Chim Việt Cành Nam         Trở Về   ]            [ Trang chủ

Năm Canh Dần dưới góc nhìn Thái Ất học
Tĩnh Như
Năm Canh Dần theo Thái Ất học là năm mà " hành kim khắc quá ",  " hành hỏa hại hành kim ", về thời tiết vì  kim thịnh thì mộc phải suy, do đó cây cỏ kém tươi dễ khô héo. Kim thì sinh thủy nên mưa nhiều gây lụt lội, khí hậu bất thường, nóng rét không đều. Xuân thuộc mộc, mà kim khắc quá nên vào mùa xuân đầy sát khí và mưa lớn. Do hành hỏa hại hành kim nên núi lửa tái hoạt động gây động đất sóng thần, cháy rừng...Năm Canh Dần theo Thái Ất học là như thế. Vậy điểm lại một số sự kiện thiên tai  thế giới nổi bật của năm Canh Dần [2010] và những bất cập của cộng đồng người trên thế giới có đúng như kinh Thái Ất dự đoán hay không ?
Trước hết một biểu hiện đặc trưng của năm Canh Dần, " hành kim khắc quá ", là kim sinh thủy mãnh liệt qua sự kiện rắn xuất hiện thành đàn, rất hiếm hoi,  xảy ra tại làng Guantang, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Nhiều con  rắn lạ có đầu hình tam giác tụ tập thành đàn. Những con rắn ở  làng Guantang , có chiều dài thân trung bình là 60 cm, thường xuất hiện tại tỉnh Chiết Giang ở phía đông chứ hiếm khi được nhìn thấy ở phía nam. Các chuyên gia sinh học chưa xác định được loài rắn này song nói chúng có khả năng gây nguy hiểm cho người. Các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu động đất tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây từng cho rằng loài rắn có khả năng cảm nhận động đất trước 5 ngày và cách chúng khoảng 120 km. Khi động đất sắp xảy ra, rắn sẽ rời tổ của chúng, kể cả vào mùa đông, trong lúc di chuyển nếu chúng đâm vào các bức tường hay chướng ngại vật thì có thể động đất sẽ rất mạnh. Rắn thuộc hành thủy, xuất hiện bất thường là do " hành kim khắc quá " vậy. 

Con rắn có chiều dài thân khoảng 60 cm và thuộc một loài chưa được xác định. 
Ảnh: China Daily. 

 Những con rắn đã bị dân làng Guangtan đánh chết
Chỉ trong tháng đầu năm 2010, trận động đất khủng khiếp đã  bất ngờ ập tới đảo quốc Haiti, một nơi cách xa các trung tâm chính trị và kinh tế thế giới.  Một cơn địa chất có cường độ 7,3 độ Richter san phẳng phần lớn thủ đô Port-au-Prince của Haiti và các khu vực lân cận. Đây là trận động đất khủng khiếp nhất trong gần hai thế kỷ tại quốc gia vùng Caribê. Thảm họa này làm  khoảng 270. 000 người phải chết và gây ảnh hưởng trực tiếp tới 1,5 triệu người khác. Hơn nửa triệu người rời khỏi thủ đô. Tổng thiệt hại về vật chất vào khoảng 7 tỷ USD, tương đương hơn 120% tổng sản phẩm quốc nội của Haiti. Tầm vóc của thảm họa nhanh chóng biến nó thành một sự kiện toàn cầu. Mỹ, Liên Hiệp Quốc và nhiều quốc gia khác đã góp sức cứu trợ 1,3 triệu người sống sót sau trận động đất khủng khiếp. Quả đúng mùa xuân Canh Dần do hành kim khắc quá, để "thần hỏa" nổi giận, đằng đằng sát khí, gây thảm họa cho đảo quốc nghèo Haiti, một  thảm họa có ảnh hưởng  toàn cầu. 

 Một khuôn mặt thống khổ Haiti

 Ngày 27-2 Siêu động đất có cường độ 8,8 độ Richter và sóng thần phá hủy đường sá nhà cửa...của  nhiều thành phố ở miền trung, miền nam Chile. Đây là cơn địa chấn lớn nhất kể từ năm 1950 trong lịch sử Chile. Thảm họa 500 người chết và gây thiệt hại vật chất vào khoảng 30 tỷ USD. 5/3: Vùng Biobio của Chile rung chuyển bởi một cơn địa chấn có cường độ 6,6 độ Richter. Đây là một dư chấn của trận siêu động đất ngày 27/2. 6/3: Trận động đất 7,1 độ Richter tấn công khu vực phía tây nam đảo Sumatra, Indonesia. Tâm chấn của nó nằm ở độ sâu 20 km. 8/3: Ít nhất 38 người chết và hàng chục người bị thương bởi cơn địa chấn 6 độ Richter tại tỉnh Elazig ở phía đông Thổ Nhĩ Kỳ. 


   Thảm họa động đất ở Indonesia

4/3: Trận động đất 6,6 độ Richter làm rung chuyển khu vực đông bắc Nhật Bản, tạo nên những con sóng lớn ở các khu vực Miyagi, Tochigi, Iwate, Aomori và Akita. Người dân trong phần lớn tòa nhà ở thủ đô Tokyo cũng cảm nhận được động đất. 25/3: Một trận động đất 6,2 độ Richter làm rung chuyển thủ đô Manila của Philippines. 11/4: Bang Baja California rung chuyển bởi trận động đất có cường độ 7,2 độ Richter. Ít nhất một người ở thành phố Mexicali - thủ phủ bang Baja California - thiệt mạng. Đây là biểu hiện " hành hỏa hại hành kim " khi " hành kim khắc quá " của năm Canh Dần. 
 Thảm họa Haiti chưa xong thì trước mùa hè, đầu tháng tư, núi lửa Eyjafjallajoekull ở Iceland bùng phát sau nhiều năm ngủ yên,  làm cả bầu trời Châu Âu phủ đầy bụi. Lệnh cấm bay khiến hàng trăm phi trường phải đóng cửa, hàng triệu hành khách châu Âu và các nước khác gặp khốn khó về sinh hoạt, đi lại. EU, khối quốc gia giàu có phải đối mặt với một hiện tượng thiên nhiên khó chống đỡ. 
Núi lửa Eyjafjallajoekull ở Iceland bùng phát sau nhiều năm ngủ yên , "Thần hỏa" cuồng nộ vì giận "hành kim quá khắc", hâụ quả là động đất ầm ào xảy ra khắp thế giới, núi lửa thức dậy thì sóng thần cũng gầm lên điên cuồng không kém. Trận động đất tại Trung Quốc ngày 14/4 làm 400 người chết ở Thanh Hải. 

Cảnh hoang tàn sau trận động đất 14/4 ở Thanh Hải. 

Ngày 3-8 giữa lúc thời tiết nóng kỷ lục, đã làm khô héo nước Nga hạn hán, cháy rừng ở Nga bộc phát mạnh, kéo dài khá nhiều ngày. Nạn cháy rừng kéo dài cả tuần lễ đã gây nhiều tổn thất với ít nhất 40 người thiệt mạng, 2. 000 ngôi nhà bị thiêu hủy, và khoảng 100. 000 người phải di tản. Năm mươi đám cháy tại các bãi lầy bao quanh Moscow đã tạo nên màn khói mù màu xám bao quanh vòm Điện Kremlin và các cao ốc. Thủ đô Moscow mù mịt vì khói. Nga là nước xuất khẩu lúa mì lớn hàng thứ ba trên thế giới, và những e ngại về thiếu hụt hoa mầu sẽ khiến giá lúa mì trên thế giới tăng lên gần 50%, kể từ đầu tháng Sáu. 


Cháy rừng quanh thủ đô Macova 

Thủ đô Moscow củaNga phủ bụi mù do cháy rừng
Chỉ mấy tháng của mùa xuân mà sát khí đằng đằng, đúng như kinh Thái Ất dự đoán về năm Canh Dần vậy. Kim khắc quá thì sinh thủy bất thường. Đánh rằng thiên tai bão lụt năm nào chẳng có, nhưng năm Canh Dần lụt trên thế giới cũng khá bất thường, thậm chí có nhiều vùng mới biết lụt lần đầu. Các tỉnh phía Đông - Nam Indonesia lụt lớn, khoảng 86 người đã thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Khu vực chịu thiệt hại nặng nề nhất là quận Teluk Wondama, tỉnh Tây Papua. Phần lớn đường sá bị hư hỏng nặng vì  những trận mưa lớn kéo dài gây lũ lụt. Trong khi đó, các trận lũ lụt kéo dài từ đầu tháng 9 ở Ladakh, thuộc khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, đã làm 234 người thiệt mạng và 424 người bị thương. Theo các quan chức địa phương, gần 10. 000 người ở 34 ngôi làng bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, khoảng 1. 400ha đất nông nghiệp bị phá hủy hoàn toàn, 80% cơ sở hạ tầng ở Ladakh bị hư hại nghiêm trọng. Ở Trung Quốc, tỉnh Hải Nam, lũ lụt đã nhấn chìm hơn 100 ngôi làng ở Quỳnh Hải, Lăng Thủy, Vạn Ninh, khiến 32. 713 người bị mất nhà, gần 33. 000 người phải sơ tán khẩn cấp. 

Lụt lớn ở Trung Quốc

Còn Việt Nam lũ lụt năm 2010 ở Nghệ An rất ác liệt với tổng số người chết do lũ lụt đã lên tới 76 (có 15 người bị nạn trên xe khách 48K-5868 bị lũ cuốn trôi). Trong đó, Nghệ An 24 người, Hà Tĩnh 20 người, Quảng Bình 12 người, Thanh Hóa 5 người. Hơn 230 xã bị ngập dài ngày với khoảng 156. 000 hộ dân cầu cứu từng ngày. 


Lụt lớn ở Nghệ An

Kêu cứu ở trận lụt Nghệ An

Châu Á khốn đốn vì lũ lụt thì Châu Âu cũng khốn khó không kém. Ngày 4/12/2010, châu Âu phải vật lộn với thời tiết khắc nghiệt trong mùa Đông, với đợt lũ lụt lớn buộc hàng nghìn người ở Bôxnia và Anbani phải sơ tán, trong khi tuyết rơi dày đã làm sập một phần mái của một nhà máy điện hạt nhân ở Pháp. Các nước khu vực Bancăng đã phải khốn đốn với đợt lũ lụt tồi tệ nhất trong 1 thế kỷ qua, còn Tây Âu phải đối mặt với thời tiết giá lạnh và tuyết rơi dày, gây nhiều rủi ro và làm tê liệt hoạt động của các sân bay, đường cao tốc và trường học. 


Lụt lớn ở Châu Âu

Tây Âu phải đối mặt với thời tiết giá lạnh và tuyết rơi dày
Trên đây là biểu hiện bất cập của  trời đất thuộc  năm Canh Dần, đúng như kinh Thái Ất đúc kết và dự đoán. Còn cộng đồng người diễn biến ra  sao trong năm Canh Dần? 
Với  cộng đồng người trên trái đất thì Trung Quốc chiếm số đông. "Kim khắc quá" được biểu hiện trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ ra cứng rắn về đối ngoại, nhất là với các vùng lãnh hải lân bang mà họ cho là của mình. Chưa kể Trung Quốc luôn luôn bênh vực đồng minh của mình là Bắc Triều Tiên. "Liên minh Trung Triều" đã có những động thái quá cương. Tàu tuần tra Cheonan của hải quân Hàn Quốc khi đi tuần trên biển trúng phải ngư lôi, tàu  nổ, gần khu vực tranh chấp trên biển với Triều Tiên, làm   46 thủy thủ mất mạng. Bắc Triều Tiên bị Hàn Quốc cáo buộc đă gây ra vụ này, nhưng Bắc Triều Tiên bác bỏ... 

 Tàu Cheonan của hải quân Hàn Quốc khi đi tuần trên biển. 
Ảnh: Reuters. 

   Vụ tàu Cheonan chưa giải quyết xong thì sáng 23/11/2010 Bắc Triều Tiên đã bắn 200 quả pháo vào đảo Yeonpyeong đã khiến thế giới lo ngại sẽ nhanh chóng xẩy ra cuộc chiến tranh Triều Tiên thứ hai. Vụ này làm Hàn Quốc tức giận, liên tục tổ chức tập trận bắn đạn thật, làm tình hình bán đảo Triều Tiên căng thẳng bên bờ vực chiến tranh. 


Đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc bị Bắc Triều Tiên pháo kích

Mỹ-Hàn quốc tập trận ở Hoàng Hải, Mỹ-Nhật tập trận chung ở vùng biển nam Nhật Bản...thì Trung Quốc cũng rầm rộ tập trận bắn đạn thật trên biển Đông...Bắc Nam Thái Bình Dương nóng lên, quả "hành hỏa hại hành kim", những nước phía đông, đông bắc Trung Quốc thuộc mộc, sinh hỏa ầm ào khi thay đổi chính sách quốc phòng, tăng cường liên minh với Mỹ để đối phó với Trung Quốc. 


Tàu chiến Trung Quốc tập trận bắn đạn thật

Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ ra "kim khắc quá" về đối ngoại, nhất là với các vùng lãnh hải lân bang, Hoa Kỳ đã tỏ thái độ bằng cách nêu ra nguyên tắc tự do hàng hải tại vùng biển Đông Nam Á và củng cố liên minh với Hàn Quốc, Nhật Bản, chưa kể đẩy mạnh ngoại giao với Ấn Độ và các nước trong khối Asean. Ngoại trưởng Hillary Clinton tới Việt Nam hai lần chỉ trong năm 2010. Phát biểu của Ngoại trưởng Hillary Clinton tại Hà Nội tháng 7/2010 tại diễn đàn khu vực cũng là dấu hiệu cho thấy chính sách ngoại giao liên kết đa phương của Việt Nam có tác dụng nhất định. 


Ngoại trưởng Hillary Clinton tại Hà Nội 

Tàu USS George H. W. Bush thường xuyên tham gia tập trận với Hàn Quốc, Nhật

Các sự liên quan đến vụ tranh chấp Trung - Nhật quanh Điếu Ngư/Senkaku, gây hấn qua lại ở biển Hoàng Hải, tranh chấp Biển Đông, ... như khẳng định tầm quan trọng của chủ đề biển đảo, tăng cường hải quân và xu hướng dù có hợp tác nhưng vẫn phòng ngừa lẫn nhau giữa các nước châu Á. 


Tên lửa: biểu hiện niềm kiêu hãnh và sự sợ hãi của "con người"
Trời đất chuyển mình trong biến dịch qua hiện tượng núi lửa, động đất, sóng thần, bão lụt...vẫn có thể nắm được với khoa học dự đoán của Đông phương và Tây phương,vả con người có khả năng phòng chống, giảm thiểu thiệt hại người và của do chúng gây ra. Còn về cộng đồng người, dẫu rằng vẫn bị chi phối bởi những qui luật nhất định của dịch lý, nhưng "xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều" nên con người có thể "tu" để thoát ra sự ma chiết của tự nhiên đầy lạnh lùng, vô cảm đến tàn độc. Những nhà lãnh đạo của các cộng đồng mạnh, chỉ cần kềm chế những tham vọng, những dục vọng, đừng "hất tay quá trán", biết "thương người như thể thương thân" thì hy vọng rằng sẽ giữ được hòa bình ốn định trong cộng đồng người. Ước chi  các cộng đồng cùng "chung lưng đấu cật", cùng lo phòng chống những thảm họa quen thuộc và những thảm họa ẩn tàng thì loài người  đỡ thống khổ biết bao. Khôn chết, dại chết, biết sống. Hiểu biết diệt gay cấn! Con đường đối thoại ngoại giao bằng lẽ phải, biết chín bỏ làm mười, biết nhường nhịn nhau để cùng nhau sống cho ra người thì loài người đâu phải chịu thêm thống khổ từng giây. Chỉ thiên tai không thôi đã thống khổ rồi, lại phải sống trong một bầu khí nơm nớp lo sợ! Không lo sao được khi  vẫn có kẻ tiến hành  những chương trình hạt nhân, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí thời tiết...đầy tham vọng, mong muốn trở thành siêu cường, bất chấp công pháp quốc tế, coi tổ chức Liên Hiệp Quốc như cỏ rác. Có  cầu nguyện hòa bình ở một đấng linh thiêng nào chăng nữa mà không kềm chế dục vọng, tham vọng trong mỗi một người thì sự cầu nguyện trở thành công dã tràng mà thôi. Sắp qua năm Tân Mão [2011], dở kinh Thái Ất thì thấy tình hình thế giới chưa sáng sủa gì.  Nếu năm Canh Dần với "hành kim khắc quá" thì bước qua Tân Mão lại gặp "hành thủy bất cập", thủy bất cập thì "thổ động", sẽ có mưa to bão lớn, động đất,sóng thần, núi lở, đất chuồi, băng tan mạnh, nước biển dâng...dẫn đến mất mùa đói kém, nghĩa là muôn vật làm sao tươi sáng! Điều đau đớn là những đồng tiền dự trữ của các quốc gia lại đổ vào ngân sách quốc phòng với tốc độ kinh khiếp, với mưu đồ bá chủ thiên hạ, trong khi toàn thế giới chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ trong những năm qua. 
 
Cuối đông Canh Dần 
Tĩnh Như


 
 
 
 
 
 
 

1