Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ]
[ Tác giả
]
|
|
La
Belle Dame sans Mercy
(Người Đẹp Tàn Nhẫn) nguyên thủy là tên một trường ca
viết năm 1424 của nhà thơ Pháp Alain Chartier (1385-1433). La
Belle Dame sans Mercy với nhiều bản chép khác nhau nhưng tựu
chung kể chuyện một tình nhân đau khổ và người
đẹp tàn nhẫn có trái tim cứng rắn hơn cẩm thạch.
Vào cuối tháng Tư, 1819, nhà thơ Anh thuộc trường phái lãng mạn John Keats đã viết một bài thơ thể điệu dân giả mang tên La Belle Dame sans Merci (bài thơ nguyên tác của Alain Chartier mang đề tựa La Belle Dame sans Mercy) với nội dung khác biệt, gồm 12 đoạn thơ, mỗi đoạn gồm 4 dòng. Bài thơ kể lại cuộc gặp gỡ giữa một chàng hiệp sĩ với một người đẹp. Một hôm, khi lang thang trên đồng vắng chàng gặp một người thiếu nữ có ánh mắt hoang dại. Nàng dẫn chàng đi vào động tiên. Họ đã có một ngày hạnh phúc chứa chan. Rồi nàng ru chàng hiệp sĩ đi vào giấc ngủ. Khi tỉnh giấc, thì chàng hiệp sĩ thấy mình đơn độc trên đồi lạnh. Và sau đó chàng cứ lang thang vùng đồng vắng đã gặp người đàn bà đẹp để cố tìm lại bóng hình cố nhân (1), (2). Bài thơ được viết dưới dạng kể chuyện chàng hiệp sĩ trả lời câu hỏi của người kể chuyện. Bài thơ La Belle Dame sans Merci của John Keats sau đó đuợc chuyển tiếp sang hội họa, và cả âm nhạc, Người đẹp trong bài thơ này trở thành đối tượng trong tác phẩm của một số họa sĩ theo trường phái hội họa thời trước Raphael ở Italy như: John William Waterhouse, Arthur Hughes, Walter Crane, Thomas Francis Dicksee, Frank Cadogan Cowper, v.v...
|
Nguyên tác La Belle Dame sans Merci, 1819 Oh what can ail thee,
knight-at-arms,
* Oh what can ail thee,
knight-at-arms,
* I see a lily on thy
brow,
* I met a lady in the
meads,
* I made a garland for
her head,
* I set her on my pacing
steed,
* She found me roots
of relish sweet,
* She took me to her
elfin grot,
* And there she lulled
me asleep
* I saw pale kings and
princes too,
* I saw their starved
lips in the gloam,
* And this is why I sojourn
here
Bản đầu tiên
được Keats sáng tác ngày 21 tháng 4 năm 1819. Bản hiệu đính
theo đề nghị của Leight Hunt ra mắt trong The Indicator,
ngày 10 tháng 5 năm 1820. (3)
Người Đẹp Tàn Nhẫn Hỡi chàng hiệp sĩ có điều chi xẩy đến1 |
Bàn luận
Sau đây là vài hàng chủ quan bàn về nội dung bài thơ. Sự phân tích tâm lý bài thơ không nằm trong khuôn khổ bài viết này. Người đọc thấy chàng hiệp sĩ đang cô đơn buồn bã trong cảnh vật tiêu điều, nhà thơ kể cho độc giả thấy cỏ úa, hồ khô cạn nước, và không có chim ca hát (chẳng có vật sống). Tuy cảnh vật tiêu điều nhưng chàng hiệp sĩ vẫn muốn ở đó. Ta có thể hình dung là chàng hiệp sĩ ở đó vì có một sự kiện nào đó đã xẩy ra, và vì thế mà chang lang thang đến nơi này để thoát ra khỏi cái cuộc sống thực tế não nề đau khổ và thay vào đó là một thế giới hoang đuờng đẹp đẽ hơn. Bởi cốt tránh cái thực tại chán chường, chàng đã dùng óc tưởng tượng của mình để tạo nên một thế giới mà sự ao uớc ham muốn của chàng có thể thực hiện đuợc. Chàng tưởng tượng chàng có một tình yêu với một người đàn bà đẹp, một người cho chàng cái cảm giác được ham muốn và hãnh diện. Trong thế giới thật chàng hiệp sĩ xanh xao xanh xao ốm yếu, nhưng trong thế giới ảo khi chàng gặp người đàn bà đẹp thì chàng trở nên một người có sức mạnh và chủ động như kể lại bằng một giọng hùng hồn là đặt nàng lên yên ngựa, lắng nghe nàng hát. Người đẹp đã làm chàng quên trạng thái cô đơn và cho chàng tình yêu chàng khao khát đón chờ. Chàng làm vòng hoa cài đầu, vòng tay và trên thân nàng nữa. Chàng cho ta cái ý nghĩ mơ hồ đây là một thế giới nào đó, một thế giới ảo tưởng. Chàng miêu tả người đẹp như là một nàng tiên, cho người đọc cái cảm tưởng nàng không thuộc về thế giới trần tục vì nàng có cái nhìn hoang dại, có ngôn ngữ lạ kỳ. Một thế giới liêu trai huyền bí chăng? Đúng thế: một người đẹp như tiên chợt đến khiến chàng hiệp sĩ can đảm tiến tới bước đầu. Nhưng rồi chàng không chủ động được nữa mà dần dần trở nên lệ thuộc vào hành động của nàng. Hãy nghe chàng hiệp sĩ kể: nàng dẫn chàng vào hang động ái ân, cho chàng tuyệt đỉnh đam mê làm nàng rên rỉ thổn thức, rồi nàng vỗ về chàng vào giấc ngủ và rồi chàng thiếp vào cơn mộng. Trong cơn mộng, chàng thấy những người hoàng tộc có những cặp môi đói, há hốc gào thét cảnh báo cho chàng biết nàng là một người không biết thương tiếc ai sẽ rời bỏ chàng, biến chàng thành nô lệ trong tư tưởng. Thức giấc chàng hiệp sĩ như trở lại thực tế, một thực tế phũ phàng khiến chàng nghĩ đến thân phận mình và nhận thức mình đã sống trong thế giới ảo tưởng. Nhưng tại sao chàng không rời bỏ ảo tưởng mà trở về thực tế được? Phải chăng chàng vẫn khao khát được trở lại với cơn mộng và hưởng được cảm giác sung sướng đã một lần trải qua? Vẫn buồn bã đấy nhưng chàng vẫn mang hy vọng và không muốn rời bỏ nơi hoang vu thiếu sự sống này. Câu trả lời của chàng hiệp sĩ mang lại cho độc giả sự suy nghĩ và kết luận tùy thuộc vào cảm nhận của từng cá nhân. |
John Keats
Vài hàng tiểu sử (4) John Keats (31
October 1795 - 23 February 1821) - nhà thơ Anh, người cùng thời
với Shelley, Byron, một trong những thi sĩ tiêu biểu của trường
phái lãng mạn Anh thế kỷ XIX.
Năm 1804 bố mất, mẹ đi lấy chồng khác ngay sau đó nên các con ở với bà ngoại. Năm 1810 mẹ chết vì bệnh lao phổi. Từ năm 1803-1811 Keats học ở trường tư, năm 1811 học ngành y ở King's College London. Thời gian này Keats đã rất thích thơ ca, nên dù tốt nghiệp ngành y nhưng Keats lại theo đuổi sự nghiệp thi ca. Năm 1817 Keats cho in tập thơ "Poems", năm sau in tiếp trường ca "Endymion". Bài thơ La Belle Dame sans Merci làm năm 1819.Năm 1820 Keats in tập thơ cuối cùng. Keats mất ở Italy vì bệnh lao phổi vào ngày 23 tháng Hai năm 1921. Ông được mai táng tại nghĩa trang Tin lành ở Rome (Protestant Cemetery, Rome); trên mộ không đề tên mà chỉ đề dòng chữ: "Nằm đây, Tên của một người đuợc viết trong nước" (Here lies One / Whose Name was writ in Water). Cuộc đời của Keats thật ngắn ngủi nhưng Keats đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị. Những tác phẩm nổi tiếng của John Keats gồm Endymion , Hyperion , St. agnes Eve , Ode to a Grecian urn , Ode to a nightingale, On Melancholy , O?? autumn , Isabella. Như đã viết ở
trên, bài thơ La Belle Dame sans Merci của Jonh Keats đã
gợi hứng cho nhiều bức họa thực hiện vào thời tiền Raphael
ở Italy, trong bài viết này có tranh của 5 họa sĩ:
Bức họa của JJ Waterhouse có lẽ miêu tả giai đoạn khởi đầu khi chàng hiệp sĩ vừa gặp người đẹp. (I) Tranh của A. Hughes, W.Crane, và T.F. Dicksee cho thấy chàng hiệp sĩ dẫn nàng thong dong trên đường tới nơi người đẹp trú ẩn. (II, III, IV) Và cuối cùng tranh của F.C. Cowper (V) miêu tả chàng hiệp sĩ đang ngủ mê man sau khi có một ngày tràn đầy hạnh phúc (ghi chú: hình này cho thấy một hiệp sĩ mặc nguyên bộ áo giáp năm ngủ khiến ta tự hỏi dưới mắt họa sĩ phải chăng đây một hoang đường trong giấc ngủ chăng?). (5) Tưởng cũng nên nhắc lại một cách rất tóm tắt là từ thế kỷ thứ 12, hiệp sĩ là chức tước đuợc vua chúa trị vì quốc gia của họ phong cho người hoặc quyền quý hoặc có công lao với sứ sở của họ.
|
|