Chim Việt Cành Nam            [  Trở Về  ]          [ Trang chủ ]           [  Tác giả ]

Điện Quốc Gia Phế Binh ở Paris, Pháp
Hotel des Invalides

Sóng Việt Đàm Giang



Điện Quốc Gia Phế Binh chụp từ Tòa Eiffel 
Hotel des Invalides. Điện Quốc Gia Phế Binh, còn được gọi là Toà Nhà Thường Trú Quốc Gia của Phế Binh, là một cụm tòa nhà tại quận 7 của Paris, Pháp, gồm Bảo tàng viện,dinh thự liên quan đến lịch sử quân đội Pháp, kể cả một nhà thương và nhà nghỉ hưu cho cựu chiến binh chiến tranh. Những toà nhà này chứa Viện bảo tàng Quân đội, hai viện bảo tàng khác nữa và là nơi chôn cất một số anh hùng chiến tranh của Pháp, đáng kể là Napoleon Bonaparte.
Lịch sử.
 Ngày 24 tháng November 1670, vua Louis XIV ra lệnh cho kiến trúc sư Libéral Bruant vẽ dự án xây cất tòa nhà Quốc gia Phế binh gồm có nhà thương và nơi cư ngụ cho thương phế binh. Nơi chọn lựa là cánh đồng Grenelle. Khi dự án hoàn tất vào năm 1676, mặt tiền nhìn ra sông Seine trải dài 196 m và chung cư trải rộng gồm 15 courtyard, lớn nhất là là sân Court of Honor để binh lính diễn hành. Sau đó Jules Hardouin Mansart giúp Bruant lúc này đã già, để xây một nhà nguyện cầu. Nhà thờ hoàn tất năm 1679 sau khi Bruant chết. Nhà thờ cho phế binh mang tên Nhà thờ Saint-Louis của Phế binh. Sau khi nhà thờ này hoàn tất thì vua Louis XIV ra lệnh cho xây một nhà thờ riêng dành cho hoàng gia mang tên Nhà thờ nhà Vòm (Église du Dôme). Nhà thờ này đuợc Mansart xây cất dựa theo nhà Vòm Saint Peter’s Basilica ở Rome. Nhà thờ hoàng gia này được hoàn tất vào năm 1708, 27 năm sau khi nhà thờ chính hoàn tất. Trong nhà vòm, Charles de la Fosse là họa sĩ đã vẽ tranh họa cho trần nhà vào năm 1705. Nhà vòm này cao 107 m.
Nhìn hình thì ta thấy nhà vòm ở phía sau đã chế ngự và nổi bật  hòa hợp với vòng cung cửa của toà nhà do Bruant xây.

Điện Quốc Gia Phế Binh chụp từ mặt phía bắc, với nhà vòm chế ngự chính giữa hình. 

Nếu nhìn từ sông Seine ngược dòng lên thì ta thấy cây cầu Alexander III phía xa đưa tới Petie Palais và Grand Palais. Cầu Invalides thì phía xuôi dòng sông Seine.
 

Cầu Invalides và cầu Alexander III 
Cầu Invalides

Cầu Invalides đầu tiên là cây cầu xây năm 1821 nhưng đã được xây lại vào thời năm 1854-1856 như một phần trong hội chợ Triển lãm Quốc tế cho năm 1855. Cầu gồm có  ba vòm cung. Hai chân cột giữa có trang hoàng tượng miêu tả Chiến thắng bộ binh và Chiến thắng Hải quân.
 

Musée de l’Armée 
Điện thờ trong nhà vòm hoàng gia

Hiện nay Viện Quốc gia Phế binh ngoài những tòa nhà di tích lịch sử còn tồn tại nhà nghỉ hưu, một trung tâm y khoa và phẫu thuật, và một trung tâm vấn kế y khoa.

Tại Les Invalides có ngôi mộ của Napoleon Bonaparte (1769–1821). Napoleon chết trên đảo Saint Helena, nhưng sau đó Vua Louis-Phillippe đã cho mang về Paris vào năm 1840, và sau đó được yên nghỉ ngàn thu trong một ngôi mộ màu nâu đỏ (red quartzite) đặt trên một tấm đá xanh vào năm 1861.

Một số thân nhân của gia đình họ Napoleon, rất nhiều sĩ quan quân đội Pháp là việc với Napoleon, và một số anh hùng quân đội Pháp cũng được chôn tại Les Invalides.

Những nhà Bảo tàng của Les Invalides gồm:

- The Musée de l'Armée  là bảo tàng quân đội rất lớn nằm hai bên sân court of honor. Nơi này chứa lịch sử quân đội từ thời Trung cổ đến Đệ nhị Thế chiến, chứa khí giới, quân phục, bản đồ, biểu ngữ không phải chỉ có thế giới Âu châu mà còn cả nhiều nơi như Turkey, China, Japan và India.

- The Musée des Plans-Reliefs  trình bầy chi tiết những mô hình nổi của thành Pháp và nhiều thành thị khác từ thế kỷ thứ 17.
- The Musée de l'ordre de la Libération chứa những tài liệu đặc biệt cho giải phóng nước Pháp trong Đệ nhị Thế chiến, và tướng Charles de Gaulle, vị lãnh tụ của Pháp 
 

Trần nhà vòm do De La Fosse vẽ
phía trên mộ của Napoleon

The Hôtel des Invalides tọa lạc ở quận 7, phía nam của sông Seine, và bên đông của Ecole Militaire. 

Ghi chú :

Được biết tại Bảo Tàng Quân Đội của Bảo Tàng Quốc Gia Phế Binh, trong phòng Đông Dương, Cận Đông, và Viễn Đông  có chứa một thanh bảo kiếm được cho là của vua Gia-Long (?), Việt Nam.
 Thanh kiếm gồm có hai phần: phần lưỡi dài khoảng một thước và phần chuôi ngắn bằng một phần năm lưỡi kiếm. Đầu chuôi kiếm tạo hình một đầu rồng (hay đầu con giao) làm bằng vàng có trạm trổ rất tinh xảo. Đầu rồng này nối với đốc kiếm làm bằng một dãy gồm bảy vòng ngọc thạch giống bảy đốt tre dính liền với nhau, thông qua những gờ nỗi bằng vàng và cuối cùng là một chiếc vòng vàng nằm giữa bốn chuỗi san hô và chân châu. Miệng rồng ngậm một băng mạ vàng, uốn hình vòng cung nối với bốn chuỗi san hô và trân châu ở cuối đốc kiếm, tạo thành cánh của đốc kiếm. Phía cuối cánh đốc kiếm có chạm trổ hình những chiếc lá bằng vàng và nạm những hạt kim cương. Lưỡi kiếm hơi uốn cong, làm bằng thép sáng ngời. Trên lưỡi kiếm, sát với phần đốc kiếm có khảm ba chữ Hán Thái A Kiếm bằng vàng, là tên của thanh kiếm. Theo nhà nghiên cứu Dominique Rolland, đây là thanh bảo kiếm của vua Gia Long, vốn được trưng bày trong Đại Nội Huế, nhưng đã bị người Pháp tước đoạt trong thời gian Kinh đô thất thủ vào tháng 7.1885 (Dominique Rolland, "Le sabre de I’Empereur Gia Long", Bulletin de la Nouvelle Association des Amis du Vieux Hué, 9.2005, pp. 3-17). (Phillipe Trương. Trần Đức Anh Sơn) 25 April 2011.

Hình kiếm của Võ Quang Yến (*):


Sóng Việt Đàm Giang
12 May 2011

(*) ảnh trích  từ:  http://chimviet.free.fr/truyenky/voquangyen/vyen063.htm