Chim
Việt Cành Nam [
Trở Về ]
[ Trang chủ ]
|
|
HÃY ĐỢI ANH
Đợi anh em nhé, anh về,
KONSTANTIN SIMONOV, 1941 THÂN TRỌNG SƠN dịch ( Theo bản tiếng Anh : Wait for me. Tham khảo bản tiếng Pháp : Attends-moi ) |
Nguyên tác bài thơ này
là tiếng Nga, với nhan đề "Жди меня" của nhà
thơ ( nhà văn, nhà biên kịch ) Константин Михайлович
Симонов ( Konstantin Mikhailovich Simonov , 1915 - 1979 )
sáng tác năm 1941, dành tặng cho người yêu là nghệ sĩ Valentina
Serova. Bài thơ ra đời trong thời gian phát xít Đức dữ dội
tấn công Liên Xô. Trong thời kỳ chiến tranh, bài thơ đã
được phổ biến rộng rãi và dịch ra nhiều thứ tiếng,
vì tâm trạng của nhà thơ cũng là tâm trạng của bao nhiêu
thanh niên ra mặt trận, với lời nhắn gởi về người yêu,
người vợ ở hậu phương.
Bản dịch tiếng Việt đầu tiên là của Tố Hữu, " Đợi Anh về " , dịch từ bản tiếng Pháp, ban đầu được phổ biến trên báo chí từ năm 1949, sau được đưa in vào trong tập thơ Việt Bắc. Ở miền Nam ít người tiếp cận được bài thơ dịch này nhưng lại được nghe bài ca cùng tên do nhạc sĩ Văn Chung ( 1914-1984 ) phổ nhạc, qua tiếng hát Elvis Phương : Em ơi ! Đợi anh về
! Đợi anh hoài em nhé,
Em ơi ! em cứ đợi
dù tuyết rơi gió nổi,
Đợi anh, anh lại
về trong tiếng cười ngạo nghễ
Ai ngày xưa rơi lệ
hẳn cho sự tình cờ
Trông cho tan giặc
bước đường quê (2)
( Đợi Anh về - Nhạc : Văn Chung , Lời : thơ Tố Hữu ) http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=vuB3TbxIWU (1) Elvis Phương hát là : " dù gió lên bão nổi / dù nắng cháy sương rơi " (2) Elvis Phương : " ... tan giặc phía đường xa " Cả hai "cải biên" này đều không đúng. Sau này, khi có điều kiện đọc được toàn vẹn bài thơ dịch của Tố Hữu, ta có thể nhận thấy rằng, cũng như nhiều nhạc sĩ khác đã làm khi phổ thơ, Văn Chung không lấy nguyên văn toàn bài thơ. Có lẽ vì muốn nhấn mạnh ở cái tâm trạng lạc quan, tin tưởng của người chiến sĩ ở mặt trận - tin ở ngày chiến thắng sẽ đến, tin ở sự chờ đợi thủy chung của người yêu - nên nhạc sĩ đã chuyển đoạn nhạc cuối sang nhịp điệu hùng mạnh, dồn dập và kết thúc bằng cách lặp lại " Anh của em lại về ". Người nghe nhạc có thể thỏa mãn, nhưng người đã đọc thơ lại tiếc vì nhạc sĩ đã bỏ mất cái tứ rất đắt ở đoạn kết bài thơ. Ceux qui ne m'ont pas attendu
Không đợi, làm sao
họ biết
Bài thơ dịch của Tố Hữu : Đợi Anh về. Em ơi, đợi anh về
Dù tuyết rơi gió
nổi
Tin anh dù vắng vẻ,
Em ơi, em cứ đợi
Dù bạn viếng hồn
anh
Đợi anh, anh lại
về
Nào có biết bao giờ
Vì sao anh chẳng chết
|
Tố Hữu dịch bài thơ
này từ bản tiếng Pháp. Tra cứu trên mạng ta có thể tìm
thấy nhiều bản dịch tiếng Anh khác nhau nhưng chỉ có một
bản tiếng Pháp duy nhất, không ghi tên người dịch. Các bản
dịch đều khá trung thành với nguyên tác, kể cả phần bố
cục. Nhan đề các bài thơ dịch đều sát với nguyên tác
tiếng Nga " Жди меня " ( Attends-moi , Wait for me,
Hãy đợi anh ). Жди меня được lặp lại ở câu đầu
của cả ba khổ thơ : " Жди меня, и я вернусь." Hãy
đợi anh, và anh sẽ trở về. Жди, thức mệnh lệnh của
động từ җдaть, sau đó còn được lặp lại sáu lần
trong khổ thơ thứ nhất. Hãy đợi anh, hãy đợi, hãy
đợi, hãy đợi ... Đó là lời nhắn gởi, gần như là
lời cầu khẩn thiết tha, của người chiến sĩ ngoài mặt
trận với người vợ / người yêu ở hậu phương, với lòng
mong mỏi, niềm tin tưởng rằng sự chờ đợi kiên trì của
người ở lại sẽ giúp anh vượt qua hiểm nguy, gian khổ để
trở về. Điều đáng ngạc nhiên là bản dịch tiếng Pháp
sau nhan đề Attends-moi dịch đúng nguyên tác Жди меня
thì các câu đầu của mỗi khổ đều đổi là " Si tu m'attends
" Cái ý nhắn gởi, hứa hẹn, động viên ... của Жди меня,
Hãy
đợi anh, mà chuyển thành " Si tu m'attends " "
Nếu
em đợi anh, ... " e có phần yếu đuối, bi quan
quá chăng.
Tuy không tham khảo nguyên tác tiếng Nga mà chỉ căn cứ vào bản tiếng Pháp để dịch, Tố Hữu đã không lệ thuộc vào mệnh đề " Si tu m'attends "đó mà vẫn viết " Đợi Anh về ", " Đợi anh hoài em nhé ..." Đó không phải là chi tiết duy nhất chứng tỏ tính độc lập của nhà thơ khi làm công việc chuyển ngữ. Nếu bản tiếng Pháp theo sát nguyên tác ở hình thức một bài thơ ba khổ, mỗi khổ mười hai câu, thì "Đợi anh về" lại là một bài có tám khổ thơ với số câu mỗi khổ không đều nhau. Bài dịch, với thể thơ năm chữ, thoát ra hẳn văn bản gốc, nhất là với những lối diễn đạt, những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với thơ Việt. - Em
ơi em cứ đợi
- Tan giặc, bước
đường quê
Và đây nữa, chẳng ai nghĩ là thơ dịch : Mưa cứ rơi dầm dề
Hai câu này chuyển từ : Attends, quand la pluie
jaune
La pluie jaune, cơn mưa
vàng, hình ảnh này chưa thấy trong thơ Pháp, trong tiếng Pháp.
Cũng phải thôi vì dịch giả Pháp đã dịch sát từ nguyên
tác tiếng Nga :
Đọc tiếp những câu sau, ta có thể hiểu được, qua mạch văn, ý tứ của người chiến sĩ nhắn gởi người ở nhà hãy kiên trì chờ đợi bất chấp biến chuyển của thiên nhiên, qua dòng chảy của thời gian, qua tuyết đông, nắng hạ. Vậy thì mưa vàng chính là mưa mùa thu, khi cảnh vật âm u, vàng vọt, gợi nên nỗi sầu không dứt. Phải chăng với cách hiểu như thế mà một dịch giả tiếng Anh đã thêm vào tính từ " dreary " ( là thê lương, ảm đạm) không có trong nguyên tác ? : ( Wait for me, and I'll
come back !
Tố Hữu đã thoát khỏi những hình ảnh xa lạ đó bằng hai câu " Mưa cứ rơi dầm dề / Ngày cứ dài lê thê ", đọc lên nghe như thơ sáng tác chứ không phải thơ dịch. Ở những ví dụ nêu trên, lối dịch thoát như thế có thể tạo được sự đồng cảm nơi người đọc vì dù sao ý tưởng, tâm trạng của tác giả vẫn được tôn trọng, chỉ có cách diễn đạt là khác thôi. Tuy nhiên, khi đọc tiếp những khổ thơ sau thì người đọc khó chia sẻ được với chủ ý của dịch giả . Dù bạn viếng hồn
Anh
Đối chiếu với văn bản gốc dưới đây thì sáu câu thơ dịch trên, do " thoát " quá xa nên có phần mất đi sự tinh tế, ý nhị, nhất là ở hai câu : "Yên nghỉ nấm mồ xanh / Nâng chén tình dốc cạn " Si les amis las de m'attendre
Cho dù bằng hữu bỏ
cuộc
Hãy đọc thêm khổ thơ tiếp theo : Đợi anh, anh lại
về
Dù ủng hộ mọi sáng tạo của nhà thơ khi chuyển ngữ, người đọc vẫn thấy có gì đó không ổn trong câu " trông chết cười ngạo nghễ " : trong tiếng Việt động từ " chết " nếu dùng như danh từ phải nói là " cái chết, sự chết ", trông ( nhìn ) cái chết, chứ nói " trông chết " nghe sao kỳ kỳ !. Chỗ này bản tiếng Pháp là " en dépit de toutes les morts " , và bản tiếng Anh " despite all death can do ", gần sát với nguyên tác tiếng Nga " Всем смертям назло " , trêu ngươi mọi cái chết . Có lẽ cũng vì thấy điều này nên nhạc sĩ Văn Chung khi phổ nhạc bài thơ này đã sửa thành " trong tiếng cười ngạo nghễ " để giữ được tiếng Việt trong sáng, nhưng tiếc thay lại làm mất đi cái ý trêu ngươi / xem thường / bất chấp mọi cái chết. Mạch cảm xúc đã đẩy người dịch đi quá xa ở hai câu tiếp theo " Ai ngày xưa rơi lệ / Hẳn cho sự tình cờ " , cả tình lẫn ý không gắn với nội dung toàn bài, không hề có trong nguyên tác, cũng không thấy trong bất kỳ một bản dịch nào. Một vài từ, một vài câu, một vài ý đọc được trong bản dịch mà khi đối chiếu với nguyên bản thấy hoàn toàn xa lạ, điều này vẫn thường xảy ra bởi, suy cho cùng, trong dịch thuật văn học, việc trung thành tuyệt đối với văn bản gốc là điều khó có thể thực hiện được. Người dịch quan tâm nhiều nhất đến việc chuyển tải nội dung, ý nghĩa của văn bản gốc bằng sự diễn đạt qua một ngôn ngữ khác với tất cả những đặc trưng về ngữ nghĩa, cú pháp, phong cách... của nó. Mỗi ngôn ngữ lại có cách thể hiện riêng cho nên thử thách lớn nhất - nếu không nói là rủi ro lớn nhất - của người dịch là việc không trung thành với nguyên tác về nội dung hay hình thức, về văn phong hay ý nghĩa, về tư duy hay tình cảm. Có vẻ như phần lớn dịch giả chuộng một bản dịch " đẹp " hơn một bản dịch " sát " bởi ai cũng muốn bản dịch của mình cũng là một tác phẩm nghệ thuật đích thực.
|
Wait For Me -
Konstantin Simonov, 1941Wait for me, and I will return. Only truly wait. Wait while bringing sorrow The autumn rains come late. Wait while snow is blowing, Wait while heat burns haze, Wait while others cease to wait, Forgetting yesterdays. Wait when letters cease to come From places far away, Wait, while others tire of waiting Together day after day. Wait for me, and I will return.
Wait for me, and I will return,
Attends-moi Si tu m'attends, je reviendrai,(Simonov, 1941) Mais attends-moi très fort. Attends, quand la pluie jaune Apporte la tristesse, Attends quand la neige tournoie, Attends quand triomphe l'été Attends quand le passé s'oublie Et qu'on attend plus les autres. Attends quand des pays lointains Il ne viendra plus de courrier, Attends, lorsque seront lassés Ceux qui avec toi attendaient. Si tu m'attends, je reviendrai.
Si tu m'attends, je reviendrai
****** |
|