quán tôn giáo trong những luận đề lý luận của ông. Những tác phẩm trước đây của Heidegger, đặc biệt tác phẩm 'Hiện hữu và Thời gian / Being and Time', có một tư duy tợ như ở Sartre, Merleaud-Ponty và những nhà tư tường thuộc hệ phái hiện sinh. Ở đây Heidegger lãnh hội khá nhiều về 'Hiện hữu' và những gì thuộc về 'Hiện hữu con người/ human Being/Da-sein' hoặc hiện hữu vũ trụ/Being-in-the-world. Khác với Jean-Paul Sartre, Heidegger không bắt đầu bằng những thẩm tra với ý thức của con người và đó cũng là gạch nối giữa con người và vũ trụ như cố tình báo cho chúng ta chống lại để tách khỏi 'Da-sein' từ cái vũ trụ mà ta tìm thấy ở chính nó. Những gì Heidegger nói về 'Ngã/Self/Ego' chỉ là thể thức biểu thị đơn thuần 'a merely formal indicator'. Theo đó; chúng ta phát hiện ra được của mỗi Da-sein, thế thì ai 'Da-sein' để tìm ra họ chính là 'das Man' và từ đó nhận ra 'cogito' của Cartesian. Cho nên chi Da-sein bao gồm cả hai bề mặt: sự thật của hiện hữu và một hiện hữu sự thật (Existenz) có thể ở đây là một chọn lựa của con người. Da-sein có thể là một biểu lộ chính xác cho những gì muốn nói ra 'insofar'. Heidegger thường nhấn mạnh một cách rõ ràng những gì có chứng cớ và những gì không rõ ràng dành cho một thứ lý thuyết luân lý mập mờ; chúng nằm trong vị trí siêu hình mà hợp nhất với hiện hữu tự nhiên, dành cho một bản chất căn bản (ontological) hoặc dành cho sự phô diễn và tạo sự gần gũi để nối liền giữa hai dữ kiện: làm thế nào để chúng ta phô diễn cho chính chúng ta và làm thế nào là ai trong chúng ta có một vai trò nói lên trạng thái của sự thật, một cơ bản tối hậu dành cho hiện sinh (ontic) Heidegger cho thí dụ: ' Ban phát điều gì mà chúng ta không thể làm bất cứ cái gì với triết học, nhưng có thể không cần đến triết học... mà làm được những gì với chúng ta' (Granted that we cannot do anything with philosophy, but might not phylosophy...do something with us). Heidegger tránh né cả hai về luân lý đạo đức và những gì dính dáng đến chính trị, một trò chơi rõ ràng, minh bạch một lời phân tích như mục đích làm sáng tỏ vai trò hiện sinh dưới cái nhìn vừa chủ thể vừa khách thể qua triết thuyết của Heidegger. Vấn đề của hiện hữu thì Heidegger vẫn nhìn nhận Da-sein là hiện hữu, tuy nhiên điều đó không phải giản đơn xẩy ra giữa hiện hữu. Vậy thì sự cớ đó là thiết yếu cho hiện sinh của Da-sein, một liên đới gần gũi giữa Da-sein và Existenz và phải nhận thức giữa hai nghĩa đó đều cùng một đường lối của hiện hữu 'Understanding of the being is itself a determination of being of Da-sein. Một thể loại hiện sinh cần thiết của Da-sein đặc trong vị trí của bản chất cơ bản hiện sinh-ontological-' (trích trong from Being and Time). 4- Karl Jasper (1883-1969): Sự nghiệp của Jaspers là một y sĩ trước khi gia nhập vào con đường triết học. Đối với khoa triết học thì Jaspers chỉ bày tỏ dưới một dạng thức đam mê tạo sự hấp dẫn, hòa hợp giữa sự hiểu biết về khoa học và những gì đi ngược lại khoa học. Có lẽ; gần như muốn hệ thống hóa chủ thuyết hiện sinh, ông chịu ảnh hưởng nặng nề lý thuyết của Kant, Kierkeggard và Nietzsche. Giống như Kant, ông tìm thấy thuận lợi thích nghi trong giới hạn của kinh nghiệm và hạn chế của khoa học. Cũng không khác gì với Kierkeggard và Nietzsche, ông để tâm đến từng cá tính. Triết học đối với Jaspers là một năng động sáng tạo tư duy, mở ra một nhu cầu 'truyền thông' từ lãnh vực nầy đến lãnh vực khác qua mỗi diễn trình khác nhau giữa quan niệm hiện hữu 'Existenz'. Hiện sinh là ý niệm mà Jaspers lấy từ tư tưởng của Kierkeggard để nói lên cái gì đích thực riêng cho chính mình, bởi theo quan niệm của Kierkeggard sống không có nghĩa là đơn thuần theo tiết điệu vi vu mà là sự thể của hiểu biết và là đối tượng chủ quan của tự do. Ý nghĩa chính xác của hiện sinh là con người cố gắng đẩy quá khứ ra khỏi mọi lằn biên để đạt tới cái gì bao quanh để vượt lên trên mọi thứ. Ấy là điều ao ước tối thượng và cũng được gọi là niềm tin - Existenz is the human attemp to push past these boundaries and reach the encompassing 'transcendence'. This will to infinity is also called faith, the ideal attempt to go beyond the limits of experience., tư duy nầy vượt xa hơn ở một giới hạn kinh nghiệm. Nhưng đây là lý lẽ tợ như của Kant, người theo chủ thuyết của Kierkeggardian thì lại vặn cái lý của Jaspers cho rằng không hợp lý để đi đến niềm tin như những gì Kant đã nói tới. Trong Existenz/Existence của Jaspers ông có đề cập đến Hiện sinh Trần gian và Hiện hữu (Mundane Existence and Existenz) Ông nói: 'Hiện hữu ở chính tôi tức là tôi hiện hữu(hiện sinh) Tôi hiện hữu nếu tôi không còn là đối tượng cho chính tôi./ This being is myself as Existenz. I am Existenz if I do not become an object for myself. Ông lại nói tiếp:' Tôi tồn tại hoặc không tồn tại nhưng sự hiện hữu của tôi được coi như điều đó có thể, từng bước một để tiến tới hiện sinh hoặc tránh xa từ hiện sinh để hướng tới hư vô; đó là chọn lựa của tôi trong mọi cách để hoạt động. Đó là phương hướng của Jaspers đi vào cõi hiện sinh trong hiện hữu của những gì 'Existenz' mà Jasper đã nói lên được thể chất của hiện sinh. Ông nhấn mạnh những ý niệm quan trọng về cá tính con người một cách xác thực, chống lại mọi hệ thống hóa; cùng thời gian đó Jaspers cũng cố gắng tìm kiếm một lý lẽ chính đáng để mô tả và đưa ra ba khía cạnh của hiện hữu: hiện-hữu-ở-đó, hiện-hữu-tự-ngã và hiện-hữu-tự-tại / being-there, being-one-self and being-in-self. Vì mục đích của chúng ta, hiện-hữu-tự-ngã hoặc ở đây là phản ảnh tư tưởng vượt thoát (transcendence) của tư tưởng gia; ấy là điều quan trọng trong phép hiện sinh mà K. Jaspers đã nói trong luận án 'Existentz'. 5- Gabriel Marcel (1889-1973) Một tư tưởng gia chuyên sâu về Thiên chúa giáo, cung cấp nhiều tư duy lạc quan vừa là khách quan với tầm nhìn rộng lớn khắp thế giới và có những mối giây liên quan đến hiện sinh của con người; một hiện hữu như-thật và một tâm như-lai trong cùng một thời đại đang sống của chúng ta. Hơn hẳn cả Kierkeggard; người hô hào và khởi xướng thuyết hiện sinh đầu tiên. Hơn cả Sartre người hô hào và cổ vũ thuyết nhân bản trong thuyết hiện sinh, kể cả những lý thuyết gia hiện sinh. Marcel ít có nồng nàn hay gia nhập vào chủ thuyết vô thần hiện sinh của Sartre, nhưng lại tỏ ra ham chuộng cái gọi là 'Tân-Socratic/Neo-Socratic' trong tác phẩm của ông. Những luận án triết học được chia sẻ quan niệm qua những tương quan của Kierkeggard; điều đáng quan tâm của Marcel là nhìn Thượng đế là đấng hiện hữu. Nhưng hoàn toàn khác với Kierkeggard và Nietzsche vì cả hai nhìn Thượng đế không hiện diện với thế gian mà nhìn bằng tâm-như hư vô và siêu hình. Với Marcel thì coi chủ thuyết hiện sinh là quan trọng và bao quát hơn trong tư duy về vấn đề của bản thể. Năm 1920 ông tuyên bố: 'Bản thể tôi là Tôi/I am my body' hình như đây là một lời nói ngay thẳng, thật thà dưới con mắt quan sát bình thường thì không mấy sáng tỏ. Nhìn về lịch sử; tập
truyền thuộc triết học phương Tây được nhìn xuống câu
nói nầy là một vai trò có ý nghĩa về thể xác hơn là tinh
thần. Nói về bản thể/bodies thì nó đã là một luận đề
có thể đưa dẫn chúng ta đến ngộ nhận và chắc chắn không
có một chứng cớ nào hơn mà như là nói lên một tư duy trừu
tượng; nếu nghĩ như Plato và Descartes thì là điều đáng
qúy hơn. Dù rằng xuất phát từ bản thể trong những tác
phẩm của Heidegger là vấn đề rắc rối và phức tạp, thế
thì chưa hẳn xác quyết một cách yên ổn giữa những tư
tưởng gia hiện snh ở thế kỷ hai mươi này, một ý nghĩa
quan trọng về sự sống của chúng ta và một biểu hiện
đầy kinh nghiệm với một tri nhận quan trọng, một tương
quan giữa con người hiện sinh trong thế giới hôm nay, dù cho
người đời bất đồng quan điểm nầy thì đó là một tri
nhận khác nhưng cũng không ngoài một ý thức tương quan của
hiện sinh. Nhưng với Marcel đây là một quan tâm còn lại trong
ông với một ý tưởng cho tự do và cá tính độc đáo, một
lời kêu gọi khẩn thiết của Marcel ngay trong cuộc sống của
chúng ta với những gì mới lạ và khác biệt không cần phải
quay lại những gì hâm nóng của Kierkeggard; cho dù đã được
quần chúng hóa vấn đề.
6- Jean-Paul Satre: (1985-1980) Trong tinh thần của thế giới Phương Tây ở thế kỷ thứ hai mươi thì Satre là nhân vật chính có uy tín cho hai bề mặt: phương thức diễn đạt(formulation) và đưa tới một học thuyết hiện sinh gần gũi với quần chúng (popularization of existentialism) Sartre đã chứng tỏ và định nghĩa những gì ông nói rất đồng nhất trong thuyết hiện sinh; đó là những gì có tính nhân bản để trở thành nhân bản chủ nghĩa qua các tác phẩm mà ông đã viết lên. Một tư duy trong sáng và thực tiển trong cuộc đời chúng ta đang sống. Ở thời điểm đó người ta coi Sartre như kẻ bất khả xâm, nghĩa là Sartre có một vị trí cách riêng giữa triết học con người và một chiếm cứ độc quyền của nước Pháp: 'Sartre của nước Pháp, và không một ai bắt tội nước Pháp/Sartre is France, and one cannot arrest France'. Mục tiêu triết học của Sartre là gì? - là tự do và trách nhiệm; một hành động chính của ông là luôn luôn duy trì một thế đứng chân thật trong mọi thử thách để đi tới tự do. Nguyên cớ đó đưa Sartre đến hai con đường : một Sartre của hiện sinh chủ nghĩa và một Sartre của vô sản chủ nghĩa Marxist. Dù dưới hoàn cảnh nào, dữ kiện nào giữa văn chương và chính trị, nguồn sáng tạo thiên tài trong con người Sartre vẫn không ngừng nghỉ, đã đem lại một vấn đề hiện sinh trọng yếu hôm nay và ngày mai. Qua những phê bình gia nhận xét thì Sartre có một số lượng lớn độc giả phủ khắp toàn cầu trong lúc sống cũng như chết, khác với những triết gia từ trước đến nay trong lịch sử triết học thế giới (có khoảng hơn 100.000 ngàn người đến tiễn đưa ông lần cuối ở Paris). Ông tự lý giải cho chính ông và tuyên bố công khai chủ thuyết hiện sinh do mình đề xướng , một hình thức sống thực, một đường lối hòa hợp qua đường nét lịch sử và tập truyền; nếu như chứng minh được một cách trung thực của lý thuyết, thì cái gì bắt đầu của Sartre được đón nhận như một nhãn hiệu bao gồm rộng lớn trong một thái độ thỏa hiệp được nảy nở kể từ khi Marcel lên tiếng chống đối, điều đáng chú ý nhất đối với người bạn đồng song của Sartre là de Beauvoir. Như đã nói; Sartre đúng là con người đáng được tôn vinh cho học thuyết hiện sinh; đây đúng là một đại hùng ca cho tác phẩm 'Hiện Hữu và Hư Vô/Being and Nothingness'(1943): một luận thuyết hiện thực và có tính siêu hình, một hiện tượng lạ đời (An Essay on Phenomenological Ontology) vẫn còn đứng vững giữa kỷ nguyên nầy như một tập truyền. Hiện Hữu và Hư Vô lấy tử cảm nhận Hiện Hữu và Thời Gian của Heidegger. Sartre chịu ảnh hưởng khá nặng nề Heidegger, Husserl và Hegel. Nói cho ngay những tác phẩm của Sartre cho xuất bản trước đây là gây ra từ một ý thức nhạy bén trước khi đẻ ra 'Hiện Hữu và Hư Vô' gần như đây là một đặc khảo đáng kể.Tác phẩm có chất siêu hình 'Siêu Lý của Tư Kỷ/Transcendence of the Ego'(1938) tác phẩm khác khá độc đáo có chất tưởng tượng và xúc động mạnh lan rộng khắp nơi đó là 'Buồn Nôn/Nausea'(1938) và nhiều tác phẩm khác có một thế đứng chủ động hơn trong vòm trời văn chương triết học. Tất cả những gì đã nói trước đây trong những đề tài về hiện hữu; chủ yếu của sách là: tự do, cái chết, hạn hữu và những gì thuộc về chết là những kinh nghiệm qua một hiện tượng như là đau khổ, buồn nôn và cứ thế mà triền miên, một sự nhấn mạnh qui vào những đề tài liên quan đến xác thực, trách nhiệm và nhạo báng vào niềm tin xấu xa, chối từ bất cứ những gì bên ngoài đưa tới để xác nhận về một nền luân lý hoặc một giá trị nào đó... ngay cả quan niệm về Thượng đế mà chỉ tập trung vào một lý luận hợp lý hóa của 'giải thoát'. Sartre nhấn mạnh vào vai trò quan trọng cá tính nhân bản cái đó thuộc về khả năng bẩm sinh tồn lưu của hiện hữu, một siêu lý dành cho tự do mà điều đó không thể triệt tiêu hay làm suy giảm. Dưới một phụ đề của 'Hiện Hữu và Hư Vô', Sartre ghi thêm là: 'một luận thuyết hiện thực có tính siêu hình, một hiện tượng lạ đời' và một phản ảnh biết ơn đến Heidegger; người đã đưa ra luận thuyết cho rằng nền khoa học được coi là một hiện hữu chân thực , một thứ khoa học siêu hình trong triết học và đó là một hiện tượng lạ đời; những sự cớ được miêu tả như một cơ cấu của hiện sinh và siêu hình ấy là suy luận về những gì ở 'cõi ngoài'kia hoặc 'ở sau' một sự xuất hiện của hiện tượng. Đó là những hoạch định của Sartre. Mà ở đây là một bày tỏ về một phương thức trong 'Hiện Hữu và Hư Vô' của Sartre và hình như chuyển tới một phản diện cho một lời tuyên ngôn về con người hiện tượng. Tuy câu trả lời không mấy sáng sủa cho vấn đề, nhưng ít ra cũng có một đôi điều cần có cho một mục đích. Sartre không có nghĩ rằng tất thảy sẽ là giảm thiểu một sự chịu đựng mà những điều ấy có thể làm được. Thì đây là điều tại sao Sartre phải thực hiện giống như Merleau-Ponty; mà đây là một lối lên khung hình ảnh cho một hiện tượng lạ, đó là một phương thức của Sartre nhấn mạnh vào con đường hiện sinh như hiện tượng, một phản diện 'trong sáng/pure' của hiện tượng lạ. Tuy nhiên ở đây nó sẽ trở nên một luận thuyết minh bạch như chúng ta đã quan tâm đến từng chi tiết trong vị trí triết học. Bởi hiện sinh đứng trước hiện hữu bản thể. Mà Sartre cho thuyết hiện sinh là một tiêu biểu bởi một tương quan giản đơn như ngạn ngữ mà: con người đứng trước bản thể của Sartre. He argued that existentialism is typified by a relatively simple dictum: that man's existence precedes his essence. Qua triết thuyết của Sartre ta lượm lặt được một vài ý tưởng của Sartre như là phân biệt được hai phương thức của siêu thức: sắp xếp phản ảnh tư duy 'cogito'(pre-reflective cogito) (cogito ở đây không dính tới 'ego' hoặc 'self') cogito ở đây là 'tư duy' chớ không phải tự-kỷ-hiếu-thị của ego và self). thứ đến : là phản ảnh tư duy cogito (reflective cogito) mà sắp xếp (posits) một bãn-ngã-tự-thức và một hợp nhất khác hẳn qua những kinh nghiệm trước đây. 'Human freedom precedes essence in man and makes it posible; the essence of human being is suspened in his freedom. What we call freedom is impossible to distinguish from the being of 'human reality'. Man does not exist fiest in order to be free subsequently; there is no difference between the being of man and his being free...' (trong BN.p. 25). 7- Maurice Merleau-Ponty
(1908-1961): Nguời thường có cái nhìn trong bóng mờ của Sartre,
dù là bạn đồng song, là một trong những thành viên của
Les Temps Modernes/ Báo Thời Đại, là một đặc biệt khác của
hiện tượng hiện sinh và chủ nghĩa Marxist. Trong những tác
phẩm đề cập đến hiện tượng lạ, Merleay-Ponty vượt quá
xa trong sự nhận thức của ông và mở rộng tư duy hiện sinh
trong lý thuyết thuộc tri giác mà Husserl đã đưa ra. Tác phẩm
đầu tay của Merleau-Ponty 'Cấu trúc của Hành xử/Structure
of Behavior' là một cố gắng quan trọng đưa tới những lý
luận chống cái sự phổ biến tràn lan của Cartesian*, một
mẫu thức của con người là ý thức + con người máy móc
(machine-body). Điều quan trọng của Merleau-Ponty về 'Hiện tượng
của Tri giác/Phenomenology of Perception' trong đó gần như nói
lên cái chất chứa một tham vọng mà cố tâm cho là đúng
và khăng khăng cho rằng lý thuyết của Husserl thuộc tri giác
là điều hiển nhiên. Merleau-Ponty hoàn toàn không hợp đồng
tư tưởng của Descartes, Husserl và Heidegger; Merleau-Ponty nắm
vững những gì thuộc bản thể của con người là điều không
biết và không nghĩ nhưng cần sự sống, một giá trị quan
trọng hơn những thứ khác mà con người cần có. Chống luôn
cả Sartre, Merleau-Ponty cho những gì mà họ đưa ra nó không
dính vào một ý thức chính đáng, nhưng tâm thân của con người
là một một chủ tâm xuyên thủng của chuyển động tự khởi,
tự phát 'motility'. Bởi thân thể (tức từng cá nhân con người)
là hiện hữu giữa vũ trụ giới, một phối cảnh mà chúng
ta tri nhận ra được hợp pháp và giá trị cần thiết. Để
phù hợp và dung hòa lý thuyết trên, Merleau-Ponty thu nhận ý
tưởng tự do ở một ít nơi Sartre. Tự do là không bao giờ
xẩy ra như nhiều lần Sartre nhấn mạnh một cách tuyệt đối
hoặc nhất thiết cho đó là chũ nghĩa tự do. Đó là bước
tiến bộ, đổi thay giá trị hiện sinh trong một tư thế chủ
động để đi tới tự do thực sự, một thứ tự do bắt
nguồn từ tâm-thức bên cạnh một tâm thân vừa hiện sinh
vừa siêu thực đúng nghĩa của một thời đại. Merleau-Ponty
không chủ quan hóa vấn đề mà ông mong muốn điều hòa thuận
lý, một tái định hướng cho đòi hỏi của chúng ta là dựa
trên cơ bản của cái gọi là 'dự ước đúng nghĩa/pre-evaluated
meanings' và một động lực thúc đẩy. Sự thật đúng nghĩa
thì người ta luôn luôn tìm thấy tự do. Nhưng tự do ở đây
không hẳn là thứ tự do toàn thể, nhưng phải là một thứ
tự do hợp lệ. Trong tập 'Chủ nghĩa Nhân bản và Khủng khoảng/Humanism
and Terror' có một hiệu năng đến với Sartre và ảnh hưởng
đến chủ thuyết Marxist. Merleau-Ponty chỉ còn lại một thứ
luân lý cá nhân chủ nghĩa trong trường chính trị mà ông
làm tăng trưởng trong giáo phái chính thống thuộc cánh Tả
và một sự cớ căn bản hủy bỏ tình hữu nghị giữa Merleau-Ponty
và Sartre.
8- Albert Camus (1913-1960) Trong bài cáo phó; Camus được Sartre miêu tả như đây là một bi kịch cuối cùng của một đời người và đôi khi là nỗi niềm đắng cay, một cái gai giữa họ (con người) như một lý thuyết ngu xuẩn 'Cartesian of the absurd', một thứ ngang bướng già nhân ngãi, non vợ chồng 'stubborn humanist'. Xét ra thì đây là một
cái gì bức xúc, tối nghĩa, một sự xa lánh, một âu lo; thì
ra 'hiện sinh/existenz' có tính chất phân đoạn luận cho chính-nó
và trong-chính-nó / for-itself and in-itself. Là mở ra một ý niệm
trong triết thuyết của Camus.
Camus mô tả trong tác
phẩm của mình như nói đến một thứ nhạy cảm, nói
lên cái nhân nghĩa nhiều hơn là nói lên triết lý về hiện
hữu của hiện sinh. Hơn thế nữa ông cũng chẳng mấy thích
những người đồng hương của ông. Camus thường hay giải
bày tự sự ở chính mình và độc thoại qua tác phẩm của
mình. Trong 'Thần thoại của Sisyphus/The Myth of Sisyphus nhấn
mạnh vào cái ngu-xuẩn tự nhiên của hiện sinh, và làm thế
nào để đánh đổi với điều đó để tiếp nhận cuộc
sống. Camus định nghĩa ngu-xuẩn như sau: 'Đây là thế giới
tự nó mà ra không một lý do nào cả, đó là những gì muốn
nói ra đây. Nhưng cái sự gì đưa tới ngu-xuẩn đó là
một đối đầu của cái vô cớ và một ao ước táo bạo
để làm sáng tỏ của những gì gọi là tiếng vọng từ lương
tâm con người'. This world in itself is not reasonable, that is all
that can be said. But what is absurd is the confrontation of the irrational
and the wild longing for clarity whose call echoes in the human heart.(trong
MS:26 Phần phụ lục). Ông đã đem lại ít nhiều trong sáng
và đóng chốt vào đó như một triết thuyết của sự ngu-xuẩn.
Qua những nhận định và luận cứ của những tư tưởng gia liệt kê trên đã cho chúng ta một ý niệm và gần như rõ được phần nào về tư duy của thuyết hiện sinh. Mỗi tác phẩm có một lý luận khác nhau, đưa dẫn vào con đường hiện sinh, một khai mở tự do tư tưởng, tự do hành động trong một quy trình đúng nghĩa nhân sinh bao gồm một thể chất nhân tính, một ước ao mà nhân loại đã thực hiện từ xưa, chỉnh đốn những trào lưu văn hóa, trong đó có cả triết thuyết hoàn toàn thực (reality) và minh bạch để con người đạt tới tự-nhiên. Dù cho đây là một trường hợp tốt cũng có thể nhìn triết thuyết Hegel là một triết thuyết hiện sinh, một chủ nghĩa nhân bản hướng tới đại đồng (khởi từ Cộng sản đi lên); như trong bài luận thuyết của Merleau-Ponty vẫn nhìn nhận Hegel là con người hiện sinh 'Hegel as Existentialist'; đây là một yêu cầu vững chắc mỗi khi đọc những tác phẩm của Hegel và đó cũng làm cho triết thuyết trở nên khó hiểu ấy là do từ sự chối từ của Kierkeggard về hệ thống hóa bộ môn triết học của Hegel để có một lịch sử hiện sinh (history of existentialism). Với văn chương như Dostoevsky, Tolstoy (họ cũng ảnh hưởng ít nhiều trong nhận thức về 'sự-chết' của Heidegger) Kafka và một số tư tưởng gia cũng hợp thông một cách rộng rãi về lý thuyết hiện sinh. Có nghĩa rằng trong tâm tư của mỗi nhà văn đều có một yêu cầu tự do mà con người vốn đã bị ràng buộc, bên cạnh sự đè nén đó, mà người ta vẫn hô hào tự do, cái đó hoàn toàn không thực trong tinh thần hiện sinh; tất thảy phải có một cuộc đời hiện thực đó là vai trò tồn lưu của nhân loại. Và đây cũng được coi là lịch sử, một trường hợp đáng được lưu tâm cho một khả năng dành cho văn chương với thuyết hiện sinh như những tác phẩm chính yếu của Kierkeggar, Heidegger và Sartre là những nhân vật tiên phong và khai sáng chủ thuyết hiện sinh đó là một lý do tốt duy trì được thuyết hiện sinh bởi đó là mong muốn của con người đứng dậy trong mọi tình huống để tìm thấy hiện sinh, hơn thế nữa đó là một hiện hữu trong một ý thức đã được khai triển bởi triết gia; chắc chắn một điều hiện sinh là một chứng tỏ làm sống lại tư duy của mỗi chúng ta, nếu mỗi chúng ta có một nhận thức sâu xa thì những gì thuộc về triết học của những tư tưởng gia không còn là trở ngại để đả-thông-tư-tưởng hoặc để nhận ra thế nào là hiện sinh và không hiện sinh ./.
|
SÁCH ĐỌC:
- Understanding EXISTENTIALISM by Jack Reynolds. Acumen Publishing Ltd. UK. 2006. BÀI ĐỌC: - F. Nietzsche. Zarathustra. Biên khảo (Bk) Vcl 1/2012. - R. Descartes. Bk. Vcl 2/2012. - F. Heidegger. Bk. Vcl 5/2012. - Nietzsche (Sự thật và Viễn tượng) Lý luận (Ll) Vcl 6/2012. - Heidegger và Nietzsche. Bk Vcl 7/2012. - Khác Biệt giữa Kierkeggard và Nietzsche. Bk/Nđ. Vcl 9/2011. - Nil Nietzsche (Hư vô Nietzsche) Bk.Vcl 7/2012. - Thượng đế đã Chết: Nietzsche. Tiểu luận (Tl). Vcl 9/2011 - K. Jaspers. Bk. Vcl7/2011 - J.P.Sartre I (Thuyết Hiện Sinh) Bk. Vcl 7/2010. - J.P.Sartre II (Hiện Hữu và Hư Vô) Nđ. Vcl 8/2011 - A. Camus I. (Phảng Kháng) Nhận định (Nđ). Vcl 1/2011. - A. Camus II (Myth of Sysiphus) Bk. Vcl 9/2012. - Thuyết Hiện Sinh I . Nđ. Vcl 11/2012 - Nietzsche (Ecce Homo) Tl. Vcl 11/2012. - Chủ thể Tâm lý qua Tư duy của Heidegger. Bk. Vcl 5/2012 - Nietzsche: I, II, III, VI, V, VI. Bk/Nđ/Tl. Vcl từ 2010/2012. GHI CHÚ:
*** Tranh vẽ Võ Công Liêm: TRANH VẼ: 'Đêm Trắng / White Night' Khổ 16'X12' Trên giấy bià. Acrylics+Mixed media. của Vcl 2013. |
|