Chim
Việt Cành Nam [
Trở Về ]
[ Trang chủ ]
[ Tác giả ]
|
|
Với những người hoạt
động lâu năm trong giới truyền thông, báo chi...miền Nam thì
hầu như ai cũng ít nhiều nghe danh, biết đến cụ Hà Thượng
Nhân . Tiên sinh là người nổi tiếng về tài làm thi phú nhanh
- có thể nói là xuất khẩu thành thơ - cũng như về đức
độ, về tính tình ôn nhu, phóng khoáng đối với mọi người.
Ông còn là một vị giám khảo thường trực cho giải Văn
chương Toàn quốc - do yêu cầu của Phủ Quốc Vụ Khanh VNCH.
Ở tuổi hoa niên, lúc mới bắt đầu làm thơ Hà quân lấy bút hiệu là Hoàng Trinh. Cụ là bạn thơ cùng thời với những thi sĩ tiền chiến hữu danh như: Hoàng Cầm, Huy Cận, Hữu Loan, Phùng Quán, Quang Dũng, Thâm Tâm, Trần Dần, Xuân Diệu... Trong số những người này, tiên sinh chơi thân thiết nhất với Hữu Loan, tác giả bài thơ được người người ưa chuộng, lưu truyền rộng rãi: Màu Tím Hoa Sim. Hai người vốn là bạn cùng quê, cùng lứa tuổi nên sau này vẫn xưng mày-tao-mi-tớ mỗi khi gặp nhau chuyện trò. Nhị vị còn được dân Thanh Hóa gọi là Tú Trinh và Tú Loan vì thời đó rất hiếm người đậu được bằng tú tài toàn phần, tức bằng Bac. complet. Nhà thơ Hữu Loan nhận giải Văn chương toàn sự nghiệp năm 2007 của nguyệt san Khởi Hành vừa rồi, tôi nghĩ một phần lớn là nhờ sự liên lạc và giới thiệu của Hà chưởng môn. Năm 1997, sực nhớ nếu miền Nam không mất vào cuối tháng 4 năm 75 thì chắc hẳn tôi đã được về hưu, hưởng an nhàn từ lâu, kể từ khi vừa đáo hạn tuổi 55. Từ ý niệm này, tôi đã quyết định xin từ nhiệm ngay với một công ty tư vấn tài chánh. Vì công vụ và chờ người điền khuyết mãi đến đầu năm 2000 tôi mới được "thoát thân". Tánh vốn ưa ngao du, từ đó tôi bắt đầu cuộc sống lang bạt mỗi xứ vài ba tháng, hoặc cả năm. Khi hết hứng thú thì trở về miền Trung du Hoa Kỳ để tiếp tục hành trình rong chơi, chạy đến các tiểu bang khác ngoạn cảnh hoặc thăm viếng anh em. Việc gặp gỡ, liên lạc lại với một số thân hữu cũ và nhất là nghe những lời có vẻ "thuận tai" của những bạn bè trong giới văn nghệ trước 75, nên cuối năm 2004 tôi đã tham gia vào nhóm chủ trương biên tập của một tờ tạp chí tại San José, sau 33 năm gác bút. Cuối tháng 4/2005 tôi lại nổi máu giang hồ vặt, "thoát ly" gia đình chạy qua miền Bắc Cali với ?ý định trực tiếp giúp anh em cải tiến, mở rộng tờ tạp chí để thân hữu, bạn bè cũ. Nhất là những bằng hữu còn kẹt lại trong nước có chỗ trở lại sinh hoạt văn học sau một thời gian dài bị chế độ Cộng sản gạt ra ngoài lề. Tôi biết chính họ cũng không muốn uốn cong ngòi bút để cộng tác với một cơ chế kềm kẹp, gian trá... Tại nơi lưu cư mới này tôi đã gặp lại Hà chưởng môn và anh bạn Hải Bằng. Từ đó, tôi và tiên sinh đã hầu như hằng ngày gặp nhau để thù tạc, hàn huyên chuyện xưa, người và việc cũ. Lúc này dường như tiên sinh vui vẻ hơn, làm thơ nhiều hơn và thường giao cho tôi để nhờ đánh máy, phổ biến nếu cần hay khi có người xin. Đôi khi vừa làm được bài thơ đắc ý nào tiên sinh đều gọi điện thoại đọc cho tôi nghe, ngay cả lúc đêm đã vào khuya hay khi trời chưa kịp sáng. Gặp nhau xong thì mỗi lần tôi ngỏ ý ra về là tiên sinh tỏ ý quyến luyến, nắm chặc tay tôi giữ lại. Ngay cả sau những lúc tôi vừa đưa tiên sinh đi ăn uống hay thăm thân hữu về. *** Hà quân tên thật là Hoàng Sĩ Trinh, sinh năm 1919 [giấy khai sanh ghi ngày 15-01-1922]. Cụ quê làng Hà Thượng, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1945, sau khi rời bỏ kháng chiến, dinh tề, tiên sinh được thầy Phạm Xuân Độ nhận làm nghĩa tử, nên đã được đổi tên thành Phạm Xuân Ninh. Sau này, ông lấy bút hiệu Hà Thượng Nhân là để kỷ niệm về nơi chôn nhao cắt rún của mình. Thật ra thì bút hiệu này do giáo sư Phạm Việt Tuyền - người chủ trương nhật báo Tự Do đặt cho khi ông mời tiên sinh phụ trách mục Đàn Ngang Cung để thay thế Thần Đăng tức Đinh Hùng. Bởi vị thi sĩ nho nhã, hiền hòa này muốn từ nhiệm để lo chăm sóc chương trình Tao Đàn của Đài Phát Thanh Sàigòn. Sau cuộc đảo chánh năm 1963 nhiều báo bị đóng cửa, trong đó có tờ Tự Do. Mục Đàn Ngang Cung sau 1968 xuất hiện lại trên nhật báo Tiền Tuyến của Hà quân. Đến năm 1958, theo lời yêu cầu của ông Hồ Anh tiên sinh phụ trách thêm chuyên mục Những Điều Trông Thấy cho nhật báo Ngôn Luận với một bút hiệu khác là Nam Phương Sóc. Bằng giọng thơ trào phúng, tiên sinh đã đả phá, phê phán những thói hư, tật xấu của thói đời, những hành vi, hiện tượng thiếu trong sạch của giới hữu trách, những người có chức vị trong chính quyền, chính trường... Trước khi vào Nam, tiên sinh dạy học tại trường Dũng Lạc ở Hà Nội. Chắc hẳn vì vậy mà đầu tháng 8 năm 2009 sau khi thoát cơn bệnh thập tử nhất sinh Hà quân đã nhận bí tich thánh tẩy với tên thánh là Phéro Dũng Lạc. Tiên sinh là người cổ kim uyên bác, nhất là thi ca Đông và Tây phương và quen biết hầu hết với những nhân vật lãnh đạo, chính trị quan trọng của cả 2 nền đệ nhất, đệ nhị Cộng Hòa và các văn nghệ sĩ hữu danh. Tính cụ vốn cởi mở, ôn nhu, khiêm cung, thể hiện rõ rệt phong thái của một bậc nho sĩ. Đặc biệt là lòng bao dung, độ lượng với thuộc cấp hay những người trẻ tuổi hơn. Điều này phản ảnh thêm nơi tiên sinh bản chất của một văn nghệ sĩ, của một bậc chân nhân từ ái. Năm 1955, theo sự đề cử của ông Bộ trưởng Quốc phòng Lê Ngọc Chấn, tiên sinh được cụ Ngô Đình Diệm bổ nhậm về phục vụ tại Phòng 5 với cấp bậc Đại Úy trừ bị đồng hóa [1]. Đơn vị này là tiền thân của ngành Chiến Tranh Tâm Lý [Psychopolitical warfare] hay Tâm Lý Chiến - thuộc Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH. Ngành này, kể từ những năm đầu thập niên 60 đã càng ngày càng được mở rộng khắp các quân binh chủng, binh đoàn và cải danh thành Chiến Tranh Chính Trị [Political warfare] mà Trung Tướng Trần văn Trung làm Tổng Cục Trưởng. Riêng Nha Chiến Tranh Tâm Lý thì vị giám đốc đầu tiên - nếu tôi không nhớ lầm là Tr/Tá Nguyễn Văn Châu. Về sau Nha CTTL được đổi thành Cục Tâm Lý Chiến, một cơ quan chiến lược quan trọng về chánh sách lục đại chiến, bên cạnh Mưu Lược Chiến, Tư Tưởng Chiến, Tình Báo Chiến, Tổ Chức Chiến và Quần Chúng Chiến. Cơ quan này, sau cùng do Đại Tá Hoàng Ngọc Tìêu tức thi sĩ Cao Tiêu giữ nhiệm vụ Cục trưởng cho đến ngày miền Nam VN bị nhuộm đỏ. Nhờ việc bành trướng ngành này nên quân lực ngoài tờ Chiến Sĩ Cộng Hòa lại có thêm 2 tờ báo mới là nguyệt san Tiền Phong và nhật báo Tiền Tuyến. Sau khi tờ Tiền Tuyến ra mắt không lâu thì năm 1968 Trung Tá Phạm Xuân Ninh tức Hà Thượng Nhân được đề cử thay thế Tr/Tá Lê Đình Thạch trong vai trò Chủ Nhiệm, vì Tr/Tá Thạch bận trông coi Khối Kế Hoạch/Kỷ Thuật, rồi đi học trường Tham Mưu Cao Cấp... Sau cùng đến năm 1972 thì giải ngủ.. Tôi quen và kết tình huynh đệ với anh Tường Linh từ đầu năm 1959 là qua sự giới thiệu của vị niên trưởng khả kính này, khi Tr/tá Thạch còn mang cấp bậc Đại Úy, làm trưởng phòng Báo Chí kiêm Chủ Nhiệm/CB tờ CSCH mời tôi vào thăm tòa soạn. Dưới sự chỉ đạo, điều hành của Hà tiên sinh, tờ Tiền Tuyến đã sớm phát triển và trở nên một nhật báo lớn phổ biến rộng rãi và qui tụ khá đông văn thi sĩ, ký giả, phóng viên hữu danh của miền Nam thời bấy giờ. Dĩ nhiên phải nói đến công sức của 2 người trợ tá đắc lực là Tr/Tá Phan Lạc Phúc tức ký giả Lô Răng và anh Viên Linh. Sau khi Hà tiên sinh giải ngủ thì tờ Tiền Tuyến cũng có nhiều thay đổi, với Đại Tá Nguyễn Huy Hùng làm Chủ Nhiệm. Anh Hoàng Văn Lân được nâng lên Phụ Tá CN. Chủ Bút mới là anh Huy Vân. Trước khi về Tiền Tuyến tiên sinh đã từng làm Chánh sự vụ Sở Binh Vận và Giám Đốc Đài Phát Thanh Quốc Gia mãi cho tới sau ngày chế độ đệ nhất Cộng Hòa bị lật đổ oan ức. Có thể nói Hà quân là vị sĩ quan chưa từng học qua trường quân sự nào và cũng có thể cụ chưa từng khoác áo chinh nhân, vì suốt thời kỳ tiên sinh đảm nhận chức vụ Chủ Nhiệm Tiền Tuyến lúc nào gặp tôi cũng thấy cụ mặc thường phục. Nghe nói, danh xưng Hà chưởng môn là do ký giả Lô Răng đặt ra. Tiên sinh đã từng được đề cử đi tham dự nhiều cuộc họp về văn hóa, báo chí quốc tế ở nước ngoài như Anh, Bỉ, Ba Tây, Hòa Lan, Pháp, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Nhật Bản, Đài Loan. Đến năm 1972 thì tiên sinh xin giải ngũ vì hội đủ điều kiện mang lon hơn 7 năm chưa được thăng cấp. Tướng Trung xin đề nghị thăng cấp để giữ lại, nhưng tiên sinh dứt khoát với quyết định giã từ quân ngủ để trở về cuộc sống an nhàn. *** Tiên sinh sang Hoa kỳ theo diện H.O và định cư tại San Jose từ năm 1990. Tại đây Hà chưởng môn sống như một vị trích tiên dưới sự nể trọng, thương yêu của moi người, mọi giới, và sự ân cần, săn sóc thường nhật của phu nhân và các con cháu trong gia đình. Trong thời kỳ tôi còn tạm trú trên SJ, tôi thấy Phạm Xuân Dương - con trai thứ của cụ, bao giờ cũng sống kề cận bên cụ. Tôi rời Hoa kỳ từ 2009 đến cuối năm 2010 mới về lại quận Cam thì rất tiếc Dương đã đi về cõi vĩnh hằng từ 5-8-2010. Thế là tôi lại mất đi cơ hội thỉnh thoảng cụng vài ba ly với người bạn trẻ thân thiết này. Như đã nói ở trên tiên sinh là người có tài nhả ngọc phun châu và làm thơ rất nhanh. Sáng ngày 01-09-2006 trong lúc tôi, tiên sinh đang uống trà đàm đạo cùng anh Vũ Đức Nghiêm thì được tin anh Hoàng Anh Tuấn vừa từ trần. Tiên sinh buồn bã cất tiếng than và lấy giấy bút viết ngay bài thơ Khóc Hoàng Anh Tuấn. Bài này, ngày hôm sau tôi đã trao cho Phạm Hùng - em trai của anh Phạm Huấn - để Ban Tổ Chức đọc truy điệu trong ngày tang lễ Hoàng thi sĩ tại nghĩa trang. Cho đến nay tiên sinh đã làm cả chục ngàn bài thơ đủ thể loại, có một số viết bằng Pháp ngữ, nhưng phần lớn là thất ngôn. Qua loại Đường thi này tiên sinh quả là người có tâm linh sâu sắc, là bậc thượng thừa trong việc vận dụng bút pháp, thi thanh, thi ảnh và âm điệu. Về những bài thơ dịch thì cũng đã thể hiện đầy đủ các yếu tố: hiệp thời, hiệp ý, hiệp thể và thanh thoát khó có người sánh kịp. Tuy làm thơ nhiều nhưng có điều tiên sinh thường trao tặng cho các thân hữu, ít khi lưu trữ và chưa hề tự xuất bản các tác phẩm của mình. Tập thơ Bên Trời Lận Đận ra đời là do Khôi, một người con thứ khác của tiên sinh âm thầm ấn loát năm 1992 và thêm vài lần nữa sau đó - mỗi lần một ít, lúc Khôi còn làm việc cho nhà in. Khi tôi còn ở trên đó, tiên sinh cũng đã giao cho tôi một số thơ do cụ sáng tác. Tôi vì hay di chuyển đó đây, lại là người lơ đễnh, nên trao bớt cho bạn Vũ Uyên Giang. Theo tôi nghĩ những người hiện đang thu giữ được nhiều thơ của Hà thi sĩ là cô Huệ Thu, niên trưởng Đông Anh Nguyễn Đình Tạo và bạn Mạc Phương Đình... Theo cụ cho biết thì ngày trước ký giả Lô Răng cũng từng giữ một số lượng không nhỏ. Còn nhớ trước 75, có một năm, khi tờ báo Sống sắp thực hiện số báo Tết, nhà văn Chu Tử đã hỏi xin tiên sinh một bài thơ Xuân và đã trả cho Hà tiên sinh ba chục ngàn đồng. Nên nhớ báo chí thời bấy giờ hiếm khi có tờ chịu trả tiền nhuận bút cho thơ. Nếu có thì cũng chỉ trả tượng trưng một vài ngàn cho các thi sĩ thành danh, cộng tác thường trực hoặc thân quen. Đây có thể được coi như là một trường hợp hi hữu về tiền nhuận bút dành cho một tác phẩm thi ca. Chính vì vậy mà từ ngày về tạm trú tại quận Cam, đôi khi giúp cung cấp bài cho vài tờ báo Xuân ở đây, riêng bài của Hà tiên sinh, tôi luôn yêu cầu các vị chủ báo trả tiền nhuận bút cho thơ, câu đối Tết... của cụ cao gấp đôi ba lần số tiền trả cho các tác giả khác. Theo tôi, thi phẩm ấn loát duy nhất được sự đồng ý của Hà tiên sinh là Men Thu gồm những bài xướng họa giữa cô Huệ Thu và tiên sinh. Cô này là một người rất kính mộ tài thơ của cụ Hà. Còn Hà chưởng môn thì luôn xem cô như một người em gái văn nghệ, cần được tận tình chỉ dẩn, khích lệ. Men Thu tuy mỏng nhưng trình bày rất trang nhã, do cô in năm 2006 trên giấy vân ảnh hoa tiên, bìa cứng. Rất tiếc là số lượng không nhiều, phổ biến hạn chế, nên ít người biết đến. Trong "Đôi lời trước sách" Hà quân đã viết: "Tôi đã xướng họa với Huệ Thu rất nhiều thơ. Tôi đã từng xướng họa thơ với rất nhiều người. Nhưng tôi vẫn không thích lối họa thơ đầy thù tạc này. Tuy nhiên, những bài thơ tôi xướng họa với Huệ Thu thì nó thoát khỏi mọi khuôn sáo. Tuồng như là tôi chỉ nương theo ý thơ của Huệ Thu mà phát triển ý thơ của mình. Thơ Huệ Thu đã giúp tôi một nguồn cảm hứng đặc biệt. Tôi tưởng như không còn xướng họa nữa. Đây là những vần thơ sáng tạo đích thực. Buổi chiều tôi theo lời khuyên của Bác Sĩ thường uống rượu chát - Huệ Thu cũng vậy. Một buổi tối, khi tôi đang ngà ngà say Huệ Thu gọi điện thoại lại. Người bạn thơ xin tôi một bài thơ, đúng một trăm câu viết cho Huệ Thu. Tôi biết đây lại là một trò chơi chữ. Tôi vẫn viết, nào ngờ thơ bay trên đầu ngọn bút. Tôi viết không ngừng, không nghỉ, không sửa chữa, nhìn đồng hồ, mới 45 phút đã viết xong. Sau đó ít lâu, cuộc chơi thơ lại tiếp diễn đến chục lần, lần nào cũng qua điện thoại, và lần nào cũng một trăm câu và viết trong lúc say, viết về Huệ Thu." Không lâu sau đó, cô này còn lấy thơ cụ ấn hành thêm một tập thơ nữa tên Hương Xưa, cũng với một số lượng khiêm nhường để dành trao tặng cho giới thân hữu thưởng ngoạn, giữ làm kỷ niệm, Sau hơn một năm tạm
trú trên vùng thung lũng hoa vàng, tôi lại nổi máu phiêu lưu
nên cuối năm 2006 đã di chuyển xuống Westminster. Tuy vậy,
cứ năm ba tháng nếu không bận đi du lịch xa, tôi lại chạy
lên thăm viếng cụ cùng các niên trưởng. Đầu năm 2009 biết
cơ sở Thi Văn Lạc Việt và thân hữu trên đó sắp tổ chức
mừng sinh nhật, thượng thọ cho lão trượng nên tôi vội
vàng bay về Mỹ. Trong buổi gặp mặt tại nhà Hà quân lần
này, tôi đã cho tiên sinh hay về việc nhiều độc giả và
thi hữu khắp nơi khen ngợi bài thơ Ngông của tiên sinh, sau
khi tôi phổ biến trên các trang thơ do tôi hoặc thân hữu
phụ trách:
Thừa dịp vui, tôi đã
tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời của bài thơ bất hủ này.
Với tôi, đây là một đọan trích trong những cuộc hội thoại
vui, cởi mở và thú vị:
- Thưa chưởng môn, trong những bài thơ của tiên sinh mà tôi có trong tay, phải công nhận Ngông là một bài thơ đặc sắc, tuyệt hay. Xin vui lòng cho biết tiên sinh đã sáng tác thi phẩm này lúc nào? Có phải là sau khi tiên sinh được giải ngũ, rời cương vị chủ nhiệm, chưởng môn tờ Tiền Tuyến?
Đến ngày rằm tháng chín thì hội thơ lại họp để tuyên bố kết quả. Lần ấy tôi cũng không ngờ là bài Trăng Thu của mình được trúng giải. Khi gọi đến tên người trúng giải thì cụ Ưng Bình hơi ngỡ ngàng vì thấy một cậu học trò đi lên. Bỗng cụ đọc :Trăm mặt thẹn thua chàng trẻ tuổiTôi bèn đáp ngay: - Vừa rồi ở nhà tôi, anh đã uống hết mấy cốc rượu chát của tôi, lại còn nổi hứng chất vấn, chọc phá lung tung. Bây giờ chắc anh cũng chẳng hà tiện gì để cho tôi hỏi qua vài điều?Nói đến đây thì nhà Vũ quân đã hiện ra trước mắt và câu chuyện vui cũng chấm dứt. Tiên sinh là người hiền hòa, khiêm ái, tôi lại là người hay trêu chọc, nên dĩ nhiên, bầu không khí cuộc hội thoại này luôn luôn thoải mái, đầy ắp tiếng cười. *** Hai năm qua sức khỏe của tiên sinh càng ngày càng suy nhược, ngũ quan hầu như không còn hoạt động bình thường và phải cần người săn sóc thường trực. Cũng may là các vị thân hữu trên ấy như các niên trưởng Đông Anh Nguyễn Đình Tạo, Vũ Đức Nghiêm, Thanh Thương Hoàng, Ngô Đình Chương, Trường Giang, Nguyễn Liệu, các bạn Chinh Nguyên, Mạc Phương Đình, Võ Thạnh Văn, Hải Bằng, Hải Phương, Hà Ly Mạc, Huệ Thu... vẫn thường xuyên đến thăm viếng và tạo niềm vui cho vị chưởng môn luôn được mọi người trân quí, thương kính này. Ngày thứ tư 24-11-2010 vừa rồi nhà xuất bản Văn Đàn Đồng Tâm đã tổ chức ra mắt tuyển tập Kỷ Niệm Về Thi Sĩ HÀ THƯỢNG NHÂN tại San José. Buổi lễ tuy không rơi vào những ngày cuối tuần, nhưng cũng qui tụ được nhiều thân hữu và giới ái mộ tiên sinh. Đặc biệt, còn có một số người ở các quốc gia xa xôi đã bay về vùng thung lũng hoa vàng để thăm hỏi và chúc tụng cụ. Văn đàn này do nhà văn Doãn Quốc Sĩ, BS Tạ Xuân Thạc và Việt Hải chủ trương và sau cuộc Ra Mắt Sách tại miền Bắc Cali văn đàn còn dự tính tổ chức ít nhất là tại miền Nam Cali và Texas. Cũng vì nguyên nhân này tôi đã rời Bangkok sớm hơn để về quận Cam kịp chạy lên SJ gặp chưởng môn. Lần này tôi thấy tiên sinh đang ngồi xe lăn do anh Phạm Hoàng Chương, trưởng nam của Hà quân đẩy. Lúc ấy, tôi còn nhận ra tiên sinh đã kém linh hoạt hơn trước và giọng nói càng yếu hơn. Nghe nói chưa đầy một tháng sau, vào trưa ngày chủ nhật 19 tháng 12 năm 2010, trưởng nữ của tiên sinh là cô Phạm Hoàng Minh Phi đã cùng các anh Hồng Dương, Phạm Gia Cát, Trần Phong Vũ lại đứng ra tổ chức buổi ra mắt tác phẩm thi ca "Thơ Hà Thượng Nhân"tại trung Tâm VIVO - San Jose. Tôi nghĩ, cô ấy muốn tạo sự ngạc nhiên cho thân phụ mình nên lo thu góp được một số tác phẩm thi ca của Hà quân, rồi âm thầm nhờ một số người đã từng cộng tác hay ái mộ chưởng môn thực hiện công việc ấn loát tại miền Nam Cali. Tiên sinh chỉ biết được sự kiên này sau khi được chính trưởng nữ của mình trao tặng tuyển tập thơ trước mặt quan khách. Sách in bằng loại giấy tốt, bìa cứng, dày 300 trang, chỉ dành để tặng. Ngoài một số thi phẩm tiêu biểu của tiên sinh còn có những bài viết của một số nhà văn, nhà báo nói về cuộc đời và đức độ... của vị trích tiên xứng đáng được trọng vọng, tôn kính này. Muốn có sách, xin liên lạc với cô Minh Phi: 2746 Agua Vista Drive, San Jose - CA 95132, điện thoại: (408) 506.2307 hoặc minhphipham@sbcglobal.net Tóm lại, ngoài các tác thẩm thi ca do con cái hay người ái mộ Hà quân tự ấn hành đã kể trên, chưởng mộn còn những ấn phẩm chuyên biệt khác, được Bộ Quốc Phòng hay những cơ quan trực thuộc Tổng Cục CTCT ấn hành trước 75. Đó là các cuốn sách, cẩm nang liệt vào hạng sách lược, chiến lược do tiên sinh soạn thảo. Những ấn phẩm này đề cập, dẩn giải về binh vận, địch vận và nghệ thuật thu phục nhân tâm, quần chúng với bút danh Hà Sĩ [nếu tôi nhớ không lầm] . Hơn 4 tháng trước, tôi lại chạy lên San Jose. Lúc tôi đến nhà thăm viếng thì tiên sinh đang mê mệt ngũ. Biết tiên sinh cần tịnh dưỡng, nên tôi chỉ ngậm ngùi đứng nhìn. Trong giây phút tĩnh lặng đó tôi đã mơ hồ, tưởng tượng như mình đang trước giường bệnh của thân phụ ngày nào, vào hơn 30 năm trước - trước ngày tôi xuống thuyền vượt biển rời bỏ quê hương. Là con người, có ai thoát khỏi lẽ biến thiên thành trụ, hoại không hay luật tuần hoàn sinh diệt của tạo hóa. Vì vậy đến tối ngày 11 tháng 10 năm 2011 vừa qua, Hà chưởng môn đã cởi hạc qui tiên để lại trong lòng thân nhân, gia đình, thân hữu của thi lão và những kẻ hậu sinh như chúng tôi biết bao nỗi luyến tiếc, đau thương. Công trình sáng tạo, sáng tác thi ca cả một đời của chưởng môn lại vì hoàn cảnh tang thương, thay đổi của đất nước mà thất lạc đi quá nhiều, vì chính sách đốt sách, vùi dập hiền tài, đọa đày người yêu nước, kẻ sĩ miền Nam. Tôi nghĩ đó là một sự mất mát, thiệt thòi lớn lao cho nền văn học, di sản văn học Việt Nam.
|
Ghi Chú:
[1]:
Nghị định do chính cụ Ngô Đình Diệm - lúc còn là Thủ
tướng ký:
[2]:Bùi Giáng dịch thoát 2 câu Canzoniere của thi sĩ tu xuất ngườiYÙ: Francesco Petrarca [1304-1374]. F.P còn được biết đến với biệt danh Petrarch. Hai câu này được trích trong một bài thơ diễm tình loại Sonnet mà ông đã viết cho Laura, người tình trong mộng của ông. Nhiều học giả, phê bình gia nghĩ rằng Laura là bà Laura de Noves - một thiếu phụ quí phái mà Francesco đã gặp gở tại nhà thờ Sainte Claire ở Avignon. Từ đó ông đã đơn phương đem lòng thầm yêu trộm nhớ nàng mỹ nữ nọ, nhưng không được bà đáp ứng. |
|