Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ]
|
|
Lịch sử Việt nam ghi
nhận một triều đại: Nhà Lê - với sự tồn tại suốt 249
năm, khắc ghi một thời kỳ bi hùng, đầy máu và nước mắt
của Đại Việt. Phù nghĩa hầu Lương Văn Chánh một nhân
thần của Phú Yên với võ công hiển hách tham gia vào sự
nghiệp trung hưng nhà Lê góp phần đưa vua Lê trở lại ngai
vàng nơi đế đô Thăng Long.
Nhân kỷ niệm 1.000 năm Vương triều Lý định đô ở Thăng Long, 400 Năm ngày Lương Văn Chánh qua đời, ôn lai chút ít các biến cố lịch sử mà chắc chắn Lương Văn Chánh có trải qua gọi là nén tâm hương dâng người thiên cổ. |
Lược truyện thời Chúa Trịnh, Vua Lê: |
Mạc Đăng Dung giết
vua Lê Chiêu Tông ( Quang Thiệu) ngày 18 tháng chạp năm Bính
Tuất 19.1.1527, lập em Chiêu tông là Cung Hoàng lên ngôi, năm
sau lại ép Lê Cung Hoàng ( Thống nguyên) nhường ngôi cho mình.
Trong các trung thần nhà Lê chạy sang Ai lao lánh nạn có Nguyễn
Kim tìm được con của Quang Thiệu là Lê Trang Tông ) mang sang
Sầm châu lập làm vua với hiệu Nguyên hòa để chống lại
họ Mạc (Quý tỵ 1533). Nguyễn Kim bành trướng thanh thế ở
Thanh hoa, có nhiều người hưởng ứng , trong số đó có Trịnh
Kiểm là một trong những tay kiệt hiệt. Nguyễn Kim gả con
gái Ngọc Bảo cho Trịnh Kiểm và năm 1543 Kiểm được phong
Dực quận công.
Tháng 5 Năm Ất tỵ 1545 Nguyễn Kim bị một hàng tướng Mạc là Dương Chấp Nhất đầu độc, binh quyền về tay con cả của Nguyễn Kim là Lãng quận công Uông. Thực lục Nhà Nguyễn chép Uông bị Kiểm hại chết nhưng không nói rõ chết vì cách gì và năm nào. Em Uông là Hoàng lúc này mới 21 tuổi được phong tước Hạ khê Hầu theo Kiểm đánh Mạc ở Thanh hoa trở thành danh tướng được gia phong Đoan quận công. Theo sử Nhà Nguyễn Trịnh Kiểm có ý muốn trừ Hoàng nên Nguyễn Hoàng phải nhờ chị là Ngọc Bảo xin đi trấn thủ Thuận Hóa. Kiểm muốn mượn tay họ Mạc khử Hoàng nên vào triều dâng biểu tâu sai Nguyễn Hoàng đi trấn thủ thuận hóa . Tháng 10 năm Mậu ngọ 1558 Nguyễn Hoàng đem gia điønh, thân thuộc, bộ khúc và cơ Thủy binh ra cửa Đại an theo đường biển vào cửa Việt rồi đóng dinh ở Ái tử ( Quảng trị). Các bộ Đại việt Sử ký toàn thư (SK) Đại Nam thực lục (TL), Đại nam liệt truyện (LT), Khâm định việt sử thông giám cương mục (CM), không có đoạn nào nói Lương Văn Chánh có đi cùng Nguyễn Hoàng vào Thuận hóa năm này. |
Tiếp tục nói đến cuộc chiến Lê- Mạc để tiøm dấu vết Lương Văn Chánh: |
Sau khi Nguyễn Hoàng
vào Thuận Hóa, Trịnh kiểm giao tranh với nhà Mạc nhiều trận
ác liệt, Trịnh đánh sâu ra Sơn tây, Hải dương 1559-1560),
chống Mạc phản công vào Thanh Hoa (1561), Trong mười năm: 1559-1969
chiến sự giằng dai, quân Trịnh nhiều lần ra Đông đô nhưng
không thắng. Những năm đó, Nguyễn Hoàng chỉ giúp sức bằng
cách giữ mặt Nam, nộp lương thực, giữ lòng trung với Vua
Lê và anh rể, chưa bao giờ đưa quân ra Bắc tham chiến.
Tháng 9 Năm Kỷ tỵ 1569, (ắt là có nội gián nằm vùng báo cáo tình hình) Nguyễn Hoàng trở ra Bắc sau mười một năm trấn thủ Thuận hóa. Về Thanh hóa viếng mộ cha ông ,chầu vua Chính Trị (Anh Tông), thăm anh rể Trịnh Kiểm, Một tháng sau ngày Nguyễn Hoàng ra Bắc, Trịnh Kiểm ốm nặng, giao toàn bộ binh quyền cho con cả là Trịnh Cối. Đến tháng giêng ( Canh ngọ 1570) muốn tỏ lòng tốt với em vợ khi sức đã kiệt, Trịnh Kiểm xin vua Lê cho Nguyễn Hoàng kiêm lãnh cả Thừa tuyên Quảng Nam rút Tổng binh Nguyễn Bá Quýnh về Nghệ an. Nguyễn Hoàng cảm tạ về Thuận Hóa, cất được gọng kềm của họ Trịnh từ phía Nam Được Lương Quận công, Trịnh Vĩnh Thiệu: Nguyễn Hữu Liêu , Hoàng Đình Ái, Lê Câp Đệ ủng hộ, con thứ hai của Trịnh Kiểm là Tùng giành quyền với anh là Trịnh Cối, trong lúc Mạc tấn công vào Thanh hoa rất gấp, Cối bị đánh ép hai mặt mang đại quân đầu hàng Mạc Kính Điển. Tháng 8-1570, Trịnh Tùng được gia phong tước Trường quận công, chính thức nắm quyền "Tiết chế các chư dinh thuỷ bộ" ( Điển chế Nhà Lê không giao binh quyền cho trọng thần để Nhà Vua trực tiếp nắm quân đội nên Trịnh Tùng chỉ có quyền tiết chế) điều động quân đội, đối đầu trực diện với Mạc Kính Điển. Sau 6 tháng giằng co, ý chí chiến đấu của quân Mạc bị xói mòn, mất thời cơ đành phải rút về Thăng long. Trịnh Tùng giành được quân quyền, Nguyễn Hoàng không thiếu mối e dè dù Tùng chính là con của Bà Ngọc Bảo chị ruột Hoàng. Trịnh Tùng lãnh ấn tiết chế lúc 21 tuổi đã tỏ rõ tướng tài lại tham quyền mà giảo hoạt lắm mưu kế. Tháng 7 Năm Tân Mùi 1571 Hoàng phải đương đầu với quận Mỹ ( Thực lục chép là Mỹ Lương, Văn Lang và Nghĩa Sơn - không rõ họ) nổi loạn ở Huyện Khang Lộc. Sử ký chép Mỹ Lương định cướp quân Hoàng để theo Mạc; Sử Nguyễn cho rằng Trịnh Kiểm ngầm xui Mỹ Lương hạ Hoàng. Tháng 7 Năm sau, Mạc lại tấn công Thanh hoa . Nguyễn Hoàng dùng mỹ nhân kế giết Tướng Mạc là quận công Lập Bạo, đến tháng 11 sai sứ về Tây đô báo công. Vua Lê sai Lai quận công Phan Công Tích vào Thuận hóa ủy lạo tướng sĩ. Ngày 22.11.1572 Trịnh Tùng lừa Cập đệ đến để giết . Vua Lê đem gia điønh trốn vào Nghệ An. Tùng lập ngay Duy Đàm mới 6 tuổi lên ngôi, lấy niên hiệu Gia Thái. Sai Quận công Bảng trung Hầu Tống Đức Vị vào Nghệ an bắt vua Hồng Phúc giết ( 22.1. Quý dậu 1573). Tùng chiếm quyền, chính thức tự quyết định mọi việc rồi sau mới tâu cho một ông vua sáu- bảy tuổi. May cho Nguyễn Hoàng, còn có mẹ Trịnh Tùng bà Ngọc Bảo che chở. Tùng rất nể mẹ; Trịnh Vĩnh Thiệu, Trịnh Bách sống sót không bị Trịnh Tùng giết cùng Lê Cập đệ là nhờ Bà Ngọc bảo cố can.(Bấy giờ Tiết chế Trịnh Tùng nắm hết quyền trong ngoài. Bọn Trịnh Vĩnh Thiệu, Trịnh Bách và Lương Quận công ngầm mưu sát hại. Việc tiết lộ, đều bị bắt hạ ngục để xử tội. Bà phi của Thái vương là Nguyễn thị ra sức cứu gỡ mới được khỏi tội, nhưng bị tước quyền (ĐVSK Bản kỷ tục biên-Q17-Kỷ Nhà Lê) . Từ năm 1574-1590 Thanh hoa bị Mạc tấn công dữ dội nhiều lần. Nguyễn Hoàng điềm nhiên chuẩn bị cho việc biệt lập qui mô. Chỉ nộp tiền tiễn dư ( số phải nộp ngoài ngạch thuế) 400 cân bạc và 300 tấm lụa (SK). Đầu năm 1592 (Quang Hưng 14) Tùng tổng tấn công Đông đô. Tháng 11 vào Thăng long, Tháng Chạp bắt Mạc Mậu Hiệp. Trịnh Tùng ra lệnh sửa chữa cung điện, cho người về Vạn lại đón Thế tông. Ngày 16 tháng Tư Quý Tỵ (1593) Vua Lê lại ngự trên chính điện ở Thăng Long. Thế là sau 35 năm chiến đấu gian khổ, họ Trịnh đã thu hồi kinh đô cho Nhà Lê. Họ Nguyễn không có võ công nào đáng kể . Tuy vậy " Tiết chế Trịnh Tùng tâu ban cho Hoàng chức Trung quân đô đốc phủ tả đô đốc chửơng phủ sự, hàm thái úy , tước Đoan quốc công" (SK) Khi Hoàng về Thăng long mừng thắng trận. |
Hành trạng Lương Văn Chánh |
Chép lại dài dòng các
sự kiện trên để phản bác việc nhiều người khẳng định
Lương Văn Chánh giúp Nguyễn Hoàng diệt Mạc . Xin trích dẫn
một số lập luận thường thấy, thường nghe khi nhắc đến
Lương tướng công :
"Lương Văn Chánh (?-1611) là một võ quan nhà Lê và là người có công với sự nghiệp chiêu tập lưu dân khai khẩn, mở mang và phát triển vùng đất Phú Yên. Ông sinh khoảng thập niên 40 của thế kỷ thứ 16[1]. Quê ở làng Tào Sơn, xã Ngọc Lĩnh, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa.[2] Năm 1558, Lương Văn Chánh đã theo Nguyễn Hoàng vào Thuận Hoá. Đến năm 1578, Lương Văn Chánh đem quân tiến đến Sông Đà Diễn (hay Đà Rằng) đánh chiếm Hồ Thành. Nhờ chiến công đó, ông được thăng Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân. Sau đó ông được giao trông coi huyện Tuy Viễn, trấn An Biên (giờ thuộc tỉnh Bình Định). Năm 1593, lực lượng Lê Trung Hưng tiến ra miền Bắc, Lương Văn Chánh đã ra Bắc và cùng Nguyễn Hoàng lập được nhiều chiến công ở Sơn Nam và Hải Dương trong hai năm 1593 và 1594 và được vua Lê Thế Tông (niên hiệu Quang Hưng năm thứ nhất(sic) tấn phong Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân cai quản 4 vệThần Vũ, tước Phù Nghĩa hầu.[2] Đến năm 1597, ông Lương Văn Chánh đang là Tri huyện Tuy Viễn, trấn An Biên, nhận sắc lệnh của chúa Nguyễn Hoàng đưa chừng 4.000 lưu dân(sic) vào khai khẩn vùng đất phía Nam của Đại Việt từ đèo Cù Mông đến đèo Cả (địa bàn tỉnh Phú Yên ngày nay). ông cùng lưu dân từng bước khẩn hoang, lập ấp; từng bước tạo nên những làng mạc đầu tiên trên châu thổ sông Đà Diễn, sông Cái.[3] . Đoạn văn trên được trích dẫn từ: [1] thành hoàng Lương Văn Chánh-Người có công khai khẩn đất mới của Báo điện tử ĐCSVN. [2]. Lương Văn Chánh Người khai phá đất Phú Yên, của tác giả TVN trên TX Xưa và nay; số 106; ra tháng 12/2001; trang 26+27. [3]. Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, trang Web chính thức của trường" Phải nói rõ là hành
trạng Lương Văn Chánh rất bí ẩn, sử sách nhà Nguyễn cũng
đánh giá bất nhất: "Đại Nam liệt truyện tiền biên ghi
vắn tắt" Lương văn Chính, người huyện Tuy hoà thuộc Phú
Yên, tổ tiên là người Bắc Hà. Đại Nam nhất thống chí
quyển X lại còn đơn giản hơn " Lương văn Chính người huyện
Tuy hoà, đầu bản triều làm Chỉ huy sứ... " ai khẳng định
quê quán, chức vụ " Tri Huyện", chiến công của Ông là cả
gan lắm. Hãy cùng xem xét từng giai đoạn lịch sử, xem xét
các cứ liệu còn lưu giữ để chúng ta xem có thể khẳng
định:" Năm 1558, Lương Văn Chánh đã theo Nguyễn Hoàng vào
Thuận Hoá. Đến năm 1578, Lương Văn Chánh đem quân tiến đến
Sông Đà Diễn (hay Đà Rằng) đánh chiếm Hồ Thành. Nhờ chiến
công đó, ông được thăng Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng
quân." như những lời đã trích dẫn ở trên hay không!.
|
Từ đường Lương Văn
Chánh tại Hòa trị - Phú Hòa còn lưu giữ rất tốt 14 lệnh
chỉ, sắc phong. Trong đó quan trọng hơn cả là một sắc phong
có niên đại Quang Hưng 19 (Bính Thân 1596) Nguyên văn: " Sắc
Đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân Thiên vũ vệ Đô
chỉ huy sứ ty Đô chỉ huy sứ thự vệ sự Phù nghĩa hầu
trụ quốc trung trật Lương Văn Chánh. Vị Đô tướng Thái
uý Trường quốc công Trịnh Tùng, đẳng loại công vụ, thảo
tặc hữu công, hữu triều thần thiêm nghị ứng thăng chức.
Khả vi Đặc tiến Phụ quốc thượng tướng quân, Tham đốc
Thần vũ tứ vệ quân vụ sự, Phù nghĩa hầu trụ quốc trung
trật. Cố sắc
Quang hưng thập cửu niên, thập nhị nguyệt sơ nhị nhật ( bản dịch của Đào
Chuyên và bản dịch của Hà Hoà ích)
Ban sắc Ngày Năm tháng mười hai năm năm Quang hưng thứ mười chín (1596) Ấn: Sắc mệnh chi bảo Căn cứ vào bản Sắc phong này cho thấy Lương Văn Chánh lúc được phong là Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân Đô chỉ huy sứ vệ Thiên võ . Vệ Thiên võ thuộc cấm binh bảo vệ Hoàng gia và được Nhà vua sai phái trực tiếp, đứng trên các vệ Kim ngô và Cẩm y. Vệ Thiên võ có 8 ti, sở: Thân tả, Khâm võ, Hải giá, Khu điện, Thần Nhuệ, Phụng Nhật, Minh Oai và Hùng tài : Mạc Dăng Dung trước cũng là Đô chỉ Huy sứ ở ti đô chỉ huy sứ thuộc vệ Thiên võ. Xét công lao vì Đô Tướng Thái úy Trường quốc công ( Trịnh Tùng Được Phong Thái úy Trường quốc công tháng 12 năm 1571) đánh giặc được triều thần đề nghị phong "Đặc tiến Phụ quốc thượng tướng quân, Tham đốc Thần võ tứ vệ quân vụ sự " Theo điển lệ nhà Lê : Quan tước "Đặc tiến Phụ quốc thượng tướng quân" để thăng thụ cho Thái sư, thái úy, thái bảo đều hàm chánh nhất phẩm . Đô chỉ huy sứ, Đô tổng binh sứ đều hàm chánh Tam phẩm Có phải vì Lương Văn Chánh là Đô chỉ huy sứ vệ Thiên võ nên được thăng thụ Đặc tiến Phụ quốc thượng tướng quân hay không thiø chưa khảo cứu được . Khi thăng thưởng thiø Lương Văn Chánh được giữ chức Đặc tiến Phụ quốc thượng tướng quân Tham đốc quân vụ Thần võ tứ vệ. Bốn vệ Thần võ Cùng hai vệ Cẩm y và Kim ngô, bốn vệ Hiệu lực, sáu vệ điện tiền gọi là Thủ vệ tam ti ( mỗi vệ 5,6 sở, mỗi sở 20 đội mỗi đội 20 người) 4 vệ Thần võ khoảng trên dưới 10 ngàn người gồm: -Tiền vệ gồm 5 sở: Phụng Thiên, Tiền Hưng, Dũng hãn, Chu lư và Hổ viên - Tả vệ gồm 5 sở: Hiệu trung, Uy trảo, Hoàn hổ, Toàn hầu và Sâm tài - Hữu vệ gồn 5 sở: Vũ công, Thần cục, Túc quan, Chấp sâm và Hiệp lặc - Hậu vệ gồm 5 sở: Kinh tiết, Tráng do, Bảo tín, Hiệp chính và Sư can Dài giòng các chi tiết trên để xác định Lương Văn Chánh lúc được phong tặng là Tham đốc quân vụ cấm binh tại Tây đô đưới quyền điều khiển của Đô tướng Tiết chế Thái úy Trường quốc công Trịnh Tùng. Thiệt ra khi Nguyễn Hoàng vào Thuận hóa, dựa vào danh nghĩa Nhà lê, họ Trịnh đã coi nhóm Nguyễn Hoàng là phiên thần có mưu đồ li khai nên khó có việc sử dụng đại tướng của Nguyễn đi đánh Đông dẹp Bắc, lại phụ trách chức vụ trọng yếu nắm trọng binh gần gũi cung vua, phủ chúa. Một việc cần xem xét nữa là 1558 Nguyễn hoàng có sai Lương Văn Chánh đánh phá Hồ thành hay không. Hồ thành ( Thành Hồ) nằm tại Hòa định đông Phú Hòa ngày nay chỉ còn dấu vết một phần, phần thành phía Nam khi sông Cái ( Đà rằng) đổi dòng từ Nam sang Bắc đã tàn phá một phần, khi người Pháp xây dựng hệ thống thủy nông Đồng cam và đường lên phía Tây Nam Phú Yên đã phá tiếp một phần nữa. Ngoài tài liệu trong nước nên xem thêm bài của Danny Wong Tze-Ken là giảng viên của Phân Khoa Sử ở Trường Đại Học Malaya Mã-Lai. Bài này nguyên tác viết bằng tiếng Anh , do Abd. Karim dịch đăng trên .From Champaka số 1 nguyên văn: " Năm 1471, hoàng đế Lê Thánh Tôn (1460-1497) cho chỉnh lý lại triều đại Nhà Lê (1428-1788) và đã ra lệnh tấn công và xâm chiếm Champa, sau cùng buộc Champa phải rời bỏ thủ đô Vijaya (một trung tâm chính trị, hành chính, v.v...) dời đến Kauthara (Nha Trang). Việt Nam luôn luôn có cái quyết tâm là làm thế nào để thắng được Champa và biến vương quốc này thành một chư hầu hay thuộc địa của mình, sau cùng buộc vua Champa phải đến Thăng Long để triều cống. Dữ kiện lịch sử này đã chứng tỏ rằng, mối bang giao giữa Việt Nam-Champa là dựa trên mối quan hệ của sự triều cống. Sau năm 1471, biên giới giữa Việt Nam và Champa được đặt ở đèo Cù Mông phía bắc Phú Yên. Biên giới này giữ nguyên được 140 năm, cho đến khi có cuộc xung đột có quy mô lớn giữa Việt Nam và Champa lại bùng nổ. Cho đến năm 1592, triều đại cuối cùng của Nhà Mạc đã bị đánh bại bởi sự khôi phục của Nhà Lê. Theo sau sự khôi phục này, là sự phân rã trong các hàng ngũ của những người tham gia khôi phục Nhà Lê và việc này đã đưa tới việc chia đôi đất nước ra làm hai miền, và mỗi miền lại cố níu kéo hay quy tụ quyền lực trung tâm vào tay mình. Khu vực ở phía bắc sông Linh Giang, thuộc về Nhà Trịnh kiểm soát, trong khi đó phần còn lại ở miền nam thì Nhà Nguyễn cố giữ lấy ảnh hưởng của mình. Dẫu rằng, cả hai Nhà Trịnh và Nguyễn vẫn luôn luôn cho rằng mình là người giữ lòng trung thành đối với hoàng đế Nhà Lê. Khu vực ở miền nam mà Nhà Nguyễn chiếm lĩnh là phần đất trực thuộc lãnh thổ của Vương Quốc Champa. Chính vì thế, các nhà lãnh đạo Champa phải đương đầu với chính sách xâm lược này kéo dài cho đến mấy trăm năm sau. Và cũng chính Chúa Nguyễn, với tính cách ngẫu nhiên, đã quyết định thôn tính vương quốc Champa, vì Nhà Nguyễn buộc phải cũng cố và bành trướng lãnh thổ về phương nam để đối mặt với Nhà Trịnh ở miền bắc. Và vì chính việc làm này đã kéo theo sự suy tàn của vương quốc Champa. Điều đầu tiên được nhắc đến vương quốc Champa trong quyển Ðại Nam Thực Lục Tiền Biên, mà nhà sử học đã ghi nhận trong cuốn Quốc Sử Quán về hậu Nhà Nguyễn (1802-1945), là vào năm 1611 khi Po Nit, người đang giữ quyền hành ở Champa (2), phát động một cuộc tấn công vào ven cạnh vùng biên giới của Việt Nam: phủ (3) Phú Yên). Bấy giờ, thủ đô của Champa đã được dời về Panduranga (Phan Rang). Sau cuộc tấn công của Po Nit, Nguyễn Hoàng (1588-1613), Chúa Nguyễn thuộc triều đại thứ nhất của Nhà Nguyễn, đã ra lệnh cho một quan tướng của ông ta là Văn Phong đến trấn giữ vùng biên giới này. Sau khi giữ vững được các khu vực khỏi sự tấn công của Po Nit, họ cũng đã tràn vào vùng biên giới của Champa. Họ đã áp dụng chính sách nam tiến này là vì có lẽ, trên thực tế, Nguyễn Hoàng chưa thể tiến quân ra phương bắc được, và cảm thấy rằng lãnh địa của mình chưa đủ đảm bảo để chống lại Nhà Trịnh. Hơn nữa, Nguyễn Hoàng cũng đã luống tuổi . Ông ta đã chết hai năm sau đó, ở tuổi 89." Champa là một vương quốc đa chủng tộc. , nó không chỉ là cái tên của tổ chức chính trị của một quốc gia, nhưng nó cũng là cái tên của toàn thể dân tộc ở trong vương quốc. Ngoài số người Chăm, còn có một số khác cũng là dân tộc Champa, bao gồm các bộ tộc miền núi gốc Autronesians, người đã từng có quyền và nghĩa vụ trong đời sống chính trị của vương quốc Champa. Cho đến nay dù được nghiên cứu nhiều lần, có nhiều khảo tả di tích. Chủ nhân của Hồ thành là ai, bị bỏ phế lúc nào chưa được ai khẳng định có cơ sở tin cậy. Qua các sử liệu hiện còn thì từ Nhà Lê đến trước Năm 1611 nhà Nguyễn vẫn để phần đất nam đèo Cù mông là đất ky mi, sử sách cũng không chép có trận đánh quan trọng nào ở phần đất nam đèo Cù mông từ 1471 đến 1558. cho đến Khi Lương Văn Chánh nhận lệnh đưa dân vào chiếm lãnh phần đất sau này gọi là Phú Yên thì những địa danh trong lệnh chỉ giao nhiệm vụ cũng mơ hồ, dân dã ( nói ở phần sau). Trở lại việc Lương Văn Chánh có đánh nhau với người Chiêm hay không thì ngoài những truyền thuyết dân gian mơ hồ, là dị bản của những câu chuyện trong sách tàu: Tam quốc, phong thần ...như chuyện Ông Lương Văn Chánh bị mất đầu ( Miếu thờ Thần Đầu ở Giồng trắc, Phú Lương, An Phú, ) chuyện thi đốt tháp Nhạn ( Nhạn tháp, Tuy Hòa) để phân thắng thua... thiø những dấu vết thực địa cho thấy người Việt đã cộng cư với Người Chàm từ trước thời Lương Văn Chánh vào Phú Yên và đoàn người di cư cùng Lương văn Chánh chọn ven núi Chóp Chài từ Ngọc Phong, Minh đức đến Bến lội ( Phụng Các), Nguyệt tiên đông thôn định cư do không muốn ở lẫn lộn với các tộc Chàm còn ở lại sau năm 1471, năm mà Champa phải rời bỏ thủ đô Vijaya một trung tâm chính trị, hành chính, dời đến Kauthara (Nha Trang), chẳng có ông nào dám chọc ma Hời, dám dỡn với Ma lai rút ruột..."Xứ đâu có xứ dị kì/ con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng kinh". Sự cộng cư còn dấu vết rất rõ trong việc cư dân Phú Yên có máu thờ Bà ( Bà Thiên y a na), miếu Bà rải rác khắp nơi, các tộc họ người Việt làm sui với các họ Ung (ông) , Ma, Trà, Chế là việc bình thường mấy trăm năm. Tháng giêng hàng năm có lệ cúng tá thổ ( mướn đất), lễ cúng có miếng thịt sống cúng nơi Thủ (thổ) kỳ có thờ mấy cục đá đánh dấu ranh đất của chủ cũ Sông Lỗ Chài nguồn từ cao nguyên Vân hòa đổ ra cữa Đà diễn dấu tích ngày nay còn nhận rõ, đoàn thuyền di cư ngày ấy chắc là phải đi theo đường này. Trong hội thảo định ngày thành lập Tỉnh Phú Yên nhiều ý kiến cứ đòi lấy năm 1471 hay 1558 để làm giấy khai sanh cho Phú Yên. Chắc là nói cho vui, cho hết giờ hội thảo, chẳng nghe ai nói đoàn người di cư, mấy ông Ba bị đi đường bộ hay đường biển, mấy ông di duệ của Họ Lương giỏi nghề Sông nước, đóng ghe bầu, dệt vải, làm gốm chẳng phải ánh xạ nghề nghiệp của tổ tiên hay sao. Khẳng định Lương Văn Chánh người Tào sơn, Tống sơn , Thanh hóa là cách khẳng định lắc léo để trùng với chính sử nhà Nguyễn (TL): " Mậu ngọ, năm thứ 1 Lê Chính Trị (1558), Minh Gia Tỉnh năm 37, Mùa đông, tháng10, Chúa bắt đầu vào trấn Thuận hóa, 34 tuổi. Những người bộ khúc đồng hương ở Tống sơn và những người nghĩa dũng xứ Thanh hoa đều vui lòng theo đi " Giản Đô đốc thành Đông Đô đốc, Đô đốc Long thành Đô đốc Đặng cũng lắc léo kiểu này. |
Dấu vết Lương Văn Chánh vào Phú Yên |
Một lệnh chỉ còn
lưu giữ tại Tự đường Lương Tướng Công cho thấy giao
nhiệm vụ cho Lương Văn Chánh vào Phú yên là một Tổng trấn
tướng quân (xem ảnh chụp lệnh chỉ)
Phiên âm: Thị Phù nghĩa hầu Lương văn Chánh năng tòng quân nhật cửu hữu công quyền vi Tuy viễn huyện An biên trấn quan củ suất Bà thê xã trục hạng nhân số tịch khách hộ các thôn phường tòng hành ứng vụ nhưng suất thủ tân đáo khách hộ nhân dân tựu Cù mông, Bà Đài,Bà diễn Đà nông đẳng xứ thượng chí nguyên đầu hạ chí hải khẩu, kết lập gia cư địa phận khai canh hoang nhàn điền thổ thành thục liễm thuế như lệ nhược sinh sự nhiễu dân thể đắc xử trị Tư thị Quang hưng nhị thập niên nhị nguyệt sơ lục nhật Tổng trấn tướng quân chi ấn Dịch nghĩa Bảo cho Phù nghĩa hầu Lương Văn Chánh gánh vác việc quân lâu ngày có công. Tạm quyền Tuy viễn huyện an biên trấn quan. Xem xét Đưa nhân số các hạng của bà Thê xã cùng với hộ ở nhờ các thôn phường theo làm việc. Cho lấy các hộ nhân dân mới đến các xứ Cù mông, Bà đài, Đà diễn trên từ đầu nguồn, dưới đến cữa biển lập gia cư, chia đất khai thác canh tác ruộng đất bỏ hoang nạp thuế như lệ, nếu sinh sự nhiễu dân biết được sẽ xử trị Ngày 6 tháng 2 năm Quang Hưng( Lê Thế Tông) thứ 20 ( Đinh Dậu, 1597) Ấn Tổng trấn tướng quân Ghi chú : có nhiều bản dịch lệnh chỉ này: - Bản dịch nghĩa của Nựu Đà Đào Chuyên ( bản 1). - Bản dịch nghĩa của Ths Phạm văn Tuấn- Phòng Sưu tầm viện nghiên cứu Hán Nôm ( bản 2) - Bản của Trần Viết Ngạc ( Bản này đang chuẩn bị in thành sách nên không bàn đến để bảo vệ tác quyền). - Bản của LM Giuse Trương Điønh Hiền ( bản 3). Ba bản 1,2 3 bản nào cũng có điểm dị biệt: Bản 1: Quyền uy Tuy viễn huyện, an biên trấn quan Bản 2: quyền vi Tuy viễn huyện an biên trấn khai ( xem bản chụp không thể nhận được chữ Quan 官 hay chữ Khai 開 ) Bản 1: Khai canh hoang nhàn điền thổ thành thục nộp thuế như lệ, nhược sanh sự nhiễu dân, thể đắc xử tội. Bản 2: Khai canh hoang nhàn điền thổ thành thục liễm thuế như lệ, nhược sinh sự nhiễu dân, thể đắc xử tội. Bản 3: Khai phá hoang nhàn yếu thành điền thổ, tam niên thành thục nạp thuế như lệ, nhược sinh sự nhiễu dân, giai suất xử tội Riêng đoạn văn :"Quyền vi Tuy viễn huyện, an biên trấn quan" Trong sắc chỉ này chúng tôi nghĩ đến :. Quyền (權) = Tạm giữ chức vụ . Trấn (鎮)= Tổng binh . Dịch nghĩa đoạn văn trên : tạm làm an biên Tổng binh quan, Tuy viễn huyện bởi lẽ chẳng thấy trường hợp tương tự giao nhiệm vụ cho Đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân Phò nghĩa hầu xuống làm tri huyện mà lại nhận trọng trách rời nhiệm sở đưa dân đi kinh tế mới. Chữ "khách hộ" chúng tôi nghĩ chắc có lầm lẫn gì đó vì nếu đọc kỹ lời văn trong lệnh chỉ chúng tôi ngờ đó là tù binh ( chữ khách có bộ thủ) Xin nêu để chất chính bậc thức giả. Tra cứu nhiều năm chúng tôi chưa tiøm gặp có bản văn nào đóng ấn tương tự có thể minh xác chức vụ ấy là của Nguyễn Hoàng nên tuy nhiều người khẳng định đó là ấn của Thái úy Đoan quốc công Nguyễn Hoàng thì chúng tôi nghĩ cũng chưa lấy gì làm chắc ( quan tước lúc này của Hoàng là: Tả đô đốc ở Trung quân đô đốc phủ, hàm Thái úy tước Đoan quốc công, Tổng đốc tướng sĩ bản dinh, thống lãnh quân thủy ở các xứ Nam đạo ( Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình). Trấn thủ là nhiệm vụ, anh binh bét cũng đi trấn thủ : "...một tay thì cắp hỏa mai, chân bước xuống thuyền nước mắt như mưa/ Ba năm trấn thủ lưu đồn/ ngày thì canh điếm tối dồn việc quan...". Quảng Nam, Thuận hóa lúc đó là Thừa tuyên, dù có tam ty : Đô, Thừa , Hiến nhưng do chế độ quân quản của Nhà Lê nên Tổng binh là quan chức cao cấp nhất: (Tổng binh Bùi Tá Hán, Tổng binh Nguyễn Bá Quýnh), Nguyễn Hoàng là tổng binhThuận hóa kiêm lãnh Quảng Nam. Danh xưng Trấn là chuyện về sau nên không biết chắc ấn Tổng trấn tướng quân là của ai. Trước những sự kiện rất khó chắp nối, chúng tôi ngờ rằng trong 8 năm ở Đông đô , Nguyễn Hoàng lợi dụng sự bất mãn của một số quan chức trước sự chuyên quyền của Trịnh Tùng đã chiêu hồi một số, bố trí số này về Nam trước hoặc do chính Trịnh Tùng cử số tướng lãnh đem số tù binh Mạc bắt được đưa đi an trí nơi biên viễn. ( Tháng 7 Năm Đinh Dậu Quang hưng thứ 20 (1597) Toàn thư chép " Bấy giờ người huyện Tống sơn là Thắng quận công Mai Cầu trấn giữ huyện Thần khê có chính tích tốt. Dân nhiều người ái mộ bảo cử, được thăng làm Tổng binh Thuận Hóa. " Xin lưu ý là lúc này Nguyễn Hoàng còn quanh quẩn ở Thăng long và lệnh chỉ giao nhiệm vụ cho Lương Văn Chánh cũng năm này (Ngày 6 tháng 2 năm Quang Hưng( Lê Thế Tông) thứ 20 ( Đinh Dậu, 1597). chính vì các lẽ đó mà sự tích của Lương Văn chánh bị vùi trong lớp bụi của thời gian có thể khi về Nam bận sắp xếp công việc ở chính dinh không kịp sắp xếp cho các ông tướng nơi địa đầu hoặc các cuộc thanh trừng đẫm máu còn ghi chép rất nhiều trong các bộ sử làm cho hành trạng của Lương Văn Chánh nhạt nhòa trong lới bụi của thời gian chăng |
Tài liệu tham khảo: |
- Đại Nam Thực Lục
- Đại việt sử ký toàn thư - Đại Nam nhất thống chí - Khâm định Việt sử thông giám cương mục - Đại nam Liệt truyệt - Hoàng Xuân Hãn ; tập san Sử địa số 26 -Tạ Chí Đại trường : bài sử khác cho Việt nam - Đào Duy Anh: Lịch sử Việt nam - Champaka org
|
|