Chim
Việt Cành Nam [
Trở Về ]
[ Trang chủ ]
|
|
Sau
ngày 30-4-1975, thời gian còn kẹt lại ở Việt Nam, Nguyễn
Tất Nhiên đã sinh sống ra sao ? Tôi nào có biết. Lo lắng
cho số phận mình chưa xong, tôi đâu có thì giờ quan tâm đến
chuyện người khác, nhất là giữa anh và tôi chẳng có một
mối liên hệ thân tình nào. Mãi sau này tôi mới biết anh
đã vượt biên trốn khỏi Việt Nam vào năm 1978. Thời gian
ba năm kẹt lại ở Việt Nam anh có phải đi cải tạo như
tôi, hay may mắn không thuộc diện phải ra trình diện học
tập ? Nhưng dẫu có thế nào chăng nữa, tôi cũng phỏng đoán
là anh không thể thích nghi với khung cảnh sống đột ngột
đổi mới này. Bản chất con người thơ chân phương, chắc
chắn anh cảm thấy bị chết ngộp trong cuộc sống khuôn đúc
chỉ đòi rập ra một loại tình cảm đơn điệu. Làm sao anh
tìm ra được cảm hứng trước cảnh người người buộc
phải đeo mặt nạ để làm bộ nhảy múa reo mừng. Bởi vậy
bất chấp gian nan hiểm nghèo, anh quyết định tìm đường
ra đi. Anh tìm đường ra đi do thôi thúc của hồn thơ sáng
tạo, như cánh én tìm về phương nam nắng ấm theo tiếng gọi
của bản năng. Phương nam, với anh, là không khí tự do trong
lành, diều kiện phát triển hồn thơ anh. Và ước mơ của
anh trở thành hiện thực : Sau bao gian nan trắc trở, cuối
cùng anh được đặt chân lên đất Pháp, quốc gia đầu tiên
tiếp nhận anh là dân tị nạn.
Pháp quốc ! Đất nước của Cách Mạng 1789. Cái nôi của Bản Tuyên ngôn Nhân quyền. Quê hương của Victor Hugo, của Lamartine, của Baudelaire, của Prévert..., những nhà thơ đã bao lần anh được nghe nhắc tên tuổi... Ôi ! Ba Lê, thủ đô của ánh sáng, trung tâm văn hóa nghệ thuật thế giới ! Cái địa danh mỗi lần được nghe nhắc đến đã làm dấy lên trong anh biết bao ước mơ thầm kín, nay không ngờ lại trở thành hiện thực. Nhưng sau vài buổi đi dạo trên đại lộ Champs-Elysées như một du khách nhàn hạ, nhìn ngắm những cửa tiệm nguy nga tráng lệ, các dòng người qua lại như mắc cửi, chẳng mấy chốc cái tâm trạng lâng lâng phơi phới ấy đã biến đi để nhường chỗ cho một nỗi ê chề buồn tủi khi anh phải đối diện với hiện thực. Ôi, Tự Do ! Tự Do ! Hai chữ Tự Do anh hằng mơ ước chỉ có là vậy sao ? Ở Việt Nam sau 75, vì không được sống và bày tỏ cảm xúc theo ý muốn, anh ao ước tự do, thèm khát được ca ngợi tự do. Nhưng nay được sống trên mảnh đất tự do, sự háo hức ca ngợi tự do nay chỉ như một đống tro tàn. Ở một xứ mà tự do đã trở thành thứ không khí thở hít hàng ngày, mấy ai còn cần tới anh ca tụng hai chữ Tự Do nữa. Riêng với bản thân anh, hai chữ Tự Do nay cũng chỉ đồng nghĩa với tấm thẻ tị nạn công nhận anh được quyền sinh sống và tìm kiếm công ăn việc làm trên đất Pháp mà thôi. Và anh đã bộc lộ nỗi niềm thất vọng đầu tiên bằng lời lẽ cay đắng như sau : kẻ vượt biển đã tới bến mạnh lànhTrước đây, khi còn ở Việt Nam, anh đã được nghe ca tụng biết bao điều về Paris . Nào là thủ đô của ánh sáng, nào là trung tâm của văn hóa nghệ thuật, nào là ga Lyon đèn vàng nơi đưa tiễn em về xứ mẹ. Rồi lại còn những buổi hẹn hò với người em gái tóc vàng, mắt xanh, sợi nhỏ trong căn gác trọ nữa... Ôi, mấy lời thơ phổ nhạc ấy, mỗi lần nghe có ai cất lời ca, anh lại thấy cuộc đời ở bển sao mà nó ồ mề lý, mế ly đời ta thế .... Nhưng nay có mặt trên xứ sở của văn hóa nghệ thuật rồi, anh lại không tìm ra được nguồn cảm hứng sáng tác. Những lời lẽ diễn tả tâm tình của một vài chàng trai được qua Pháp du học trong khoảng thập niên 1950-60 có thể là những rung cảm chân thành đấy. Nhưng ở cương vị một kẻ tị nạn, nếu anh vẫn đem tâm tình ấy ra hâm lại bằng những vần điệu cũng mang hơi hướng thơ Cung Trầm Tưởng, Nguyên Sa, anh biết chắc sẽ chỉ nặn ra được một thứ văn chương văn nghệ, văn chương ảo giác mà thôi. Là con người thơ để nói lên tiếng nói chân thật, anh đành gửi gấm nỗi lòng qua mấy lời lẽ thô kệch như sau : em thì xa quá xaPhải chăng tâm sự ê chề này đã thúc đẩy anh rời bỏ cái xứ sở anh hằng mơ ước để xin tới định cư tại quận Cam bang California có nhiều nắng ấm, là nơi anh nghe nói tề tựu hầu hết tập thể người Việt tị nạn và cũng là nơi anh mong tìm lại được bàu không khí quê hương. Thời gian lưu lạc tại Mỹ, anh sinh sống ra sao ? Tôi không may mắn, ít có hân hạnh được quen biết nhiều các giới văn nghệ sĩ nên không có điều kiện để thăm hỏi những gì họ biết về anh. Nhưng có lẽ nhờ vậy, tôi đỡ tốn thì giờ, mất công lọc lựa để lấy ra một vài dữ kiện hữu ích trong số các mẩu tin thuật lại, phần đông thường là giai thoại có thêm mắm thêm muối để tăng phần hấp dẫn. Rút cục, tôi đành trông cậy vào mớ tư liệu cỏn con tôi gom góp được. Cái mớ tư liệu ấy, vỏn vẹn chỉ có một số ít bài thơ của anh và dăm ba bài báo nói về cái chêt của anh hoặc nhắc nhở tới anh. Tư liệu như vậy, quả là có ít. Nhưng may mắn thay, trong số này lại lọt vào một bài viết đặc biệt của Khánh Trường. Khánh Trường ! Cái tên nay được nhắc đến như là họa sĩ hơn là nhà văn, nhà báo. Vậy mà cũng cái tên ấy, trong năm đầu của thâp niên chót thế kỷ trước, đã có lần gây náo động trong giới cao thủ võ lâm chuyên nghề múa bút ở hải ngoại vì cho ra mắt tạp chí Hợp Lưu với chủ trương đi tìm sự hòa giải hòa hợp bằng con đường văn hóa dân tộc và nhân bản (11). Nhưng hôm nay tôi có nhắc đến Khánh Trường, không phải để nói về anh, mà vì cái bài anh viết về Nguyễn Tất Nhiên trên tờ Hợp Lưu số 58 tháng 3&4 năm 2001 khi anh còn đứng tên chủ biên và giữ mục ngày... tháng... dưới bút hiệu Kim Thi.Trong bài viết này, phần nói về Nguyễn Tất Nhiên vỏn vẹn có bảy trang thôi (H.L 58, tr.118-124). Nhưng với tôi, đây là một tài liệu quí giá còn hơn cả thỏi vàng ròng : Vào buổi chạng vạng tối giữa mùa đông rét mướt, có kẻ lại thích lang thang vào nghĩa trang đi tìm sưởi ấm tâm hồn giữa những tấm mộ bia, thì những điều người ấy nói lên về một con người đã khuất, tôi tin phải là lời lẽ của một tấm lòng. Bởi vậy, bằng một phương pháp tiếp cận văn học mới và dựa trên những điều Khánh Trường viết ra, tôi hi vọng có thể tìm hiểu thêm về con người thơ Nguyễn Tất Nhiên, diễn biến tâm hồn anh trong giai đoạn cuối đời để rồi đi đến quyết định tối hậu (ít ra là cũng theo óc tưởng tượng và cảm nhận của riêng tôi). Những ngày đầu được sống trong khung cảnh sinh hoạt của khu Little Saigon với những cửa tiệm, hàng quán y hệt Sài Gòn và giữa những đồng hương có người chỉ thích nói toàn tiếng Việt làm như không cần biết tiếng Mỹ là gì, anh tưởng mình đã là cánh chim tìm được về tổ ấm. Nhưng chẳng bao lâu cảm giác lạc lõng bơ vơ lại trở vê với anh. Và hơn bao giờ hết anh mới thể nghiệm được điều mà anh đã linh cảm qua mấy lời thơ anh thốt ra tại Việt Nam khi vừa mới đôi mươi: Ta phải khổ cho đời ta chết trẻĐiều mà anh linh cảm, ấy là cái bất hạnh anh sinh ra thuộc dòng dõi các nhà thơ mang số kiếp bị nguyền rủa (la race des poètes maudits). Lỡ sinh ra với nghiệp chướng (hay thiên chức ?) phải (được ?) là nhà thơ chỉ có thể nói lên những lời thơ đậm đặc tâm hồn Việt Nam, anh cảm thấy không thể hội nhập xã hội mới như những người khác. Trong lúc mọi người hân hoan phấn khởi như kẻ vừa thoát địa ngục tới được thiên đàng, thì anh lại càng thấm thía điều mà anh đã linh cảm sau khi được đặt chân lên đất Pháp : phải, ta đánh rơi taTa đánh rơi ta nát vụn, bởi vì cái Hạnh Phúc và Tự Do khiến anh phải liều mạng vượt biển để tìm kiếm đâu có phải chỉ là sự mưu tìm một khung cảnh tồn tại thích hợp đáp ứng cho nhu cầu hưởng thụ của một sinh vật chỉ thích sống phóng túng theo bản năng ? Và tự do tư tưởng đâu có phải chỉ là quyền ăn nói vô tội vạ bằng những lời đao to búa lớn để, hễ gặp dịp, là phang ngay một trận, bằng không thì lại sực mùi bốc thơm ? Bởi vậy trong khung cảnh sống mới mẻ mà mọi người đều cho là thích hợp, anh lại sống như một kẻ mộng du. Và chỉ những kỷ niệm xa xưa với những hình ảnh và rung cảm thuần khiết Việt Nam mà anh gợi lại qua mấy bài thơ như Nhớ Nội, Cứ Ngỡ Như Là Mới Nhớ Thôi, Chở Em Đi Học Trường Đêm... mới làm anh thức tỉnh như những hồi " Chuông Mơ ". ( mời coi phần phụ lục). Trạng thái mộng du ấy ngày càng ăn sâu vào tâm thức anh để rồi dần dà biến thành một thứ bệnh hoang tưởng. Là người sống gần gũi bên anh, Khánh Trường đã ghi nhận những biến chuyển trong tâm hồn anh như sau : " Những tháng cuối cùng trước khi tự chọn cho mình cái chết bằng những viên thuốc, bệnh tình Nguyễn Tất Nhiên khá nặng, hắn thường xuyên sống đật dờ trong thế giới khác, đầy ắp hoang tưởng... Ám ảnh và hoang tưởng mỗi ngày mỗi nặng, chúng tôi ngại rồi sẽ đến lúc Nhiên hoàn toàn không còn biết mình là ai. " (Hợp Lưu 58 ; bdd. tr.219-220). Cái mà mọi người đều cho là bệnh hoang tưởng ấy, theo tôi, chính là biểu hiện của hội chứng (syndrome) một não trạng không thích nghi được với môi trường sống mới. Thế nhưng, đồng thời với sự phát triển của chứng bệnh hoang tưởng ấy, có lúc Khánh Trường lại phát hiện nơi Nguyễn Tát Nhiên sự kiện đặc biệt như sau : " Thế mà, lạ lùng thay, giữa cõi tối tăm của tâm thức mù lòa ấy, lại lóe sáng những tia lửa của tài hoa khi Nhiên chạm đến thơ ca. Những sáng tác của Nhiên thời kỳ này chân thật đến nao lòng. " (HL 58 ; bdd. tr.220). Và Khánh Trường đã dẫn chứng bằng bài thơ " Buồn ơi... " mà tôi lấy ra một vài trích đoạn sau : buồn ơi...Mấy câu "buồn ơi..." này của Nguyễn Tất Nhiên làm tôi nhớ lại hai câu thơ trong bài "Milly ou la terre natale" của Lamartine mà hồi còn là học sinh trung học tôi vẫn thích chép đi chép lại tuy đã thuộc làu làu : Objets inanimés avez-vous donc une âmeGiờ đọc lại, tôi thấy hai câu trên, thơ thì có thơ thật, nhưng tâm tình của Lamartine hãy còn thuộc về cái chung thiên hạ, vẫn chưa ra khỏi cái thiên la địa võng của những công thức ước lệ, và hình thức diễn tả hãy còn ít nhiều trí tuệ : Chúng chỉ nói lên tâm trạng hoài niệm các cảnh vật làm ta gắn bó và tìm cách lý giải nỗi luyến nhớ ấy. Cái buồn của Nguyễn Tất Nhiên, trái lại, cô quạnh hơn, cá thể hơn, đau đớn hơn : Nó là tiếng kêu tuyệt vọng của một nỗi cô đơn cùng cực không tìm ra được sự đồng cảm nơi những người đã từng trải qua những cảnh ngộ như mình, đành phải tìm an ủi nơi bàn ghế là những vật vô tri vô giác, nhưng lại đươc coi là những nhân chứng biết cảm thông. Trước mấy câu thơ này, Khánh Trường thắc mắc tự hỏi : " Tôi chịu, không thể nào hiểu hắn làm những bài thơ ấy vào lúc nào, và cái gì đã giúp hắn tỉnh táo để có thể nặn ra được mớ chữ nghĩa giàu hấp lực kia. Cái hấp lực người bình thường chúng ta thúc thủ, đã đành, mà ngay cả nhiều tài năng thi ca khác cũng sẽ vất vả vô cùng, nếu muốn thủ đắc. " (Hợp Lưu 58 ; bdd. tr.220). Cái hấp lực của mấy câu thơ xuất thần ấy, theo tôi, ấy là những lúc anh được trở thành kẻ thấu thị (le voyant) theo chữ của Rimbaud, nghĩa là những lúc anh hoàn toàn thức tỉnh và tìm lại được cái ngã con người thơ đích thực nơi anh, chứ không phải cái " Tôi là kẻ khác " (Je est un autre - Rimbaud) (12), tức thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên dưới con mắt người đời. Cuối cùng, bởi không tìm ra được sự đồng cảm, nên Nguyễn Tất Nhiên cứ phải buồn, nên Nguyễn Tất Nhiên sinh tuyệt vọng. Để rồi, một sớm thu, anh đành đi tìm quên lãng. Anh đi tìm quên lãng trong một khung cảnh thanh tịnh hài hòa của một sân chùa vắng vẻ. Nơi đây chỉ có lá rơi xào xạc. Nơi đây chỉ có chim muông ca hót. Nơi đây anh được gần gũi với thiên nhiên. Nơi đây anh được trở về với cuộc sống cội nguồn. Nguyễn Tất Nhiên ! Thế là anh lại quyết chí ra đi. Anh đã ra đi thật rồi. Anh ra đi để đi tìm quên lãng. Anh ra đi để được đi vào lãng quên. Nhưng sao hôm nay tôi lại chợt nhớ tới anh. Nhưng sao hôm nay tôi lại thèm được ở bên anh. Thèm được ở bên anh trong những giây phút ngắn ngủi ấy. Thèm có mặt bên anh để, nếu không xin được làm kẻ đồng hành, thì ít ra cũng chúc anh hoan hỉ lên đường. Nguyễn Tất Nhiên ! Người đời đã chỉ muốn nhìn anh nằm ngủ vùi trong chiếc Toyota cũ kỹ như một con người thua cuộc. Nhưng tôi, tôi thấy anh ra đi thật cao cả ! Nhưng tôi, tôi thấy anh ra đi rất tuyệt vời ! Nguyễn Tất Nhiên, anh ! Anh ra đi dẫu có trong lãnh đạm. Anh ra đi dẫu có giữa thờ ơ. Nhưng anh ra đi sao làm tôi lại ham muốn. Nhưng anh ra đi sao bắt tôi phải thèm thuồng. Trong bộ quần áo nhàu nát cùng với gương mặt tóc râu bờm sờm ấy, anh chính là hình ảnh của người khách phong sương muôn thuở, yêu sóng cả sông dài, yêu trời cao biển rộng. Và chiếc Toyota cũ kỹ chính là chiếc xe lãng tử sẵn sàng đưa anh tới những phương trời lộng gió. Cõi sống này sao nó nham nhở kệch cỡm quá ! Nên anh buộc lòng phải dứt khoát ra đi. Cuộc viễn du lần này tôi biết anh chuẩn bị đã từ lâu. Anh chuẩn bị âm thầm lặng lẽ. Anh chuẩn bị trống trải cô đơn. Anh chuẩn bị mà không muốn thố lộ cùng ai. Bởi vì, đã mang tâm tư khát vọng ấy, và trong cõi đời ấy, có nói năng chi cũng thừa. Trước giờ khởi hành, tôi biết anh hân hoan phấn khởi lắm. Tim anh rộn ràng. Mắt anh ngời sáng. Tai anh nghe trổi dậy khúc nhạc giục dã với những lời mời gọi quyến rũ như những vần thơ kết thúc bản trường ca " Viễn Du " của nhà thơ Baudelaire (13) : O Mort, vieux capitaine, il est temps ! levons l'ancre !Những người lính ở tuyến đầu thường lâm vào cảnh khốn quẫn, bị địch bao vây tứ bề. Những lúc đó họ thường có quyết định táo bạo là đánh thốc vào địch để phá vỡ vòng vây. Nhờ vậy cũng có lúc họ thoát hiểm. Về tới đơn vị, với đồng đội, khi kể chuyện lại cho nhau nghe, họ chỉ tóm gọn hành động gan dạ đó trong câu nói cụt lủn : " Đi vào cái chết để tìm ra cái sống ! " Nguyễn Tất Nhiên ! Khi bóng đêm bỗng đổ ập xuống mảnh đất thân yêu, anh đã một lần vượt trùng dương đi vào cái chết để tìm ra cái sống. Nhưng những nơi anh được đặt chân tới vẫn chưa làm anh toại nguyện. Bởi vậy lần này anh quyết tâm xông thẳng vào Cõi Chết để tìm ra Sự Sống. Giờ này anh hẳn đang ở chốn hào quang rực rỡ, nơi đó anh đã gặp được Chân, Thiên, Mỹ anh hằng mơ ước. Nguyên Tất Nhiên ! Xin chào Anh, người chiến sĩ tiên phong dũng cảm ! Cám ơn Anh đã để lại cho chúng tôi những ý thơ tuyệt vời !
|
__________________________________________________
(11) ... " Chúng tôi quan niệm rằng, tác phẩm, dù rằng đứng trên quan điểm nào, nếu thực sự giá trị, thực sự đáp ứng được lòng mong muốn của đa số độc giả thầm lặng, thì dứt khoát đó phải là tiếng nói nhân bản (chữ in đậm do tôi NBH), tiếng nói của lòng lương thiện. Văn học nghệ thuật không chỉ đáp ứng cho hiện tại, nó sống mãi với thời gian. Chế độ chính trị nào rồi cũng qua đi, cái còn lại sẽ vẫn là cái cận nhân tình, cái đẹp, cái tốt.. Lịch sử là thước đo chuẩn xác nhất để minh định giá trị thực sự của một tác phẩm. Vài mươi năm sau, mọi nhãn hiệu tự gắn hay bị gắn cho người cầm bút sẽ được bóc đi, còn lại chăng vẫn là cái cốt lõi. Đó là một sự thật, dù biện minh cách nào chúng ta cũng không thể phủ nhận... ... Chính vì vậy,
trong tiến trình thực hiện hợp lưu văn hóa (bao gồm giữa
trong và ngoài nước lẫn Việt Nam với thế giới), điều
trước tiên phải phục hồi văn hóa dân tộc. Muốn
phục hồi văn hóa dân tộc, phải có tập hợp dân tộc, ở
đó mọi thành phần không phân biệt quá khứ chính trị hay
địa dư đều có đất đứng, đều cùng góp công sức của
mình để đáu tranh loại bỏ mọi thé lực độc tài, chuyên
chính, bị trị, vốn là nguyên nhân gây ra thực trạng bi thảm
hiên nay tại quê hương. "
(12) Để nắm được ý nghĩa đúng câu " Je est un autre " của Rimbaud, trước hết ta hãy xét về mặt ngữ pháp (syntaxe). Bình thường, ta phải viết hoặc " Je suis un autre " hoặc " Il est un autre ", có thế mới đúng với cách chia vẹc bờ của mấy ông Tây. Vậy mà Rimbaud đã cố ý viết sai mẹo văn phạm, ấy là vì ông muốn lưu ý ta rằng cái mà ta vẫn xưng tôi (je) để phân biệt với anh (tu), với nó (il) trong giao tiếp xã hội hàng ngày, thực ra nhiều khi chỉ là cái tôi nhân vật, cái tôi ta muốn được là, cái tôi ta thích hiện ra trước mắt mọi người, chứ không phải là cái tôi mang bản ngã ta đích thực. Nhưng khi viết ra câu này, chủ đích của Rimbaud không chỉ nhằm lột mặt nạ cái tôi giả mạo, cái tôi kẻ chiếm chỗ (l'usurpateur), cái tôi nhân vật xã hội, mà là để nói lên cái thiên chức của nhà thơ, theo ông. Muốn nắm được cái tinh hoa trong câu nói của Rimbaud, ta cần đặt nó trong ngữ cảnh (contexte) được viết ra. Rimbaud đã viết câu " Je est un autre " hai lần trong hai lá thư, được biết dưới tên gọi " Lettres du voyant " (Những lá thư của kẻ thấu thị) : một cho thầy dạy là Georges Izambard (13-5-1871), và một cho người bạn là Paul Demeny (15-5- 1781). Đặc biệt trong thư gửi thày học có đoạn viết như sau : " Je veux être poète, et je travaille à devenir voyant... Il s'agit d'arriver à l'inconnu par le dérèglement de tous les sens... C'est faux de dire : Je pense : on devrait dire : On me pense... Je est un autre. " (Rimbaud : Poésies complètes - Le Livre de Poche.- Librairie Générale Française, 1984 ; p.200). (Tôi muốn được là nhà thơ, và tôi đang lao tác để trở thành kẻ thấu thị nghĩa là đạt tới cõi xa lạ bằng cách làm nhiễu loạn mọi giác quan của mình. Nói rằng : Tôi suy tưởng là không đúng. Lẽ ra ta phải nói : người ta suy tưởng trong tôi... Tôi là một kẻ khác.) Đoạn văn tuy ngắn ngủi nhưng đậm đặc ý nghĩa : Nó đưa ra cái nhìn mới mẻ, có thể nói là cách mạng, của Rimbaud về thi ca. Trước hết nó đánh dấu một đoạn tuyệt với các dòng thi ca truyền thống, đặc biệt là với dòng thi ca lãng mạn trước nó. Với Rimbaud, cái tôi vẫn là nguồn cảm hứng và được dùng làm chất liệu cho các nhà thơ lãng mạn không phải là cái tôi đích thực. Không hẳn là các nhà thơ ấy thiếu chân thành. Nhưng những tâm tình mà họ ưa đem ra kể lể ấy, thực ra chỉ là cái tôi mang tâm thức của một tập thể, của một thế hệ, của một thời thượng đã xâm nhập và lấn át cái tôi mang bản ngã đích thực nơi mỗi người chúng ta. Đó là ý nghĩa của câu : " On me pense ". Bởi vậy, nhà thơ muốn nói lên được cái tôi đích thực, phải tìm cách tự giải thoát khỏi cái " Je est un autre " bằng cách làm nhiễu loạn mọi giác quan (le dérèglement de tous les sens) để cởi bỏ mọi cảm nghĩ,suy tư đã xếp nếp. Có thế ta mới mong được trở thành kẻ thấu thị (le voyant) để nói lên cái ngã đích thực (le vrai moi) nơi ta. Câu " Je est un autre ", Rimbaud viết ra khi mới sắp tròn 17 tuổi, vậy mà chẳng mấy chốc đã trở thành câu nói để đời. Ấy bởi nó là kết quả của của một khổ công tư duy tìm kiếm để sáng tạo cách tân, chứ không phải chỉ là một hình thức viết loạn chiêu để hù hè thiên hạ. (13) Charles Baudelaire (1821- 1867) được tôn là huynh trưởng của Verlaine, Rimbaud, Mallarmé trong dòng thơ biểu tượng. Ông cũng được coi là người sáng chế ra loại " Thơ bằng văn xuôi " (poésie en prose) với nhiều bài " Thơ bằng văn xuôi " (Poèmes en prose ) đăng rải rác trên nhiều nhật báo. Nhưng tác phẩm khiến tên tuổi ông được nhắc đến nhiều nhất đó là tập " Les Fleurs du Mal " (1857). Trước tiên, với người đương thời, vì ngay khi tập thơ được in ra, ông đã phải vác chiếu hầu tòa (cũng như Gutave Flaubert với cuốn " Madame Bovary " vài tháng trước đó) do một số bài thơ bị liệt vào hạng văn hóa đồi trụy. Nhưng tên tuổi Baudelaire được lưu truyền hậu thế không phải nhờ vào mấy bài thơ gây tai tiếng ấy, mà do những giá trị tiêu biểu của tập thơ ông. Trước hết là những bài thơ nói lên nhãn quan và mỹ học biểu tượng : Thiên nhiên là khu rừng mà mỗi gốc cây là một biểu tượng và ở đó mọi giác quan đều có thể tương ứng đối đáp nhau. (" Correspondances ", Sdd. tr 62-63). Bên cạnh đó là một số bài thơ khác đưa ta vào một thế giới mới mở đường cho thi ca hiện đại: thế giới của những điều cấm kỵ, thế giới của le Mal. Le Mal, : cái từ chủ chốt mà theo dòng văn học phải đạo chính thống thời ấy, và ngay cả tới giờ, những gì có dính líu tới le Mal phải được coi là điều cấm kỵ nghĩa là ta chỉ được quyền nói lên để làm dấy lên những cảm giác khinh khi, ghét bỏ chứ không phải để ca ngợi. Vậy mà nhãn quan của Baudelaire lại khác. Ông cho rằng ở những cái mà người đời cho rằng chỉ đáng khinh thường, ghét bỏ vẫn có phần nào của cái đẹp cần được nói lên (như nọc rắn cũng có thể biến thành một thứ thần dược). Đó chính ý nghĩa của cái tựa ông đã chọn cho tập thơ của ông : " Les Fleurs du Mal " = " extraire la beauté du Mal " hay là nói lên cái đẹp chắt lọc từ những cái được coi là tồi bại xấu xa. Thí dụ như bài " Le vin des chiffonniers. Sdd. tr.152-153 " (Men say của những người lượm giẻ rách) : Dưới ánh đèn vàng héo hắt của một khu phố ngoại ô tồi tàn dáng đi siêu vẹo chuếnh choáng hơi men của một người chuyên nghề lượm rẻ rách, miệng nói lảm nhảm, tự xưng mình là vua chúa đang ban phát ân huệ cho thiên hạ. Hình ảnh đó, nói chung, được coi là biểu hiện cho sự sa đọa bệ rạc. Nhưng với Baudelaire lại khác. Bằng cặp mắt nhân bản và cảm thông, ông lại phát hiện vẻ đẹp siêu thoát toát ra từ cảnh ngộ của một kiếp sống lầm than tăm tối chỉ biết tìm an ủi trong say sưa để được sống huy hoàng chốc lát với ảo ảnh hào quang về mình. |
P H Ụ L Ụ C
Sau đây là mấy bài thơ của Nguyễn Tất Nhiên trong tập " Chuông Mơ " (1987) được nhắc tới trong bài viết : nhớ nội mưa nắng hai mùa trên
xứ nội
ngoài ngõ dàn bàu
rợp bóng trưa
no gió diều lên ở
cuối đê
từ lúc giặc về,
con biệt xứ
cứ ngỡ
tâm hồn tôi có một
dòng sông
tâm hồn tôi thức
trắng đêm dài
tâm hồn tôi có quẩn
quanh tôi
tâm hồn tôi có tuổi
thơ tôi
chở em
chở em đi học mưa,
chiều
chở em đi học mưa,
buồn
đèo nhau qua dãy cột
đèn
đèo nhau qua đoạn
đời này
chở em đi học mưa
nhòa
chuông mơ
chiều nay ở đất
bon chen
chiều nay em bước
ngang giáo đường
chiều nay em còn măng
tóc mai
chiều nay em bước
trên quê hương
chiều nay em bước
trên quê hương
áo em trắng cả sân
trường trắng
Mấy bài thơ này, với tôi, khá tiêu biểu cho thế giới thơ Nguyễn Tất Nhiên. Bài "Nhớ nội" gợi lên trong ta những hình ảnh hiền hòa, trung hậu đậm đặc tâm hồn muôn thuở con người Viêt Nam, đất nước Việt Nam. Hai bài "Cứ ngỡ như là mới nhớ thôi", "Chở em đi học trường đêm" nói lên mối tình e ấp ngu ngơ của đôi trẻ vào cái thời còn là thủa ấy - cũng mới đây thôi - nhưng sao làm ta lại ngỡ được trở về với không gian trong lành vô tội của khu Địa đàng khi mà A dong và E Va còn chưa dại dột ghé răng cắn vào trái cấm. Còn bài "Chuông mơ" nói lên nỗi niềm hoài hương đã bám rễ trong tâm thức anh khiến Nguyễn Tất Nhiên không tìm ra được lối thoát trong môi trường sống mới. (NBH) |
|