Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ]
[ Tác giả
]
|
|
Ngày xưa Hoàng
Thị...
Áo thu Bâng khuâng Hạ hoa Động hoa vàng 96-100 Em lễ chùa này Hạ ca Vàng tay Vết chim bay Uống rượu Áo lụa Ngập ngừng Động hoa vàng 60 Tà dương Chiếu hoa Động hoa vàng 57 Gò đào Biếc phố Hoang phế Động hoa vàng 30 Kinh mây |
Hẳn Phạm Thiên
Thư không phải là nhà sư đầu tiên làm thơ tình. Nhưng ông
là nhà sư làm thơ tình nổi tiếng đầu tiên. Tiếng nổi
đáng lắm, vì thơ vừa hay vừa lạ.
Thơ tình PTT có gì lạ? - Nó nhẹ như khói, lãng đãng như sương, tuy nó chứa những cảm xúc yêu đương thiết tha không kém lòng yêu của bất cứ ai. Lời tình tự của tu sĩ nó "khói sương" đến nỗi tưởng ta có thể nói nó đã thêm được một "kích thước" cho thơ tình. Chẳng phải khi lần đầu lời ấy khe khẽ cất lên, ta biết ngay mình đang nghe cái gì đó chưa nghe? Và chẳng phải sau đó ta dễ dàng tưởng tượng nếu lời ấy bỗng dưng biến mất, ta sẽ ngẩn ngơ, thấy như cả không gian thơ lãng mạn bỗng hẹp mất đi một chiều? Sau đây là một số bài thơ tình sương khói và đôi bài thơ đạo thơm như nhang của tăng thi nhân họ Phạm. Thi phẩm giá trị của người còn nữa, nhưng xin được dành cho dịp khác. |
Ngày xưa Hoàng Thị... |
Võ Phiến bảo
"Cái tình của một người tu (...) có nét đẹp riêng (...)
Dáng
em nho nhỏ là hình ảnh quen thuộc của phần đông các
cô gái trong thơ ca (...) Nhưng cõi xa vời là khung cảnh
riêng của Phạm Thiên Thư (...) Ông thù thì thủ thỉ (...)
kêu khe khẽ những lời ân tình tha thiết không chịu được.
Tình yêu của ông thật tội nghiệp (...) vì bên cạnh các
mối tình (...) lúc nào cũng thấp thoáng cái ám ảnh của kiếp
sống mong manh" (xem Văn học Miền Nam).
... Mười năm trước, "anh đi theo hoài, gót giầy thầm lặng". Mười năm sau, anh "tình cờ qua đây (...) tìm xưa quẩn quanh". Tìm sao cho thấy, vì trong mười năm ấy "đời như biển động" đã "xóa dấu ngày qua" rồi. Anh vừa "ngắt chùm hoa, mà thương mà nhớ", vừa giẫm lên "bụi đỏ" mà thấm thía cái nghĩa vô thường... em tan trường
về
bước em thênh
thang
anh đi theo hoài
đường chiều
úa nắng
em tan trường
về
tay nụ hoa thuôn
tìm lời mở
nói
hôm sau vào lớp
em tan trường
về
thương ơi vạn
thuở
hè sang phượng
nở
ôi mối tình
đầu
tưởng đã phai
màu
mười năm rồi
Ngọ
chân theo tìm
nhau
tay ngắt chùm
hoa
phố ơi muôn
thuở
tìm xưa quẩn
quanh
dáng em nho nhỏ
tình ơi tình ơi! |
Áo thu |
Trời xanh, áo hồng,
lá vàng. Bỗng mất đi một màu, lạnh buốt!
xưa em phơi áo
giữa thu phong
|
Bâng khuâng |
Thơ bốn chữ vốn
là vè, là sớ Táo quân, là văn chương rất đỗi bình dân.
Nhưng thơ bốn chữ của Phạm Thiên Thư thì lại không bình
dân chút nào. Trong bài sau đây, thơ nhè nhẹ rơi rơi từng
sợi... "bâng khuâng"!
("Gái có chồng" mà còn "bâng khuâng" "nhớ anh thôn hoa", chồng không cho về là phải! Mà bộ đi lấy chồng giấu "ai" hay sao mà "nghĩ ai còn chờ"?) chồng em khắt
khe
nhớ mẹ quê
xa
nghĩ ai còn chờ
vin chùm hoa dại
mình gái có chồng |
Hạ hoa |
"Đêm nghe thơ
nhỏ
động đáy lòng ta..." Thơ nho nhỏ, rơi rơi, nhưng đố ai đọc rồi khỏi "dưng nhớ" niềm kia nỗi nọ! đêm nghe mưa
nhỏ
người tình nho
nhỏ
buồn ơi, đốt
thuốc
tưởng em tóc
rũ
|
Động hoa vàng 96-100 |
Động hoa vàng
gồm 100 đoạn, mỗi đoạn 4 câu thơ lục bát. Về nội dung,
liên hệ giữa các đoạn nói chung lỏng lẻo. Điều này cũng
có chỗ hay, là người đọc có thể thưởng thức mỗi đoạn
như một bài thơ độc lập.
Ngẫu nhiên, năm đoạn sau cùng của Động hoa vàng kết với nhau tương đối chặt, có thể xem như một bài thơ hai mươi câu. Hai mươi câu chót tóm tắt "thiền sư ỡm ờ" khá rõ: vừa tu vừa rượu (hơi quá chén nên mới "nằm say"), vừa tu vừa sát sanh, ăn mặn ("xuống đầm tát cá xâu cây"). Dĩ nhiên sư còn vừa tu vừa em, nhưng có lẽ vì đã em nhiều quá, em gần khắp mấy trăm câu thơ trước đó, nên đến đây thấy không cần nhắc nữa. Tu ỡm ờ có ít nhất một chỗ hay, là nên thứ thơ thiền ỡm ờ rất ngộ. Mai đây sư nhập
niết bàn,
gối tay nệm
cỏ nằm say
gây giàn thiên
lý vàng hoa
khách xa nhớ
đến nhau tìm
vào hang núi nhập
niết bàn
hoa vàng ta để
chờ anh
|
Em lễ chùa này |
"Cùng em đi lễ"
đủ bốn mùa mới phải "tiễn đưa em"... Nhưng em là tăng
hay tục, là ni hay "cô"? Nếu em trong cửa tam quan thì làm sao
đi lễ với "anh" được? Mà nếu em ngoài cửa tam quan thì
sao lại "vào nằm trong đất (...) vườn chùa"?
Dù sao, "... Một nụ mai vừa nở trong nắng Hỡi em ơi mây đã qua cầu"... Thơ mà như nhạc!
(Nên có người họ Phạm khác đem thơ làm nhạc!)
Đầu mùa xuân
cùng em đi lễ
Mùa hạ qua cùng
em đi lễ
Rồi mùa thu cùng
em đi lễ
Vào mùa đông
cùng em đi lễ
Tàn mùa đông
vào chùa bỡ ngỡ
Vườn chùa đây
vào nằm trong đất
Mộ của em mộ
vừa mới lấp
Rồi từ đây
vườn chùa thanh vắng
|
Hạ ca |
Guốc rơi thành
"hạ ca", chân hồng lãng đãng thành "hạ vũ". Tai nghe ca, mắt
trông vũ, Bụt ơi!
Tóc xõa em về
nghiêng nón hoa
|
Vàng tay |
Cứ "buồn ơi,
đốt thuốc" (1) buổi chiều này buổi sáng kia buổi tối nọ,
bảo sao ngón tay chẳng dài. Nhớ đã "vàng tay", "đâu em có
hay"...
nước vẫn trôi
đi
đâu em có hay
nhớ dài ngón tay |
Vết chim bay |
Chim có đậu nơi
gác chuông, nên mới có vết chim đậu "in mãi bực thềm rêu".
"Tình sầu vô lượng" cũng có lần đậu trong lòng ai, nên nay ta mới có vết tình đậu in mãi trên trang thơ... Ngày xưa anh đón
em
Anh một mình
gọi nhỏ
Mười năm anh
qua đó
Ngày xưa anh đón
em
Anh khoác áo nâu
sồng
Ngày xưa em qua
đây
Cõi người có
bao nhiêu
|
Uống rượu |
Chiều, bướm bay
bờ suối, ngồi nhớ tay "dan díu" nhớ tóc tỏa hương, rồi
rượu tì tì mà "quên say" vì "tình sầu vô lượng". Chao ôi,
tu!
hoàng hôn ven
suối
nhớ chiều hạ
nọ
giờ ai thèm nhớ
bên suối uống
rượu
|
Áo lụa |
"Ai kia" mơ hồ
lắm, mà sao lại "chần chừ"? Để tóc với guốc với áo
kịp hóa thơ chăng?
một sợi tóc
biếc
guốc nào động
nhỏ
ai kia áo lụa
|
Ngập ngừng |
Đây không phải
"ngập ngừng" lối Hồ Dzếnh: vì e "tình mất vui khi đã vẹn
câu thề".
Đây là "ngập ngừng" lối Ngày Xưa Hoàng Thị...: "anh đi theo hoài, gót giầy thầm lặng". "Theo Ngọ" mãi rồi cũng "trao (được) vội chùm hoa". Trông "nàng xếp lụa đào" mãi, không biết rồi "anh" có "nhờ (được) tay nọ" xếp cho cái áo cái quần gì chăng. nàng xếp lụa
đào
còn anh quần
áo
lòng sao ngập ngừng |
Động hoa vàng 60 |
Sư tức thị không,
không tức thị sư, mặc áo tức thị không mặc, không mặc
tức thị mặc, hiểu chưa vạc ơi.
hỏi con vạc
đậu bờ kinh
|
Tà dương |
Mặt trời xuống,
mặt em lên, tình ơi!(2)
ta dong xe ngựa
gò cương ngựa
lại
tay vẫy tà dương em là triêu dương |
Chiếu hoa |
"Em" trao chiếu,
"ta" lại ôm về "nỗi thiết tha"! Nằm trên thiết tha mà "tửu",
chắc mau hết "e con gái"...
Em lạc về rao
bán chiếu hoa
|
Động hoa vàng 57 |
Lâu lâu ghé
Động
hoa vàng hít ngửi một nhành tâm hương.
"Hương lò cũ" đưa người về miền "đào tơ ửng má", tóc nào sương bay? dù mai lều cỏ
chân trời
|
Gò đào |
"... nhận quà sư
trao
tập thơ nho nhỏ má cưng ửng
đỏ
Lúc tụng kinh, lúc làm thơ cho "cưng", "ngộ ơi độ nào"! tóc cưng xỏa
biếc
tay em hồng thạch
má em ửng đỏ
thương ơi độ nào |
Biếc phố |
Con đường ủ
rũ, thời gian thở dài, "đôi cánh mày ai (...) đậm nét cảm
hoài bâng khuâng", ấy thế mà hồn người lại "nhẹ lâng
lâng"! Hồn lâng lâng, chắc như "tóc bồng bềnh"...
"Hạt nào biếc phố long lanh". Phố nào biếc hạt mưa xanh một thời... Lắng nghe từng
sợi mưa dài
|
Hoang phế |
Bướm trắng "dõi
chút hương", hay bướm trắng chính là chút hương đang bay
chập chờn trong chiều "nắng lụn"...
ven núi vàng trơ
mấy bức tường
|
Động hoa vàng 30 |
Thơ thẩn tìm thơ,
lại vào Động hoa vàng lúc nào không biết. Ngó quanh
quất, chợt thấy tranh sông đẹp: có mây trắng ngâm nước
cạn, có cỏ xanh ít vàng nhiều, chắc là sông miền Trung (!)...
em nghiêng nón
hạ cầu mưa
|
Kinh mây |
Trên trời nổi
những "dòng mây", rồi trên giấy nổi những dòng thơ. Thơ
như bóng của mây. Hình tan lâu rồi, bóng còn đây...
trang kinh mây
nổi trước hiên nhà
(1) Xem bài Hạ Hoa. (2) Tà dương là mặt trời xế chiều, triêu dương là mặt trời ban mai. |
|