Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ]
[ Tác giả
]
|
|
Hắn
đấy. Hắn dây sớm, hắn biết là hắn có dư thì giờ
để sửa soạn cho một cuộc hành trình tiếp nối. Làm cái
nghề như hắn, cứ di chuyển liên miên, một hai ngày là một
cuộc hành trình, thời giờ với hắn trở nên vô nghĩa, nơi
chốn là những nơi không còn tên sau khi hắn đi qua, những
con phố chỉ là những cái tên không hồn để dẫn dắt hắn
đến nơi cần đến. Những con đường hắn đi qua lặng
ngắt, chẳng thấy rác rưởi như chứng tích của nhân
loài hiện hữu, không có dấu vết sinh hoạt của người,
ngay cả thú vật, chim chóc cũng không hiện diện. Thành phố
chán, chán quá, chán như tâm hồn một kẻ chán ngán mọi thứ.
Cái tòa tháp cao có cái đồng hồ, nó là toà tháp nhà thờ
hay nó là tòa tháp của đô thành, hay tòa tháp của nhà ga
xe điện? Nó ở đâu hiện ra ấy nhỉ, nó mới đây mà, lại
biến đằng nào mất rồi. Từ nhỏ đến bây giờ hắn đã
theo bố mẹ, gia đình thay đổi chỗ ở bao nhiêu lần, hắn
nhớ không hết, cũng chỉ quanh quẩn trong một thành phố thôi,
hắn đã nhớ những con đường dẫn đến nhà hắn, cứ loanh
quanh một hồi cũng tới, làm sao lạc được. Hắn tưởng
mình đang ở thành phố quen thuộc, nhưng sao lạ quá, đi hoài
vẫn không thấy nhà ga. Nhìn đồng hồ đeo tay, dù hắn chẳng
muốn chút nào, hắn tự nhủ phải nhanh chân lên, phải tìm
đuờng mà đi, không lang thang được nữa. Hắn lạc rồi,
hắn không thể ỷ vào tên đường phố, không thể ỷ vào
cái tòa tháp cao mang cái đồng hồ ngạo nghễ, bây giờ làm
sao? Ah! có người cảnh sát đứng gần đằng kia rồi, hắn
rảo bộ và dường như chạy vội đến vì hắn thấy mình
thở hổn hển, thở không ra hơi, ô hay hắn yếu đến thế
sao, mới chạy qua có vài con phố mà đã mệt nhoài hay sao?
Câu hỏi thoát khỏi miệng hắn hắt vào mặt người cảnh
sát nghe sao lạ quá, hắn tự giận mình: chỉ là một câu
hỏi đường mà hắn nói không mạch lạc, một chuỗi chữ
lắp bắp, không có cái khẩn khoản cần thiết khi nhờ cậy
người khác. Nó chỉ là một câu nói ú ớ, vô nghĩa, và lại
có vẻ như bất cần? Người cảnh sát, một người có nhiệm
vụ bảo vệ an ninh, mang trật tự lại cho xã hội, giúp đỡ
kẻ hoạn nạn khi cần, nhưng sao anh ta lại không phải là
người như thế? Anh ta nhếch mép tạo một nụ cười
khinh mạn: "Từ tôi ư, anh muốn hỏi đường ư?" Thế này
thì hỏng rồi, hắn vội đào lý do, tìm lý do, lý do nào đây,
trễ giờ quá ư, không hắn có nhiều thì giờ lắm mà; lạc
đuờng ư? không, hắn nghĩ là đường dễ quá mà, hắn vội
chống chế là tại hắn không quen đường phố nơi đây. Hắn
đã nói ra sao, cử chỉ như thế nào, thái độ có đáng ghét
không mà người cảnh sát chợt như giận giữ tại sao hắn
có thể ngu ngốc đến thế, cái nhà ga thì có khó chi đâu
mà phải hỏi, cảnh sát này đâu có phải thứ cảnh sát quèn
đó. Thôi "hãy bỏ đi, bỏ đi". Hãy bỏ đi?! đừng tìm nữa
cho mệt, chuyện nhỏ thế mà anh không làm được một
mình ư? Tiếng cười khinh bạc, ngạo mạn vọng lại sau lưng
người cảnh sát như đâm suốt vào đầu hắn. Hắn là con
người vô tích sự, lại một lần nữa hắn lại bị coi như
một kẻ vô tích sự. "Hãy bỏ đi, hãy bỏ đi", tiếng cười
ngaọ mạn nổi lên như mỗi lúc một lớn dần, lớn dần…
Hắn choàng tỉnh. Ô hay đây chỉ là một giấc mơ ? Hắn nhìn đồng hồ của hắn. Hãy còn dư thì giờ mà…. Ồ, sao nghe quen thuộc quá, có vẻ như kafkaesque ở đây, như có cái gì đó phi lý, ảo giác, nửa tỉnh nửa mộng, là như mơ hồ có điều gì đó mang đe dọa kỳ lạ, nặng chĩu tâm tư, là như sợ hãi, là tự ti, là lạc lõng tuyệt vọng, là mặc cảm tôi lỗi vô cớ, v.v… Nói đến kafkaesque là phải nghĩ đến nhà văn Frank Kafka, một nhà văn khác thường đã viết nên những chuyện đã làm say mê biết bao nhiêu người và là đề tài cho biết bao nhiêu phân tích tâm lý, xã hội, triết học, chuyện phim ảnh kinh dị, quái đản, trò chơi trên máy điện tử, sách báo hoạt họa, châm biếm, khôi hài đen, v.v… Mời đọc bản
dịch của Sóng Việt cùng nguyên tác Đức ngữ cùng bản dịch
Anh ngữ câu chuyện rất ngắn của Frank Kafka, đó là
"Gibs Auf".
|
(Gibs Auf) Đó là lúc rất sớm vào buổi sáng, đường phố sạch sẽ và vắng vẻ. Tôi đang trên con đường đến trạm xe hỏa. Khi so giờ cái đồng hồ đeo tay của tôi với cái toà tháp đồng hồ tôi mới nhận ra rằng tôi đã trễ nhiều hơn là tôi nghĩ, tôi phải nhanh chân lên, sửng sốt vì khám phá này làm tôi không dám chắc về con đường mình đi. Tôi chưa quen thuộc nhiều với thành phố này, may mắn thay có một người cảnh sát đứng gần đó, tôi chạy lại và hổn hển hỏi thăm hắn đường đi. Hắn cười (khỉnh) và nói "từ tôi, anh muốn hỏi thăm đường đi ư?". "Đúng thế", tôi nói "vì tôi không thể tự tìm thấy đường được". "Hãy bỏ đi, hãy bỏ đi", hắn nói, và quay phắt lưng về tôi, như một người chỉ muốn được một mình với tiếng cười lớn (ngạo mạn) của hắn.(*) Es war sehr früh am Morgen, die Straßen rein und leer, ich ging zum Bahnhof. Als ich eine Turmuhr mit meiner Uhr verglich, sah ich, dass es schon viel später war, als ich geglaubt hatte, ich musste mich sehr beeilen, der Schrecken über diese Entdeckung ließ mich im Weg unsicher werden, ich kannte mich in dieser Stadt noch nicht sehr gut aus, glücklicherweise war ein Schutzmann in der Nähe, ich lief zu ihm und fragte ihn atemlos nach dem Weg. Er lächelte und sagte: "Von mir willst du den Weg erfahren?" "Ja", sagte ich, "da ich ihn selbst nicht finden kann". " Gibs auf, gibs auf", sagte er und wandte sich mit einem großen Schwunge ab, so wie Leute, die mit ihrem Lachen allein sein wollen. (Gibs Auf. Frank Kafka) It was very early in the morning, the streets clean and deserted, I was on my way to the railroad station. As I compared the tower clock with my watch I realized it was already much later than I had thought, I had to hurry, the shock of this discovery made me feel uncertain of the way, I was not very well acquainted with the town yet, fortunately there was a policeman nearby, I ran to him and breathlessly asked him the way. He smiled and said: 'from me you want to learn the way?' 'Yes,' I said, 'since I cannot find it myself.' 'Give it up, give it up,' said he, and turned away with a great sweep, like someone who wants to be alone with his laughter.(Give It Up. Frank Kafka). Sóng
Việt
12 June 2011 |
(*) Việt ngữ
có câu nói bình dân rất quen thuộc "Thôi! Bỏ đi Tám".
Bỏ đi Tám! Theo tin tức nói về Saigon ngày trước thì cụm từ "Bỏ đi Tám" xuất phát từ Nam bộ trong thời Pháp thuộc. (Tản mạn Saigon, g8ubvn) Người miền Nam hay gọi nhau trong nhà bằng thứ tự như Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu, v.v…Và người Saigon cũng đã phân chia thứ bậc các tầng lớp xã hội cho được dễ dàng ứng xử và giao thiệp. Quyền lực cao nhất là quan Tây cầm đầu guồng máy, thì người dân không có dịp tiếp xúc trực tiếp nên không kể thứ hạng. Tiếp đến là những người làm việc với chính quyền bảo hộ như thầy Thông, thấy Phán, thầy Ký nên được người dân Nam bộ gọi là thầy Hai. Vị trí thứ ba thuộc về người Trung hoa vì họ là những người hầu như nắm trọn guồng máy kinh tế của Saigon. Họ làm chủ vựa hoặc các chành dọc kinh Bến Nghé của Saigon năm xưa. Họ là những người thuê muớn nhân công làm việc cho họ. Từ thuở mới thành lập hai tỉnh Biên Hòa và Saigon-MyTho, người Trung Quốc thường sống trên tàu, nên họ được mệnh danh là chú Ba Tàu. Anh Tư đao búa để chỉ những nhóm người đã chiếm đóng hùng cứ một khu vực nào đó và sẵn sang dùng đao búa để bảo vệ hay chiếm đoạt lãnh thổ của nhóm kém vế hơn. Thứ năm là nhóm Cá Đá Lăn Dưa. Đây là nhóm phá rối người buôn bán để ăn cắp của họ như đi ngang đá cá văng ra khỏi sạp để cho đứa khác chụp, hay lăn cho dưa đổ để cho đứa khác ôm chạy. Thứ Sáu là anh Sáu Mã Tà hay Sáu Lèo là những người giữ trật tự khi những người tứ xứ đổ về Saigon kiếm sống bàn hàng rong đủ loại xâm chiếm đuờng phố, bán buôn đủ thứ. Anh Bảy Chà-Và là tên đặt cho những người Ấn độ hoặc là giầu có buôn bán cho vay với giá cắt cổ, hay là những người gác cửa cho cơ sở kinh doanh như nhà băng hay dinh thư lớn. Và thứ Tám là những người tá điền nghèo đổ về Saigon làm nghề khuân vác hay kéo xe. Họ cũng có thể là những người đàn bà nghèo làm công việc ở đợ cho những gia đình giầu có. Cụm từ "Bỏ đi Tám" ám chỉ họ chẳng làm được chi khác đâu, đừng hy vọng nữa. Và sau cùng là những người đàn bà quá nghèo chỉ biết đánh đổi cái vốn sẵn có để sinh tồn, họ là những chị Chín (xóm) Bình Khang.
|
|