Chim Việt Cành Nam Trở Về  ]



 
 
 

 
Số 40 / đợt 2 : những bài mới đưa lên sau ngày  15 - 08 - 2010

. Quỳnh Chi :

Bán nguyệt

Thùy đoạn Côn Lôn ngọc 
Tài thành Chức Nữ sơ 
Khiên Ngưu nhất khứ hậu 
Sầu trịch bích không hư 

Hwang Jin Yi ( Hoàng Chân Y  ?-1530? )
Bán nguyệt

Ai người chạm ngọc Côn Lôn
Cho nàng Chức nữ soi gương chải đầu
Chàng Ngưu đi khuất đã lâu
Nàng buồn quăng lược lên bầu thinh không

Quỳnh Chi phỏng dịch (9/9/2010)
---> Bán nguyệt  - Tương tư mộng  - Tống biệt Tô Dương Cốc    (Hoàng Chân Y / Hwang Jin Yi ) (Đường thi Triều Tiên)
---> Vọng nguyệt (  Tống Dực Bật / Song Ik Pil  1534 - 1597 ) 
---> Tĩnh trung nguyệt    - Nguyệt dạ văn Tử Quy   ( Lý Khuê Báo / I Gyu Bo 1168-1241 ) 
---> Thu dạ vũ trung   (Thôi Trí Viễn / Choe Chi Won  857--? ) 
. thy an : 
hãy tạc hình hài
bằng những ngón tay thiên mộng
trong những đêm như đêm nay
trời giăng đầy sao
hãy nhóm lên ánh lửa năm nào
bằng bó củi đã ngủ quên
trên tấm lưng trần ký ức
... và những bước chân vội vã qua mau
                                    ---> Đầu thu bên hàng dây lá đỏ
. Laiquangnam : 
Nam quốc sơn hà là một bài thơ đã được dạy học tại các cấp lớp một hai tại Việt nam từ xưa tới nay, ngay cả thời Pháp thuộc lớp đàn anh chúng tôi cũng đã học bài này. Với bản phiên âm sai tại ngay câu thứ hai mà thế hệ tôi bao đời nay đều thuộc theo sách của cụ Dương Quảng Hàm. "Tiệt nhiên định phận tại thiên thư" đã làm giảm cấp tình tự dân tộc Lạc Việt nhiều lắm!. Nay buộc phải gút lại cho đúng. Nhất là sách giáo khoa và các trang mạng. Phần lớn người Việt có cắp sách đến trường đều thuộc, có thể họ không hiểu hết ý vì có các từ cổ và khí phách người xưa nay không có sách vở nhắc lại, hoặc do vì trình độ của quý thầy cô, hoặc do vì không có nhiều tư liệu để tham khảo thêm.
(...)
Nay laiquangnam xin viết lại, chuyện đúng sai mong Bạn đọc tự cho điểm và tự nhận xét. Vấn đề là không phải để hơn thua, mà là bài " Nam quốc sơn hà" nay cần phải giải quyết gấp những tồn tại một cách dứt điểm, để mỗi khi "ai đó" cần giới thiệu với người nước ngoài thì người giới thiệu không hề bối rối và cùng vui với tiền nhân. Rất mong mọi ý kiến phản hồi để chúng ta sang trang việc tranh luận này và đi tìm một bản dịch khả dĩ có thể chấp nhận được bởi trong gần một thế kỷ nay vẫn chưa có bản dịch nào khiến chúng ta tạm hài lòng. Tam ngu thành hiền! laiquangnam viết được, có ý kiến được, thì các bạn của tôi còn làm giỏi hơn tốt hơn tôi 1000 lần. Mong lắm thay!
 Nguyễn Vĩnh-Tráng : 
Có những người không thích Toán cho mấy, nên đã phán rằng Toán Học là khô khan, vì những đẳng thức, phương trình gồm toàn những ký hiệu cộng trừ nhân chia..., thậm chí có cả những ký hiệu " , $ ..., cùng những số và chữ cái a, b, c, x, y, z, a , b , d , e , l , m ...; ngoài ra có những danh từ kỹ thuật, nếu không học Toán, thì không biết đến, như " Nhóm ", " Vòng " " Thân ", " Không gian vectơ ", " Độc lập tuyến tính "... Có lẽ vì vậy mà những người yêu Toán lại đặt ra những bài thơ nhí nhảnh để giới thiệu những bài toán vui, hay để tỏ con tim của họ cũng rung động " không biết mấy chu kỳ " trước một sắc đẹp, trước một bài văn hay, trước một câu thơ tuyệt tác... 
Những bài Toán Thơ, Thơ Toán trong dân gian và những tác phẩm của những người yêu Toán đã chứng minh điều đó. 
Thơ Toán trong dân gian, cũng như Ca Dao, Tục Ngữ là những bài, những câu thơ tuyệt tác, khó mà trau chuốt lại được, nếu không muốn mất đi tính chất bình dân và độc đáo của chúng. 
Nói đến Phong Trào Bình Dân Học Vụ vào những năm 1945, 1946, những người, năm nay đã thất Tuần khó mà quên được. Là một Phong Trào hết sức nhộn nhịp. Nhộn nhịp, một phần vì dân ta hiếu học, một phần vì cách dạy rất khéo léo dễ học. Và cứ thế từ thành thị đến thôn quê, trẻ, già, lớn, bé đổ xô nhau đi học. Các giáo viên là các học sinh ở các trường Trung Học, nên rất trẻ, rất hăng say, rất tận tình, cùng với các nhà hảo tâm đóng góp tiền bạc để mua giấy bút phát không cho học viên. Chính Quyền lại khuyến khích, cổ động tối đa, nào là đi từng nhà, từng xóm mời dân đi học, nào là dựng các cửa " Hoàn Môn " cho người biết đọc đi qua (ở cầu An Cựu, Huế, gần nhà tôi, lúc bấy giờ...), nào là những vần thơ dễ nhớ như :
" I tờ hai móc giống nhau,
I ngắn có chấm, tờ dài có ngang "
. Nguyễn Dư : 
(...)
Ba lời giới thiệu chùa Kim Liên gần giống nhau. Cả ba cùng nói đến công chúa Từ Hoa, con vua Lý Thần Tông. Nhưng cũng khác nhau ở một điểm: Võ văn Tường cho rằng chùa được xây về đời Trần, trên cái nền nhà cũ nơi công chúa Từ Hoa ra đời. Trần Quốc Vượng và Hoàng Ðạo Thúy thì lại cho rằng chùa có từ đời Lý, do cung Từ Hoa sửa chữa tạo thành. Hai tác giả này còn cho biết thêm là công chúa Từ Hoa ra ở nơi đây để "chăn tằm, sướng khổ với đàn bà bị tội khổ sai" hoặc cũng có thể "ra tu ở đó, nên vua sai làm cung cho ở".
Ðọc ba lời giới thiệu này tôi thích quá. "Em là ai, cô gái hay nàng tiên?" . Xin phép được phạm thượng... mê công chúa Từ Hoa. Vừa đẹp người, vừa đẹp nết. "Nhân từ, mặt đẹp như hoa" lại còn thích gần gũi đám dân bị tội khổ sai. 
Biết đâu trong đám dân lam lũ đó lại chả có cả tổ tiên mấy chục đời của tôi?
. Nguyễn Khôi : 
Theo nhà thơ Hoàng Hưng ( VN Lagi & Talawas ngày 19-09-2010) thì: Nhà thơ Hoàng Cầm viết tập thơ "Về Kinh Bắc" từ 1959 -8 / 1982, chủ yếu lưu truyền bằng chép tay ( ngoài luồng)- đây là một sự kiện " hậu Nhân văn-Giai Phẩm", trong đó bộ 3 "cây-lá-quả"( cây tam cúc-lá Diêu bông- quả vườn ổi) là nổi bật nhất " vì chúng được ( giới Văn nghệ) xì xầm diễn giải như một lời oán trách của " Em" (văn nghệ sĩ) với " chị" ( Đảng) .. đại khái là " Em" yêu "chị" , nhưng "chị" đã lừa "Em" , cho "Em'' ăn toàn "quả rụng", rồi bỏ mặc "Em" bơ vơ để đi lấy chồng
      Theo Hoàng Cầm kể, thì 1974 Công An Hà Nội có kêu tác giả lên răn đe về việc lưu truyền những bài thơ "có nội dung xấu ấy" ... 
"Tuyệt cú" là tên một thể loại Thơ cổ Trung Hoa có từ thời Lục Triều (439-581), nhưng phải đến đời Đường, đặc biệt là dưới triều Khai Nguyên -Thiên Bảo (712-756) Đường Huyền Tông thì Tuyệt cú Đường thi mới đạt đỉnh cao..."tuyệt" ở đây có nghĩa là "dứt" dùng để đối lập với chữ "liên" (=liền).Tuyệt cú gồm các loại thơ ngũ ngôn, lục ngôn,thất ngôn 4 câu tạo thành 1 bài, dùng vần bằng hoặc vần trắc.

Đỗ Phủ có 4 bài Tuyệt cú, chọn 1 bài :

Lưỡng cá Hoàng Ly minh thúy liễu,
Nhất hàng Bạch lộ thướng thanh thiên;
Song hàm Tây Lĩnh thiên thu tuyết,
Môn bạc Đông Ngô vạn lý thuyền.
Giới làm thơ ngày trước ai mà chả thuộc 2 câu thơ cổ :
Mỹ nhân tự cổ như danh tướng
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu
tạm dịch :
(Người đẹp từ xưa như tướng giỏi
Chẳng hẹn chờ ai thấy bạc đầu )
Còn xuất xứ 2 câu này ở đâu ? ( Đường thi, Tống thi ư ? chủ nhân của 2 câu thơ bất hủ đó là của ai ?...thì để còn " hỏi Thầy" , tra cứu kho tàng chữ nghĩa Trung Hoa đã ? Rồi ậm ừ qua vài trăm năm...có dư...


Trải qua nhiều biến động của các triều đại, chùa Hàn Sơn bị binh lửa đời Thanh đốt cháy (năm 1860) , đến năm Quang Tự thứ 3 (1904) chùa được xây dựng lại với quy mô dáng dấp như còn thấy ngày nay, gồm có : Đại điện, Tàng kinh lâu (lầu chứa kinh) , Chung lâu (lầu chuông) , Phong giang lâu (lầu ngắm rừng phong bên sông) , bi lang (hành lang đặt bia) . Điều thú vị là trong sân chùa có đặt tượng thi sĩ Trương Kế, mà theo tục lệ: các tao nhân mặc khách tứ xứ đến viếng chùa ai nấy đều tới vuốt nhẹ vào bàn tay pho tượng với ước nguyện để được tăng thêm nội lực, được chia sẻ một chút hồn thơ...đồng thời trong chùa còn giữ nhiều cổ vật quý giá, trong đó có tấm bia khắc bài thơ nổi tiếng Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế đời Đường (khoảng trước năm 754) .

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hoả đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Xưa & Nay ở Việt Nam ta trong giới làm thơ vẫn truyền tụng 2 câu thơ của Viên Mai :
Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch
Lập thân tối hạ thị văn chương

 (mỗi bữa không quên ghi thẻ trúc,
Lật thân thấp (hèn) nhất ấy văn chương)

. Bùi Thụy Đào Nguyên :
Đốc Ngữ (? - 1892), tên thật: Nguyễn Đức Ngữ, là người xã Xuân Phú, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây (cũ). Sinh ra trong nghèo khó, nên ngay từ lúc nhỏ ông đã phải chèo đò để giúp đỡ gia đình kiếm sống.
Khi quân Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất (1873), Đốc Ngữ đi đầu quân rồi đóng ở Sơn Tây. Do lập được nhiều chiến công, ông thăng dần lên chức Đốc binh, nên tục gọi là Đốc Ngữ.
Khi xảy ra trận Cầu Giấy lần thứ hai (19 tháng 5 năm 1883), Đốc Ngữ là một trong số người có đóng góp lớn cho trận đánh thành công...
. Trần viết Ngạc & Thái Vĩnh Trân : 
Những vị nào say mê khoa tướng số, tử vi thử chấm lá số tử vi cho Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, hy vọng có thể giải thích vì sao ông có quá nhiều cơ hội đưa ông đến ngôi thiên tử mà rốt cục chẳng có lần nào thành.
Cường Để sinh ngày 11 tháng giêng năm Nhâm Ngọ (28.2.1882), trực hệ của Đông cung Cảnh, con trưởng vua Gia Long.
Cơ hội đầu tiên khiến Cường Để có thể lên ngôi vua là vào năm 1894 khi ông mới 12 tuổi. "Kinh đô thất thủ" (23 - 5 Ất Dậu - 1885), vua Hàm Nghi rời bỏ kinh thành ra Tân Sở ban dụ Cần Vương.


.Trần viết Ngạc 

K thi Hương đầu tiên dưới triều Nguyễn vào năm 1807 chỉ dành cho sĩ tử ở xứ Đàng Ngoài trước đây, lấy đậu 61 cử nhân. Ưu ái và vỗ về sĩ phu và nhân dân Bắc Hà chăng?
Khoa sau, 1813, Gia Long mới cho thiết lập một trường thi ở Kinh đô Huế và một trường ở Gia Định thành (trường Gia Định). Trường Gia Định được duy trì từ năm 1813 cho đến năm 1858, tổ chức được 19 kỳ thi Hương. Sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), trường An Giang (1864) thay thế cho trường Gia Định.
Tất cả 20 kỳ thi Hương ở Nam Kỳ (1813-1864) tuyển chọn được 274 cử nhân. Kỳ lấy đỗ cao nhất là 20 cử nhân vào các năm 1847, 1848 và thấp nhất là 8 cử nhân ở kỳ thi Hương đầu tiên (1813).
Có một sự kiện lạ lùng ít ai lưu tâm tìm hiểu và biết đến là 274 cử nhân thi đậu tại các trường thi Gia Định và An Giang, duy nhất chỉ có Lương Khê Phan Thanh Giản là đạt được học vị Tiến sĩ!
Tên gọi Chiếu Cần Vương hoặc Hàm Nghi đế chiếu là một nhầm lẫn lịch sử đã kéo dài quá lâu. Điều tai hại là từ sự nhầm lẫn này dẫn đến những sự nhầm lẫn khác như sự phát hiện Chiếu Cần Vương 2, và mới đây, Chiếu Cần Vương 3 (tạm gọi như thế). Chiếu Cần Vương 2 do Gosselin công bố và Chiếu Cần Vương 3 của d'Argenlieu do Thái Lộc công bố trịnh trọng trên tuần báo Tuổi Trẻ cuối tuần với nhan đề Tìm thấy nguyên bản Chiếu Cần Vương! [1] Những tài liệu ngụy tạo như thế làm nhiễu một giai đoạn lịch sử của dân tộc vốn đã phức tạp, giai đoạn phong trào Cần Vương.


. Trần Viết Điền : 

Sự kiện Lí Công Uẩn không có cha cụ thể, mà con của thần nhân, cùng với những câu thơ sấm kí ở làng Cổ Pháp, rồi những điềm báo có thiên tử ra đời ...là biểu hiện của một cuộc vận động chính trị có tổ chức của giới trí thức tam giáo, đứng đầu là nhà sư đầy tài năng Vạn Hạnh, hoàn thành tâm nguyện trăm năm của quần chúng mà đại diện ban đầu là thiền sư Định Không của hương Diên Uẩn. Cuộc hôn phối có ý đồ, với đạo diễn kiêm chủ hôn Vạn Hạnh tại chùa Thiên Tâm, núi Tiêu Sơn, giữa bà Phạm thị Ngà với " vị thần nhân dựa cột chùa ", một người họ Lý đang ẩn tích, đã được tiến hành. Thiền sư Vạn Hạnh tạo điều kiện cho bà họ Phạm vào rừng gặp " thần nhân ", một cuộc hôn nhân bí mật, trong đó cha của Lí Công Uẩn có thể là một người đầy uy vọng của họ Lí vùng Cổ Pháp-Siêu Loại, tức Diên Uẩn-Thổ Lỗi, đang trong thời kì phải mai danh ẩn tích. 
Trong tâm cảm "Từ thuở mang gươm đi mở nước, ngàn năm nhớ mãi đấtThăng Long", chúng tôi mạo muội đặt vấn đề: Các nhà sử học thường nêu bật công lớn của bốn vua triều Lý với cụm từ "phá Tống bình Chiêm", và các nhà nghiên cứu lại tập trung vào những sự kiện liên quan Tống, Chiêm. Trong khi đó, vào thời Lý Thần Tông, Lý Anh Tông trị vì, Đại Việt đã nhiều lần bẻ gãy ý đồ xâm lược Đại Việt của vua Suyrayavarman II, vị vua kiệt hiệt của đế quốc Chân Lạp, thì ít nhắc đến. Đến thế kỷ 12, Suyrayavarman II từng tiêu diệt nhiều vương quốc ở Đông Nam Á để bành trướng lãnh thổ, nhiều lần xâm lược Đại Việt nhằm thôn tính nhưng không thành công, để rồi hoàn toàn thất bại đầy tủi hận khi phải mất mạng trong lần thân chinh đánh phá Đại Việt năm 1150.
. Phanxipăng : 
Nội các triều đình quân chủ Việt Nam tổ chức guồng máy hành chính có "lục Bộ" từ bao giờ? Năm Kỷ Mão 1459, triều Lê sơ, niên hiệu Thiên Hưng, vua Lê Nghi Dân lần đầu tiên thiết lập đủ "lục Bộ" gồm: Lại, Lễ, Hộ, Binh, Hình, Công. Kế tiếp, vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đặt chức Thượng thư - tương đương chức Bộ trưởng bây giờ - đứng đầu 6 Bộ với hàm tòng nhị phẩm.

Như thế, trong cơ chế "lục Bộ" không có Bộ Học. Việc đào tạo trí thức cùng tuyển chọn hiền tài thông qua hệ thống giáo dục và thi cử trải suốt bao triều đại đều được Bộ Lễ kiêm nhiệm. Tuy nhiên, viết về thời quân chủ phong kiến, thỉnh thoảng sách báo vẫn nhắc "Bộ Học" với "Thượng thư Bộ Học" lẫn "Tham tri Bộ Học". Vậy Bộ Học ra đời vào thời gian nào?

Đề cập Hà Nội xưa, thiên hạ vẫn nhắc Thăng Long tứ trấnThăng Long tứ quán. Tuy nhiên, về hai danh mục di tích lịch sử - văn hoá đặc sắc này, hiện có rất nhiều người (kể cả dân thủ đô) hoặc thiếu am tường, hoặc thường... nhầm lẫn!
Một trong những lý do khiến đông người nhầm lẫn: hai danh mục mang tên gọi hao hao nhau. Lại thêm, tổng số di tích của hai bộ tứ không phải 8, mà là... 7!
Trước kia, lẩu chỉ thông dụng ở miền Nam nước ta. Bây giờ, tất cả tỉnh thành trên toàn quốc, đâu cũng có lẩu, mà phổ biến nhất là lẩu bò, lẩu dê, lẩu thủy hải sản, và lẩu thập cẩm. Bằng hữu, đồng nghiệp, hoặc bà con gặp mặt, kéo nhau tới hàng quán ăn lẩu. Trong gia đình, dọn cái lẩu, đủ để cả nhà quây quần dùng bữa trưa cũng như bữa tối. Nhiều tiệc tùng, trước món tráng miệng cuối cùng, đầu bếp thường bày món lẩu.

Lẩu là món vừa ăn chơi, vừa xơi thiệt. Tức có thể lai rai chén tạc chén thù đu đưa chuyện vãn, nhưng cũng có thể ăn lấy no. Đòi hỏi dùng nóng sốt, lẩu là món mang tính tổng hợp và tính cộng đồng rõ rệt. Ăn lẩu, càng đông người thân, càng vui.

---> Lẩu
Năm 2010, với chủ đề "Truyền thống - Bản sắc - Phát triển", Festival gốm sứ Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh lỵ Bình Dương, từ thứ năm 2-9 đến thứ tư 8-9.
Nhiều sự kiện liên quan Festival này thu hút sự chú ý của công chúng, trong đó có hội chợ Gốm sứ - thế giới sắc màu, trưng bày Tinh hoa gốm Việt và 3 chương trình quy mô diễn ra ban đêm: lễ khai mạc thứ bảy 4-9, ca nhạc thời trang Vũ điệu gốm sứ chủ nhật 5-9, lễ bế mạc thứ tư 8-9.
. Việt Hải : 
Thế hệ chúng tôi lớn lên trong các thập niên 60s và 70s khi mà ảnh hưởng người Pháp bắt đầu nhường chỗ cho người Mỹ bước vào Nam Việt Nam. Trong sự chuyển tiếp như vậy nhạc Pháp và nhạc Anh Mỹ đã góp mặt vào sở thích nghe nhạc của người dân trong xứ là lẽ đương nhiên. Âm nhạc là ngôn ngữ quốc tế, bỏ ra phần lời vì ngôn ngữ thì nếu thính giả cảm nhận được cái hay của nó, nên có sự thông cảm.
Tôi có anh bạn mê nhạc pop/rock, anh thích nghe nhạc của Beatles, Rolling Stones, Elvis Presley, Birds, Yardbirds, Monkees, Santana, Neil Diamond, CCR,... ngặt một nỗi ông ngoại của anh Giang là mẫu người mô phạm nho giáo. Cụ mang quan điểm siêu thủ cựu, super-conservative, cụ đả phá quan niệm tóc dài, âm nhạc lắc lư cơ thể, nhúng nhẩy như con "múa rối", tiếng đàn trống in ỏi,... khiến cụ rất khó chịu, cụ chê trách là nhạc vong bản, chả ra thể thống gì cả


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Số 40 / đợt 1 : những bài  đưa lên  ngày 15 - 08 - 2010
Quê Hương - Phong tục

. Nguyễn Dư  :

Việt Nam bây giờ, muốn ăn, muốn uống gì cũng có. Sai bét ! Đố ai tìm được món... xôi thịtbơ sữa. Vớ vẩn cái nhà ông này. Xôi, thịt, bơ, sữa, chỗ nào chả có. Hoàn toàn đồng ý với ông. Bốn món này chỗ nào cũng có. Ai muốn ăn xôi thì có xôi, muốn ăn thịt thì có thịt. Muốn bí-tết chiên bơ, cà phê rang bơ cũng có, thèm sữa cô gái Hà Lan cũng được. Thoả mãn, thoải mái. Nhưng hai món xôi thịtbơ sữa thì đố ông tìm ra... Lí do là vì hai món này được giới làm ăn giữ như giữ mả tổ. Để dành ăn trong gia đình. Chẳng bao giờ lại dại dột đem ra khoe, mời người khác. Cũng vì vậy mà từ thôn quê đến thành thị chỉ nghe xì xào cụ này thích xôi thịt, ông kia khoái bơ sữa. Chả thấy ai công khai nói rằng mình đã từng thưởng thức hai món này.
Giữa thanh thiên bạch nhật, nước ta không có xôi thịtbơ sữa
. Cát Hoàng :
Tháng sáu - Tháng cuối của kỳ nghỉ hè. Đây là khoảng thời gian nhiều vui lắm buồn của sinh hoạt tuổi học trò. 
Vào thập kỷ 70 thế kỷ trước (TK 20) đất nước đang trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, bọn học trò trung học chúng tôi thường nói vui với nhau: "Đây là ba tháng quân trường" - Bởi lẽ, thời điểm nghỉ hè cũng là lúc gia đình chuẩn bị gieo cấy vụ lúa mùa (làm ruộng mỗi năm một vụ), nên nghỉ hè về nhà là phải cùng gia đình "Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" chớ đâu có được nghỉ ngơi vui thú gì! 
. Thu Tứ : 
Ai cũng biết văn học tiền chiến có vai trò đặc biệt trong văn học sử Việt Nam. Trong vô số phát biểu ngắn dài về vai trò ấy, có lời này: "Và chúng ta đã vùng lên đuổi theo trong vòng ba mươi năm tất cả chặng đường dài mà Tây phương đã đi trong ba thế kỷ."
Ngẫm nghĩ, thấy lời trên không chỉ tóm tắt ý nghĩa chính của một thời kỳ văn học, mà còn ngẫu nhiên nói lên điều hết sức căn bản về trình độ tiến hóa của dân tộc.  Trong mười mấy thế kỷ kể từ lúc Khu Liên mở nước Lâm Ấp đến lúc người Việt vào xưng chúa ở Nam Hà, dân tộc Chàm bao phen "lên vinh xuống nhục"(1), chứ đâu phải lúc nào cũng "nhục". 
Đây những vinh quang: 
Thời Bắc thuộc trong lịch sử ta, khi Giao Chỉ - Cửu Chân đã bỏ cuộc, chấp nhận đô hộ, thì Lâm Ấp vẫn mãnh liệt tiếp tục chống cự quân xâm lược Trung Quốc. Vua Lâm Ấp từng sai sứ sang Tàu đề nghị thiên triều nhường quyền cai trị Giao Châu lại cho nước mình!(2) ... Con người ta vẫn có cái lối hễ động xảy ra chuyện gì là ngoác miệng kêu réo tận đâu đâu. Ta thì "Trời ơi!" hoặc "Trời đất ơi!", Tây thì "Oh my God!". 
Lời buột miệng bộc lộ tâm tư. Rõ ràng God Tây không giống Trời ta. Vì God chỉ một mình, trong khi Trời có thể cặp kè với Đất. 
Hãy thử đi sâu vào lòng ta lòng người xem Đông, Tây thực sự nghĩ ngợi thế nào về Ai Đó Trên Cao. 
Phóng sự - Ẩm thực :

. Phanxipăng : 

Mà bông hoa chẳng phải thịt hay chả, song qua bàn tay chế biến tài tình của con người, lại trở thành bao món cực kỳ khoái chá. Thông thường, đề cập món ăn, thiên hạ nghĩ ngay tới rau, củ, quả, thịt, cá, trứng, sữa. Mấy ai lưu ý rằng hoa cũng tích cực góp phần làm phong phú thêm nền văn hoá ẩm thực đậm đà bản sắc của nhiều dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam.


World Cup 2010 là Giải vô địch bóng đá thế giới lần đầu tiên được tổ chức tại một quốc gia ở châu Phi: Cộng hòa Nam Phi. Thứ sáu 11-6-2010, trong sân vận động Soccer City thuộc thành phố Johannesburg, lễ khai mạc diễn ra lúc 19 giờ 10 phút với thời lượng nửa tiếng đồng hồ; rồi sau đó, trận đấu mở màn vòng bảng giữa đội tuyển chủ nhà và đội Mexico bắt đầu lúc 21 giờ 
Trùng thời điểm nọ, Festival Huế 2010 cũng hào hứng biểu diễn lắm chương trình hấp dẫn tại nhiều tụ điểm. Chẳng hạn Đêm hoàng cung có dạ tiệc ở Đại Nội, các ban nhạc Curtis King của Mỹ và Los Tradicionales của Cuba cùng nhóm xiếc múa lửa The Carnival of the Divine Imagination của Úc trổ tài nơi cung An Định.

. Việt Hải :
"Nói đến việc thành đạo của Đức Phật là phải nói đến một chi tiết nhỏ nhưng vô cùng quan trọng. Đó là bát cháo sữa đã giúp sức cho Ngài tu tập đạt thành chánh quả. Trong buổi sáng trước ngày Thành đạo, lúc Bồ tát ngồi dưới gốc cây Bồ đề bên bờ sông Neranjarà, một phụ nữ tên Sujata đã dâng đến Ngài bát cháo sữa mà nàng đã tự tay nấu lấy. Sau khi thọ xong bữa ăn có nhiều chất dinh dưỡng ấy, Đức Phật nhịn đói luôn suốt bảy tuần nhật. Có lẽ nhờ bát cháo Sujata mà cháo đã trở thành một món ăn quan trọng thường được Đức Thế Tôn nhắc đến trong kinh điển. Theo Trường Bộ Kinh (kinh số 17) có tám vạn bốn ngàn loại cháo sữa. 
. Anthony Ducoutumany & Nguyễn Bảo Hưng : 
 " Chúng ta đã quen sống an tâm trong niềm tin vững vàng của mình. Thế rồi cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra, tác hại không ít thì nhiều tới mọi quốc gia, không chừa bất cứ nước nào.  Trong khi hầu hết các đại cường quốc lâu đời  phải chịu phần hậu quả lớn nhất, thì lại phác họa ra một trật tự thế giới mới. Trong bối cảnh này, vai trò của Á Châu và đặc biệt là Việt Nam, vẫn có một chỗ đứng quan trọng trong tâm tưởng chúng ta, sẽ ra sao ? " 
Văn học - Luận - Tư tưởng - Lịch sử - Thời đại

Dân tộc :

. Nguyễn Khôi : 

Sống Chụ Son Sao - Tiễn dặn người yêu, truyện thơ dân gian của dân tộc Thái ở Tây Bắc Việt Nam ghi bằng lời hát.
Đây là lời chàng trai dặn người yêu khi tiễn nàng về nhà chồng, cha mẹ nàng chê chàng trai nghèo nên gả cho người khác. Có nhiều tình tiết lắt léo. Lúc đầu, anh dự tính đi buôn, có tiền về sẽ chuộc chị. Chị chờ đợi năm này sang năm khác, đến lúc anh trở lại thì cũng là lúc hết hạn người kia ở rể, chị phải về nhà chồng. Để kéo dài những giây phút gặp mặt, anh tiễn đưa chị và hẹn ước sẽ lấy nhau "khi goá bụa về già" Ở nhà chồng, chị trở nên điên dại, bị đuổi về nhà mẹ. Cha mẹ chị lại gả cho người thứ hai. Chị càng ngẩn ngơ hơn. Nhà chồng đem chị ra chợ bán. Tình cờ người mua chị chính là chàng trai ngày trước.
------> Tiễn dặn người yêu (truyện thơ dân tộc Thái ở Tây Bắc / dịch )
Một tối mùa thu Hà Nội đến thăm bác Trần Lê Văn, nhà thơ kể rằng: Trong một lần tiếp một nữ thi sĩ Pháp, bà ta có hỏi:"Cái gì sâu sắc nhất trong thơ Việt Nam?". Nhà thơ Trần Lê Văn đọc một đoạn "Tiếng hát làm dâu"(dân tộc H'Mông ở Việt Nam) cho bà ta nghe(dịch ra tiếng Pháp), bà ta thốt lên:"Chưa được nghe một áng thơ nào nói về thân phận con người ( phụ nữ) sâu sắc như thế!". Nguyễn Khôi tìm đọc, cũng một ý nghĩ như thế và chuyển ngữ sang thơ Việt để bạn đọc các dân tộc anh em cùng thưởng thức.
------> Tiếng hát làm dâu  (thân phận làm dâu - thơ dân tộc H'Mong)
Giáo dục : 

.  Nguyễn Thị Chân Quỳnh : 

Thi Hội trỏ vào kỳ thi dành cho những người đã đỗ Hương cống / Cử-nhân (1), được tổ chức ngay sau năm thi Hương, thường vào những năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, và dài độ một tháng thời nhà Nguyễn. Thời Lê, những năm 1463, 1467, 1652... chỉ dài một ngày, tức là hôm trước thi Hội, hôm sau thi Ðình. 
Lúc đầu, nước ta chưa phân biệt thi Hội với thi Ðình, chỉ có thi Thái học sinh, tức là thi Ðại khoa, Ðại tỷ cũng có khi gọi là Nam Cung thí (2). Tên thi Hội đến 1396 (thời Hồ Quý Ly) mới có, để phân biệt với thi Ðình / Ðiện thí là kỳ thi dành cho những người đã đỗ Hội thí, với mục đích sắp đặt người đỗ theo thứ bậc cao thấp, cho nên người ta thường coi thi Ðình là kỳ thi cuối của thi Hội, do đó cũng thường gọi thi Hội và thi Ðình với tên chung "Thi Hội". 
------> Khoa Cử Việt Nam ( tập hạ ) : Thi  Hội  ( - Chương một : Định kỳ - Phép thi  - Chương hai : Trường thi  )
. Lại Như Bằng dịch : 
Lời người dịch (nd):  Emile Roucoules từng là Giáo sư Cố vấn ( Professeur-conseil ), hiệu trưởng trường Trung học Chasseloup-Laubat ở Sài Gòn (1887, ...), phó chủ tịch Hội nghiên cứu Đông Dương (Société des Etudes Indo-Chinoises de Saigon) và của Ủy ban địa phương Hội Pháp-văn Liên-hiệp (Alliance Française). 
Bài này được Roucoules đọc tại buổi họp này 23/10/1889 của Hội nghiên cứu Đông Dương , và được  trích từ : Bulletin de la Société des Etudes Indo-Chinoise de Saigon .- Année 1889 - 2e semestre / Séance du 23 octobre 1889 / Société des Etudes Indo-Chinoises de Saigon. 
Phụ lục- Những con số : 
1 - Các trường học tại Nam Kỳ năm 1871
2 - Các trường học tại Nam Kỳ năm 1874
3 - Các trường học tại Nam Kỳ năm 1887
4 - Các trường học tại Nam Kỳ năm 1888
5 - Dân số Nam Kỳ năm 1887
6 - Các trường học tại Bắc Kỳ năm 1889
7- Học Chính Nam Kỳ, nhân sự trong những năm 1871 - 1874 - 1887
. Phanxipăng : 
Chương trình Gặp gỡ toán học tạo điều kiện thuận lợi  giúp học sinh chuyên toán từ nhiều tỉnh thành đến với nhau để "học mà chơi, chơi mà học" trong tinh thần đoàn kết tương thân tương ái. Đó cũng là nơi giáo viên cùng phụ huynh học sinh thoải mái trao đổi ý kiến liên quan giáo dục. Nên phát  triển sân chơi thú vị bổ ích này với các khối học sinh chuyên khác và đội tuyển học sinh giỏi các bộ môn khác trên toàn quốc:  văn, sử, địa, lý, hoá, sinh, tin, ngoại ngữ.
Ngôn ngữ

. Nguyễn Bảo Hưng : 

"Ngôn ngữ là công cụ của nhà văn, nhà thơ cũng như búa, đục, cây đinh chạm trổ với nhà điêu khắc. Nhà điêu khắc, dẫu thiên tài, nếu thiếu công cụ tinh vi, cũng không thể hiện được tài năng sáng tạo của mình. Ngược lại, một nghệ sĩ nghiệp dư, cho dù có sắm được bộ đồ tinh xảo nhất, cũng chỉ làm ra những tác phẩm tầm tầm mà thôi. " Liệu tiếng Việt có thể là công cụ đắc dụng cho nỗ lực sáng tạo văn học hay không ? Đó là vấn đề cấp thiết mà chúng tôi cho rằng đã đến lúc cần đặt ra và mong được sự tham gia góp ý đông đảo.


Trong một bài viết đã đăng trên diễn đàn này (1), chúng tôi có nêu vấn đề khả năng diễn đạt của tiếng Việt với chủ ý chứng minh rằng tiếng Việt là một ngôn ngữ đầy đủ khả năng đáp ứng cho mọi nỗ lực tìm tòi sáng tạo. Chúng ta cũng biết một nhà văn muốn đi tìm cái mới thường ngập ngừng đắn đo mỗi khi cầm bút viết. Ngập ngừng đắn đo bởi vì ông ta đang tìm cách xua đi âm vang của những sáo ngữ thời thượng, những nhịp điệu ru êm, những lập luận công thức đang vo ve khuyến dụ ông, tìm cách lôi kéo ông lại sa vào vũng lầy của những cảm xúc tiền chế, những suy tư đã xếp nếp. Có xua đuổi những vo ve ấy, ông mới lắng nghe được những vang vọng, những thì thầm nho nhỏ đang muốn cố nhoi lên tự thăm thẳm đáy lòng.

. Nguyễn Vĩnh-Tráng : 
Đầu năm nay, tình cờ tôi gặp được bài " Viết tắt chữ Việt trong ngôn ngữ @ " của ông Trần Tư Bình, trên tạp chí mạng Chim Việt Cành Nam. Hiếu kỳ, tôi vào đọc. Càng đọc tôi càng thấy lý thú, càng đọc tôi càng thấy ông Trần Tư Bình đã dày công sáng tạo quy luật cho cách viết tắt chữ Việt, hầu thống nhất cách viết. 
Mặt khác, cũng vì hiếu kỳ, tôi có đọc một vài " ý kiến độc giả " rải rác trên mạng. Khen chê lẫn lộn, nhưng phải thành thật mà nói, có rất ít người phản bác. Chuyện ngạc nhiên là trên đà phản bác, có người cho rằng đụng chạm đến chữ Việt truyền thống là đụng chạm đến Văn Hóa ! 
Lịch sử :

. Bùi Thụy Đào Nguyên : 

Đây là một bài phú Nôm dài 46 câu và kết bằng một bài thơ thất ngôn bát cú, không rõ tác giả, do học giả Vương Hồng Sển sưu tầm, đặt lại tên mới là Gia Định phú và chép trong cuốn Tập Thành (bản chép tay) của ông. 
Ngoài bản này, hiện còn hai bản nữa (so lại, chúng đều khác nhau ít nhiều, tuy nhiên bản của ông Sển là đầy đủ hơn cả) đó là: 


Cuộc nổi dậy Ba Nhàn, Tiền Bột (bắt đầu: 1833, kết thúc: 1843), là cuộc đấu tranh chống triều Nguyễn, do Nguyễn Văn Nhàn và Lê Văn Bột làm đồng thủ lĩnh, khởi phát từ Sơn Tây vào đầu thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam. 
Đây không phải là một là một đám "giặc cỏ" tầm thường như vua quan nhà Nguyễn quen gọi, cũng không phải là một bộ phận nhỏ bé của cuộc nổi dậy của Lê Duy Lương, và sau nữa là của Nông Văn Vân, mà là một cuộc nổi dậy có tầm cỡ trong những năm 30 của thế kỷ 19, mà bấy lâu nay chưa được nhiều người chú ý. 

. Trần viết Ngạc & Thái Vĩnh Trân : 
Ngày nay, đến đền Tiên Nga - một di tích lịch sử văn hóa [1] ở Quận Ngô Quyền, Hải Phòng, khách viếng thăm có thể chứng kiến một vị trí trang trọng trong đền có thờ các vị: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lý Tuệ, Nguyễn Thượng Hiền, Trịnh Văn Cấn, Lương Văn Can... Đó là những tên tuổi gắn bó với phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX. (...)
Trong số các bậc tiên hiền trung liệt đó, Lý Tuệ ít được biết và nhắc đến. Xuất thân không phải là một sĩ phu Nho học, và cũng không phải là người lãnh đạo một phong trào, người con của đất Hải Phòng Lý Tuệ đã ghi dấu ấn trong lịch sử bằng những đóng góp hết sức thầm lặng mà lớn lao: 
. Nguyễn Vĩnh-Tráng : 
Thân Phụ chúng tôi, Cụ Bửu Ngự, là Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự Nguyễn-Phước Tộc - HĐTSNPT, từ năm 1945 đến năm 1947, và Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự Tôn Nhơn Phủ - HĐTSTNP, từ năm 1948 cho đến khi Ông mất vào tháng Sáu 1949. Ba chữ " Tôn Nhơn Phủ " được thấy lại trên các công văn, sau 3 năm không dùng đến (1945, 1946, 1947). (...)
Sở dĩ, tôi đề cập đến chuyện trên, vì Thân Phụ chúng tôi, Cụ Bửu Ngự, đã trực tiếp tham dự vào sự lựa chọn Bài Hát cùng Lá Cờ mà sau nầy trở thành Quốc Ca và Quốc Kỳ của Quốc Gia Việt Nam và của Việt Nam Cọng Hòa, với tư cách Chủ Tịch HĐTSTônNhơnPhủ. 
Tư tưởng - Thời đại:

. Trịnh Nguyên Phước : 

Kinh Kim Cương (hay Kim Cang), tên đầy đủ là Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa(Vajracchedika-prajñaparamita), là một trong những bài kinh quan trọng nhất của Phật giáo Đại Thừa, đồng thời được xem là một bài kinh căn bản của Thiền tông, vì chứa đựng tinh hoa, cốt tủy của giáo lý Bát Nhã. 
Đối với người tu học Thiền, Kinh Kim Cương đóng một vai trò khai ngộ đặc biệt, bởi vì chính nhờ câu "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" trong bài Kinh mà Lục tổ Huệ Năng và nhà vua Trần Thái Tông đều đạt được đại ngộ. 
. Võ Công Liêm : 
Buồn Nôn là một lý thuyết hiện sinh hay Buồn Nôn là một tiểu thuyết hư cấu của Sartre ? Cái hay của tác giả là biến truyện thành lý thuyết một cách sâu xa, với một hình thức trình diễn mới lạ,một trạng thái tâm linh đa dạng.Truyện cũng chẳng phải là tự truyện và chẳng phải là hồi ký...mà là tiểu-thuyết nhật-ký,nghe lạ nhưng đọc kỷ những lý lẽ trong truyện ít nhiều cho ta thấy được tính nhân bản của nó, mà trong chúng ta dường như đã có một cái nhìn hiện sinh của một bản thể tự tại,mà đôi lúc xẩy ra trong đời làm người, vốn mang thân phận xót xa và đau khổ. 
Sartre đã đưa nhân vật Antoine Roquentin vào tác phẩm Buồn Nôn (La Nausée/The Nausea) như một  "người hùng"  ;một nhân vật được xem là mẫu người đàn ông lý tưởng, đứng trước mọi tình huống của cuộc đời đang sống
.Thảo Đường Cư Sĩ Trần Văn Hải Minh : 
------> Bách Gia Chư Tử  (tiếp theo)
(-Khổng Tử  - Các đệ tử của Khổng Tử   - 3. Mạnh Tử.4. Tuân Tử.5. Lão Tử.
* 6. Trang Tử.   * 7. Mặc Tử và môn đệ. * 8. Thương Ưởng, Thân Bất Hại, Hàn Phi, Lý Tư và Lữ Bất Vi. * 9. Huệ Thi, Công Tôn Long và nhóm Tác Hạ.  * 10. Tô Tần, Trương Nghi và Khuất Nguyên.   *  11. Phụ Lục : Chư Tử dưới thời Tây Hán - Niên biểu những việc quan trọng dưới thời Chư Tử. *...)
. Nguyễn Nam Trân (biên dịch) : 
Để hiểu sâu sắc văn hóa một nước, ta thường phải đọc những tác phẩm kinh điển của họ. Ví dụ thông qua kịch Shakespeare là tiếp cận được người Anh, đọc Faust của Goethe, có thể hiểu được người Đức. Nếu đã yêu chuộng trà đạo, cắm hoa thì cũng nên có kiến thức về văn học cổ điển như Man.yôshuu để đào sâu về văn hóa Nhật Bản vốn đa dạng và không phải hình thành chỉ trong một sớm một chiều.
. Võ Hưng Thanh : 
Nội dung này nói chung ông Trần Đức Thảo đã viết vào cuối thập niên những năm 50 của thế kỷ trước ở miền Bắc VN, tức cách đây đã ngót 50 năm, nên chính ý nghĩa lịch sử và cả tính cách triết học của nó hiện nay cũng đã có nhiều thay đổi. Nói cách khác, thời thế đã đổi thay nên tất nhiên những gì mà ông Thảo đã viết, giờ đây không còn mấy giá trị về mặt xã hội khách quan của nó nữa. Nhiều điều đã không còn đúng như nội dung lý thuyết mà ông đã bày tỏ, ngay trong bối cảnh của thế giới hiện đại. Tuy vậy, cũng nên trình bày ra đây, coi như một kinh nghiệm cũ xưa về ý nghĩa và tính cách của phương pháp luận khoa học hay triết học nói chung, về những điều gì mà ông Trần Đức Thảo thật sự đã từng bày tỏ, trong rất nhiều tính cách, trong các ý nghĩa và nguyên khác nhau, do ở vào chính cái thời điểm đã qua ấy.
Truyện ngắn - Ký - Văn - Biên khảo

. Võ Quang Yến : 

Tối hôm chủ nhật 25.10.2009, Trung tâm Văn hóa Việt Nam phối hợp với cơ quan Hàng không Vietnam Airlines đã tổ chức ở Paris một đêm văn nghệ vũ khúc và ca nhạc cận đại Việt Nam mang tên Đêm Sen. Sen là một bông hoa Việt quý trọng đã đành mà còn là tượng trưng cho hảng Hàng không Việt Nam. Được biết đoàn ca múa, trong khuôn khổ hoạt động văn hóa ở nước ngoài nhắm hướng lễ kỷ niệm 1000 năm ngày thành lập thủ đô Thăng Long - Hà Nội, trên đường đi trình diễn ở London, được mời ra mắt khán giả ở Pháp một đêm độc nhất. Dịp hiếm có lại được xem không mua vé giải thích Nhà hát Gymnase Marie Bell đông nghịt khán giả, phần lớn dễ hiểu là người Việt. Chương trình rất phong phú gồm có hòa nhạc, những vũ khúc cận đại Múa Sen, Mưa hè, Ru con, Mùa gặt, Thương nhớ Quê hương, Tiếng vọng Núi rừng, Bình minh trên sông Hương, dựa lên truyền thống, xen lẫn với những màn dân tộc Hoa Champa, Mưa trên Tháp cũ, Lữa tình Tây Nguyên,  một vở cổ kính tôn sùng đức Quan Âm ngàn mắt ngàn tay, một bản huyền diệu đã từng làm xiêu lòng những chuyên gia Nhật  Bản đài NHK khi ghi hình ở Huế là điệu múa cổ điển cung đình Lục cúng hoa đăng. 
.Cung Điền : 
Cách đây gần 45-46 năm, vào một đêm hè trong một quán trọ sinh viên nghèo tại ngoại ô Tokyo, Nguyễn việt Dzã và tôi bàn nhau đặt tên cho một truyện ngắn mà Nguyễn quân mới viết, định gửi cho tờ báo Văn ở bên nhà. Sau khi đọc xong, tôi đề nghị cái tên ghềnh quạ, vì trong đoạn kết của câu truyện có cảnh đàn quạ bay lên trời, bên ghềnh đá bờ biển, nơi đứa trẻ điên khùng đã ngã hay tự tử. Sau đó chúng tôi, hai thằng còn đang tuổi đôi mươi, đề cập tới đàn quạ trong chuyện Ngưu Lang Chức Nữ, và Nguyễn quân có ý khác về những giọt mưa Ngâu vào ngày mồng 7-7. Nhân dịp nhạc sỹ Lê văn Khoa, người đã  từng viết lịch sử Việt Nam bằng nhạc, người đã từng mang dân ca Việt Nam vào nhạc hòa tấu, tới tiểu bang Indianapolis chia  vui với chúng tôi trong dịp trính diễn văn hoá Việt Nam, chúng tôi cũng xin nhân dịp này dùng ca dao Việt Nam để viết lại ý đã được gợi ra từ gần 50 năm trước đây trong bản kịch Ngưu Lang Chức Nữ. 
. Nguyễn Chính :
"Mình nói với ta mình vẫn còn son
Ta đi ngang ngõ thấy con mình bò
Con mình những trấu cùng tro
Ta đi xách nước tắm cho con mình"
Trong kho tàng văn học dân gian, có rất nhiều bài thơ nói về tình nghĩa vợ chồng, tình yêu đôi lứa, với những câu thơ mộc mạc, chân tình, mà thấm đượm tính nhân văn. Bài thơ trên chỉ có bốn câu, nhưng tác giả dân gian đã kể lại được trọn vẹn một chuyện tình có hậu.
. Đặng Tiến : 
Hữu Loan là khuôn mặt văn học đặc biệt trong nền thi ca đương đại từ hơn 60 năm nay. Ông làm thơ hay, hiện đại, tân kỳ, nhưng tên tuổi thường xuất hiện theo thời sự. Màu tím hoa sim, làm trong thời chống Pháp, là bài thơ nổi tiếng nhất, nhưng được nhắc nhở, đôi khi không phải vì lý do văn học, thậm chí còn làm nhiễu lý luận văn chương.
Khắc họa chân dung văn học chân chính và phức tạp của Hữu Loan là việc khó nhưng trước sau cũng phải làm.
Ông tên thật là Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 2.4.1916, tại làng quê, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, và qua đời cũng tại đây, ngày 18.3.2010. Qua non một trăm năm dâu biển, sinh và mất cùng một xóm quê, đã là nét đặc biệt, trong nhiều đặc biệt khác của Hữu Loan.
. Phạm Xuân Hy : 
Tại Hàn Thành có vị hiếu liêm họ Lư, lên kinh thi tiến sĩ lạc đệ, bèn cùng tên gia bộc, mỗi người một ngựa, theo đường Hà Bắc trở về quê ở Thiểm Tây.
Bấy giờ, trời đã về chiều, mặt trời đã ngả về tây, nhưng  Lư vẫn chưa tìm được quán trọ, trong lòng còn đang lo lắng bồn chồn, thì bỗng nghe có tiếng chó sủa vang. Chàng cho rằng gần đó tất có người cư ngụ, nên ra roi thúc cho ngựa đi mau. Nhưng lắng tai nghe kỹ, thấy tiếng chó sủa hình như phát ra từ một khu rừng cây, Lư bèn bỏ đường lớn, rẽ vào một con tiểu lộ, ngoằn ngoèo khúc khuyủ.


.Đỗ Đình Tuân : 

 Thị xã Hải Dương lúc đó còn nhỏ bé lắm. Nhộn nhịp nhất vẫn là phố Trần Hưng Đạo, thứ đến phố Quang Trung và khu   Chợ Lớn. Nhưng vui nhất, bắt mắt nhất vẫn là khu có rạp chiếu bóng Hòa Bình, nhà kem Thụy Anh và Hiệu sách nhân dân.. Ở giữa khoàng nhà kem Thụy Anh và rạp chiếu bóng Hòa Bình vẫn còn có một quán cơm bình dân che tạm bằng một mái lá trên một ô đất trống. Những ngày đầu ra thị xã, bọn học trò nhà quê chúng tôi thường đến ăn ở quán cơm này vì rẻ và cũng khá ngon. Thời ấy, ao chuôm, sông ngòi, đồng ruộng còn lan vào đến gần tận trung tâm thị xã. Từ vườn hoa Độc Lập nhìn ra Ga vẫn thấy mênh mông bát ngát và xa thăm thẳm. Từ vườn hoa Đu Đủ nhìn ra cầu Phú Lương cũng vậy. Phố Bến Bè (phố Tam Giang bây giờ) một bên còn san sát nhà tranh vách nứa và một bên là đường con trạch ngổn ngang tre, nứa, lá. Không thấy có lời tuyên án.
Cũng không thấy có pháp trường.
Chỉ thấy có ba ông thợ điện , không rõ mặt mũi lắm, thì thào với nhau một cách rất bí hiểm...? Rồi, họ dẫn tôi đi. Cũng chỉ là một ý niệm rất mơ hồ thôi, chứ không có cảm giác bị dong dẫn, bị trói tay hay bịt mắt gì. Trên cái "đoạn đường  đi" rất trừu tượng ấy, tôi nghe văng vẳng một tiếng nói: "Bắn chết! Đem bắn chết!". À, thì ra họ đem mình đi xử bắn. Thế là tôi bắt đầu lo. Bắt đầu hãi... Chao ôi ...sao mà tiếc đời thế ! Bao nhiêu là nỗi "tiếc đời" từ khắp chân tơ, kẽ tóc trong người tôi dường như dồn cả về lồng ngực làm ấm nóng trái tim tôi. Tôi khóc hu hu...
. Nguyễn Khôi : 
Ngày trước, các ấn phẩm in truyện Kiều (đoạn trường tân thanh) của Nguyễn Du, mở đầu thường có hai bài tựa:
- Bài thứ nhất của Tiên Phong Mộng Liên Đường chủ nhân (1820)
- Bài thứ hai của Phong Tuyết chủ nhân Thập thanh thị (1828)
Cùng bài thơ chữ Hán (đề từ - thi vân) của Lương Đường Phạm Lập Trai (Phạm Quý Thích)
Về bài "tựa thứ nhất" của Mộng Liên Đường, viết vào năm 1820, đây là năm Canh thìn, Vua Gia Long băng hà, Vua Minh Mệnh nối ngôi - đồng thời cũng là năm Đại thi hào lâm bệnh qua đời ở kinh đô Huế trong một nạn dịch bệnh đương thời làm chết hàng vạn người. 
Trong " Toàn Đường Thi" ( gồm 42.863 bài thơ của 2520 Thi sĩ đời Đường)-Nếu chỉ lấy 1 bài thơ tiêu biểu thì chắc là ai cũng chọn đó là "Hoàng Hạc Lâu" cuả Thôi Hiệu ?
"Hoàng Hạc Lâu" thuộc hàng đệ nhất luật thi đời Đường.Tác giả của thiên kỳ thi tuyệt hảo này là Thôi Hiệu ( ?-754) người Bịện Châu ( Khai Phong-Hà nam) đỗ Tiến sĩ năm Khai nguyên 13 (725) làm Quan tới chức Tư huân viên ngoại lang,hàm tứ phẩm (cỡ Vụ phó ngày nay ).
. Minh Hương : 
Dựng chiếc xe máy vào góc nhà, để chiếc cặp giáo án lên bàn, Thanh bước đến trước gương đưa tay vén lại mái tóc bị gió lùa loà xoà trước trán cho thành nếp, cô mỉm cười với mình. Dường như không cảm nhận được điều gì từ khuôn mặt phờ phạc trong gương, Thanh cố mỉn cười một lần nữa, nhưng chẳng có gì vui vẻ hơn bởi đôi mắt cứ rười rượi kia. Thở dài đánh thượt, cô quay lại xách giỏ thức ăn chiều xuống bếp và nhớ lời Tiến thường nói: "Mắt em buồn như chiều mưa".
Nghe tiếng động biết mẹ về, hai chị em Tuyết - Tùng đang xem ti vi trên gác vội ào xuống tranh nhau khoe:
- Mẹ ơi! Có thư ba.
------> Chiều mưa
. Quỳnh Chi : 
Có hai nhà nọ là Nakamura và Sonoda, ở cách nhau chỉ một bức tường rào chùa Kenninji. Mối giao tình thâm sâu như mạch nước giếng trong vườn, họ đã cùng đón xuân sang dưới cây hoa mơ nở trước hiên nhà, cùng chia nhau cả mùi hương.
Ông Sonoda đã qua đời một năm trước, để lại người con nối dõi là một chàng trai trẻ tên Ryo no suke, năm nay hai mươi hai tuổi, còn là sinh viên đang theo học tại một trường nọ.
Bên nhà Nakamura chỉ có mỗi một cô con gái. Họ cũng đã sinh hạ một mụn con trai nhưng chẳng may vắn số, sau mới được mỗi cô con gái này, nên thương lắm, nâng niu như viên ngọc quý trên tay, chỉ cầu sao cho được như cành hoa trên chiếc trâm cài tóc đừng bị gió thổi bay đi. Tên đặt là Chiyo (Thiên Đại) thì đủ biết lòng cha mẹ mong sao con mình được sống lâu như loài chim hạc.
------> Cành hoa trong đêm tối  ( nguyên tác: Yamizakura của Higuchi Ichiyo ) 
*
Tôi vừa bước qua ngưỡng cửa hiệu hớt tóc thì có ba bốn người khoác áo trắng đồng thanh cất tiếng chào "Xin mời quý khách".
Tôi đứng giữa hiệu nhìn quanh thì thấy đó là một căn phòng hình vuông. Cửa sổ mở ra trên hai bức tường, còn hai bức tường còn lại có treo gương. Tôi đếm được có tất cả sáu tấm gương. 
Tôi đến ngồi xuống trước một tấm gương ấy. Liền thấydưới mông mềm như bông. Đó là một chiếc ghế ngồi rất êm ái. Khuôn mặt của chính mình soi trong gương trông thật đường bệ. Sau khuôn mặt của mình còn thấy có cửa sổ, rồi một bên là chấn song ngăn chỗ bàn tính tiền. Bên trong chấn song ấy không thấy có ai ngồi cả. Trong gương nhìn thấy rõ cả bán thân từ lưng trở lên, của những người qua đường. 
------> Mười giấc chiêm bao : Thứ 1   / Thứ 2   / Thứ 3   / Thứ 4 
/ Thứ 5   /  Thứ 6   / Thứ 7    /  Thứ 8   /  Thứ 9   / Thứ 10
( nguyên tác: Yume Juu Ya của Natsumei Soseki của Natsumei Soseki ) 
. Phạm Vũ Thịnh : 
Ibe Sukehachi bị người ta gọi lén là Thằng ăn mày Ibe hay Thằng ăn mày Sukehachi, tất nhiên chẳng phải vì anh ta làm ăn mày ăn xin gì đâu, mà chỉ vì hình dáng lôi thôi bẩn thỉu của anh ta đó thôi. Sukehachi lúc nào cũng dơ bẩn, áo quần dính bụi  đất cáu ghét, có vẻ anh ta ít khi tắm nên thỉnh thoảng cả thân thể cũng bốc mùi hôi nữa. 
Sukehachi là người giữ kho phiên trấn, những ngày phải vào phòng việc trong thành thì chẳng nói làm gì, chứ hằng ngày từ nhà đến thẳng kho ở ngoài bìa khu Sannomaru của thành, nghe đâu anh ta chẳng buồn buộc tóc lên hay cạo râu nữa. 
------> Thằng ăn mày Sukehachi 
(Fujisawa Shuhei )


Thời bấy giờ, làm phim là hoạt động rất thịnh hành. Từ khi học sinh trung học cấp ba ở Tokyo đè bẹp tất cả các nhà làm phim tiền vệ độc lập mà đoạt giải Grand Prix ưu tú nhất ở Đại hội Phim ảnh Nghiệp dư, việc chế tác phim ảnh bắt đầu thịnh hành khắp nơi. Ai cũng nghĩ làm phim là dễ dàng mà lại là phương cách biểu hiện mũi nhọn nữa. Chuyện kỳ lạ thế nhưng có thật đấy. Cả tôi lẫn Iwase lẫn Adama và cả mọi đứa khác, mặc dù chưa hề xem một phim nào thuộc loại phim-dưới-hầm do bọn người không chuyên nghiệp chế tác, thế mà cả bọn đều ngưỡng mộ và mơ ước làm loại phim ấy. Không khác gì dân Pháp dọc bờ biển Đại Tây Dương đã ngưỡng mộ và mơ ước quân đội Mỹ mà họ chưa hề nhìn thấy bao giờ.

-------> Lady Jane 
(Redi.Je-n / Murakami Ryu)


Takane bị sốc trong rạp chiếu phim tăm tối đó. Cứ nghĩ là để cho con mình học thêm tiếng Nhật nên đã đưa con gái là Yuka đi xem. Phim được chiếu là một hài kịch Nhật Bản dành cho học sinh tiểu học như Yuka. Khách xem ngồi khoảng 60, 70% sức chứa của rạp, quả thật đã cười vui thích. Takane cũng cười lớn tiếng. Nhưng chừng 30 phút sau khi phim bắt đầu, anh chợt để ý thời điểm mình cười và thời điểm Yuka cười khác nhau, tuy chỉ chút ít thôi. Takane lấy làm lạ. Dù sai biệt ấy không đến một nhịp thở, có thể nói chỉ đâu chừng nửa nhịp thở mà thôi. Thoạt đầu, Takane ngờ là ảo giác đấy, nên chăm chú nhìn hình chiếu, lắng tai nghe, chờ lần cười kế tiếp. Khách xem oà lên cười. Hai nhịp cười lệch nhau rõ ràng. Và Yuka lại cười vào thời điểm sau, đúng lúc Takane đang cười nửa chừng. Takane kinh ngạc, chăm chú nhìn Yuka xuyên qua khoảng tối mờ.
Nơi này là rạp chiếu phim Nhật Bản ở một góc Little Tokyo, xóm người Nhật ở Los Angeles.

------> Người Đàn Ông ở Grand Canyon 
(Daikeikoku no otoko - GrandCanyon  / Shiroyama Saburo )
. Sóng Việt Đàm Giang : 
Nhà thơ Hữu Loan, tác giả bài thơ Màu Tím Hoa Sim, vừa qua đời ngày 18 tháng 3 năm 2010. Chỉ trong vòng 24 giờ đồng hồ đã có hàng ngàn bài viết trên toàn thế giới nói về ông, và chỉ trong vòng một tuần (ngày 25 tháng 3, 2010) mà những bài viết đã đạt đến mức độ không kể hết.
Nếu mở Google ra và đánh hai chữ Hữu Loan vào thì độc giả có thể thấy trong Google ghi nhận có hơn hai triệu links nói về Hữu Loan và bài thơ đã làm ông nổi tiếng. Bài thơ được nói đến đã nhiều, chính ông lúc sinh thời đã ngâm bài thơ và được thu âm phát tán đi khắp năm châu.
Trong khuôn khổ bài viết này là những bài thơ của Hữu Loan sưu tầm trên internet. Một số bài chép lại qua hồi tưởng của những người quen biết Hữu Loan. Sự trung thực không được kiểm soát vì không có ấn phẩm để tham khảo.
Ngọc Lan la tên một loài hoa. Hoa Ngọc Lan đã được văn nhân nghệ sĩ nói đến với nhiều cảm tình đặc biệt, có những nghệ sĩ đã viết thơ làm nhạc ca tụng hoa Ngọc Lan, hoặc so sách hoa Ngọc Lan với một người đẹp nào đó. Và Ngọc Lan cũng là biệt danh của một nữ ca sĩ rất đẹp đã qua đời khi tài sắc còn đang trên đường danh vọng.
Bài viết ngắn này là một tổng hợp ngắn nói về hoa Ngọc Lan và văn chương nghệ thuật có liên hệ đến Ngọc Lan.
------> Ngọc Lan
Tất cả chúng ta trước khi đi chơi du lịch xa thì thế nào trong gia đình, một trong hai người cũng là người lo thu xếp chuyện du lịch từ ngày giờ máy bay đến nơi chốn ở chỗ muốn đi. Và tài liệu sách hay trên internet cũng được thu thập đầy đủ.
Bài viết này chỉ là kinh nghiệm cá nhân mà không thể thay thế cho tài liệu do các cơ quan du lịch địa phương quảng cáo rộng rãi. Hy vọng nó sẽ giúp được vài bạn trong viết thu xếp thì giờ để cho việc du lich được tốt hơn. Thí dụ như muốn đi lên núi đỉnh núi Haleakala để xem lúc mặt trời mọc cỡ từ 5:30 đến 6:00AM thì cần tính từ nơi mình ở hotel đến đó là bao lâu, nhân viên hotel rất rành và sẽ cho biết là 1hr đến 2 hrs chẳng hạn. Và sau xem mặt trời mọc, rời núi đi xuống ghé thăm những cảnh hùng vĩ khi trời bắt đầu sáng và rồi có cả một ngày từ sáng đến 6PM để đi chơi. Hay là về hotel nghỉ sớm hơn cỡ 5PM rồi tối đi tiếp.
Bài viết này nói về những nơi đáng thăm viếng trên đảo Maui.
. Thế Phong : 
------> 5000 km xuyên Việt   [PDF]
. Trịnh Thanh Thủy : 
Trong không khí tưng bừng nhộn nhịp của mùa đá banh World Cup 2010, bác sĩ Ehlers, đã phân phối 30,000 bao cao su chống hiếp dâm Rape-Axe đến Nam Phi để bảo vệ giới phụ nữ. Bà giải thích rằng, trong khi tất cả lực lượng an ninh của Nam Phi đổ dồn về các sân vận động để bảo vệ an toàn cho du khách thì bọn bất lương có thể tha hồ tung hoành tại các tỉnh khác của Nam Phi. Điều tệ hại này có thể dẫn đến tệ nạn hiếp dâm phụ nữ.

Nam Phi là nước có tỷ lệ hiếp dâm cao nhất thế giới, mỗi năm có đến hơn 50.000 trường hợp được ghi nhận chính thức (con số thật sự phải cao hơn nhiều). Cứ 4 người đàn ông thì có 1 ông thú nhận đã từng hiếp dâm phụ nữ. Theo tổng số những đứa trẻ ra đời trong một ngày thì có 961 em là kết quả thụ thai của các nạn nhân bị hiếp dâm. Năm vừa qua, có khoảng 21,000 trường hợp các em nhỏ bị hãm hiếp được báo cáo.

Tôi không biết tại sao người Việt ở Úc lại đặt tên cho xứ này là Xứ Thòi Lòi. Có lẽ tại xứ này có nhiều cá thòi lòi là một loại cá bống trắng hay sao đó mà ngay hôm đến Úc, ghé thăm nhà bạn tôi, trong bữa cơm đầu tiên, trên bàn ăn, tôi đã thấy có mặt đĩa cá thòi lòi tẩm bột chiên. Cái tên "Xứ thòi lòi" nghe sao mà tình tự dân tộc, đậm đà ruộng lúa, nương dâu, đồng chua, nước mặn vô kể. Úc còn có cái tên là "Miệt dưới" hay "Miệt vườn", gợi nhớ tới bóng dừa, hoa cau, con đò, mái chèo thênh thang sóng nước rập rờn một miền nam nắng cháy. Nó khiến tôi thấy mến, tự nhủ lòng, mình phải đi Úc một chuyến. Nhân đứa cháu lấy chồng mời tôi qua dự đám cưới, thế là mình có cớ "qua bên ấy xem thử" cái xứ thòi lòi có quê như cái tên không?
Cổ Văn
. Phạm Thảo Nguyên : 
Tam Điệp Sơn hay núi Ba Dội là dải núi đá vôi phát xuất từ đầu dẫy Trường Sơn ra tới biển giữa hai tỉnh Ninh Biønh và Thanh Hóa. Ngày xưa đường bộ thông thương qua lại giữa miền Bắc và Châu Hoan vắt ngang qua đèo Ba Dội Khi Tôn Sĩ Nghị mang đại quân sang chiếm nước ta, quân Tây Sơn đang ở Thăng Long đã rút về đóng dài theo núi Ba Dội liên kết với hải quân ở Biện Sơn. Ngày 30 tháng chạp Tết Kỷ Dậu 1789, vua Quang Trung cùng đại quân tới đây duyệt binh khao quân ăn Tết sớm, rồi thẳng đường thần tốc tới Thăng Long đại phá quân Thanh tại trận Đống Đa ngày 5 tháng giêng Kỷ Dậu.
. Laiquangnam : 
01-Người đàn bà dưới đây của Nguyễn Du chính là người vợ hiền đã khuất núi . Thương thay! Khá thương cho những ai cùng tâm trạng với Nguyễn Du vì hoàn cảnh chiến tranh, vì công vụ , vì tù tội, vì trốn lánh mà không thể nào cầm tay vợ hiền nghe nàng dặn dò lúc nàng giã biệt cõi đời. Bài thơ dưới đây viết trong bối cảnh khi tác giả đứng bên dòng sông hoài niệm tại quê nhà , nhìn dòng sông và nhớ đến người vợ hiền đã khuất núi tại quê nhà của nàng .


Cụ Trần trọng Kim phê Thôi Hiệu là nhà thơ mất nết trong tập thơ Đường của cụ , do laiquangnam không đọc được vài giòng tiểu sử  tác giả  nên không biết, tuy nhiên khi  đọc bài thứ hai của Trường can hành nhị thức thì thấy tác giả quả đã  mất nết "thiệt tình" , nói vui.  Đọc thơ nguyên tác bằng chữ Tàu thấy không hay bằng chữ Việt mình 


Nhật nhật nhân không lão
Niên niên xuân cánh quy
Tương hoan hữu tôn tửu
Bất dụng tích hoa phi


Thơ - Họa
. Bùi Thụy Đào Nguyên : 

Đâu phải lúc nào tôi cũng mơ 
Sắp bày câu chữ kết nên thơ 
Chẳng qua ngồi riết đâm ra quẩn, 
Đành ngỏ cùng xuân, chút cuối mùa. ... ----->  Gửi xuân
. Đỗ Đình Tuân :
Sau khi Thượng Đế tạo muôn loài 
Thượng Đế nặn ra hai Con Người 
Bỏ xuống trần gian, cho hạt giống 
Mặc tìm cách sống, cách sinh sôi.  -----> Tình yêu và Thượng đế   - Cùng em về thăm Côn Sơn
. Nguyễn Chính :
Con lại về thăm Mẹ, miền Trung 
Biển vẫn xanh, cát vẫn trắng một vùng 
Cây phi lao già vẫn oằn lưng trong gió 
Vẫn nhập nhòa bóng Mẹ đồng xa 

Mẹ ơi! 
Đã qua lâu rồi thời bom đạn 
Nắm khoai khô chia lửa với trăm miền 
Nay cát trắng còn vùi bao khát vọng 
Cuối chiều, bếp lửa vẫn lom đom 

. Trần Hạ Tháp : 
Chim cu gù 
Nắng loá 
Bao ngày qua còn sót bụi tre tàn 
Tiếng gáy lộ thiên 
Mùa hạ 
Lột da ngày toát vỏ lá mo nang   ----> Khô hạn khúc thương quê  -  Trống đồng vỗ tay 
. Hoàng Hoa : 
Tôi trở lại đây một chiều nhạt nắng 
Cây lao xao mà người  cũng lao xao 

Vẫn thế những cây bàng lá đỏ 
Vẫn thế đàn em ngoan 
Ngồi trong lớp học 
Tay hờ hững lần theo trang sách đọc 
Mắt xa xăm mộng ảo một thiên đường 
Và  tâm hồn lang bạt những muôn  phương   ----> 30 năm trở lại  -  Tự tình  -  Đêm nhớ Dalat

. Phan Bá Thụy Dương :
mùa mưa lần trước tôi theo đơn vị 
đến tiếp thu vùng đất nhỏ điêu tàn 
lối hẹp làng em lầy lội dấu chân 
những mái tranh nghèo ôi sao cô tịch     ---->  lời gọi cỏ may  - cũng còn kỷ vật
. Cát Hoàng : 
Với T -- tháng sáu trời (không) mưa 
Đêm chớm thu về trong mắt khô 
Ngô Đồng giờ chắc đang thay lá 
Khúc thanh ca vời vợi và suốt trong 

Ừ! Giai điệu mưa nàng hát 
Gam rề yêu chết gí bờ môi 
Ai nở buông vàng rơi sông lệ 
Đất ở - người đi -- mưa đổ - tình mòn 

Tôi là hạt cát đời nung bỏng 
Đợi gì tháng sáu trời (không) mưa? 

. Thanh Thanh (thơ song ngữ) :
Biết điều tốt/xấu minh phân, 
Loài người khôn sáng nhờ ân E-Và. 
Lõa-lồ chớ lộ bày ra: 
Ý-thức nhân-loại từ bà phát-sinh. 
Thế rồi quan-điểm thành-hình 
Bảo-thủ, cấp-tiến nghịch tình với nhau . 
Thủ-cựu: huyền-thoại gối đầu; 
Tiến-bộ: thực-tế gồm thâu mọi bề.     ----> Nhờ ơn Eva   - Quen thuôc
. Khaly Chàm : 
người đi về phía bão giông 
gót chân thiếu nữ  phiêu bồng nỗi đau 
nén lòng xám cánh cò chao 
sông quê cháy trụi bạc màu dấu chân 
mặt trời người cõng trên lưng 
lời ru hóa giọt lệ mừng sinh con       ----> từ nguồn chảy   -  từ tái sinh...
. Tuyền Linh : 
Nửa đêm choàng tỉnh mộng 
Nghe Thu đang cựa mình 
Hơi Thu se se lạnh 
Trăng Thu lạc bên thềm 

Heo may về lay động 
Cây lá chẳng ngủ yên 
Vườn khuya hoa cau rụng 
Ngỡ ai đang gọi thầm           ---->  Chớm thu  - Mưa

. Hà Nguyên Dũng : 
Tháng nằm trong bệnh viện ho 
thương nên roi vọt trời cho bệnh hoài 
còi xe cấp cứu xé tai 
những cơn rên kéo đêm dài thêm ra 
tìm không ra bệnh tình ta 
tim đau từ thuở tình xa đến giờ    --------> Trong bệnh viện Hồng Bàng
. Tạ Hùng Việt : 
mùa từ mạch đất xanh lên 
tuổi gieo trong lọn tóc mềm loài ta 
sợi tình ẩn giọt mưa sa 
ngõ vui soi mảnh trăng nhòa cuối đêm 
cuộc buồn xếp lại thành tên 
tin yêu in dấu cỏ trên cát gầy 
em như cánh sóng cung mây 
trôi trong bảng lảng sương ngày đầu Đông
. GS Ngô Bảo Châu nhà toán học VN giành được Huy chương Fields: 
Ngô Bảo Châu (sinh 15 tháng 11 năm 1972) là giáo sư toán học trẻ nhất Việt Nam hiện nay, và nổi tiếng nhất với công trình chứng minh Bổ đề cơ bản Langlands. 
Ông cũng là nhà toán học đầu tiên của Việt Nam giành được Huy chương Fields. 


Tôi bắt đầu học cùng Ngô Bảo Châu từ năm 1984 trong lớp chuyên toán Trường THCS Trưng Vương, Hà Nội. 
Tất cả chúng tôi chẳng ai gọi bạn ấy là Bảo Châu cả. Châu được gọi là Châu "Bò". Điều này có lẽ xuất phát từ gia đình. Ông bà của Châu, bác Cẩn, cô Hiền, cậu Hòa đều gọi là Bò. 
Những năm đó, sự học có lẽ là đang phát triển ở giai đoạn cực thịnh. Chúng tôi được học các lớp chuyên ngay từ cấp 1. Con trai mà "oách" là phải học chuyên Toán. Hà Nội ngày đó chỉ có 4 quận nên lớp cấp 2 cũng chỉ có 4 lớp chuyên toán, tương ứng với 4 quận. 

. Giới thiệu nhạc : 
. Nguyễn Văn Chính :  Bài ca Hải Quân Việt Nam Anh Hùng   /  Bài ca Hoàng Sa - Trường Sa   /   Làng bậm ơi 
. Nguyễn Văn Chính - Bùi Minh Quốc - Nguyễn Hữu Phước :  Ầm ầm sóng dậy  Hoàng Sa - Trường Sa
. Nguyễn Văn Thơ : - Khi sóng xa bờ (Thơ Tuyền Linh/Quỳnh Anh )  / - Gửi lại cho em  (Thơ : Tuyền Linh/cs : Minh Xuân )
. Giới thiệu sách : . Trương Bửu Lâm: - A Story of Viet Nam ( sách tiếng Anh / ghi lại lịch-sử nước Việt-Nam từ đời Lạc Long Quân cho đến đầu thế-kỷ 21)
(*)1 - Chim Việt cành Nam, lấy từ chuyện Chim Trĩ , do vua Việt ở phương Nam tân cống cho vua nhà Chu (Chu Thành Vương). Chim chọn cành phía Nam để làm ổ . "Việt điểu sào nam chi" (Sào là làm tổ chim)  , ý nói nhớ quê hương phía Nam. 
2 - Ngựa Hồ hí gió Bấc , là chuyện ngựa của rợ Hồ (Mông Cổ) dâng cho vua Hán Vũ Đế , khi gió Bấc thổi, thì hí lên "Hồ mã tê bắc phong", ý nói nhớ quê, phương bắc.