Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ]
|
|
Năm
1948 ở Huế có một nhóm anh em tổ chức cầu cơ. Đêm 8 tháng
5, Hàn Mặc Tử nhập cơ và tặng cho anh em bài:
TIÊU SẦUĐến đêm 16 Phi Yến lại ứng vào cơ và cải chính dùm cho Hàn Mặc Tử mấy chữ sai: - Trong câu 19, sửa chữ BƯỚC thay chữ ĐI ( nhịp nhàng nường bước theo nhịp đàn). - Trong câu 25 và 27, sửa chữ CHOÀNG thay vào chữ CHẦM ( Hoảng hốt tôi ôm choàng lấy nường. Tôi ôm choàng phải..) - Trong câu 26, sửa chữ TRỜI ƠI thay vào chữ Than ôi ( Trời ơi! Nường đã biến ra sương). Phi Yến còn nói thêm rằng đó là "Khối tình mang xuống thuyền dài chưa tan" của Hàn Mặc Tử. Nhiều người tin sự linh ứng của việc cầu cơ. Nhưng cũng lắm người không tin. Lúc các bạn cầu cơ đó thì lão tản cư ở Liên Khu V. Năm 1955, nghe tin lão hồi cư về Nha Trang, một bạn thanh niên viết thư kể cho lão nghe sự việc, chép cho lão xem bài thơ, và hỏi lão đã từng nghe hoặc thấy bài Tiêu Sầu chưa. Nhưng di cảo của Hàn Mặc Tử đã bị thất lạc lúc lão tản cư. Tất cả thơ Tử lão đã đọc trên một lần. Cho nên mặc dầu không có thi tập ở trước mắt, những bài nào đưa đến lão cũng có thể " nhận diện" được ngay. Đọc bài TIÊU SẦU, lão nghĩ mãi..nghĩ mãi... Khẩu khí thì là khẩu khí Hàn Mặc Tử còn cách điệu lại là cách điệu Bích Khê nhưng văn chương không sánh kịp những bài bình thanh trong Tinh Huyết. Lão không nhớ 1 bài bình thanh nào của Tử ! Lão cũng không tin rằng Tử hiện về làm thơ để gởi gấm tâm sự. Nhưng ai dư công đi làm việc giả mạo vô ích.. Cho nên lão không dám quả quyết rằng là thơ Tử hay không phải thơ Tử. Năm 1960, hưởng ứng lời kêu gọi của lão, nhiều bạn gởi đến giúp lão những thơ của Tử mà quí bạn sưu tầm được. Trong số này có bài TIÊU SẦU do ông bạn Yên Giang ở Phan Rang gởi tặng. Bài này giống y bài thượng dẫn. Ông bạn cho biết rằng đã trích trong một tập thi tuyển chép tay của 1 người quen. Gần đây nhà thơ Vũ Phan Long ở Qui Nhơn bảo rằng đã thấy bài này rồi song không nhớ là thấy trong sách hay trên báo nào, vì đọc đã lâu. Như vậy thì bài TIÊU SẦU đã được nhiều người biết, chớ không phải chỉ phổ biến trong nhóm anh em cầu cơ ở cựu Thần Kinh. Có người ngờ rằng: - Bài TIÊU SẦU đã được sáng tác lúc Tử còn tại thế. Một trong những người cầu cơ thuộc được, bèn giả bộ hồn Tử nhập cơ, để mua vui. - Nếu lời ức đoán kia đúng thì bài đó phải có trong tập Cẩm Châu Duyên mà nguồn cảm hứng là Thương Thương, bỡi trong bài có tên của Nguồn Cảm Hứng. Tôi lại gần bên, ồ! lạ thường!Khi nào tìm lại được tập Cẩm Châu Duyên mới dám quả quyết bài TIÊU SẦU là của Hàn Mặc Tử hay không phải của Tử. Bây giờ tạm gởi vào chỗ tồn nghi. Nói vậy chắc có người mắng: - Của mình bị thất lạc, người ta lượm được đem đến cho lại, lại ấm ớ rằng không biết có phải của mình hay không! Thật là phường ngớ ngẩn ! Kể cũng ngớ ngẩn thật. Song đâu phải một trường hợp duy nhất. Bài thơ CON MUỖI tương truyền là của Chí Sỹ Phan Tây Hồ, song cụ Lê Ấm rể Phan Chí sỹ vẫn tuyên bố rằng không biết có phải của nhà hay không. Cổ nhân dạy: Chưa chắc thì đừng ( Dans le doute abstiens toi).
|
|