Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ]
[ Tác giả
]
|
|
VÔ TƯ
Hội xuân Tương tư Cô hái mơ Lẳng lơ Người hàng xóm Qua nhà Chân quê XA NHỚ
TRỞ VỀ
|
Nguyễn
Bính. Như thể cánh đồng lúa, lũy tre, con đê, bến đò, cây
đa, giàn trầu, hàng cau, giậu mồng tơi, hội xuân, hội thu
v.v., và nhất là các cô gái quê, đã đồng thanh chọn một
người làm thật nhiều thơ hay nhân danh mình!
Thử nghĩ, nếu trước kia hồn quê, hay "hồn xưa của đất nước"(1), không hiện thành thơ Nguyễn Bính, thì bây giờ trên bàn thờ văn hiến Việt Nam chẳng thiếu đi lắm bức chân dung linh động hay sao. Nhưng thơ Nguyễn Bính không đơn giản là những bức tranh quê đầy thôn nữ! Vì nhà thơ có được ở mãi quê đâu, có được ở mãi trong cái tuổi suốt ngày "ngồi nhớ thôn Đông" đâu. Mà đã phải xa quê, lưu lạc nhiều năm, mới được trở lại quê. Cuộc sống "bèo dạt mây trôi" lắm lúc cơ hồ không chịu nổi, nhưng lại giúp thơ trở nên thấm thía hơn, phong phú hơn... Thơ Nguyễn Bính có thể chia làm ba nhóm nội dung chính, tương ứng với ba giai đoạn của cuộc đời thi sĩ. Nhóm thứ nhất, tạm gọi nhóm Vô Tư, gồm những bài làm khi Nguyễn Bính còn ở ngay giữa quê. Nhóm thứ hai, tạm gọi nhóm Xa Nhớ, gồm những bài sáng tác trong lúc xa quê. Nhóm thứ ba, tạm gọi nhóm Trở Về, gồm những thi phẩm ra đời sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thành công. Có lẽ đa số người đọc chú ý nhất đến những bài Vô Tư. Thực ra, nội dung nào Nguyễn Bính cũng làm được thơ hay. Sau đây xin trích một số bài tiêu biểu từ mỗi nhóm. Khi nào có dịp, sẽ lại xin trích nữa. |
Hội
xuân
"Hội làng nô nức gái trai" nhất định có Bính "mê mải sớm trưa đi về". Sớm, trưa, chiều, tối, nhất là đêm, "mong đêm quên sáng cho dài ngày xuân"! Xuân tỉnh Nam, trống chèo thâu canh, vui quá thể. Bính hẳn xem chèo cũng có, mà tíu tít "khen ai tròn áo tứ thân" lại càng chắc có. "... gió loạn đuôi cờ", ơ hay, tim ai không gió mà sao cũng cứ đập loạn cả lên thế này! Chiều xuân mưa bụi nghiêng nghiêng |
Tương
tư
Bài thơ tình nổi tiếng này đề tặng "Ch.". Dường như không ai biết Ch. là ai. Dẫu có biết, chắc chắn là mới "biết một mà chưa biết mười"! Vì Nguyễn Bính đa tình... nhân lắm. Tình của "Bính" lại không phải lúc nào cũng vu vơ, vô vọng, mà đôi khi rất cụ thể, có "kết" hẳn hoi, thậm chí có cả "quả" bế được (xem Tô Hoài, Cát bụi chân ai). Cũng chịu khó làm thơ tình, nhưng Vũ Hoàng Chương hình như yêu chỉ đúng một người. Từng gọi đùa họ Vũ là Thi Sĩ Một Tình Nhân. Nay, chiếu lệ, xin "lộng danh" Nguyễn Bính là Thi Sĩ Nhiều Tình Nhân! Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông |
Cô
hái mơ
"Hương Sơn phong cảnh" thơ mộng quá.(2) "Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ", "Thấp thoáng đường thơ anh hái thơ"! Mặc "ta" khoe hoa khoe suối, rủ rê, cô con gái cứ lẳng lặng hái mơ già đầy rổ, rồi lẳng lặng cắp rổ ra về, "chẳng trả lời ta lấy một lời"! "Mơ lặng
rồi đi, rồi khuất bóng,
Tán gái thất bại, làm thơ thành công, cũng đỡ! Thơ thẩn đường chiều một khách thơ |
Lẳng
lơ
Lời "em" chép xuống là thơ! Đọc Nguyễn Bính, dễ tưởng người Việt Nam vốn nói bằng thơ lục bát! Dĩ nhiên thật ra là lời "anh". Nguyễn Bính thì quả thực hình như có thể thao thao lục bát bất cứ chuyện gì... Láng giềng đã đỏ đèn đâu, |
Người
hàng xóm
Trong văn chương Việt Nam, dễ đây là người hàng xóm nổi tiếng nhất! Cũng lạ. Hàng xóm, chứ có phải "hàng phố" đâu, mà bỡ ngỡ nhau thế. Chắc Nguyễn Bính mới dọn về hoặc nàng mới dọn về... "Tôi" buồn vì "ân ái nhỡ nhàng", rồi tôi tưởng tượng người ta cũng như tôi... Tôi tuy "riêng nhớ bạn vàng ngày xưa", nhưng thấy con bươm bướm trắng bay sang thì vẫn "bồi hồi", "tự hỏi: hay tôi yêu" nữa mất rồi! Như thường lệ, Nguyễn Bính thơ như nói, như nước chảy mây trôi. Nhà nàng ở cạnh nhà tôi |
Qua
nhà
Hoa thơm bướm lượn. Em thơm Bính lượn. Lượn vòng, vòng, vòng, rồi hơi mất lòng khi thấy hoa, à em, cười cười chế giễu... Ai chòng mặc ai, "một năm đến lắm là ngày", làm thân con bướm chẳng ngày nào không bay! Bướm Bính bay mỏi gần rụng cánh mà chẳng nên công cán gì. Có chăng, biết đâu, cái bông hoa người ta đã đánh vào chậu đem đi xa, có hôm ra đứng ngõ sau trông về quê mẹ, chợt hơi nhơ nhớ một... ve vẩy bên rào. Cái ngày cô chưa có chồng |
Chân
quê
Bài thơ rất nổi tiếng này viết năm 1936. Mới có 75 năm chứ mấy, mà cái quê già hàng mấy nghìn năm của Nguyễn Bính coi như... qua đời rồi. Ờ, mà thực ra không phải đã cần đến cả 75 năm đâu, chủ yếu chỉ có độ 20 năm thôi. Chỉ từ khoảng năm 1990, 1991 đến nay, quê mới bắt đầu chết ào ào, chết như rạ, chết "đại trà", phần vì bị tỉnh "hung hăng" mở rộng ngốn, phần vì tuy vẫn còn đó nhưng đã biến chất trầm trọng, đã hóa thành những cụm phố giữa đồng! Dân quê bây giờ đêm đêm xem phim Âu phim Mỹ phim Tàu. Gái quê bây giờ mặc những món tối tân hơn "khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm" không biết bao nhiêu mà không "làm khổ" trai quê nào cả. Dâu hóa bể rồi. Đồng đó, nội kia, nhưng hương thơm gió mát "bay đi hết rồi"! "Những chân
muôn năm cũ
Hôm qua em đi tỉnh về |
Một
trời quan tái
Thi sĩ có việc gì mà "đi mãi mãi vào sơn cước" thế này, để khi hoàng hôn đến phải kêu "Chiều lại buồn rồi, em vẫn xa"? Em xa, quán rượu thì gần, nên "tôi" tạt vào "nhắp chén quan hà" cho đỡ nhớ. Nhưng ô kìa: "Thoáng bóng em trong cốc rượu đầy"! Rượu có em, uống "mấy cho say", uống mấy mà say! Chiều lại buồn rồi, em vẫn xa |
Xây
hồ bán nguyệt
Bính từ độ xa quê với vài người không hề lớn thêm tí nào. Bính vẫn là "thân bé bỏng" với thày mẹ Bính (4), vẫn là "em thơ" với chị Trúc của Bính. Có "chị nhớn" đỡ lắm, vì Bính "đầu xanh chịu mấy lần tang ái tình", cứ có tang là Bính lại thư gửi chị. Ờ, mà sao Bính đen tình thế nhỉ? Chắc chung qui cũng chỉ do thiếu... gạch Bát Tràng. Bính thì bao giờ kiếm cho đủ gạch: người ta biết tính toán làm ăn, thả cá xuống hồ, nuôi cá, bắt cá, còn Bính đi "thuần thả thơ", lãi ở đâu mà mơ "chu toàn công việc", mời "chị về chơi nhé xem nàng rửa chân"! Cá thả cá nuôi cá bắt không còn cái xương cá nào. Thơ thả lâu rồi vẫn lội. Xem nhung nhăng dưới hồ, chạnh nhớ người "đêm (...) gối đầu cánh tay" nhả chị phun em...(5) Bính em một tấm lòng vàng |
Trời
mưa ở Huế
Trời thì "ngao ngán một loài mây" xám xịt. Bờ sông thì la liệt "đò vắng khách chơi, nằm bát úp". Cảnh buồn thiu, mà trong túi khách lại đầy... nợ, mà trong lòng khách không dám chứa... cô hàng xóm nào hết, còn cách chi cho đỡ sầu ngoài cách "nón lá áo tơi" ra chợ ngồi uống rượu. Nhưng men vào, vẫn cứ "sầu nghiêng". "Quên được làm sao" "chuyến đi đày" này, Huế ơi! Trời mưa ở Huế sao buồn thế! |
Xuân
tha hương
Người Nam Định, đi đâu mà tháng tận năm cùng lại ở Huế, ở để mà kêu: "Chén rượu tha hương. Giời! Đắng lắm!"! Rượu tha hương đắng quá bồ hòn, mà cột nhà hàng xóm tha hương treo câu đối đầy chữ, không đọc chữ, lại đi đọc... giấy: "Cột nhà hàng xóm
lên câu đối
Tương tư, Bính khóc, Bính hận, rồi Bính hứa với chị Trúc: "Em không khóc nữa
không than nữa
Dĩ nhiên cuối cùng không phải cuối cùng. Chị Trúc còn nghe em Bính tỉ tê chán! Tết này chưa chắc em về được |
Một
con sông lạnh
"Chúng tôi người
bến sông xa
Người ở đâu đâu, ai nài ép mô mà "về qua xứ này", mà kêu "sông lạnh" sông ấm. Ai thấy lạnh thì cứ uống cho đỡ run, dưng bắt người đàn "gắng say"! "Đôi dây nức nở...". Dây đàn Huế nức ít, lòng người giang hồ mới nức nhiều. Đêm nay một người Bắc thất tình kêu giời trên đò sông Hương! Chén sầu nghiêng giữa tràng giang |
Hoa
với rượu
Nguyễn Bính nhiều "em", hẳn có em thật, có em "hư cấu". Em Nhi có vẻ "hư", nhưng câu chuyện tình thơ được "cấu" thật đẹp: "Thuở ấy làm sao
thật thái bình
Trong mộng có mộng, nhưng mộng trông mộng rồi tan tành: "Nhưng mộng mà
thôi, mộng mất thôi
Thì mộng trong đời của Người Hay Mơ, cũng có mộng nào không tan đâu. Thấy rét u tôi bọc lại mền |
Bài
hành phương nam
Hành là "... bài thơ dài dùng làm lời cho bài hát".(6) Từ điển nói vậy, chứ "dài" không cần đâu. Bài hành Tỳ bà mà quan Tư mã Giang Châu Bạch Cư Dị vừa làm vừa khóc ướt áo quả có đến non 100 câu, nhưng các bài Tòng quân hành của Vương Xương Linh, Trường Can hành của Thôi Hiệu, Lũng Tây hành của Trần Đào đều chỉ có bốn câu. Hát một hơi hay mấy hơi mới hết bài không quan trọng, cái chính dường như là... nghêu ngao cho vơi bớt nỗi niềm? Về nội dung, có phải trong thơ Việt các nhà thơ hễ "hành" là hay nhắc xa gần đến người Tráng Sĩ, như trong bài hành duy nhất của Nguyễn Bính sau đây. Gửi Văn Viễn |
Thư
gửi thày mẹ
Đi đã "mười mấy năm trời", hứng gió phơi sương đã "nửa đời", mà còn... nũng nịu! Ấy, với người đời Bính mới thôi bé, chứ với "thày mẹ tôi" thì dù đi gần hết đời Bính vẫn cứ là "con", đứa con "bé bỏng", tội nghiệp. "Mẹ cha thì nhớ
thương mình
Lại ấy! Không phải Bính bất hiếu, không nhớ thương cha mẹ đâu. Chẳng qua nhớ cha thương mẹ Bính để trong lòng, còn "thương nhớ người tình xa xôi" thì Bính hay để trào ra thành thơ. "Một mai những tưởng cơ đồ làm nên"... Ấy lần chót. Nhà cao cửa rộng, thóc đầy kho, tiền chật tủ nhà thơ quả không "làm nên", nhưng thiết tưởng cái sự nghiệp thơ của "đồng kẽm ngang đường bỏ rơi", của "người con hư" thì đã làm vẻ vang cho "thày mẹ" hơn bất cứ thứ cơ đồ vật chất nào. Công đẻ thật không phải tiếc.(7) Ai về làng cũ hôm nay |
Bài
thơ vần Rẫy
Cùng gửi chị, mà giọng Bài Thơ Vần Rẫy khác giọng bài Thư Cho Chị. Chắc vì Thư... gửi chị Trúc, còn Bài Thơ... gửi chị Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội. Thân như chị Trúc
thì Bính thơ sướt mướt, chưa thân lắm như chị Tuyết thì
Bính thơ điềm đạm. Bính khóc giỏi, mà Bính bình tĩnh cũng
giỏi!
Nhớ ngày tôi vào chơi Hà Tiên |
Sao
chẳng về đây
Người "chân quê" lang thang lâu ở phố, ở tỉnh, một hôm bỗng "... sực tỉnh sầu
đô thị
Về đến nơi có "vô số những trời xanh", có "một con sông chảy rất lành", có "bướm vàng", có "vườn hoa loạn phấn hương", "tôi" thấy ngậm ngùi: "Sao chẳng về đây
nỡ lạc loài
Tôi tiếc cho tôi chẳng sớm về, rồi tôi giục "em" nào đó: "Kinh kỳ bụi quá
xuân không đến
Nguyễn Bính từ lúc trưởng thành, rốt cục "được" ở quê nhiều hơn hay "bị" ở phố nhiều hơn nhỉ? Lối đỏ như son tới xóm Dừa |
Tỉnh
giấc chiêm bao
Bài thơ này ngoài phần cuối "Anh nhìn tận mắt cuộc đời đẹp sao" thì nội dung không có gì mới. Nguyễn Bính đã thơ thở than cái chuyện "tình sao không phụ mà ra phụ tình" biết bao nhiêu lần rồi. Nội dung cũ, hình thức cũng cũ, nhưng cũ mà được như: "Cửa xưa mành trúc
còn ngân,
thì cũ muôn năm! "Chín năm đốt đuốc soi rừng", "thơ anh" vẫn mướt như từng chưa soi! Chín năm đốt đuốc soi rừng, |
Trở
về quê cũ
Mười năm chứ mấy, mà người trở về "Ngước mắt trông lên trời cũng lạ"! Đành đã xảy ra một cơn khói lửa thật tơi bời, rồi một cơn "cải cách" phũ phàng đến mức nhà nước phải nhận lỗi và sửa sai, nhưng hình như chính trong con người Nguyễn Bính cũng đã có những biến chuyển đáng kể, có lẽ chủ yếu do thời gian. Trong bài thơ dưới đây tâm tình tác giả mở đầu "nao nức như hồi (...) níu áo theo cha" đi xem hội, kế đến xôn xao "bóng em giếng đá trăng vàng", để rồi kết thúc "nặng bóng chiều" như "giọng kể cô tôi": thời gian đằng đẵng thu gọn lại trong mấy chục câu thơ! Nói "nặng" hơi quá, năm 1957 giọng thơ Nguyễn Bính điềm đạm hơn trước thôi, mà thơ thì vẫn hay... Đi đã mười năm mới trở về |
Đôi
mắt
"Đôi mắt tiễn chồng" trong bài thơ sau đây thuộc về bà Nguyễn Hồng Châu hay bà Mai Thị Mới?(9) Và người vợ của Nguyễn Bính mà trong hồi ký Dưới mái trăng non nữ sĩ Mộng Tuyết kể đã có gặp, người ấy là bà Châu hay bà Mới, hay bà nào khác?! Bất kể, người vợ duy nhất xuất hiện trong thơ Nguyễn Bính là một phụ nữ miền Nam. Đúng là "Tình Bắc Duyên Nam"!(10) Vò nhàu chéo áo làm vui |
___________________
(1) Chữ Hoài Thanh
dùng khi viết về Nguyễn Bính trong Thi nhân Việt Nam.
|
|