Chim Việt Cành Nam             [  Trở Về  ]             [  Tác giả   ]

 
PICASSO
Những khám phá mới của nghệ thuật
___________

Võ Công Liêm

gởi: đinh cường,trịnh cung,rừng,hoàng đăng nhuận.
Cuộc đời và sự nghiệp của Picasso* là một. Đánh dấu một nền văn hoá lớn, đặc biệt bộ môn hội hoạ được xem như cái mốc trong lịch sử trọng đại ở thế kỷ XX.

Chúng ta có thể hiểu thêm điều này;hội hoạ hiện đại không cần phải có một Picasso.Trong lúc ấy;cùng thời gian nầy,không có Picasso thì không có hội họa hiện đại.Picasso là một danh hoạ của một thời và ngay cho tới bây giờ,chưa một ai có thể thay thế được"trường phái" riêng biệt đó;với tất cả kỳ bí stupendous đã làm ngạc nhiên một số danh họa cũng như văn nhân thế giới nói chung,người ta đã dồn hết tâm lực vào sự thay đổi lạ lùng nầy và coi đó là hiện tượng của nền hội hoạ hiện đại,vừa đương đại vừa hiện thực.Một Picasso thời thượng!

Bởi chính cái nghệ thuật riêng biệt của Picasso là không còn đối mặt,phản đề nào khác hơn hoặc dựa vào một lý lẽ nào để thay thế hay đại diện trong cùng thời đại và kỷ nguyên ông đang sống. Điều đó không phải là dự đoán cho một nghệ thuật tương lai hoặc hoài cố về một thời đã qua hay một số danh hoạ trước đây.Picasso không bao giờ để thừa một dấu vết vô nghĩa nào trên họa phẩm của ông;nghĩa là tranh của Picasso toàn diện với một bố cục chặt chẽ,nội dung súc tích đó là đường nét riêng tư của ông,khó mà có ai sánh kịp,dù ở bất cứ thời nào,người ta có thể "sao y"hay rặp khuôn chớ không thể có một chất liệu matter/matière hay một nội dung đầy sức sáng tạo như thế.Kể cả thời kỳ đầu chủ trương trường phái Lập phương(Cubisme)1907 là thời kỳ hết sức phức tạp cho Picasso,gián đoạn nhiều lần bởi phương tiện khó khăn cho số tuổi 26,nhưng may mắn gặp được George Braque,người cùng trường phái Lập thể...Điều mong muốn của Picasso là làm mới nền hội hoạ đương thời. Ông đã dày công học hỏi,nghiên cứu; từ đó ông chịu ảnh hưởng tranh mộc bản Nhật và ngay cả trường phái Ấn tượng(impressionism)và Hậu Ấn tượng(Post-Impressionisme) với những chủ soái như Bonet, Renoir, Van Gogh và Gauguin.Sau một thời gian Picasso đã đem nghệ thuật đại dương và da đen Phi châu vào hội hoạ mới, để dập tan những tàn tích cổ điển,lãng mạn, ấn tượng ; dựng lên cái gọi hình-khối-họa(cubic-art)tức trường phái Lập phương bây giờ.Từ Lập thể Cubism ông chuyển sang Dã thú Fauvism. Ấy là điều ao ước của Picasso.Từ đấy hội hoạ cũng như điêu khắc đứng dậy và khởi hành vào một thế giới mới, đó là cách thức trình diễn về sự diễn đạt nội tâm cũng như bản thể của con người trong những trạng thái khác nhau giữa trừu tượng,siêu thực,quá thực và động chuyển(hoạ) vân vân,mà những thứ đó được gọi chung một từ là Chủ nghĩa hiện đại(Modernisme)rồi đi tới Hậu Hiện đại (Post-Modernisme) . Nghệ thuật hiện đại(Modern art)khởi đầu trước 1900.

Hơn nữa Picasso muốn phá vỡ mọi qui cách,ước lệ ở thời đó,một sự hoà nhập phi thường cho một cá tính riêng biệt và đưa dẫn những hoạ nhân khác đổi mới tư duy để cùng nhau hội nhập một thời đại mới dưới nhiều sắc thái khác nhau.Picasso là một nghệ nhân riêng biệt; ông không lệ thuộc vào một điều kiện nào cả, ông tránh xa những hình ảnh có tính truyền thống.Picasso sống ngoài tầm nhìn xã hội,phá vỡ mọi hình thức cưỡng chế của nền luân lý cố hữu.

Picasso yêu tự do trong đời sống để tìm nguồn sáng tạo; đó là lý do khai phóng một lối vẽ mới như điều ông mong muốn.Picasso mang nặng một tâm hồn "dã thú",một tinh thần phản kháng của một nghệ nhân.Tuy nhiên; vẫn trong ông là một con người yêu đời,yêu người với một đức tính xã hội,song le; ông vẫn giữ được phong cách của con người hoạ sĩ đúng nghĩa.Điều ấy có thể nói rằng Picasso là một người nghệ sĩ hoàn toàn,thực sự xứng đáng đại diện cho chúng ta vào thời đó không?

Picasso thay mặt chúng ta làm sáng tỏ hình ảnh và sáng tạo nghệ thuật; đó là điều đáng được noi theo .Sự thay mặt đó không những chỉ yêu cầu dấy lên, mà đó là mối quan hệ cần thiết với những gì có thể thay mặt được;nhưng ở đây cấu tạo được là nhờ vào sự hổ tương lẫn nhau.Vậy Picasso có những gì tương tợ vào sự hổ tương ở cái thời buổi ấy?- Đúng như thế; đó là điều nhận ra được nghệ thuật(art).Picasso là thời của chúng ta.Những sự trùng hợp là căn ngữ chính xác,nghĩa là vai trò của ông lúc đó hoàn toàn độc lập, đứng ngoài các giáo phái,phủ nhận mọi điều, ngay cả cái chướng tai gai mắt mà ông đang tiếp cận.Picasso is out time.But his similarity stems precisely from his noncomformity,his negations and his dissonances.

Ông ghét bỏ những cái phô trương hào nhoáng làm phương hại đến đời ông như phủ kín hết thảy đam mê mà ông đang theo đuổi; bởi Picasso yêu sự khám phá và sáng tạo nghệ thuật. Để rồi ông thu mình;chỉ còn lại mình ông với những uẩn khúc tự tại,ngạo nghễ với đam mê và chả còn gì hơn cả.Hành động bất chấp của Picasso là tấm gương phản chiếu,soi đường qua mọi tầng lớp trong xã hội,xuyên sâu vào những thế hệ nối tiếp,cho nên; dù có chống đối hay phê bình, có rạn nứt, ông vẫn nuôi hoài bảo là làm sao hoạ phẩm của ông đem lại một cảm nhận được tính siêu lý của nó.Vì lẽ đó;Picasso đã phủ nhận mọi điều để đi tới một quyết định và chấp nhận những cái quái gở đó singularities trong tranh vẽ của ông; nhờ vậy mà đẩy ông vào con đường phục vụ sáng tạo nghệ thuật ở ngay thời đại ông đang sống và được xem như bền vững hơn bao giờ.

Những hoạ phẩm của Picasso được đánh giá như những hoạ phẩm đương đại,dù rằng có những hoạ phẩm khó am tường và hiểu rõ; đôi khi đưa tới sự tối tăm,mù-tạt,mơ hồ,khó hiểu.Picasso cho đó là một sự chối bỏ cái cũ và một xác quyết cụ thể con đường hội hoạ của ông.Hẳn đã rõ điều ấy;thì còn lạ gì trong cái âm u,tối nghĩa đó,mà cần phải có tim óc để nhìn cái chân dung thật của Picasso.Nó là thế đấy!

Bất cứ đề tài nào hay mục đích thẩm mỹ, tất cả được biểu lộ như một diễn tả.Thực tế điều đó không ngoài mục đích của Picasso mà nó không thể là của chúng ta(!).Không-phải-là-của-chúng-ta;bởi vì những hoạ phẩm Picasso được phô bày như một tầm nhìn ở cõi xa xăm kia "beyond" cái chiều sâu của Picasso ở đó,có lẽ chúng ta không vói tới reachable .Chắc chắn đó là điều chúng ta đã nghĩ đến;chính cái tầm xa không còn là dối trá,che đậy gì hết cả mà đó là trí tuệ sáng tác dành cho một tư tưởng sáng tạo nghệ thuật hội hoạ; cho dù trước hay sau đối với chúng ta.Và ngay bây giờ,thời đại nầy nó trở nên vô biên...

Thích thú hơn khi được ngắm những tranh loã thể đầy dục tính,phơi ra những cái mà con người muốn che kín,kể cả những ước vọng khác,mơ về rêver/dream là thực.

-một sự thật vô vị- một sự khai sáng đáng kể trong hoạ phái của Picasso.

Chính vì thế mà đời đã từ chối và phủ nhận, đặc nhiều nghi vấn khác nhau,từ cái đú đởn như mê sảng,cái lăng loàn xác thịt giữa trai gái(trong study và sketch)những hình ảnh đó biến thành sự vô tưởng utopias đối với quần chúng.Phải chăng định mệnh đã dán vào người ông để rồi thừa nhận cái tự có trong người ông?Một cõi hư vô vĩ đại dành cho con người nhiệt tình với lòng đam mê vĩ đại của Picasso.

Nghệ thuật hiện đại(Modern art)lúc bấy giờ không thể gián đoạn,bởi nó tạo ra sự thành công bất ngờ để rồi thay đổi hẳn bộ mặt nghệ thuật của tự nó.Vậy cái truyền thống nghệ thuật Phương tây từ khi còn trong thời kỳ Phục hưng(Renaissance)coi như đổ vỡ hoàn toàn,tiếp tục như thế qua bao phong trào đổi mới,qua bao tuyên ngôn đã minh chứng hùng hồn và thuận lợi cho một số nghệ sĩ(hoạ sĩ) xuất hiện ngay vào thời điểm ấy. Đó là một sự khám phá cho một viễn ảnh của nghệ thuật hội hoạ -một sự thay đổi toàn diện,mà thực tế đã xẩy ra- tùy vào những dữ kiện để được sắp xếp như một qui luật chung(về nhãn quang)và cá tính độc đáo của sự thưởng ngoạn (sự nhạy bén của hoạ nhân).Viễn ảnh đó được áp đặt như một ảo giác tạo một thế giới riêng biệt mà trong đó được xem như phần tư duy hợp lý và nhạy cảm.Những người nghệ sĩ nói chung ở vào đầu thế kỷ XX đã vô tình tạo ra một sự rạn nứt giữa hai cái nhìn.Cả hai nguyên tố đó:-Trong một vài trường hợp để tạo nên những đường nét "siêu hình" đậm nét nghệ thuật,mặt khác tạo nên được sự nhạy cảm và khoái cảm cao độ.Picasso đánh đổ những truyền thống cổ hủ để hợp thông và phục hồi toàn diện nghệ thuật mới đầy năng động hơn. Để có một tầm nhìn xa hơn mà một đôi lần đã làm mờ con đường sáng của nền văn minh hội hoạ;với sự đột nhập của những hình ảnh mới lạ,chính là nguồn tự phát của những con người sơ nguyên primitive peoples những trẻ con và ngay cả những người mất trí insame, dựa vào đấy cho ta nhận ra được nguồn sáng tạo,vốn đã bắt nguồn từ những lớp người đó.Picasso thừa nhận điều nầy,do đó Picasso đã sáng tạo như một nhập thể biểu hiện embodiment, có đôi khi trong cái bung phá đó Picasso đã tìm thấy được nghệ thuật chân phương của nó; và đã một lần Picasso nói:"...bây giờ một bức hoạ là tổng thề của sự phá hoại" để trở nên "Không-Hoá"toàn triệt của một hoạ phẩm và diễn tả trọn vẹn cái hồn mình vào trong tác phẩm để có cái nhìn vừa chủ quan vừa khách quan,hai bề mặt nầy Picasso đã quán triệt.Dù rằng biểu diễn giữa một thể loại táo bạo đầy tính dã man tàn bạo giữa người và vật.Cái sự quan tâm đó;Picasso cho là một sự tổng hợp hư cấu,một phát minh cực kỳ sáng tạo-Đó là cái gì giữa nghệ thuật và cuộc đời của Picasso-Ông không phải là người hợp thức,chẳng phải là người thủ cựu và cũng chả có qui cách gì giữa xã hội này.Chỉ còn lại một sự đam mê quyết liệt trong ông,một phản ứng xúc cảm mà thôi.

Ngoài những suy nghĩ khác đối với Picasso;cũng có thể đây là điều mà đời đã lên án,buộc tội ông là một con người dâm ô,thông tục để rồi từ đó loại ông ra như kẻ đứng ngoài cuộc đời, hạ thấp giá trị của ông và cho đó là một thứ nghệ thuật khuấy động và mê sảng,một hình ảnh khủng khiếp làm đảo lộn tư tưởng xã hội,chỉ là thiên tài của sự cuồng si,chớ không phải thiên tài của thiên tài, ở giữa thế kỷ nầy.

Cái điều nghịch lý cho Picasso;chính là cái nhìn mà xã hội cho rằng:-Hiện tượng gây xáo trộn lịch sử,thực tế không phải thực mà ngược lại cho những điều ông làm và tạo ra là những thứ đáng ghét,bỉ ổi qua đường nét diễn tả trong tác phẩm.Trái lại có một số người lại ưa thích điều đó,một diễn tả trung thực,nói thẳng,không úp mở,lột trần cái mặt thực của con người mà vốn được bao che cái vô luân hủ hoá đó.Cái ngông của Picasso chính là cái bản thể tự có của nó,không sao chép,không lập khuôn,giữ đúng nguyên vị của nó, đó là tư cách và hình ảnh của người hoạ sĩ như vai trò của tay đấu bò nhà nghề hay những người múa xiếc như cùng một nguyên trạng của bản thể nghệ sĩ.

Picasso's eccentricity is archetypical.A paradoxical archetype,in which the images of the painter,bullfighter and the circus acrobat merge...

Trong ba hình ảnh đó đã để lại một chủ thể về cái nhìn chủ quan hơn là khách quan,nhờ đó cho chúng ta thấy được cội nguồn những tác phẩm của ông cũng như những hoạ phẩm tuyệt vời của ông để lại cho ngày nay.Cái giá trị đó được lưu trữ,dù những vật tầm thường nhưng vẫn tạo được một sáng chế bất ngờ:cái giá vẽ vướng đầy màu sơn,tượng người mẫu khoả thân,vài ba tấm gương lệch lạc,chuông đeo cổ bò,tấm da ngưạ phơi ruột,người đàn bà đẩy xe con trẻ...mà cho tới nay vẫn thu hút người xem,những thứ đó không hiếm nhưng không phải ai cũng làm nên duyên.Sáng tác là ở chỗ đó!

Điều khó khăn để tìm thấy được cái quân bình trong người của Picasso:Cái hình ảnh của một con người lập dị ở giữa cõi đời này.Biết bao những nghệ nhân khác,thơ,văn,nhạc,hoạ như chúng ta đã biết,họ đều có một phong cách bình thường như quần chúng:Raphael,Michelangelo,Rubens,Goeth,Hugo,Wagner.Sự quan hệ gần gủi giữa họ với thế giới bên ngoài là một sự hoà hợp bình thường tự nhiên.Ấy là điều mà chúng ta không tìm thấy cái gì là đặc biệt ở nơi họ và ngay cả họ cũng không có những cái của Picasso như đã miêu tả ở trên.Không có gì trái ngược cả,chỉ có một "khoảng cách" không đạt tới mà thôi.Cái tuyệt vời của Picasso là sáng tạo cái riêng cho mình,tìm kiếm riêng cho mình cái nét đặc thù mà không mấy ai kiếm ra được;dầu cố gắng cách mây,vẫn đi tới cái gọi là mất sáng tạo nghệ thuật,vô hình chung trở thành rập khuôn.Cái thoái trào đó không đến với Picasso. Ông là một con người nghệ-sĩ-vượt-thời-gian đúng nghĩa!

Picasso từ chối mọi tham vọng. Ông sống ngoài tầm xã hội,không dừng lại ceaseless/incessant với một trọng tâm nào khác hơn đối với chính ông.

Picasso refused official honors,and posts and lived on the margin of the society,without ever ceasing to be centered within himself.

Tác phẩm của Picasso là một xác quyết cụ thể, đưa tới thời kỳ trường phái Lập phương(cubist) 1907-1917 là phân hoá,cải tổ đường nét,góc cạnh là chủ đề cho một bố cục nội dung kể cả vóc dáng của con người.Thoạt tiên nó xuất hiện như một sự thay thế khác cho một hiện thực.Chính cái xa lạ đó là khuôn mẫu đầu tiên archetypes của Phương tây,một động lực phá vỡ,cắt xén,gọt bỏ để làm sao lấy được một chân dung có chất "tế-bào-da" màu sắc của con người trong tác phẩm của mình,dù trong trường phái lập thể.

Nhiều hoạ phẩm của nhiều hoạ nhân là hình ảnh của sự biến mất nhân dáng mà chỉ để lại một cái gì thật mà dưới mắt ta thấy(không phải cái hiện thực như thấy trong kính hiển vi hay viễn vọng kính)mà được tỏ ra như một cái gọi là không-bóng-dáng nonfigurative của người nghệ sĩ. Đó là điều không vượt thoát ra khỏi cả hai của hình thể thiên nhiên hoặc những gì thuộc về siêu hình.Picasso trút hết cái tàn bạo của ông vào nhân dáng con người nhưng đó không phải làm mất đi tính chất của hội hoạ và đó cũng không phải là cứu cánh trong thế vẽ của ông,ngược lại ông đã làm nhiều "thế"khác nhau ở một hệ thống có thứ lớp để đưa cái nhìn thực tế hơn.

Đối với Picasso cái thế giới bên ngoài luôn luôn là điểm khởi đầu và sẽ dừng ở một toạ điểm nào đó; ấy là ngọn nguồn của hiện thực.Giống như những nhà sáng chế khác; ông phá bỏ để rồi ông lại dựng lên.

Giữa phục sinh và hy sinh;Picasso đã chiến đấu liên tục với thực tế trong mọi hoàn cảnh, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh giữa giáo phái, đấu tranh của tranh chấp...tất cả những dữ kiện lịch sử xẩy ra là trực diện tức thời một cách cụ thể và xác thực đã được Picasso phổ lên khung bố của mình.Nói cho ngay;không có gì là lịch sử cả:chỉ còn lại những tác phẩm là sống mãi và tồn tại cho tới ngày nay.

In truth;there is no history:there are works that live in an eternal now.

Giống như tất cả nghệ thuật khác của thế kỷ nầy,cho dù mang nặng tính chất dã man chăng nữa,Picasso thực hiện cho kỳ được tư duy của mình, đồng thời ông phủ nhận tất cả lời phê,không vì tiếng nói bên ngoài mà làm ông xuống tinh thần, ông một mực giữ lập trường như đã thực hiện.Picasso có lần nói:"Trong đơn đặc hàng,người ta(hoạ sĩ) phải phá lệ mới hoàn thành"(In order to make,one must make against).

Vậy hội hoạ của chúng ta ngày nay là hứng chịu sự bình phẩm;có nghĩa rằng những tác phẩm lớn lao của ngày hôm nay- văn,thơ,hoạ,nhạc là những sáng tác để lại hay sinh ra để bình phẩm mà không thể tách rời được của sáng tạo. Để chỉnh đốn lý lẽ nầy:Bình phẩm không riêng một khiá cạnh nào mà ngay mọi thứ nghệ thuật đều được phê bình,phê bình trong phê bình.Bình phẩm trở nên một hình thức,một nhu cầu;văn,thi ca,hội hoạ, điêu khắc đều nằm trong đối tượng của phê bình.Picasso cực lực phản đối,phủ nhận sự phê phán đã làm tê liệt nguồn sáng tạo nhất là hội hoạ,cái điều phê phán đã vượt cái mức của nó để rồi trở thành cái dục vọng đòi hỏi và rồi dựng lên ảo tưởng cho chính nó.Cuối cùng nhà phê bình tự phê tự kiểm lấy mình.

Cũng có một vài trường hợp xẩy ra cho Picasso về những họa phẩm của mình,thế nào cũng có những khuyết điểm hoặc những lệch lạc về đường nét, màu sắc và nhất là phối trí một nội dung có tính chất dã man,cuồng nộ làm cho một thiểu số có cái nhìn khác với cái nhìn của người nghệ sĩ.Picasso nhận thức được điều đó và đành chờ đợi sự cảm thông của người thưởng ngoạn,lúc đó mới thấu đáo được chân lý của người vẽ như Nguyễn Du chờ đợi đến 300 năm sau mới hiểu thấu nỗi lòng của ông.

Với tình yêu trong tranh của Picasso đầy dẫy tính chất táo bạo, ông là một nhà hoạ sĩ tả chân,càng lên án, ông càng sáng tác mạnh, ông hụych toẹt những cái che đậy bẩn thỉu ở phòng the-sự thật hiển nhiên như thế-một thứ đạo đức giả hiệu,có gì xấu xa,nếu sự thật được phơi bày; đó là một phản ảnh bộc phát giữa ông cũng như bộc phát giữa đời này.

Picasso nhận những lời xây dựng chính đáng,kể cả những lời phê bình nhục mạ, dằn xéo ông.Picasso bình tâm lắng nghe để mở rộng con đường nghệ thuật của mình.

Ông mỉm cười và đón nhận như hình phạt.Picasso hiểu được mình.Bởi trời đã sinh ông ra như thế born-to-paint và phải làm nên để được phê bình(nghe chưởi!).

Thật sự Picasso không vẽ tình yêu, ông chỉ vẽ cái thật của tình yêu,cái hiện hữu giữa đời.Với ông vẫn chưa đủ thiếu gì để nói hết điều đó:- Ông luôn luôn đặc câu hỏi làm sao để thỏa đáng được điều đó?- Đó là nỗi chết trong ông.Picasso vẽ với tầm nhìn xa hơn, ông nhập thế và không còn một thế giới nào hơn.Ngoại trừ cái thế giới xác thịt(sensual) Cái thế giới có thực mà ông đang sống mà trong thế giới đó đầy mãnh lực và một giới hạn vô biên.Trong sự giao tranh giữa ông với đời là hình ảnh phụ nữ ấy là điều đặc biệt cho ông, là thần tượng mà ông luôn suy tôn và nó mở cho ông con đường vinh quang trong nghệ thuật hội hoạ.
 

Những đường nét trong tranh của Picasso là những lằn chặt sắc bén của con dao,những cái vuốt thần kỳ của cây cọ bristle brush đậm đường sơn nhưng vẫn tạo được dáng điệu của vẽ, với những nét chạm trổ từng mảng,từng mảng thật là kỳ diệu như làm sống lại đời ông. Ông say mê trong sự cấu tạo đó;linh động,uyển chuyển,thước tha: -rắn của đông đặc,lát chém phá màu,tia chớp xé nền đen,những đường nét đột biến,nhập,hoà trong trạng thái bất thần của xuất thần được diễn tả như dòng chảy triền miên bất tận giữa người và vật. Đường cong của thể xác ,thân cây khô bạch dương, đôi vú, đôi chân và toàn thân của người đàn bà,kể cả khe hở được mở toang từ thiếu nữ cho tới người già, đôi tình nhân làm tình; từ trong nhung luạ hay trên đồng cỏ,giữa ánh sáng và bóng tối của những kẻ đồng tình luyến ái ...Picasso đã làm sống lại sự thật vốn đã che đậy từ lâu,vì rằng:với Picasso là thẩm mỹ học.Tất cả những gì trong đời Picasso được ông lùa vào bố vẽ,chìm sâu vào tâm thức, đưa thế giới bên ngoài hoà nhập với màu sắc bên trong, tạo thành một hình ảnh lâu đời age-old và một hiện tại trường cửu như một yếu tố tự nhiện mà không cần có một lịch sử chứng minh.Tranh Picasso là lịch sử của nhãn quang và trí tuệ,mỗi sự vật trong tranh là một sự kiện,sự kiện của hiện thể bởi tất cả được quay về với tự nhiên mà những thứ đó không bao giờ ngưng nghỉ và không bao giờ thay đổi.Cái tự nhiên đó là đường nét của hoạ nhân.Cái hư cấu trở nên bất hủ để xoá mờ đi cái gì đã sáng chế ra nó.Chỉ còn lại cái nhìn thấu suốt và một cảm nhận siêu lý trong tranh ông để lại.

Làm thế nào để ngày mai đời nhìn vào những kiệt tác đó;vừa phong phú vừa mãnh liệt đã làm nên những cái gì không làm mà làm bởi lòng đam mê và nhiệt tình của một thiên tài đầy sáng tạo nghệ thuật .

***

KẾT

Picasso đã để lại cho đời hằng trăm tác phẩm hội hoạ có một giá trị cao và hầu hết là tuyệt tác rải khắp năm châu. Nhiều quốc gia tự hào được có riêng mình một viện bảo tàng Picasso.Tranh Picasso ngày nay vô giá,không phải vô giá của cái vẽ,cái làm ra mà vô giá cả một cuộc đời cống hiến cho nghệ thuật,nó còn chứa trong đó một triết lý nhân bản siêu việt,với một bề dày như thế khó có người như thế.Cái vô giá nằm trong phạm trù đó.Cũng nhờ sự sáng lập trường phái cũng như những canh tân, đổi mới mà tạo một ý thức sâu xa cho giới hội họa.Có nhiều họa nhân cùng thời hay về sau như: K.Appel,A.Jorn,M.Rothko,CyTwombly,W.de Kooning và gần đây có A.Warhol, J.M.Basquiat...ít nhiều đã nhắm vào con đường đổi mới tư duy để mở ra những con đường sáng tạo mới trong họa phái như Pablo Picasso đã thực hiện.

Cuộc đời của Picasso là chối bỏ, ông vẽ không phải mưu sinh hay nuôi danh vọng, ông làm ra vì đam mê,yêu chuộng sự nghiệp. Ông khởi hành từ trong trứng nước và lặng lẽ trong những ngày cuối đời.Sống và chết không màng tới phúc lợi hay tìm cho mình cái lợi khác dù profit đó làm nên, ông dâng hiến hồn ông vào cái "sứ mạng"của nghiệp dĩ,nghĩa là dâng mình như nghĩa vụ đối với nhân loại, góp phần thực hiện một lịch sử của màu sắc.Một lịch sử không lịch sử, nhưng chân phương của con người nghệ sĩ.Picasso là con người đa dạng?Chắc chắn như thế!Picasso là một nhà văn,nhà thơ,một tiểu thuyết gia,một nhà điêu khắc,một nhạc sĩ tài ba. Ông là một nhà khoa-học-văn-chương vừa là nhà khoa-học-chính-trị;toàn diện. Những thứ kể trên nằm trong hoạ phẩm của ông,chứ không nằm trong cuộc đời này. Picasso để lại tiếng nói trung thực và muôn đời cho hậu thế.Một bề dày như thế đủ chưa?Có cần làm gì thêm nữa không? Viết văn,làm thơ...Picasso không dại đem cái sở trường của mình vào cái sở đoản đó.Quá thừa cho Picasso!Cho nên chi ngày nay đời đã đua nhau tìm đọc những tác phẩm của ông,kể cả hôm qua cho tới hôm nay.Người ta tiếp tục sùng bái những họa phẩm của ông đẻ ra mà một thời đã bị nguyền rủa,chê bai,phê bình,bôi bác,nhục mạ để rồi đi tới sự khâm phục ,khâm phục từ hình thức đến nội dung,khâm phục cái dày công đa dạng của ông và rất ít người hiểu thấu dù là một hoạ sĩ trong nghề.Tranh Picasso nằm trong những viện lớn thế giới.Uy nghi và trang trọng.Họ nhìn rồi sợ,không phải sợ những bóng hình của Picasso tạo ra mà sợ mình không đủ cái tầm nhìn của nghệ thuật hội hoạ siêu việt đó.Nhiều thành phần không có năng khiếu hội hoạ nhưng muốn biết hội hoạ đã bỏ ra một số tiền lớn để mượn cái sở học,sở trí của Picasso nói thay cho mình.Buồn thay!những tuyệt tác đó không nên ngự ở những chốn không có chất lượng nghệ thuật.Nên tìm hiểu cái giá trị tối thương đó trước khi hiên ngang treo lên ở một dinh thự hay trên những tháp toà cao ốc thành phố.Vì sao thế?-Dạ thưa;nó là triết lý cho một triết lý nhân bản màu sắc.

Đọc và viết Picasso nhớ về mình:-Việt Nam có vô số hoạ nhân,từ xưa cho đến nay;vẫn lờ đờ trên dòng sông uốn khúc,mặc dù thi thố rất nhiều trong và ngoài nước,nhưng chưa có một cái ghế ngồi trong viện bảo tàng thế giới,có chăng; trong một góc ngồi khiêm nhường.Một số ít hoạ sĩ của ta vẽ gần như phô trương,trình diễn nhiều hơn là chú trọng nghệ thuật,rềnh ràng và nhiêu khê lắm,nhiều khi muốn bán luôn linh hồn để mưu sống. Điều nầy cũng cần phải cảm thông; vì họ có tài nhưng không nhằm thời.Xã hội không bao che thì làm sao phát tiết.Chỉ khoanh tay đứng xem tranh,ngáp đi về!Mong sao họa sĩ Việt Nam sẽ có một Picasso cho nền hội họa Việt Nam nói riêng và một nền văn hoá nói chung.Vì chúng ta có nhiều tài nhân của nhiều bộ môn khác nhau,nhưng chưa khám phá,thiên tài sẽ xuất hiện.Biết đâu!

Nhớ một câu nói của Leonard Da Vinci :"Khi trau dồi nghệ thuật,phải học cho đúng kỷ thuật căn bản trước, nhưng khi học xong rồi thì từ từ quảng cái căn bản đó đi".

Da Vinci muốn nói: Nếu áp dụng cứng cái căn bản đó thì chỉ còn là người thợ vẽ,thợ tạc tượng chớ không còn là hoạ sĩ hay điêu khắc nữa.Hy vọng câu nói nầy giúp cho chúng ta suy nghĩ thêm ra; thế nào là nghệ thuật hội họa ./.
 

VÕ CÔNG LIÊM 
(xuânphân 3/2011)
*Pablo Ruiz PICASSO

-Sanh:25/10/1881
-Mất: 8/4/1973
Người Tây Ban Nha(Spain)Tại:Malaga,Andalusia.
Cha là giáo sư hình họa. Được cha hướng dẫn về hội họa lúc còn nhỏ.
Học mỹ thuật năm 14 tuổi.Năm 16 tuổi vào học viện mỹ thuật hoàng gia ở Madrid.
-1903 định cư ở Paris(France)
-Thành lập trường phái Lập Phương(Cubism)1907
-Quá trình sáng tác,trải qua nhiều giai đoạn:
-Giai đoạn Xám xanh(1901-1904)
-Giai đoạn Hồng(1904-1906)
-Hội họa lập thể phân tích(1910-1912)
-Hội họa lập thể tổng hợp(1912-1918)
-Giai đọan cổ điển và giai đọan thể thức(1937)
Sau chiến tranh thế giới II Picasso gia nhập đảng Cộng Sản.
Nguồn:
www.taschen.com