Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ]
[ Tác giả
]
|
|
Chiến tranh Việt
Nam và tôi
Đại lãn Hoa quì vàng lạnh Pleiku Một ngày nhàn rỗi Đi câu Bỏ xứ Mai sau dù có bao giờ Tha lỗi cho ta Bài hát khổ nhục Thảo khấu Mật khu Lê Hồng Phong Tháng ngày của một người lính làm thơ |
Võ
Phiến bảo thơ Nguyễn Bắc Sơn "ngông nghênh ngang tàng".(1)
Ngông khác ngang. Cùng là bất cần đời, nhưng ngông như "ngồng" cao lên, không đụng chạm tới xung quanh, còn ngang lại như "chang bang" ra, đụng khắp xung quanh. Thiết nghĩ thơ Nguyễn Bắc Sơn ngông nhiều hơn ngang. Dù sao, "thơ ấy quả hay". Sau đây là một số bài tiêu biểu, không sắp xếp theo một thứ tự cố ý nào. Chiến tranh Việt Nam và tôi Đọc thơ, rồi đọc lại cái tên sáu chữ của bài thơ, không khỏi nẩy ý ngắt bớt đi năm chữ đầu! Vì thấy cái phong cách của thơ "tôi" nó không phải do chiến tranh hay hòa bình chi cả. Vẫn Võ Phiến về NBS: "thơ ông phát biểu (...) một thái độ sống, không phải chỉ (...) một thái độ đánh nhau hay một thái độ làm lụng. Sống là nhẹ, không phải chỉ riêng đánh nhau là (...) nhẹ." Đời nhẹ, chắc dễ... cất cánh. Không bay hẳn lên được như chim thì cũng không chạm hẳn đất. Nghĩa là bồng bềnh, nghĩa là ngông nghênh, như "những ý nghĩ trong veo"... Lòng suối cạn
phơi một bầy đá cuội
Đại lãn Xưa nay không hiếm "những tay biếng nhác". Nhưng đã "nhác" mà lại chịu khó làm thơ xưng thánh nọ thánh kia như Nguyễn Bắc Sơn thì hiếm. Nói "chịu khó", nói "làm", e có phạm đến thánh chăng. Con chim sâu "nhắm mắt lim dim rồi mới hót thật là ríu rít", còn "ta đây" "nằm lơ mơ trên ghế dựa ngoài hiên" rồi thơ ở đâu không biết cứ rơi thong thả vào mồm (lơ mơ nhưng nhớ há mồm!)... Vừa rồi dĩ nhiên là đùa. Sống có thể "khề khà" nhưng thơ mà khề khà thì chỉ nên thơ "lá mít". "Thánh" hẳn thi thoảng có quên "đại lãn" nên nay ta mới được thưởng thức một số bài thơ "ngọt bùi bằng khoai lang", "nhẹ nhàng như nghĩ ngợi lan man" và làm người đọc "thảng thốt như vừa nghe gió hát"... Lúc tuyệt nhất
là lúc chờ sung rụng
Hoa quì vàng lạnh Pleiku Vũ Hữu Định có lần làm "anh khách lạ đi lên đi xuống" phố núi Pleiku. "Anh khách" gặp may: "May mà có em đời còn dễ thương"!(2) Nguyễn Bắc Sơn cũng có bận "đi một mình lên xuống (chính cái) phố mù sương (ấy)". Nhưng Nguyễn không gặp may: "Tôi vận rủi làm một người lãng đãng, ngó mông hoài khuất bóng của người em". "Người yểu điệu" nào đó của Nguyễn không hiểu sao đã bị phố núi "đuổi đi". Không cịn em, không có em, giá có bạn thì cũng đỡ, đằng này: "Lên xuống dốc tìm không ra bạn hữu, không có bạn làm sao tôi uống rượu, tôi làm sao sống nổi một ngày đây"! Để "sống nổi" nơi bỗng thành "cổ mộ", nơi "đêm nay trời đất lạnh căm căm", "tôi" "phải nhớ mắt một người thiếu nữ, đã nhìn mình rất ấm một ngày xưa"... Đứng trên núi
thấy hàng đèn thị trấn
Một ngày nhàn rỗi Trước 1975 thơ Nguyễn Bắc Sơn đã ngông nghênh. Sau 1975 thơ NBS vẫn ngông nghênh. Ngông bất chấp chiến tranh, hịa bình: rõ ràng ngông thật. Ngay trong thế hệ mình, NBS cũng không phải là nhà thơ ngông duy nhất. Ngông ba bảy đường, "đường" ngông riêng của ông đại khái như một người "Buổi sáng mang tiền đi hớt tóc Vô tình ngang một quán cà-phê" rồi "vô tình" vào quán ngồi với "giang hồ hảo hán" hơi lâu, rồi "lạng quạng ra bờ sông ngó nước" cũng lâu, rồi "ghé thăm ông bạn trồng cây thuốc" cũng lâu nữa, để khi hết trọn "ngày nhàn rỗi" thì "... râu tóc (vẫn) còn nguyên vẹn"! Đàn ông tóc dài có thể "đẹp trai thêm". Thơ ngông lối đàn ông tóc dài có thể "đẹp thơ thêm"! Buổi sáng mang
tiền đi hớt tóc
Về đâu, đâu
cũng là đâu đó
Tháng giêng ngồi
quán quán thu phong
Bày ra một ván
cờ thiên cổ
Tóc ơi ngươi
cứ tha hồ mọc
Lạng quạng ra
bờ sông ngó nước
Khi gã Yêu Ly
đâm Khánh Kỵ
Tháng giêng có
kẻ đi tìm cúc
Những khuôn mặt
những người xuân nữ
Ghé thăm ông
bạn trồng cây thuốc
Nằm dưới gốc
cây nhìn cánh bạc
Dường như đứa
trẻ nghìn năm trước
Đi câu Trên thì mây bay, dưới thì nước chảy, câu sông quả nhiên dễ "phiêu bồng" hơn câu ao, câu hồ. "Mây bông" không biết nó ưa thứ mồi gì, nhưng hễ dính thì phải mau mau gỡ, kẻo rách hết! Ta thích ngồi
câu bên bờ sông
Bỏ xứ "Người thanh niên khí phách"... Chắc là cái người "buổi sáng mang tiền đi hớt tóc" rồi chiều về "râu tóc (vẫn) cịn nguyên vẹn".(3) Xưng mình khí phách, chẳng ngông mà dám xưng sao. "Những ngông sĩ đứng bên bờ nhật nguyệt Vỗ tay cười khinh lớp sóng lô nhô." Cười khinh sóng lô nhô, xong "lạc đàn dăm bảy đứa" bèn rủ nhau "đi tìm cây cần trúc nhỏ" mà "ra hồ ngồi, câu đá câu mây"! Ôi Đà Lạt! Mười năm nhỉ,
mười năm khuất nhục
Kỳ lạ nhỉ,
giờ đây ta bỏ xứ
Xin bái biệt
những người tin rằng thi sĩ chết
Ở Đà Lạt,
ngoài khung cửa kính
Ở Đà Lạt ta
tha hồ cuốc đất
Ở Đà Lạt,
lạc đàn dăm bảy đứa
Mai sau dù có bao giờ Ai chưa quen "ta" có thể thắc mắc: "tên" nào mà ngông nghênh vậy? Ai biết rồi chắc chỉ cười xòa: quả nhiên "ta" với "bè bạn (ta) choàng vai ấm áp (...) rong chơi" thì "nước hồ đời" cứ tha hồ sạch, vì "những hào sĩ (chỉ) đứng bên bờ nhật nguyệt" "câu đá câu mây" chứ đâu có lội xuống "quấy bẩn"...(4) "Mai sau dù có bao
giờ,
Đêm Phù Cát
ngoài trời mưa rất lạnh
Đôi lúc nghĩ
trời sinh một mình ta là đủ
Tha lỗi cho ta "Đời mình như rượu còn ly cặn Hắt toẹt đời đi chẳng nhíu mày". "Bây giờ ta đã thành ti tiểu", mà ta thơ cồ đại thế sao. Nghe cái hơi miệng (khẩu khí), thấy người vẫn "ngất ngưởng", "đu bay" y như "ngày trước", dù có đu "trong chiếc chuồng vuông chật"... Tiếc mày không
gặp ta ngày trước
Thành phố giới
nghiêm ta ngất ngưởng
Thời đó là
thời ta chấp hết
Thời đó là
thời ta bất sá
Bây giờ ta đã
thành ti tiểu
Bài hát khổ nhục Bạn bè hơi lâu mới gặp. "Ngửi mày một tị xem làm sao Thân thể mày bay mùi binh đao...". Bạn cũng "ngửi mày một tị", thấy bay mùi... thất nghiệp. "Người đời dễ đâu theo ý mình Như hạt bụi nhằm cơn gió trốt". Mùi nọ mùi kia, chẳng qua mùi ngẫu nhiên. "Vậy xem như mình đã chết rồi". Chết rồi mà còn làm được thơ hay, cũng chưa đến nỗi "thê thảm" lắm. Mày về thăm
ta như chuột lột
Thảo khấu "Tráng sĩ" mà thấy "nước đỏ cầu đen chợt nhớ nhà". "Sắt đá" mà "ồ sao lại nhớ nhà". Lính của vua mà "giận ghét" vua. Ờ, nhưng nhớ nhà thì sao, giận ghét chiến chinh thì sao. Sao "lịch sử điên cuồng" không ngoại lệ cho "ta" được tiếp tục ở nhà múa bút. Ngoại lệ khó gì, nhưng vừa đứng "thành cầu gõ súng nhạc leng keng" vừa múa bút, có khi dễ múa ra thơ hay hơn đó ta ơi. Buổi sáng xuất
quân về hướng bắc
Nước reo bèo
giạt mặt trời lên
Vì sao ta đến
đây hị hét
Vì sao ngươi
đến đây làm giặc
Buổi chiều uống
nước dòng Ma Hý
Đốt lửa đồi
cao không thấy ấm
Mật khu Lê Hồng Phong Đọc tên bài, đọc mấy câu đầu, rồi đọc hết bài thơ sau đây, chắc nhiều người chưng hửng. Có trận chiến ác liệt nào đâu, có chiến sĩ anh hùng nào đâu. Chỉ có một người "Đêm nằm ngủ
võng trên đồi cát
Người ấy sau đó không hóa thành một "nắm xương tàn" trong vô số nắm xương tàn trong "rừng động Thái An", mà còn sống để viết nên thứ thơ "cắc cù bát ngát". May cho "ta" và may cho thơ. Tướng giỏi
cầm quân trăm trận thắng
Đêm nằm ngủ
võng trên đồi cát
Mai ta đụng trận
ta cịn sống
Ngày vui đời
lính vô cùng ngắn
Linh hồn ta sẽ
thành đom đóm
Tháng ngày của một người lính làm thơ "Chợt nhớ mình là tên tiểu tốt vô danh Đang thất thểu trong vòm trời khói đạn". Nhớ thế là tỉnh hẳn rồi. Nguyễn Bắc Sơn dĩ nhiên không phải "người lính làm thơ" duy nhất trong chiến tranh Việt Nam. Ông khác những người lính làm thơ kia, vì vốn dĩ trước khi làm lính ông cũng đã khác! Hoàn cảnh xấu cho người là hoàn cảnh tốt cho thơ. Chẳng ai không có tâm sự gì đáng kể mà làm được thơ hay. Nếu không có "Chiến tranh Việt Nam", e "tôi" hay "ta đây" chỉ suốt ngày nằm "chờ sung rụng ngoài hiên" chứ không viết nên bài thơ để đời nào cả!(6) Nơi ngã ba đường
này ta đã đứng chờ xe cùng
Có đêm ta thắp
lên ngọn đèn dầu leo lét
Có đêm ta thức
dậy, thị chân xuống chiếc
Có đêm ta thức
dậy nửa khuya trên ngọn đồi
Có đêm ta nằm
nói chuyện một mình
Ở quê nhà ta
tìm đâu ra những bằng hữu tốt
Ở quê nhà không
có dấu hiệu nào cho thấy
________________ (1) Trong Văn học Miền Nam. (2) Xem bài Còn Một Chút Gì Để Nhớ của Vũ Hữu Định. (3) Xem bài Một Ngày Nhàn Rỗi. (4) Xem bài Bỏ Xứ. (5) Truyện Kiều: "Mai sau dù có bao giờ / Đốt lò hương ấy so tơ phím này". (6) Câu chót của bài Đại Lãn: "Như ta đây chờ sung rụng ngoài hiên". |
|