Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về ]
[ Trang Chủ ]
[ Tác giả
]
|
|
"
Nguyễn đi rồi Nguyễn lại về ... "
Về đâu ? Tôi
là người Việt, sinh trưởng ở Hà nội, Việt Nam là quê
hương tôi. Vậy nói " về Việt Nam " là hợp lý.
Vậy " về Pháp " hay " về Việt Nam " đều phải cả ? Người ta chỉ " về " có một nơi, tôi có tới hai nơi để " vể " nên cứ loay hoay : " Về đâu ? " Xưa Joséphine Baker hát : " J’ai deux amours : mon pays et Paris ". Tôi cũng có hai mối tình : yêu cả nước Việt và nước Pháp, nên không biết " Về đâu " là phải. Sau
trên 50 năm ở Pháp, lần đầu về Việt Nam thật là vui và...bỡ
ngỡ. Nhà cửa, cây cối thấp lè tè, các cửa hiệu treo biển
toàn tiếng Việt, thật lạ mắt. Trên vỉa hè các bà bán
hàng rong ngồi đầy, tôi phải đi xuống lòng đường. Nghe
bóp còi inh ỏi sau lưng, tôi vội nhầy lên hè, tưởng mình
bị cự đi trái luật, hóa ra người ta hỏi "xin đường" không
phải "cự" !
" Phố phường chật hẹp người đông đúc,Tú Xương nói sai rồi, thiên hạ đổ xô về Hà nội làm gì có chuyện " lên ở non " ? Đi chỗ nào cũng nghe thấy tiếng Việt nhưng là một thứ tiếng Việt thật lạ tai, dấu hỏi dấu nặng lung tung khác hẳn tiếng Hà nội thời tôi. Tìm được một người nói đúng giọng Hà nội xưa mừng như " tha hương ngộ cố trỉ " ! Không những giọng nói khác mà từ ngữ giờ cũng khác, nghe như hiểu mà hóa ra không hiểu. Cháu tôi gọt táo cho thằng con một tuổi ăn, thằng bé háu ăn cứ rối rít hoa chân múa tay, nhoài ra chới với. Mẹ nó dỗ : " Bình tĩnh ! Bình tĩnh ! ", tôi ngẩn người nghĩ bụng thằng bé mới một tuổi làm sao hiểu nổi những từ ngữ gốc Hán, sao không nói nôm na " Khoan khoan, từ từ " chẳng hạn ? Nhưng rồi tôi nghĩ ra, đối với một đứa bé như thế thì tiếng nôm hay chữ Hán đều mới lạ như nhau, nó không phân biệt, chỉ người như tôi mới nghĩ những từ gốc Hán khó hiểu dành cho văn chương, cho giới trí thức, người dân nói chuyện bình thường dùng toàn tiếng mẹ đẻ, " nôm na mách qué " cho dễ hiểu . Tôi mới về nên chưa nhận ra tiếng Việt bây giờ pha chữ Hán rất nhiều, người không hiểu cũng phải cố mà hiểu. Nghe thật lạ tai. Người ta không " đi nhà thương mổ mắt " mà " đi bệnh viện phẫu thuật mắt ". Tôi đi khám mắt, người ta hỏi có hai bác sĩ, muốn bà nào ? Tôi hỏi chuyên môn của mỗi bà, trả lời " chuyên môn chữa mắt " ! Tôi giải thích thì người hướng dẫn nói bà X chuyên chữa giác mạc. Tôi hỏi " giác mạc " khác " võng mạc " như thế nào ? " hướng dẫn " trả lời gọn lỏn : " Cháu không biết, gập bác sĩ sẽ biết " ! Tuy nhiên, về Việt Nam tôi còn nhận ra vài nét thân quen của người Hà nội xưa, đặc biệt là cách ăn nói chỏng lỏn, chua ngoa của các bà hàng phố buôn bán. Xưa kia người khách đầu tiên vào mà không mua mở hàng sẽ bị lườm nguýt và " đốt vía " cho hết xúi quẩy. Người Hà nội ngày nay đốt vàng mã rất nhiều nhưng "văn minh" không đốt vía. Nhưng vẫn chanh chua. Tôi muốn mua một con chim nướng, bà hàng bắt mua ba con một lúc, tôi không chịu, bà đóng tủ lại nói "Không bán nữa". Tôi đi mua kiềng, hỏi : "Kiềng này bằng vàng hay mạ vàng" để biết giá. Cô bán hàng cũng đóng sập tủ lại nói "Nhà này không bán của giả !". Nhớ ngay đến lá thư một chị bạn ở Pháp về Nha trang chơi, rủ tôi vào thăm. Tôi không đi được, mời chị ra thăm nơi "nghìn năm văn vật". Trả lời : "Đi Hà nội thì đã đi rồi. Văn Miếu cũng đã xem, ngồi bờ hồ cũng đã ngồi hai tiếng rồi. Còn người Hà nội thì...hỗn" ! Tóm lại, sau trên 50 năm sống ở Pháp, về Hà nội không đến nỗi lạc loài như Lưu Thần, Nguyễn Triệu xưa, bằng cớ là vẫn còn người nhận ra tôi và tôi còn nhận ra vài nét "thân quen" của người Hà nội. Lưu Nguyễn sau khi lạc vào động tiên nửa năm, trở về quê nhà thấy khác hẳn, bẩy đời đã qua : Nửa năm tiên cảnh...Lưu Nguyễn đi có nửa năm, về đã có bẩy đời ở trần thế. Tôi đi Pháp trên 50 năm, về thấy quang cảnh có thay đổi nhưng vẫn nhận ra, không phải là bẩy đời sau. Kết luận : trên 50 năm ở Pháp cũng là trên 50 năm ở Việt Nam. Nước Pháp không phải là tiên cảnh. Sau năm năm ở Hà nội, tôi trở lại Pháp, bạn bè, hàng xóm tay bắt mặt mừng, cũng rất vui. Người ta mừng tôi "trở về" . Trước kia người Pháp thấy tôi nhất quyết về ở hẳn Việt Nam thì cho là tôi chê nước Pháp. Tôi đã giải thích tôi về vì muốn trốn cái lạnh mùa đông bên này và cũng để sống gần người anh trên 80 mà tôi không gập từ khi sang Pháp. Họ không tin nhưng cũng lịch sự ừ ào. Nay tôi "về" Pháp, họ hỏi ngay "Chắc bà đặt quá nhiều hi vọng vào gia đình nên đã thất vọng ?" Một vài người Việt gập tôi nói : "Mừng chị nhé. Về là phải, sống thế nào được bên ấy" . Tôi tránh chuyện hiểu nhầm, nói: "ôi về không phải vì không sống nổi bên ấy mà phải về để chữa bệnh và thanh toán giấy tờ nhiêu khê. Giấy tờ rắc rối là ở Pháp chứ không phải ở Việt Nam, thí dụ tôi không khai được thuế trên mạng mà Sứ quán Pháp không có giấy khai thuế ; Bảo hiểm xã hội chỉ thu tiền đóng góp hàng tháng mà không cho biết đã hoàn tiền thuốc men chưa...". Nhưng cũng như người Pháp họ nghe mà vẫn giữ vững lập trường của họ, "lay không chuyển". Về Pháp, trong một buổi hội họp với hàng xóm toàn Pháp, thấy tôi ngồi im họ hỏi, tôi nói tại tôi nặng tai, nghe không rõ, không hiểu nên không tiếp chuyện được. Họ bảo nhau bà ấy là ngoại quốc nên không hiểu tiếng Pháp. Tôi giở khóc giở cười. Thế nhưng về Việt Nam, ông bạn mới quen thấy tôi yêu cầu nhắc lại rõ hơn thì cười : " Bà đi xa nhà lâu năm, quên tiếng Việt rồỉ " và ông thao thao nói tiếng Pháp với tôi ! Thú vị nhất là khi ở khách sạn Hà nội, một hôm lễ tân điện lên phòng tôi nhờ làm thông ngôn cho một người Pháp. Tôi nghe một tràng tiếng Pháp líu tíu, xin nhắc lại thong thả và to hơn, chưa kịp nói lý do, ông khách cướp lời : "Bà có muốn tôi nói tiếng Anh cho dễ hiểu không ?". Sau 5 năm sống ở Hà Nội, về Pháp quang cảnh có thay đổi, kẻ còn, người mất, nhưng vẫn chỉ là thời gian 5 năm, không phải bẩy đời sau. Việt Nam, cũng như Pháp, đều không phải là " Thiên thai " để khiến tôi tìm về như Lưu Nguyễn. Tôi vẫn " lửng lơ con cá vàng " ! Xưa Nguyễn Bính cũng từng trải những nỗi băn khoăn khó giải quyết, đã viết những dòng thơ hay. Mạn phép nhà thơ tôi sửa vài chữ cho hợp cảnh : Sao cứ bâng khuâng lòng hỏi lòng :Nhưng " đấy " là đâu ? Tú Xương " có ý kiến " : Hán tự chẳng biết Hán,Nhưng đi cầy thì phải có trâu có ruộng, dù có bắt chước phong tục Ả Rập, lấy vợ thay trâu kéo cầy nhưng ruộng không có thì cầy vào đâu ? Huống hồ tôi chỉ biết " cầy " bằng bút. Giải pháp của Tú Xương không áp dụng được. Vả chăng Tú Xương nói cho vui chứ công việc đùn hết cho bà Tú : Quanh năm buôn bán ở mom sông,Nước Pháp không bạc đãi tôi lại có công đào tạo và cứu sống tôi khỏi bệnh nan y... tôi rất quý mến nước Pháp song tôi vẫn chưa được thật thoải mái. Việt Nam là nơi "chôn rau cắt rốn" của tôi nhưng bảo tôi về chỉ để "tắm ao ta" thì chắc tôi... "xin vô phép ". Tôi không có thiên kiến sống về già ai chả thích nhớ lại thời còn trẻ mới thấy vui. Tôi vui về thăm gia đình sống lại cái không khí thuở thiếu thời. Cha mẹ không còn, nhưng còn trong ký ức, trong khung cảnh. Nhớ mẹ tôi dậy con thỉnh thoảng lại " sổ nho " . Một hôm mẹ tôi dẫn tích Khổng Minh bầy mưu lừa Tư Mã Ý vào hang rồi nổi lửa đốt cửa hang định thiêu sống. Lửa cháy đùng đùng, cha con Tư Mã Ý đang ôm nhau khóc, chắc chết đến nơi, bỗng trời đổ mưa to, dập tắt lửa. Khổng Minh quẳng chén rượu xuống đất than : Nhân nguyện như thử, như thử,Cha tôi đi qua, sửa : Nhân nguyện như Cừ, như Cừ,Mọi khi cha mẹ tôi cãi lý với nhau, mẹ tôi thường cãi cho đến " cùng kỷ lý " . Lần này bị pháo kích bất ngờ, lại ngay trên lĩnh vực mẹ tôi mạnh thế là Hán học (mẹ tôi là con ông Đồ, vốn liếng chữ Hán của cha tôi do trường Bưởi cấp) mẹ tôi kéo cờ trắng ngay, lại không điều kiện nữa, thế có lạ không ? Người
Pháp nổi tiếng nhất thế giới về khoa nịnh đầm cũng chỉ
nghĩ ra được một câu chung chung : " Ce que femme veut, Dieu le
veut " (Nữ nhân muốn là Trời muốn)
Và biết trong thâm tâm tôi ngả về đâu mà không tự giác.
|
|