Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ]
[ Tác giả
]
|
|
Chợ Tết
Đám cưới mùa xuân Bình minh Ngày xuân chơi đồng quê Đường về quê mẹ Đám hội Trăng hè |
Trong
Thi
nhân Việt Nam, Hoài Thanh bảo: "Cứ đại thể thì tất
cả tinh thần thời xưa - hay thơ cũ - và thời nay - hay
thơ mới - có thể gồm lại trong hai chữ ta và
tôi. Ngày trước là thời chữ ta, bây giờ là thời
chữ tôi".
Thơ Đoàn Văn Cừ rõ ràng là thơ cũ, thơ "ta". Nhưng về hình thức nó lại hiếm khi lục bát mà thường bảy chữ hay tám chữ y như thơ mới, thơ "tôi"! Huy Cận nói: "Nội dung quyết định hình thức".(1) Tức thơ phải nội dung nào hình thức nấy thì mới hay. Tại sao thơ Đoàn Văn Cừ nội dung cũ hình thức mới mà vẫn hay? Vì cái hình thức tưởng hoàn toàn mới ấy, thực ra không phải! Hoài Thanh xem kỹ các lối thơ mới rồi bảo về cơ bản đó chẳng qua "là những lối thơ xưa phục hưng (...) biến thể ít nhiều"! Cụ thể, lối bảy chữ là "luật Đường giãn và nới ra", lối tám chữ là từ thơ hát nói. Nhờ tuy mới mà cũ, hình thức của "thơ mới" thích hợp cho cả nội dung mới lẫn nội dung cũ. Trở lại với Chợ Tết, Đám Cưới Mùa Xuân v.v. Đó là những mặt gương mà quê nghìn năm đã in bóng lên để bây giờ ta tha hồ ngắm nghía khi quê thôi rồi. Thơ ấy mang bóng quê, mà chính thơ ấy cũng đẹp mộc mạc, bình dị như quê! Nhớ Nguyễn Bính. Thơ Nguyễn Bính và thơ Đoàn Văn Cừ bổ túc nhau, chứ không "trùng". Một đằng "chuyên trị" tâm tình những trai quê, gái quê. Một đằng bao quát cảnh quê... |
Chợ
Tết
Đoàn Văn Cừ rõ ràng cố ý "chơi" màu: nào mây trắng đỏ, sương hồng lam, đường trắng, đồi xanh, cỏ biếc, áo đỏ, yếm thắm, bò vàng, nắng tía, áo the xanh, đồi thoa son, nào câu đối đỏ, tóc trắng phau phau, cam đỏ chót, nếp trắng như tuyết, mào gà trống thâm như cục tiết, ánh dương vàng chiều muộn. Hoài Thanh bảo Đoàn Văn Cừ "nhận xét rất tinh" và có "hồn thơ phong phú". Chắc chắn thế, nhưng tưởng ông Đoàn còn có, trước tiên có, một tấm lòng yêu quê thắm thiết. Không yêu lắm lắm, thì có lẽ không thấy những "tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa", "con trâu đứng vờ dim hai mắt ngủ" v.v. đâu. Trong bài Chợ Tết đôi câu sau đây được nhắc nhiều: "Bà cụ lão bán hàng
bên miếu cổ,
Nhưng tưởng ba câu chót của bài mới thật là gợi cảm: "... Những người quê
lũ lượt trở ra về.
Năm 1941, Hoài Thanh viết "những hình ảnh cuộc đời Việt Nam xưa còn lưu lại trong thời nay chẳng bao lâu sẽ mất hết". Năm 2009, "những người quê lũ lượt trở ra về" đã về hẳn "cuộc đời Việt Nam xưa" lâu lắm rồi. Vậy mà, "lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ" như còn thấp thoáng đâu đây... Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi, |
Đám
cưới mùa xuân
Đọc thơ ấy, lại đếm màu chơi: ngày hồng, nắng vàng, cò trắng, cỏ lam, áo đỏ, quần nâu hồng, ô đen, áo vàng, quần nâu sẫm, hòm da đen, vành khuyên vàng, má thắm, trời biếc, yếm đỏ, thắt lưng xanh, chùa trắng, trời thắm, cành xanh... Đã mùa xuân, lại đám cưới, màu sắc được dịp khoe! Trang phục truyền thống Việt Nam có hai lối màu. Khi làm lụng, ta mặc nâu, thâm, chan hòa với đất. Khi "ăn chơi", ta mặc những màu rực rỡ, nổi bật trên đất. Cả hai lối nay đã "khuất lẩn sau trái đồi lấp lánh ánh sương ngân". Giờ ta chỉ còn được nghe "những màu muôn năm cũ" trong những bài thơ cũng đã cũ muôn năm!(2) Ngày ửng hồng sau màn sương gấm mỏng |
Bình
minh
Mặt trời lên như đám cháy, lúa mênh mông dập dờn, dào dạt, "ngọc sương" treo lấp lánh đầu nõn trúc, chim chích chòe chim... ông đồ đua nhau hót, bình minh! Chân trời loé đỏ bóng vừng ô |
Đường
về quê mẹ
Tưởng tượng một phụ nữ "khuyên vàng, yếm thắm, áo nâu, môi hồng, má đỏ" bước dưới trời có mây trắng ngần, bước trên bờ con sông trắng có cồn xanh bãi tía... Người ấy không biết đi từ sáng hay trưa, mà mãi khi "nắng nhạt vàng", "trời xanh cò trắng bay từng lớp", mới đến. Nhờ người ấy có dắt theo... Đoàn Văn Cừ, mà nay ta được bước trên một con "đường về quê mẹ" thơ ơi! U tôi ngày ấy mỗi mùa xuân |
Ngày
xuân chơi đồng quê
Ngày xuân bắt đầu "vàng son lồng mặt nước". Ngày xuân hết "vàng tía rộn chân mây". Đồng quê lộng lẫy từ sáng tới chiều như thế, đi chơi là phải lắm. Như thường lệ, Đoàn Văn Cừ nhìn đâu thấy màu đó, bài thơ 47 câu chứa đến gần 30 từ chỉ màu! Màu linh động như lửa: "Tia nắng hồng đốt cháy hạt sương trong"! Màu "ngon", bị trâu liếm: "Cứ liếm mãi nắng vàng trên cỏ biếc"! Trâu liếm nắng, còn nắng thì "len lỏi tìm chim trong kẽ lá"! Có chim chơi trốn tìm với nắng, lại có chim gù "làm sóng sánh cả bầu không khí biếc"! Trong bức tranh quê lần này có lẫn vào một nét bất thường, là "vài ngọn tháp chuông cao". Đoàn Văn Cừ quê Nam Định, là tỉnh mà về phía biển có khá nhiều nhà thờ, hẳn ông đã đi chơi nhằm khu bên giáo. Trông tháp sừng sững, rồi trông "ngôi miếu nhỏ bên đường hương khói lạt", ông chạnh lòng, thấy nó "như bức tường văn hóa bị tàn vong"... Mẹ Quê ơi, con yêu và thương mẹ biết làm bao nhiêu thơ cho xiết! Ngày xuân rạng, vàng son lồng mặt nước |
Đám
hội
"Người lớn bé, mê man về đám hội"! Người bé mê hội lối bé: "thằng cu (...) khoe áo mới", "con bé (...) đòi chị ẵm (...) theo đám rước lượn quanh làng", "thằng bé em đòi mẹ bế lên đền xem các cụ (...) tế"... Người lớn mê lối lớn: có trò vui chung cho già và trẻ, trò riêng cho già, trò riêng cho trẻ, nhưng trai gái đương độ mê nhất trò... tán và được tán. Cũng không phải chỉ trẻ mới ưa... xuân: "Trên bãi cỏ dưới
trời xuân bát ngát
Cụ ông thích xem đu thì xem. Cụ bà xem kiệu: "Một chiếc kiệu đương
đi dừng bước lại
Kiệu bay... Sực nhớ kiệu cũng bay trong Chăn Trâu Cắt Cỏ (3). "Linh thiêng" thật. Hội dĩ nhiên không lặn theo mặt trời. Kìa "trống chèo văng vẳng". Đến giờ... Nguyễn Bính rồi! Mùa xuân ấy, ông tôi lên tận tỉnh |
Trăng
hè
Đã quen ngắm những bức tranh quê đầy màu sắc của Đoàn Văn Cừ, đọc đến Trăng Hè ta hơi ngẩn ngơ: nó đấy sao, cái nơi chốn mới cách đây mấy tiếng đồng hồ hãy còn rực rỡ... "Đêm vắng, người im, cảnh lặng tờ". Vắng là vắng người, chứ đêm trăng thì đông đảo bóng (trẻ con chết khiếp!). Lặng là lặng tiếng người, chứ đêm quê thì đêm nào cũng đầy tiếng của những loài không phải người! "Sao trời từng chiếc
rơi thành lệ
Thức khuya để thấy "lệ sao" với "bóng mơ", thật đáng thức quá! Tiếng võng trong nhà kẽo kẹt đưa |
|
__________________
(1) Trong phụ trương Thơ của báo Văn Nghệ (VN), tháng 3-2005.
(2) Bài Ông Đồ của Vũ Đình Liên, cũng hai câu chót: "Những người muôn năm cũ / Hồn ở đâu bây giờ".
(3) Tên truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.