Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ]
[ Tác giả
]
|
|
Trong
lịch sử nước Tàu, ấy là một cái thời cực kỳ sôi động.
Giữa bao nhiêu anh hùng hào kiệt "nghìn xưa", rồi "nghìn sau"
sẽ nhớ nhất một "bạo chúa" và một "tráng sĩ".
Tần Thủy Hoàng hành động tàn bạo kinh khủng, nhưng đồng thời cũng có công hết sức lớn đối với dân tộc Trung Hoa. Vì đã thống nhất được đất nước, chẳng những về chính trị mà còn cả về văn hóa, xã hội, kinh tế, tạo nền tảng cho sự thịnh vượng tột bực sau này. Thống nhất phương bắc xong, "hắn" còn đưa quân xuống phương nam đánh chiếm không biết bao nhiêu đất của anh em Việt tộc ta! "Trung Hoa vĩ đại" là chỉ mới từ Tần. Người Tàu quen hãnh diện về đời Hán đời Đường, nhưng thử hỏi không có Tần sao có Hán có Đường! Tần chực diệt Yên. Đôi bên binh lực chênh lệch quá, Yên liệu không chống nổi, nẩy ý cho người sang Tần... Chuyện mới nghe đã sợ! Nhưng có một "tráng sĩ" không sợ... Người ra đi không đổi được lịch sử mảy may, nhưng chuyến sang sông ấy lại thành một nguồn cảm hứng lâu bền cho sáng tác văn nghệ khắp Á Đông.(1) Cái tên Kinh Kha trở nên cơ hồ đồng nghĩa với "tráng sĩ", như Tần Thủy Hoàng đồng nghĩa với "bạo chúa". Gần 900 năm sau "biến cố", thi sĩ Lạc Tân Vương đời Đường sáng tác "Dịch thủy tống biệt". Bài thơ lưu truyền rộng rãi, ở ta đã nhiều người dịch. Sau đây xin chép lại bản dịch của Tản Đà, Trần Trọng Kim, và xin góp thêm một bản. Nguyên văn Dịch Thủy Tống BiệtDịch nghĩa Chia Tay Ở Bờ Sông DịchDịch thơ Tản Đà: Đất này biệt chú Yên Đan,Trần Trọng Kim: Đất này từ biệt Yên Đan,Thu Tứ: Tử sinh quyết đã một lời____________ (1) Trong thời hiện đại, ở ta Vũ Hoàng Chương vừa thơ vừa kịch về "kẻ sang Tần", còn bên Tàu Trương Nghệ Mưu đạo diễn phim Anh Hùng. (2) Nói nước lạnh là nhắc câu hát của Kinh Kha khi ra đi: "Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn / Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn", nghĩa là "Gió hiu hắt thổi, sông Dịch lạnh / Tráng sĩ một đi, không trở về". Trong Hạn mạn du ký (1921), Nguyễn Bá Trác viết "Bắc Kinh (...) thủ đô Trung Quốc (...) cổ là nước Yên". Nếu đây chính là nước Yên thời Tần, thì sông Dịch bây giờ hẳn khác xưa lắm lắm... |
|