. Nguyễn Dư
:
Hổ
được nhiều bàn tay khéo léo, nhiều khối óc thông minh, thi
nhau đánh bóng, phết sơn, tô màu. Xanh, vàng, trắng, đỏ,
đen. Hoa cả mắt. Chắc nhờ vậy mà hoá thiêng. Ngoài cái
vỏ loè loẹt, hổ còn được đám con thần cháu thánh ban
cho một cái oai thật to. To gấp mấy lần cái chuồng sở thú.
Nhe răng, giơ vuốt, gầm thét, ai mà chả sợ. Nhưng đáng sợ
nhất là hổ có tài ẩn hiện dưới nhiều bí danh. Hôm
nay là
hùm, ngày mai là
cọp. Chỗ này là kễnh,
nơi kia là khái. Thỉnh thoảng nổi hứng tự xưng là
ông. Ông ba mươi đàng hoàng, chứ không phải thằng
này, con nọ. Đứa nào hỗn láo thì ông xé xác, nuốt tươi
cho biết... nanh vuốt của ông ! Trong hang tối mắt thần khi
đã quắc, là khiến cho mọi vật đều im hơi (Thế Lữ). Hèn
gì người ta khiếp sợ ông đến độ phải rủ nhau tôn thờ,
lạy lục, cầu khẩn. Nhưng thói đời vốn kiêu bạc, giả
dối. Trước đám đông, đứa nào cũng sợ ông nhưng quay mặt
đi thì có đứa... sợ đếch gì nó! Nó chẳng qua cũng chỉ
là... đồ súc vật. Có quái gì mà phải sợ ! Lúc hết thời,
bị hạ bệ thì hổ bị phỉ nhổ là đồ mã, là... cọp giấy.
Thậm chí hổ còn bị khinh là ngu. Bị anh nhà quê phạng cho
một trận nên thân. Tha hồ dậu đổ bìm leo. Than ôi! thời
oanh liệt nay còn đâu !
Ngày xưa, hổ là biểu tượng
của sức mạnh, quyền uy của vua chúa.
. Thu Tứ :
Bàn về quá trình mở
nước, thì người Tàu đi trước người Việt rất xa. Cách
nay hơn hai nghìn năm, họ đã mở xong Hoa Nam, rồi mở tiếp
luôn ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, tức Bắc bộ và
một phần Trung bộ nước ta bây giờ. Từ khi giành lại được
độc lập năm 939, người Việt cũng ráo riết Nam tiến, thôn
tính hết Chiêm Thành đến Chân Lạp. Sau hơn tám trăm năm
liên tục bành trướng, đến khoảng giữa thế kỷ 18, nước
Việt Nam chính thức trải dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà
Mau.
Cùng trong một nước, văn
hóa ở mỗi địa phương vẫn hay có sắc thái riêng. Trung
Quốc chẳng hạn, giữa thơ văn Hoa Bắc với thơ văn Hoa Nam
có những chỗ khác nhau rất đáng kể, như Lâm Ngữ Đường
đã trình bày trong danh phẩm My country and my people.(1)
Nước ta, về văn học, giữa
miền nọ với miền kia có sự phân biệt rõ ràng như bên
Tàu chăng?
Xã hội Trung Quốc tổ
chức theo Nho giáo hơn hai nghìn năm. Ðạo Khổng bền, hẳn
có hợp với người Tàu. Khổng Tử đề cao thái độ trung
dung. "Trung là không thái quá, không bất cập".(1) "Dung là bất
dịch, là không thay đổi".(2) Trung dung nghĩa luôn luôn chừng
mực. Vậy người Tàu ít cực đoan.
Chuyện hợp lý, gần đây
bỗng sinh ngờ vực. Vài quan sát ngẫu nhiên một hôm gây thắc
mắc. Bèn thử đặt lại vấn đề.
.Cát
Hoàng :
Mỗi Quốc gia hoặc
vùng, miền ngày Tết đều mang đặt trưng riêng. Ở đây chỉ
xin ghi lại đôi nét cảm nhận về phong tục Tết Việt Nam
mang đặc thù ở miền Nam nói chung và của Bến Tre nói riêng.
Ngay từ tháng chạp bà con
mình đã tất bật chuẩn bị đón Tết. Hộ buôn bán lo trữ
bánh mứt, trà rượu, áo quần,... để phục vụ; hộ nông
thôn lo thu hoạch mùa vụ lúa gạo, cây trái,... và mọi người
cùng chuẩn bị đón Tết.
Tuỳ theo dự đoán và canh
thời tiết, từ giữa tháng chạp mà mỗi nhà lặt lá
mai để cây mai trổ bông rộ vào ba ngày Tết (Lúc nầy bà
con mình chưa đúc kết được kinh nghiệm như bây giờ, đã
lặt lá mai và chăm bón phân trước vào khoảng giữa năm để
cây mai cho nhiều nụ, nhiều bông to đẹp hơn).
. Quỳnh Chi
:
Có
một chị rất giỏi tiếng Nga, có lần đã đố tôi dịch
chữ "bùi " sang các ngoại ngữ, mà theo chị thì chị đã không
thể nào tìm được một tiếng Nga nào để dịch cho chính
xác..
1-Từ đó tới nay tôi đã
tìm và giải thích cho các bạn Nhật để nhờ họ dịch dùm,
lần nào họ cũng đưa ra từ ngữ "hokuhoku suru " và thí
dụ như :
-Kono imo wa hokuhoku shite, umai.
Tuy nhiên tự điển quốc ngữ
cúa Nhật giải thích " hohuhoku " là
-Nimono ga yawarakaku hogureru yousu.
( Trạng thái mềm và bở của các món nấu -kho hay hầm-)
Như vậy hokuhoku chỉ trạng
thái mềm (bở) của món nấu (có lẽ là khoai hầm hay hấp)
chứ chưa diễn tả được vị "bùi".
Vậy thế nào là " bùi" ?
2- Nghe đâu trong tiếng Anh
có từ buttery taste. Nếu quả thật người ta dùng chữ này
để diễn tả ý nghĩa "bùi", thì như vậy là trong "bùi" có
yếu tố "béo".
Nếu là "béo", tiếng Nhật
là "aburakkoi" (abura = dầu mỡ )
. Nguyễn Thị
Chân Quỳnh :
Nguyên
= đầu,
Ðán = buổi sớm mai.
Nguyên
Ðán là buổi sớm mai của đầu năm. Tết Nguyên
Ðán là cái lễ đầu tiên của năm mới, vào ngày
mồng một tháng giêng âm lịch, song không phải tháng giêng
bao giờ cũng bắt đầu vào tháng Dần như hiện nay vì thuở
xưa mỗi triều đại lên ngôi lại đổi ngày
Chính
sóc (sóc = mồng một,
đầu tháng âm lịch).
Âm lịch lấy tên 12 chi (Tý,
Sửu, Dần, Mão...) đặt tên cho 12 tháng, 6 tháng thuộc dương,
6 tháng thuộc âm, theo luật "tiêu trưởng" : hễ âmtiêu
thì dương trưởng,
âmtrưởng
thì
dương
tiêu vv.
Nhà Tầnchọn
tháng Hợi (tháng 10) làm tháng
giêng. Theo Kinh Dịch thì quẻ
Khôn
ở
Hợi cung (Khôn
là Ðất, là đầu mối mọi cuộc biến thiên) và tháng 10
thì khí dương đã hàm chứa ở dưới.
Nhà Chu
chọn tháng
Tý (tháng 11) làm
tháng giêng. Quẻ
Phục ở
Tý
cung, tháng 11 thuộc tiết
Ðông chí,
dương bắt đầu sinh, khôi phục lại nguyên khí.
Nhà Thương,
sau đổi gọi là nhà Ân, chọn
tháng
Sửu (tháng 12) làm tháng
giêng. Quẻ Lâm ở Sửu,
Sửu
là
trâu, trâu thuộc Thổ là Ðất,
Ðất có thể ngăn nước, chống rét nên trong lễ
Lập
Xuân người ta làm trâu bằng đất để tống khí
lạnh đi.
Nhà Hạ,
nhà
Hán và hiện thời chọn
tháng Dần làm tháng giêng. Quẻ
Thái
ở
Dần
cung
(Thái= hanh thông), khí hậu ấm
áp trở lại, tiện cho việc nông, nên ngày Tết
Nguyên
Ðán
vừa là ngày lễ mừng mùa Xuân trở lại, vừa
là ngày lễ bắt đầu năm mới .
Năm xưa, có lần nhân dịp Tết,
Tú Xương (1870-1907) đã cao hứng viết một bài hát nói, đến
nay còn lưu truyền :
Tết dán câu đối (1)
"Nhập thế cục bất khả
vô văn tự" (2)
Chẳng hay ho cũng phải dự
một vài.
Huống chi đã đỗ Tú-tài,
Ngày Tết đến cũng phải
một, hai câu đối.
Ðối rằng :
"Cực nhân gian chi phẩm
giá, phong nguyệt tình hoài,
Tối thế thượng chi phong
lưu, giang hồ khí cốt." (3)
Viết vào giấy, dán ngay
lên cột,
Hỏi mẹ mày rằng dốt
hay hay ?
Rằng :"Hay thì thật là
hay,
Chẳng hay sao lại đỗ ngay
Tú-tài ?
Xưa nay em vẫn chịu ngài
!"
Bài này đáng chú ý một phần
vì nó là một trong những bài thơ Tết hay và một phần vì
Tú Mỡ - một nhà thơ trào phúng khâm phục Tú Xương đến
nỗi chọn bút hiệu cũng phỏng theo tên của thi sĩ sông Vị-
nhân đọc nó mà nẩy ra ý viết bài :
Khai bút rông
Là văn sĩ lẽ nào không
khai bút ?
Chẳng hay ho cũng nắn nót
một bài.
Ngót hai năm xổng bút mỉa
mai đời,
Thì Tết đến cũng phải
có bài thơ... rắc rối !
Giót thêm mực, thay ngòi
bút mới,
Thảo mấy dòng cảm khái
sau đây.
Thơ rằng :
Tú chi Tú ấy nực cười
thay,
Chẳng phải Nho, mà chẳng
phải Tây !
Dửng mỡ, trêu đời, văn
mách qué,
Thế mà cũng tiếng bấy
lâu nay !
Ngồi ngâm thơ, đùi rung
chuyển ghế mây,
Rồi chép lại, rắp thả
ngay " Giòng nước ngược".
Bắt chước cụ Tú Xương
thuở trước,
Hỏi mợ Tú rằng nghe được
hay chăng ?
Bĩu môi, mẹ đĩ chê rằng
:
"Nôm na mách qué, nhố nhăng
nực cười !"
Ðầu năm đã bị rông rồi,
Hẳn là văn viết ngược
đời quanh năm !
Cả hai bài cùng vui nhộn, rất
hợp với không khí ngày Tết. Ðọc xong hai vị Tú -một thật
(Tú Xương) và một giả (Tú Mỡ)- ta nhận thấy : ...
. Trịnh Thanh
Thủy :
Gần đây Hà Nội tưng
bừng với cuộc triển lãm ảnh Để hiểu hơn về một
Hà Nội xưa, do tạp chí Xưa và Nay phối hợp với
Thư viện Hà Nội tổ chức. Báo chí toàn quốc đều loan tin
và viết bài phóng sự về cuộc triển lãm hiếm có đã quy
tụ được nhiều nhà sưu tập ảnh, trong đó có nhà sưu tập
bưu ảnh nổi tiếng người Pháp Philippe Chaplain.
Trong số các bài viết có một
bài viết "Lý lịch bằng ảnh của một thuộc địa" của
Kiều Trinh gây sự chú ý đến người đọc nhiều nhất. Nó
tạo sự ngạc nhiên không những bằng vài tấm ảnh áo yếm
của phụ nữ bị bóc vỏ mà còn bằng những lời tuyên bố
đáng suy ngẫm của một hội viên hội khoa học là ông Lê
Cường và những nhận xét của nhà nhiếp ảnh Hữu Bảo.
(...)
Càng nhìn những tấm ảnh hở
hang của phụ nữ Việt Nam xưa, tôi càng nghi ngờ, càng thấy
rõ tính dàn dựng phi thực tế trong chủ ý của người chụp
và dã tâm của người phổ biến chúng vào bưu thiếp như
một phương tiện quảng bá ngành du lịch hay một mưu đồ
chính trị gian trá của Pháp quốc thời ấy.
. Giới thiệu
nhạc :
. Nguyễn
Chính : - Ru
anh ( ca sĩ : Thanh Hường)
- Làng
Bậm ơi! ( ca sĩ: Lê Huyên)
. Nguyễn
Văn Thơ : - Em,
Anh và Tình yêu (Thơ: Song Vinh /
ca sĩ : Quang Thọ) - Ngồi
níu tuổi trời (Thơ: Tuyền Linh / ca sĩ
: Quỳnh Lan ) - Tình
ơi (Thơ
: Đặng Lệ Khánh / ca sĩ : Anh Ánh )
.
Khanh Phương : - Vẫn
mãi đi tìm (Ca sĩ : Xuân Phú)
Truyện
ngắn - Ký - Văn - Biên khảo |
. Nguyễn Quý
Đại :
Năm
cũ trôi qua năm mới lại về, chúng ta sửa soạn nghênh đón
tên con vật mới, từ trước đến nay việc chọn tên các
con gia súc và thú vật hoang dã làm biểu tượng mỗi năm gọi
là 12 con giáp. Theo thời gian có sự liên hệ 12 cung Hoàng đạo
cần phải nói đến Ngũ Hành là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Người Tây phương tính theo chu kỳ sao Jupter (木星 Mộc tinh)
quay quanh mặt trời là 12 năm. Mỗi năm nó xuất hiện ở một
phương vị nhất định, nơi đó do một trong 12 con giáp đang
trấn giữ. Mười hai con vật được gọi là 12 địa chi tượng
trưng cho chu kỳ một năm. Trong số các con giáp này mỗi con
vật đại diện 2 giờ đồng hồ trong một ngày 24 tiếng.
Con rồng là con vật thần thoại và Tí, Dần, Tỵ, và Thân
là những con vật sống hoang dã và thường tránh gặp con người.
Bảy con còn lại là gia súc, theo chu kỳ 12 năm thì lại mang
tên con vật cũ.
Đời sống Việt Nam ảnh hưởng
nông nghiệp nên sử dụng cả Âm Lịch và Dương lịch. Trong
dân gian tính ngày âm theo phong tục: tế tự, lễ hội, ma chay,
cưới gả, dựng nhà.. Năm 2010 theo Âm lịch ngày 14.2.2010 Dương
lịch là ngày Mùng Một Tết năm Canh Dần. Hổ đứng thứ
3 trong 12 con giáp lên ngôi. Nhìn lại 12 tháng qua con Trâu siêng
năng, làm việc mệt nhọc suốt ngày đêm, từ từ đưa cơn
suy thoái kinh tế vượt qua vực thẳm, thế giới nhiều thay
đổi, Tổng thống đầu tiên Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ là
người da đen.
. Trấn Xuân
An :
Trong nhà thơ Lâm Thị
Mỹ Dạ có một người thơ viết nên những bài thơ
vì tình yêu đương của riêng mình và cho tình yêu đương
của mọi người. Nói đúng ra, thật khó phân biệt trong dòng
nước sông Hương đâu là những hạt nước từ nhánh nguồn
này, đâu là những hạt nước từ nhánh nguồn kia, mặc dù
ai cũng biết dòng sông ấy hợp lại từ hai mạch thẳm rừng
sâu.
Với tuyển thơ tình Lâm Thị
Mỹ Dạ, "Chỉ riêng mình em thấy" (*), tôi không thể
gọi bằng danh xưng nào khác về tác giả: Người Thơ.
Vâng, là người thơ (thi nhân), với tất cả ý nghĩa
rất đẹp của từ ngữ. Lâm Thị Mỹ Dạ là thơ tình ấy
và thơ tình ấy là con người của Lâm Thị Mỹ Dạ. Không
phải ở bất kì nhà thơ nào cũng có sự đồng nhất này.
Ấn tượng đậm nhất về
một nửa cõi tình thơ Lâm Thị Mỹ Dạ
. Võ Quang Yến
:
Trong
khuôn khổ chương trình biểu diễn sinh động bắt đầu từ
ngày khai trương, viện Bảo tàng Đường bờ sông Branly ở
Paris tiếp đón ở nhà hát Claude Lévy-Strauss đoàn xiếc Việt
Nam Làng tôi trong một loạt 9 buổi trình diễn đặc
biệt (buổi chiều và buổi tối) từ 18 đến 27 tháng sáu
2009. Dựng lên theo đề nghị của Hội đoàn Sân khấu Địa
cầu Pháp và yêu cầu của viện Bảo tàng để trình diễn
ở đây, Làng tôi đã được báo chí Pháp đánh giá
là một đoàn biểu lộ tính thường xuyên và tính độc đáo
của nền văn hóa Việt Nam qua một lối biểu diễn ít thấy
đến nay : môn xiếc mới. Phản ánh hình ảnh tuồng và múa,
đoàn đã tiếp tục truyền thống Việt Nam, cảm hứng theo
đời sống để dựng lên những màn phục hồi không khí xác
thực đồng quê. Trên một thảm đất màu nâu nhắc nhở đất
sông Hồng, đất nông thôn, những thân cây tre đủ kích thước
làm rường cột cho những giàn giáo ráp dựng ngay tại chỗ,
trong thời gian biểu diễn, cũng như khi được sử dụng bay
lượn trên dưới quanh mình trong những điệu múa là yếu
tố chính trên sân khấu luôn nhắc nhở nguồn gốc Việt Nam
của đoàn, kể cả những vùng sắc tộc mà khán giả luôn
nghĩ tới khi xem trình diễn. Thừa hưởng truyền thống lâu
dài của đất nước chuyển từ đời nầy qua đời khác,
đoàn không ngần ngại tiếp nhận những mới lạ của những
đoàn ngoại quốc thường xuyên tiếp xúc : Tàu, Pháp và gần
đây những đoàn các nước Tây phương. Có những nhà báo
tiếc là nhà hát quá nhỏ cho 14 nghệ nhân để các động
tác phát triển được toàn diện, lối diễn xuất ánh sáng
cũng cần có chiều sâu mới tỏa ra được toàn biên độ.
Tích cực là phòng nhỏ thì khán giả rất gần với diễn
viên, mỗi một lúc tưởng như họ vượt ra khỏi sân khấu,
từ đấy dễ chia sẻ với họ nỗi vui thích luôn chan hòa
mặt mày khi biểu diễn...
. Vĩnh Phúc
:
Có
thể nói hát Ả đào (hay Ca Trù) là một nét son trong truyền
thống sinh hoạt nghệ thuật âm nhạc chuyên nghiệp cổ truyền
của người Việt. Không quá đáng nếu cho rằng: hát Ả đào,
suốt một chiều dài lịch sử, bằng một sức sống mãnh
liệt đã cô đúc và tiềm ẩn trong nó những tín hiệu đặc
trưng độc sáng của văn hóa dân tộc. Một thể loại mà
trong tiến trình phát triển đã thích ứng, hòa nhập với
đủ mọi thiết chế văn hóa của xã hội Việt Nam: vừa mang
tính chuyên nghiệp cao trong cung vua phủ chúa (hát cửa quyền);
vừa mang đậm yêú tố dân gian trong tín ngưỡng thờ thần
hoàng ở hàng xã hàng huyện (hát cửa đình) và kể
cả giai đoạn "bán chuyên" như ở môi trường hát nhà tơ,
hát cô đầu, quan viên...Đặc biệt, Ả đào không phải
chỉ là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật dành riêng cho
một tầng lớp nào mà có thời nó đã trở thành một sinh
hoạt phổ biến trong công chúng, như học giả Nguyễn Đôn
Phục trong
Khảo luận về cuộchát ả đào đã
cho biết: " hát ả đào chỉ Bắc kỳ ta là thịnh nhất,
không tỉnh nào không có, không huyện nào không có. Trong một
huyện thường hai ba làng có ả đào, mà Trung kỳ thời chỉ
tự Nghệ, Tĩnh trở ra là có cuộc hát ả đào mà thôi".
. Michel
BRUN :
Il y a un peu plus de 100
ans … à Cholon
Le Lycée Franco-Chinois
Devenu il y a 50 ans …
Le Collège Fraternité
C’est en 1908 que, sur l’initiative
de M. Tsia Man Yan, fut créé une association de commerçants, banquiers,
directeurs d’usine, chefs d’entreprise, aussi bien chinois que français.
Cette association fut, dès ses débuts, encouragée par le gouvernement
général de l’Indochine pour la création du " Lycée Franco-Chinois
". Malgré son nom, qui pourrait laisser supposer, un établissement d’Etat
de l’enseignement secondaire, cette institution privée revêtit dès
le départ un caractère original, différent par ses programmes et ses
buts de ses homologues français locaux ou métropolitains, et chinois.
Située à Cholon, rue Cây Mai (qui deviendra rue des Frères Louis, puis
rue Nguyên Trai) sur un terrain de 5 hectares.
Le but que se proposait l’association
– et qui a été atteint – était de donner aux enfants des résidents
chinois d’Indochine la possibilité de s’instruire sans avoir à quitter
le pays où étaient installées leurs familles.
. Nguyễn Xuân
Quang :
Hai
chữ viết nòng nọc ngày nay chúng ta còn thấy trước mắt
hàng ngày là chữ nòng vòng tròn O và nọc tam giác Δ .
Trước hết
xin mời đọc giả hãy vào “phòng nghỉ ngơi” (rest room)
làm vệ sinh cho thoải mái rồi hãy đọc bài viết này.
Nhưng hãy coi chừng, phải nhìn kỹ bảng hiệu kẻo không lại
đi nhầm phòng mà mang họa. Phòng vệ sinh ở Hoa Kỳ hay một
vài nơi trên thế giới thường có bảng hiệu chỉ rõ:
-Phòng vệ
sinh nữ có bảng hiệu là vòng tròn đặc thường thấy nhất
là trong có phụ đề thêm một hình người nữ mặc váy:
Cẩn thận
hơn để tránh lầm lẫn và dùng cho người biết chữ Anh thì
có phụ đề thêm chữ women ở dưới:
-Phòng vệ
sinh nam có bảng hiệu là hình tam giác thuận đặc thường
thấy nhất là trong có phụ đề một hình người nam, có hay
không có phụ đề thêm chữ MEN:
-Phòng vệ
sinh dành cho cả hai phái có bảng hiệu là hình tam giác nằm
trong vòng tròn:
.thường
thấy có phụ đề thêm hình người nữ/nam và chữ Women/Men:
.nhưng có
trường hợp chỉ là hình tam giác nằm trong vòng tròn:
Phòng vệ
sinh công cộng dành cho cả hai phái nam nữ tại một đường
phố ở Hoa Kỳ có bảng hiệu hình tam giác thuận nằm trong
vòng tròn. Đây là một nhà “vệ sinh siêu cận đại”. Bồn
cầu tự động rửa sạch, tẩy thuốc sát trùng, sấy khô,
xịt hương thơm, rồi tự động gấp lại dấu kín vào trong
tường.
Lưu ý khung
trắng ở phía trên bảng hiệu nam/nữ cho biết bên trong còn
trống không, chưa có người, khi có người sẽ hiện lên chữ
“occupied” (bận, có người).
. Nghiêu Minh
(kịch ) :
(Một
đoạn nhạc dạo đầu, êm nhẹ. Có tiếng hát lướt theo rồi
dần chìm chìm đi, nhưng vẫn còn quanh đây âm hưởng...)
XƯỚNG NGÔN: Bên kia dòng
sông là những tiếng hát u buồn, được gói ghém trong một
loa phóng thanh. Nắng chiều chạy xiên theo những đường thẳng
xám thẩm thành những nét thô xa lạ. Tiếng hát theo đó mà
dứt. Đêm theo đó mà về.
Một ngọn nến bắt đầu
được thắp lên trong một căn lều nhỏ. Bấy giờ, trong ánh
sáng ấm cúng hiện rõ ba khuôn mặt thân thuộc. Ba khuôn mặt
ngồi theo một vòng tròn xoay ngược với kim đồng hồ; lần
lượt là chị Duyên, Hà, và sau hết là một người con trai
lạ. Ba người ngồi im lặng thật lâu. Thỉnh thoảng người
này bắt gặp tia nhìn người kia. Hoặc ba người nhìn nhau
một lúc. Hoặc hai người nhìn một người. Một người nhìn
một người. Và một người nhìn mông lung để dấu một hơi
thở dài man mác buốn.
DUYÊN: Bây giờ mấy
giờ, Hà?
HÀ: Chi đang đợi cái
gì?
DUYÊN: Không chờ đợi
gì trong lúc này. Chị cảm thấy sờ sợ thôi.
HÀ: (đưa cánh tay trái
đặt lên bàn) Đã hơn mười giờ rồi.
NGƯỜI TRAI LẠ: Còn
hơn một giờ để ao ước (chợt cười). Chị dường như
ân hận trời đã cho mình thêm một tuổi. Bây giờ chị đang
vui như tôi đang vui. Hà đang vui như mọi người đang thầm
tính toán đến hạnh phúc được mấy vì sao trong những đêm
xanh dài ngồi tưởng tượng.
...
. Trần Văn
Khang :
Một trong những bài
thơ Đường tứ tuyệt vẫn còn được ưa đọc, ngâm nga,
nhắc nhở cả trên ngàn năm sau là bài Bạc Tần Hoài
hay Tần Hoài Dạ Bạc của thi hào Đỗ Mục (803-852)
thời kỳ Vãn Đường:
Yên lung hàn thủy nguyệt
lung sa
Dạ bạc Tần Hoài cận
tửu gia
Thương nữ bất tri vong
quốc hận
Cách giang do xướng Hậu
Đình Hoa
Tạm dịch : Đêm bên bến
Tần Hoài
Khói lồng sông lạnh trăng
lồng cát
Đêm đến Tần Hoài cạnh
tửu gia
Thương nữ biết chi sầu
mất nước
Cách sông hát khúc Hậu
Đình Hoa
Học giả Trần Trọng Kim dịch
bài này như sau:
Khói lồng nước, bóng trăng
lồng cát
Bến Tần Hoài, thuyền sát
tửu gia
Gái ca đâu nghĩ nước nhà
Cách sông vẫn hát khúc
ca Hậu Đình
Thương nữ trong
bài thơ có nghĩa là con hát, là người kỹ nữ ca hát để
giúp vui thiên hạ, không phải là nữ thương nhân đi buôn
bán.
. Nguyễn Nam
Trân (dịch)
Cái
tên "truyện ngắn trong lòng bàn tay" đến từ tiếng Nhật
"tenohira no shôsetsu" (chưởng tiểu thuyết) như cách gọi của
hầu hết các nhà văn học sử. Đó là một thể loại tác
phẩm văn học có đặc điểm là ngắn, ngắn đến nỗi có
thể gói trọn trong lòng bàn tay. Thể loại này còn được
nhà phê bình văn học Chiba Kameo (1878-1935), một người cổ
vũ cho văn học đại chúng dưới thời Taishô (1912-26) gọi
là "shôhen shôsetsu" (chưởng biên tiểu thuyết). Ngoài ra, nhà
phê bình Hasegawa Izumi (sinh năm 1918), một người thân cận
với Kawabata, đã chủ trương phải đọc là "tanagokoro shôsetsu"
tuy viết cùng ba chữ Hán "chưởng tiểu thuyết". Hasegawa kể
lại mình vì thắc mắc nên đã hỏi ý kiến Kawabata và được
chính nhà văn đồng ý về cách đọc này . Khi dịch ra tiếng
Việt, chúng tôi rất bối rối, không biết nên gọi "trong
lòng bàn tay", "một gang tay" hay "trong gan bàn tay". Sau khi tham
khảo cả lối hiểu của người Tây Phương (palm , paume), xin
tạm giữ lối gọi "trong lòng bàn tay" cho giống mọi người.
Có thể dịch là "truyện cực ngắn" nhưng làm như thế lại
đánh mất cái tên rất gợi hình của nó.
Trước Kawabata
và đồng thời với ông, đã có nhiều người viết những
truyện rất ngắn từ một vài hàng đến mươi hàng hay một
hai trang. Tiêu biểu nhất - về độ ngắn mà thôi - từ xưa
đã có những công án hay truyện thiền (Vô Môn Quan, Bích Nham
Lục hay Sa Thạch Tập). Một thoại của Vô Môn Quan (tác phẩm
Trung Quốc đời Tống nhưng đã đến Nhật rất sớm, giữa
thế kỷ 13) vỏn vẹn có vài giòng (ví dụ thoại "Triệu Châu
cẩu tử" dài đúng có ba hàng). Những mẩu truyện của Natsume
Sôseki (1867-1916) trong Yume Juuya (Mười Đêm Mộng Mị, 1908)
tuy ảm đạm và huyền bí hơn nhưng cũng rất ngắn, rất thơ,
gần với tác phẩm đến sau của Kawabata. Thân thể đàn bà
(Nyôtai) của Akutagawa Ryuunosuke (1892-1927) cũng ngắn gọn, thâm
trầm. Một tác giả Mỹ đồng niên đại với Kawabata là E.
Hemingway (1899-1961) đã để lại những truyện cực ngắn như
Up to Michigan, thu được trong lòng bàn tay.
Tuy nhiên
điều quan trọng cần nêu ra đây là hành trình đi vào "truyện
ngắn trong lòng bàn tay" của Kawabata không phải là một hành
trình đơn độc. Ông chỉ là một người trong nhóm bút trẻ
của tờ Bungei Jidai (Văn Nghệ Thời Đại) đã cùng nhau đăng
trong số báo tháng 2 năm Taishô 14 (1925) một loạt truyện cực
ngắn chỉ có từ mươi đến vài mươi giòng. Tên tuổi các
cây bút trẻ cùng chí hướng đã thể nghiệm hay chú ý về
mặt lý luận của loại tiểu thuyết cực ngắn thời đó
nay còn được nhắc tới là hai người bạn của Kawabata: Yokomitsu
Riichi (1898-1947) và Nakagawa Yoichi (1897-1994)... cũng như những
người ít được biết đến hơn như Kon Tôkô, Okada Saburô,
Takeno Fujinosuke, Suga Tadao, Kamiya Kiichi, Suzuki Ganjirô, Ishihama
Kinsaku vv...Đặc biệt Nakagawa và Okada rất năng nổ trong việc
khai triển và định hướng cho thể loại văn học này.
. Phạm xuân
Hy :
Đàm Cửu là con một
nhà bán hoa ở Bắc Kinh. Một hôm, Cửu vâng lời cha mẹ đi
thăm một người thân tộc sống ở Yên Giao, ngoại ô phía
Đông thành phố. Lúc chàng cưỡi ngựa ra khỏi cổng thành,
thì trời đã về chiều.
Giữa đường, chàng gặp một
bà lão, áo quần chắp vá, cưỡi một con bạch mã, yên cương
rất là hoa lệ, đi cùng đường với Cửu khi trước, khi sau.
Bà lão hỏi Cửu:
- Cậu Hai đi đâu đấy ?
Cửu cho bà lão biết là mình
đi ra ngoại ô thăm người nhà .
Bà lão nói:
- Từ đây đến Yên Giao, còn
cả mười dặm nữa. Đường nhiều chỗ lầy lội không dễ
đi đâu, cậu Hai không nghe người ta nói hay sao? Vả, bây giờ
chuông chùa đã đổ, trời đã xế chiều , nơi đây lại hoang
dã tịch liêu chắc gì cậu sẽ không gặp đạo tặc cơ chứ
? Tệ xá cũng gần đây, mời cậu ghé nghỉ đỡ đêm nay,
mai dậy đi cho thư thả...
Lúc đó, trong lòng Cửu cũng
đã nơm nớp lo âu, nghe bà lão bàn như vậy thì chịu ngay.
Bà lão cho ngựa vượt lên
trước. dẫn đường cho Cửu. Hai người đi theo một con lộ
nhỏ hoang vắng, chừng hơn hai dặm thì đến một khu rừng
có ánh đèn thấp thoáng. Bà lão cầm roi ngựa chỉ về hướng
đó và bảo Cửu:
- Đến nơi rồi!
Hai người buông cương cho
ngựa chạy thẳng đến đấy.
Cửu thấy có hai gian nhà thấp
le tè lụp xụp, tường bằng đất cả , vừa tầm vai chàng.
Bà lão xuống ngựa, mở cửa
mời Cửu vào. Chàng thấy trong nhà trống rỗng chẳng có đồ
đạc chi cả, ngoài chiếc đèn lồng treo trên vách tường.
Một người thiếu phụ đang nằm ở trên bục bếp, vạch
ngực cho con bú. Bà lão bảo với thiếu phụ:
- Có khách đến chơi kìa.
Dậy mau đi chứ!
Người con dâu từ từ đứng
dậy, đưa tay vấn lại mái tóc . Ðứa bé đang bú, bị bỏ
rơi, bật khóc oe oe.
Bà lão bèn móc trong túi ra
một chiếc bánh nướng đưa cho nó , thì nó nín ngay không
khóc nữa.
Cửu thấy người thiếu phụ
khoảng hai chục tuổi. Đôi mắt ươn ướt như vướng lệ,
trông sầu thảm, u buồn, chẳng có gì là vui vẻ hoan lạc.
. Quỳnh Chi
:
Có
một cái gì ấy bất tường và như báo điềm chẳng lành,
cứ đè nặng trong lòng tôi. Một cảm giác bứt rứt khó chịu,
giống như bị nặng đầu vì hôm trước uống rượu, mà ngày
nào cũng uống rượu rồi sau đó bị váng vất mãi. Cái cảm
giác ấy lại đến. Thế này thì hơi phiền đấy. Phiền không
phải vì bệnh lao phổi hay vì thần kinh suy nhược. Cũng không
phải vì tôi đang bị nợ chồng chất ngập đầu. Mà phiền
là vì chính là cái khối bất tường chẳng lành ấy. Dù cho
bất cứ thứ âm nhạc tuyệt diệu nào trước đây đã từng
làm tôi thấy vui lòng, bất cứ câu thơ nào dù hay đến đâu,
giờ đây cũng nghe ra cay đắng. Dù tôi đã đến tận nơi
nghe nhạc từ chiếc máy hát, thế mà chỉ mới nghe được
chừng hai ba đoạn đầu là đã phải đứng lên bỏ đi. Cái
gì đã làm tôi bứt rứt khó ở đến như thế này không biết.
Vì thế mà tôi đã đi lang thang mãi ngoài đường, hết phố
này sang phố khác.
Tôi còn nhớ, không hiểu vì
sao mà dạo ấy tôi bị cuốn hút mãnh liệt bởi những cái
gì đẹp mà tàn tạ. Nếu là phong cảnh thì đó là một khu
phố sắp đổ nát, trong khu phố ấy tôi lại thích các ngõ
hẻm hơn là mặt ngoài đường xa lạ khách sáo. Trong các ngõ
hẻm trên đầu có chăng những dây phơi quần áo đã ố màu,
dưới đất la liệt những thứ chẳng có giá trị gì, các
nhà hai bên ngõ nhìn vào chỉ thấy những căn phòng nhếch
nhác tồi tàn. Chỉ có cây cối là mọc mạnh, đôi khi còn
bất ngờ bắt gặp một bông hoa hướng dương hay hoa loa kèn
nở chói.
. Phạm Vũ Thịnh
:
Hai
cánh tay bóng đen giương lên, hai bàn tay cầm kiếm tấn ở
tầm cao. Hai chân dang rộng theo thế đứng như thanh gỗ dộng
chuông, chân phải tấn phía sau, bàn chân bấm sâu vào đám
sỏi trên bãi cát. Sau lưng là trời sao soi bóng xuống dòng
sông, bóng đen to lớn cầm kiếm đứng chắn như ngọn núi
trước mặt, khiến Okita cảm thấy ớn lạnh tận đáy lòng.
Anh nghĩ: có vẻ mình đã thấy tên này đâu đấy rồi. Tức
thì, anh tấn kiếm chìm xuống, chĩa kiếm vào mắt địch.
Rồi nâng tay kiếm lên chút ít, chĩa mũi kiếm về phía cổ
tay địch, chân nhích dần tới, thu ngắn khoảng cách.
Có vẻ anh đã có tính toán
gì rồi. Phía địch thì vẫn giữ nguyên thế tấn kiếm ở
tầm cao.
Okita định dụ địch, nên
ra bộ nhắm chém vào cổ tay trái của đối thủ nãy giờ
để trống. Như đáp ứng, bóng đen chuyển động. Trầm người
xuống. Tức thì, tiếng lưỡi kiếm địch rung lên mãnh liệt,
chém xuống cẳng chân Okita. Cỏ mùa hè trên bãi cát bị chém
đứt tung bắn lên.
A, quả là tên này rồi! Khi
nhận ra đấy là Hiraoka Shogetsusai ở Warabi, thì hai bàn chân
của Okita đã phải nhảy từng nhịp tưng tưng kỳ dị trên
lớp sỏi của bãi sông.
Tạp chí
Time năm 1997 viết
rằng Murakami Ryu là "một trong 11 người sẽ cách-mạng-hoá
Nhật Bản" ("One of the 11 who will revolutionize Japan").
Murakami Ryu sinh năm 1952. Con
trai duy nhất của một gia đình song thân làm nghề dạy học,
cho đến năm 18 tuổi, ông sống ở Sasebo, Nagasaki, thành phố
cảng có căn cứ Hải quân Mỹ, chịu ảnh hưởng văn hoá
Âu Mỹ. Thời trung học cấp ba, ông đã là một học sinh ưu
tú, tay trống trong ban nhạc Rock, và chủ bút tờ báo trường.
Nhằm vào cao trào sinh viên học sinh phản thể chế, phản
đế, phản chiến Việt Nam, sự kiện lực lượng
Zengakuren
- Liên hiệp Sinh viên Học sinh Toàn quốc đến thành
phố nầy ngăn chận không cho Hàng không Mẫu hạm nguyên tử
của Mỹ vào hải cảng đã tác động mạnh đến ông; năm
sau đó, ông cùng bạn bè lập hàng rào phong toả trên sân
thượng trường học, chống căn cứ Mỹ ở Sasebo, do vậy
mà bị cấm đến trường một thời gian.
Năm 1970, ông lên Tokyo học
ở Đại học Nghệ thuật Musashino, ở trọ gần căn cứ quân
sự Mỹ Yokota trong hai năm. Ông khởi đầu văn nghiệp với
truyện dài "Kagirinaku Tômei Ni Chikai Buru-, Almost Transparent
Blue, Màu Xanh Không Ngừng Trong Suốt" năm 1976, mô tả đời
sống của lớp người trẻ trong khu vực gần căn cứ quân
sự Mỹ, đắm đuối trong văn hoá tính dục, ma túy và nhạc
Rock. Tác phẩm đầu tay nầy đoạt ngay giải Tác Giả Mới
- Gunzô, và liền sau đó giải Akutagawa, giải văn học cao quý
nhất Nhật Bản, và cho đến nay đã bán đuợc trên 2 triệu
cuốn. Ông bỏ đại-học, chuyên chú việc sáng tác. Rồi làm
việc cho một nhà xuất bản, đảm trách chương trình phát
thanh về âm nhạc và phỏng vấn nghệ sĩ, đảm đương chương
trình TV, đạo diễn phim ảnh, chứng tỏ tài năng trong nhiều
lãnh vực truyền thông.
Trước Murakami Haruki trên 20 năm,
Abe Kobo đã được biết đến như một tác gia Nhật Bản nổi
tiếng quốc tế về các tác phẩm vượt khỏi mỹ quan truyền
thống Nhật Bản, sáng tạo mới mẻ, dùng nhiều ẩn dụ,
ngụ ngôn, nhiều hình tượng cụ thể hay siêu thực để diễn
tả nội tâm và tiềm thức của con người bị tha hoá, vong
ngã trong xã hội đô thị càng ngày càng tiện lợi và máy
móc. Trong nước Nhật, ông thuộc lớp nhà văn tiền vệ, được
đánh giá là có tư tưởng và thủ pháp đi trước thời đại.
Ngoài nước Nhật, nhà văn, nhà soạn kịch Abe Kobo được
ví với Samuel Beckett và Eugène Ionesco.
Abe Kobo tên thật là Abe Kimifusa
(Kobo là âm Hán-Nhật của chữ Kimifusa), sinh năm
1924 ở Tokyo nhưng theo cha là một y sĩ sang Mukden, lãnh thổ
Mãn Châu lúc đó đang bị Nhật chiếm đóng. Từ nhỏ, Abe
thích Toán và sưu tập côn trùng. Năm 1941, 17 tuổi, ông trở
về Nhật và hai năm sau vào học Y khoa tại Đại học Đế
quốc Tokyo. Ông tốt nghiệp năm 1948, nhưng không hành nghề
y sĩ mà bắt đầu nghề văn, gia nhập nhóm văn học do Hamada
Kiyoteru lãnh đạo, nhắm đến việc dung hợp những thủ pháp
văn học thuộc trường phái Siêu thực với ý thức hệ Mác-xít.
Ông bắt đầu sáng tác từ
1943, nhưng đến 1947 mới tự xuất tiền túi xuất bản tập
thơ đầu tay là "Mumei Shishu" (Tập thơ vô danh) . Năm
sau đó, ông bắt đầu được biết tiếng nhờ tác phẩm "Owarishi
michi no shirube ni" (Trên cột mốc ở đường cùng). Ông
chịu ảnh hưởng của Samuel Beckett, Fyodor Dostoyevsky và nhất
là Franz Kafka.
Những tác phẩm có tính cách
tiền vệ của ông dần dần được giới độc giả trẻ ưa
chuộng: "Dendrocacalia" (Cây dendrocacalia, 1949), "Akai mayu"
(Cái kén đỏ, 1950), "Maho no choku" (Viên phấn phù thủy,
1950) đều lấy đề tài "hoá thân", biến hình của con
người theo kiểu Kafka. Ảnh hưởng Kafka càng rõ rệt trong
tác phẩm "Kabe - Esu Karuma shi no hanzai" (Bức tường - Tội
của S. Karma, 1951) được Giải Akutagawa, giải thưởng văn
học cao quý nhất ở Nhật, kể chuyện một người phát hiện
ra rằng tấm danh thiếp của anh ta hoá thành nhân cách và giả
dạng anh ta mà phạm tội khiến anh bị lôi ra toà án.
. Nguyễn Tường
Bách :
Dân thành thị hầu
như không bao giờ thấy không gian. Đi giữa những con phố
New York người ta thấy mình như trong hẻm núi, không ai ngước
nhìn bầu trời. Phố xá Saigon không đến nỗi cao như New York
nhưng nơi đây ta chỉ thấy xe và người, không hề có không
gian trống trải. Trong đời sống thành thị, hình khối, vật
thể và tiếng ồn choáng hết lòng người. Sống lâu trong
thành thị người ta tưởng chỉ có thế, con người sớm mất
khái niệm về thiên nhiên rộng mở và lặng lẽ. Vì thế
tâm con người "văn minh" chỉ là một chuỗi liên tục của
cảm xúc và ý niệm được sinh ra từ sự chộn rộn từ bên
ngoài.
Doanh nhân thường được xem là
lớp người bận rộn, thành đạt và có tiền của. Anh cũng
thường là những người có quyền thế, ở vị trí phải
điều động hàng trăm hàng ngàn nhân viên, quyết định số
phận và nghề nghiệp của rất nhiều người thuộc quyền.
Doanh nhân cũng thường tiếp xúc với thượng tầng xã hội,
giao thiệp với các giới chức cấp cao trong và ngoài nước.
Địa vị của anh do đó là niềm mơ ước của rất nhiều
người.
. Minh Hương
:
Tiếng sáo của anh vào
những buổi trưa hè, trong những đêm trăng làm mê lòng nhiều
cô gái làng. Riêng anh chỉ để mắt đến chị. Đám cưới
của hai người được tổ chức đơn giản, vội vã như bao
đám cưỡi thời chiến khác. Anh lên đường nhập ngũ cùng
lời hẹn với người vợ mới cưới: "Chừng nào cây khế
còn xanh, anh còn sống trở về..." Lúc ấy, mẹ chồng chị
quay mặt đi, dấu vội giọt nước mắt. Bà nghĩ: "Lẽ nào,
như mười tám năm trước, cây khế lại là tâm điểm cho
một lời hẹn, sẽ lại là sợi dây vô hình buộc số phận
của con dâu bà như đã từng ràng buộc số phận cả đời
bà" ...
Đã nhiều lần tôi nghe cha nói,
ý tưởng trồng mai này của ông có cùng lúc mẹ tôi sinh tôi.
Vườn mai, đó là cách gọi của cha con tôi, thực ra đó chỉ
là một khoảnh đất nhỏ với gần chục gốc mai. Khi tôi
biết bi bô chơi tha thẩn ở sân vườn thì những cây mai còn
bé lắm. Lúc đó trong vườn còn có nhiều cây linh tinh khác,
sau đó cha phải chặt đi nhường chỗ cho mai. Cha tôi định
ngày lặt mai rất chính xác, vì thế cứ ba mươi, mồng một
tết là mai nở vàng cả ngõ. Ngày tôi còn nhỏ, mỗi lần
lặt mai, cha thường dắt tôi theo. Tôi chạy nhảy khắp vườn
rồi lại nhìn cha làm. Tôi và mai cùng lớn bổng lúc nào không
biết, chỉ biết là đã thành lệ, mỗi năm một lần vào
dịp xuống lá mai, tôi lại được cha răn dạy nhiều điều.
Mỗi tuổi mỗi lớn, tôi có cảm nhận những điều cha nói
trong vườn mai không phải ngẫu hứng mà đều đã được
định trước và càng ngày càng có ý nghĩa sâu xa hơn. Nhìn
dáng vẻ của cha hôm nay, tôi dự cảm ông sắp nói với tôi
chuyện gì đó rất hệ trọng.
Vậy là thiếu nữ có đôi mắt
lá răm đang nhìn như thôi miên vào chùm hoa nhài trong tấm
ảnh mà tôi đang giữ, người thiếu phụ với những bông
hoa nhài đến thăm cha tôi ngày ấy và người đàn bà đang
lặng lẽ hái hoa nhài trong sân kia là một. Người ấy đã
từng đi qua cuộc đời của cha tôi. Nhưng hoa nhài có duyên
nợ gì với bà nhỉ? Đó chỉ là sự trùng lặp tình cờ hay
còn một lý do nào khác? Ý nghĩ bất chợt ấy khiến tôi có
dự cảm cuộc gặp gỡ với bà không chỉ dừng lại ở ý
định lúc đầu. Tôi cất tiếng chào cũng dễ dàng, không
đến nỗi nặng nề như tưởng tượng khi ở nhà.
- Chào dì ạ!
Bà nhìn lên, nét mặt bỗng
thảng thốt. Mãi mới thấy bà trả lời.
- Vâng ! chào ...
- Con là con gái của cha ...
Bà giơ hai tay ôm hai bên thái
dương, thốt lên.
- Ôi! Thảo nào, chúng nó giống
nhau quá ...
Ùng!
Oàng!... Tiếng trẻ khóc thét. Ông Tư đưa tay ôm ngang bụng.
"Mình bị thương rồi!". Cảm giác đau xoáy vào ruột ông.
Lại tiếng trẻ khóc thét. "Nó vẫn còn khóc, còn khóc được!".
Ông càng ôm chặt bụng hơn vì đau quá. "Bị thương sao không
có máu?". Ông muốn hét lên nhưng không được, có cái gì
đó đè nặng lên người ông.Vẫn tiếng trẻ con ré lên ngằn
ngặt. Ông lấy hết sức cố đạp hai chân, miệng há thật
to cho đến khi từ trong cổ họng bật ra hai tiếng khản đục:
"Không! Không!" mới thấy người nhẹ bỗng. Nhưng sao thế
nhỉ? Tất cả là một màu trắng lạnh lẽo. Ông chợt tỉnh:
"Ồ! Bệnh viện... Thế là mình lại vừa mộng mị.
. Nguyễn Chính
:
" Môn đệ, nghịch
tử" là câu chuyện có thật, đề cập đến một vấn đề
mà lâu nay được cả xã hội rất quan tâm. Đó là vấn đề
đạo đức suy vi, từng được công luận nhiều lần cảnh
báo. Đáng nói là, sự suy vi đó xuất hiện cả ở một số
người có trình độ học vấn cao, thậm chí từng nhiều năm
đứng trên bục giảng đường đại học. Chuyện về học
trò phản thầy, lừa thầy xưa nay không có gì mới. Nhưng
với những thủ đoạn quỷ quyệt, tinh vi, tráo trở và trắng
trợn như anh học trò trong truyện ký này thì quả là không
nhiều. Câu chuyện đã lên án hành vi "ăn cháo đá bát" của
anh ta. Nhưng, bạn đọc còn được thấy trong truyện ký một
kiểu xử án phản công lý rất trắng trợn, của một phiên
tòa giữa Thủ đô. ... ( Nhà thơ Giang Nam )
Hắn bị đẩy vào phòng giam số
10. Khi cánh cửa vừa đóng lại, Tư Lé đã đưa mắt cho đàn
em. Bốn, năm thằng sán đến, nhưng khựng ngay lại khi nhìn
thấy hình đầu hổ to tướng xăm trên ngực hắn. Tư Lé cùng
mấy đàn em vội quỳ mọp xuống van lạy :
- Chúng em không biết, xin anh
Bảy bỏ qua.
Hắn liếc nhìn chúng một
lượt, mệt mỏi vứt áo xuống sàn, rồi lăn ra, bất động.
Hắn đúng là bảy Hổ, một tay anh chị khét tiếng. Tên cúng
cơm của hắn là Hổ. Nhưng để lấy lòng hắn, lũ đàn em
vẫn nịnh hót, bợ đỡ, sun xoe gọi hắn là anh bảy Hổ.
Nói là khét tiếng, nhưng chưa bao giờ hắn giết ai, ức hiếp
ai. Hắn khét tiếng vì giỏi võ, với những chiêu phá vây,
giải thoát rất quyết liệt cho đám đàn em đang bị nhà chức
trách vây khốn. Khi ấy, dù đang đêm hay giữa ban ngày, hắn
đều tả sung hữu đột, mặc kệ súng bắn chỉ thiên, súng
bắn thẳng. Hắn vừa phi thân tránh đạn, vừa bất ngờ cùng
một lúc làm cho mấy đối thủ phải sóng xoài.
Bảy Hổ chuyên nghề trộm
cướp. Hắn là thằng tứ cố vô thân...
Sau lễ tổng kết, được nhận
bằng tốt nghiệp loại ưu, kèm theo suất học bổng cao học
Anh quốc, thằng Thú phóng như bay về nhà. Nhưng nó khựng
lại, không dám ồn ào, khi thấy bố mẹ nó đang chăm chú
xem phim "Làng Vũ Đại ngày ấy". Bố nó thì trầm ngâm, còn
mẹ nó thỉnh thoảng lại buông một tiếng thở dài. Nó lấy
làm lạ. Tưởng gì chứ chuyện Chí Phèo, Thị Nở thì nó
đã được đọc, được học từ thời phổ thông. Thị Nở
xấu xí, cặp bồ với cha Chí Phèo rạch mặt ăn vạ. Còn
cái làng Vũ Đại thì rách nát, có cái lò gạch bỏ hoang,
trộm cắp như rươi, suốt đêm chó cắn... Vậy mà sau bữa
cơm thịnh soạn, mừng nó đã thành "Trạng nguyên", tai thằng
Thú lại ù đặc, nổ lục bục như có súng bắn, khi nghe bố
nó bảo: " Chúng ta chỉ là bố mẹ nuôi khi con còn đỏ hỏn.
Làng Vũ Đại mới chính là quê cha đất tổ của con đấy...".
Sau một thời lao đao tưởng đến
"tắt bóng" bởi "tội" giàu, tóc Phú Ông giờ đã bạc. Nhưng
máu làm giàu thì vẫn âm ỉ trong lão, mấy năm gần đây lại
dần dật chạy trong huyết quản. Lão vừa trúng thầu cả
một đồi bạch đàn và cây ăn trái rộng hàng mấy chục
héc-ta. Vậy là vợ chồng con cái lão, cùng những người làm
công lại hùng hục bới đất, lật cỏ, mong ngày hốt bạc....
Hôm nay, việc nương rẫy tạm
ổn, Phú Ông khăn đóng, áo the, guốc mộc, cuốc bộ ra tỉnh.
Lão đang ngơ ngác hết nheo mắt ngắm cái cột đèn cao vút,
lại méo miệng đánh vần những bảng hiệu EX, MEX... thì một
chiếc xe con màu sữa bóng lộn, đỗ xịch ngay trước mặt
làm lão giật mình xuýt té. Từ trong xe, một người đàn ông
có nét mặt quen quen bước ra, mừng rỡ kêu đúng cái tên
cúng cơm của lão và vồn vã mời lão lên xe. Phú Ông còn
chưa hết ngạc nhiên, thì hắn đã đẩy lão ngồi vào ghế
sau, đóng sập cánh cửa, hách dịch bảo tài xế : "về nhà
!" và quay người lại nói với lão :
- Ông không nhận ra tôi thật
à ? Thằng ở đây, Bờm đây !
Chuyện tri huyện Thanh Mỗ đêm
ba mươi đi "khám điền thổ" nhà Thị Hến, bị bà huyện
bắt tại trận, chẳng mấy chốc đã lan ra cả tổng. Chẳng
gì thì ngài cũng là "phương diện quốc gia, quan trên trông
xuống người ta trông vào". Mấy tuần liền huyện đường
cửa đóng im ỉm, chắc ngài sắp bị tống về vườn. Vậy
mà hôm nay lại thấy ngài bệ vệ trên kiệu, lính tráng ,
trống kèn, tiền hô, hậu ủng rong ruổi khắp làng trên, phố
dưới, mặt cứ hơn hớn, chỉ chỉ, trỏ, trỏ...
Có người phao tin, tri huyện
Thanh Mỗ thoát hiểm được là nhờ cái áo, đêm ấy ngài
mượn của Trùm Sò. Lập tức lời đồn, áo của Trùm Sò
là áo thần, áo vía, áo tiên loang ra khắp phủ.
Lê Hoài Nam
:
...Giá đừng có dậu mùng
tơi
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm
nàng
Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng
Có con bướm trắng thường sang
bên này...
Hẳn tất cả những ai yêu thơ
Nguyễn Bính đều không thể không thuộc khổ thơ trên trong
bài Người hàng xóm. Nhưng hình ảnh con bướm không
chỉ có trong một bài ấy mà còn xuất hiện trong nhiều bài
khác. Trong văn chương, ở cùng một tác giả mà chăm chú mô
tả nhiều lần một hình tượng nào đó, ắt phải có những
căn nguyên. Với Nguyến Bính, sau khi đọc toàn bộ di sản
thi ca của ông, chắc chắn sẽ không ít người đặt ra một
câu hỏi: vì sao trong thơ Nguyễn Bính hình tượng con bướm
xuất hiện nhiều lần thế?
Trong bài thơ Tự cười mình,
Tú Xương đã "tự thú" về mình như thế. Con mụ ở đây
là người vợ tảo tần của Tú Xương. Ông bà Tú sinh hạ
được 5 người con. Trước một bà vợ đảm lược, tự nguyện
gánh cái trọng trách "nhạc trưởng" trong cái dàn- nhạc- gia
- đình ở phố Hàng Nâu ấy, bà còn nâng giấc chăm sóc ông
Tú với tấm tình chan chứa đức hy sinh nên đôi khi ông có
cảm giác mình như một đứa con ngoại biệt của bà. Chẳng
thế mà khi bà hãy còn đang sống sờ sờ mà ông đã viết
hẳn một bài thơ dài "tế sống" bà.
Có điều, ông Tú trào lộng tự
chê bai mình như thế, chứ trong đời sống thực, ông không
phải hạng quá ư vụng về! Trái lại, khi cần trổ tài làm
món ẩm thực, ông đâu có kém cạnh ai? Chẳng hạn như tài
chế biến món thịt chó của ông, có ngon đến mức "tuyệt
cú mèo" hay không chưa cần bàn, nhưng cái phong vị văn hóa
của nó thì có dư có thừa.
Năm 1902, cầu Đume (sau đổi thành
Long Biên) hoàn thành. Vua Thành Thái từ kinh đô Huế ra Hà
Nội dự lễ cắt băng khánh thành. Các quan đại thần trong
triều, các quan lớn hàng tỉnh, các bậc đại khoa, nhân sĩ
danh tiếng đều được triệu ra dự lễ.
Thời điểm đó, cụ Tam nguyên
Yên Đổ Nguyễn Khuyến đã cáo quan về quê nội, nơi có trang
viên của gia đình, gọi là Vườn Bùi, nằm ẩn khuất sau
những lũy tre vùng đồng chiêm trũng xã Yên Đổ; rồi do sự
phức tạp của thời thế, cụ bị ép lên Hà Nội làm gia
sư cho gia đình quan Kinh lược Bắc kỳ Hoàng Cao Khải. Dù
đôi mắt đã bị lòa, nhận được chỉ dụ, cụ Tam nguyên
vẫn phải chống gậy bước ra nơi có lễ cắt băng khánh
thành long trọng.
Trên lễ đài, nơi hàng ghế danh
dự, ngồi cùng vua Thành Thái, có quan toàn quyền đông dương
Pôn Đume và một bà vợ thứ xinh đẹp của vua.
Cùng trong một huyện Nghĩa Hưng, từ
thị trấn Liễu Đề nơi phần lớn gia đình tôi đang
sinh sống đến thôn Quần Vinh, xã Nghĩa Thắng nơi sinh ra và
dung dưỡng một con người đầy ấn tượng tên là Vũ Ngọc
Bao, dù đi xe máy hay ô tô cũng chỉ mất trên dưới 30 phút,
nghĩa là không xa xôi gì. Vậy mà biết chuyện ông Vũ Ngọc
Bao đang làm một công việc ôlạ lùngô, tận cùng đức độ,
siêu nhân đạo đã bấy lâu, nhưng vì bận công việc, phải
tới tháng cuối mùa hạ năm nay tôi mới về thăm ông được.
Tuy nhiên, sự trễ nải của tôi lại cũng có cái hay: chỉ
còn ít tuần nữa là tới rôm tháng bảy, ngày lễ xá tội
vong nhân, dịp này mà đến thăm con người chuyên làm cái
việc gom nhặt và chôn cất xác thai nhi như ông Bao là có một
ý nghĩa nào đó chứ!
. Hàn Lâm Nguyễn-Phú-Thứ
:
Căn cứ theo Niên Lịch
Cổ Truyền Á Đông xuất hiện được minh định quảng bá
từ năm thứ 61 của đời Hoàng Đế bên Tàu, bắt đầu năm
2637 trước Công Nguyên, cho nên chúng ta lấy 2637 + 2010 = 4647,
rồi đem chia cho 60 thì có kết quả Vận Niên Lục Giáp thứ
77 và số dư 27 năm bắt buộc rơi vào Vận Niên Lục Giáp
thứ 78 bắt đầu từ năm 1984 cho đến năm 2043. Do vậy, năm
Canh Dần 2010 này là năm thứ 27 của Vận Niên Lục Giáp 78.
Năm Dần tức Cọp cũng là
Hổ, cho nên trong bàn dân thiên hạ cũng thường nhắc nhở
luôn trong sinh hoạt xả hội hằng ngày, từ đó mới có những
từ ngữ liên quan, xin trích dẫn như sau :
Dần là con Cọp đứng hạng
thứ 3 của 12 con vật trong Thập Nhị Ðịa Chi, tuy là chúa
tể sơn lâm, nhưng lại thua con Trâu to con, có cặp sừng trên
đầu, đi đứng nặng nề chậm chạp và con Chuột lanh lợi
nhỏ con đến trước.
Đối với người Âu Tây, tính
theo niên lịch Tây, hầu như thường ăn mừng ngày lễ Giáng
Sanh tức NOEL cho đến bước sang năm mới, bởi thế, đối
với người Việt Nam sống trên xứ người dù có đạo Thiên
Chúa hay không, vẫn ăn 3 lần Réveillon để mừng Giáng Sinh
và đón giao thừa mừng năm mới Tểt Tây rồi Tểt Ta, cùng
với những lời Chúc Mừng Năm Mới (Bonne Année / Happy New Year)
được kéo dài cho đển hểt tháng một (Janvier) như ở Pháp.
Ở nước Pháp, thường trước
ngày NOEL khoảng độ một tháng, các tiệm bày bán đồ chơi,
bánh kẹo có chocolats, rượu thịt... tung ra thị trường để
mời khách hàng mua làm quà tặng trong gia đình hay thân hữu.
Sau khi năm Kỷ Sửu chấm dứt,
thì đến năm Canh Dần được bàn giao từ giờ giao thừa bắt
đầu giữa đêm thứ bảy, 13-02-2010 để cầm tinh đến 24
giờ đêm 02-02-2011. Năm Canh Dần này thuộc hành Mộc và mạng
Tùng Bách Mộc tức Gỗ cây tùng bách, năm này thuộc Dương,
có can Canh thuộc mạng Kim và có chi Dần thuộc mạng Mộc.
Căn cứ theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của Ngũ Hành, thì
năm này "Can khắc Chi" tức Trời khắc Đất . Bởi vì: " Mạng
Kim = Canh khắc mạng Mộc = Dần (mạng Kim tức Trời được
khắc xuất, mạng Mộc tức Đất bị khắc nhập) . Do vậy,
năm này xem như tổng quát rất xấu, bởi vì bị Trời khắc
Đất giống như các năm : Giáp Tuất (1994), Nhâm Ngọ (2002),
Mậu Tý 2008 đã qua. Được biết năm Dần vừa qua là năm
Mậu Dần thuộc hành Thổ, nhằm ngày thứ tư, 28-01-1998 đến
15-02-1999.
. Bùi Thụy
Đào Nguyên :
Ngô Tam Quế , sinh năm
1612, là Tổng binh cuối triều Minh, sau đầu hàng và trở thành
cộng sự của nhà Thanh.
Trước đây, Ngô Tam Quế từng
dưới quyền của Viên Sùng Hoán (1584-1630), sau khi viên tướng
này bị vua nhà Minh là Sùng Trinh giết chết, Ngô Tam Quế dần
dần được trao nhiệm vụ trấn giữ Sơn Hải Quan (nay thuộc
tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc).
Khoảng thời gian này, các
nhóm khởi nghĩa chống lại nhà Minh đã dần lớn mạnh, trong
số ấy có lực lượng của Lý Tự Thành. Sau những thắng
lợi liên tiếp, Lý Tự Thành lên ngôi Hoàng đế ởTây An
(Thiểm Tây), và rồi đánh chiếm luôn Bắc Kinh vào ngày 26
tháng 5 năm 1644.
Theo cách gọi của các nhà nghiên
cứu văn học, thì Minh Thái Tổ (1328-1398) tức Chu Nguyên Chương,
chính là người quăng lưới "ngục văn tự" đầu tiên trong
triều đại do ông khai sáng (1368-1644).
Chu Nguyên CHương, lúc trẻ
nghèo khổ, ít học, từng làm sư ở chùa Hoàng Giác. Trong
cao trào khởi nghĩa nông dân, ông đi theo quân Hồng Cân (Khăn
đỏ) do Quách Tử Hưng chỉ huy. Đến khi Tử Hưng mất, Nguyên
Chương lên thay, tôn Tiểu Minh Vương là Hàn Lâm Nhi làm thủ
lĩnh. Sau khi tấn công Tập Khánh (nay là Nam Kinh), Nguyên Chương
được phong là Ngô Quốc Công.
Vụ án Minh Sử hay Vụ án văn
tự đầu đời Thanh, xảy ra ở khu vực Hàng Châu, Chiết Giang,
kéo dài từ năm đầu năm 1662 cho đến năm 1663, dưới thời
vua Khang Hi, nhà Thanh ở Trung Quốc.
Thời đầu nhà Thanh, để
duy trì được quyền lực, nhà cầm quyền đã áp dụng một
chính sách độc tài, nặng về trấn áp và trừng trị. Hai
biến động quan trọng nhất mang tính chất răn đe, đó là
là vụ Thuế ở Giang Nam (1661) và vụ án Minh Sử.
GS. Phan Khoang, viết:
Nhà Thanh biết rằng người
Trung Quốc ắt phản kháng họ, mà nếu có phản kháng thì
do các phần tử trí thức lãnh đạo. Vì vậy đối với giới
này, họ dùng nhiều thủ đoạn mà một trong số đó là việc
mở rộng nhà lao mà đời gọi là ngục văn tự để trấn
áp sĩ khí. Có thể nói rằng bấy giờ người Trung Quốc không
có tự do ngôn luận...[1]
. Sóng Việt
Đàm Giang :
Một trong những bản
nhạc nói về mùa thu hay diễn tả mùa thu nổi tiếng ở Việt
Nam vào thập niên 70 phải kể đến bài nhạc Mùa Thu Chết
của Nhạc sĩ Phạm Duy. Lời viết trong bản nhạc phỏng theo
một bài thơ ngoại quốc. Trong bản nhạc, ngay câu đầu tiên
có nói đến hoa thạch thảo:
"Ta ngắt đi một cụm hoa thạch
thảo".
Hoa thạch thảo cũng được nói đến trong rất
nhiều bài thơ văn hay nhạc khác từ trong nước đến hải
ngoại. Vậy hoa thạch thảo ở Việt Nam và hoa thạch thảo
trong bài thơ L'Adieu của nhà thơ Pháp gốc Ba Lan Guillaume
Apollinaire, mà nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc cũng như trong
bài thơ dịch của nhà thơ Bùi Giáng khác nhau, có tên Latin
ra sao và thuộc họ hay gia đình nào?
Bài viết ngắn này phân biệt
hai loại hoa mang tên thạch thảo, một loại mang tên nguyên
thủy ở miền Bắc Việt Nam và hoa thạch thảo có xuất xứ
ở Ấu châu. Những bàn luận về lý do và tình tiết làm sao
bài thơ được ra đời cũng được thu thập và ghi nhận ở
đây.
-
Paris
: Cây cầu Mirabeau [ PDF ]
-
Paris:
Những Quầy Bán Sách Cũ Ven Bờ Sông Seine [ PDF ]
- Paris:
Tiệm Sách Shakespeare and Company [ PDF ]
. Nguyễn Vĩnh
Tráng :
Bà
Huyện Thanh Quan và Bà Hồ Xuân Hương là hai nữ sĩ kiệt xuất
trong nữ giới của nền Văn Học Việt Nam vào cuốt thế kỷ
thứ 18, đầu thế kỷ thứ 19. Điều đó khó ai phản bác
được. Hai nữ sĩ, mỗi người mỗi vẽ, mỗi người mỗi
cung cách, nhưng cả hai Bà đều độc đáo. Rất nhiều
nhà phê bình văn học đã cho Bà Hồ Xuân Hương có một văn
phong "bình dân", dùng rặt chữ Nôm, còn Bà Huyện Thanh Quan
thì có văn phong "bác học", xen Hán tự nhiều trong tác phẩm
của mình.
Thật thế, ta thấy
rất nhiều thành ngữ chữ Hán trong tác phẩm của Bà Huyện.
Theo Wikipedia Tiếng Việt , ngày nay ta chỉ còn 6 bài thơ
"thất ngôn bát cú" của Bà, ngoại trừ bài "Cảnh Thu", mà
người ta cho rằng có thể là của Bà Hồ Xuân Hương. Trong
6 bài đó có rất nhiều thành ngữ chữ Hán, trừ bài "Qua
Đèo Ngang".
Chúng ta, ai cũng biết
Mặt Trời đã cho loài Người ý niệm về Ngày và Mặt Trăng
đã cho ý niệm về Tháng. Khi Mặt Trăng trở lại cùng một
vị trí đối với Mặt Trời, ta có một tuần Trăng, hay một
Tháng (trung bình là 29,530 589 ngày, hay 29 ng 12 g 44 p 3 giây).
Cũng vì vậy mà chữ Trăng, chẳng những tượng trưng cho vệ
tinh thiên tạo của Trái Đất mà còn tượng trưng cho Tháng.
Ca Dao, Tục Ngữ, Thi Ca... đã
chứng minh chuyện đó :
Bởi thương nên ốm
nên gầy,
Cơm ăn chẳng đặng sầu đầy
ba trăng.
Ngó lên sao mọc như giăng,
Thấy em có nghĩa mấy trăng
cũng chờ. (Ca Dao).
Ba trăng là ba tháng. Mấy trăng
là mấy tháng...
. Đào Văn Tiền
:
Xóm
Trám thường gây sự tò mò. Cạnh xóm Trám là xóm Nổ, xóm
Khống, xóm Vòi. Có lẽ chỉ có xóm Trám mới có cái tên thật
nhất. Ta ngỡ rằng xóm được tạo lập từ một vạt rừng
Trám. Con người đến, dựng lán làm nhà ở ngay dưới gốc
Trám. Nghiễm nhiên rừng trám trở thành phụ kế sinh nhai.
Phần đất cao của làng là những đồi gò thấp vùng trung
du chạy dọc theo một láng nước, xưa là vùng rừng um tùm
cây quả. Chuyện xưa kể rằng, giữa thời khói lửa Cần
Vương, Lưu Vĩnh Phúc trên đường hội nhập với quân Hoàng
Kế Viêm đánh vào thành Hà Nội, có đóng quân ở nơi này.
Quân lính ở dưới hầm. Nóc hầm lát một tầng gỗ lim chắc
chắn lấy ngay ở vạt rừng gần đấy. Nay dân đào giếng,
làm móng xây nhà vẫn thường xâm vào vùng hầm có những
cây lim thuở ấy. Dân xã khi đào con kênh lớn, đắp bờ giữa
khoảng đồng chiêm bao la cũng gặp vô số những tầng cây
to đã đen lại, có màu thau. Xem thế thì một xóm có toàn
cây Trám là có thật. Khu gò nhỏ ngoằn ngoèo quen gọi là
Mả Mít, trước kia chắc là một vùng mít. Vào độ tháng
6, tháng 7 mùa mít chín râm ran tiếng quạ.
Người ta đến chủ yếu là để
xem trò. Gọi là trò nhưng không có cốt trò liền mạch. Hoặc
vẫn là trò nhưng không thành truyện.
(...)
"Tháng giêng là tháng ăn chơi,
tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè". Vâng ! ăn chơi, cờ
bạc, hội hè ròng rã suốt ba tháng trời như thế , chỉ có
mà treo niêu. Chắc các cụ ta xưa chỉ mượn chén rượu xuân
mà nói quá lên cho vui, cho quên đi những lam lũ quanh năm để
làm ra củ khoai, hạt thóc. Còn hội lớn, hội nhỏ, thì nơi
này nơi kia tháng nào cũng có, nhưng hội chính cũng chỉ diễn
ra trong một, hay vài ba ngày thôi, mà cũng không phải đợi
đến tháng ba. Ngày xưa làm vụ chiêm, tết đến, xuân về
cấy xong, cỏ lúa xong là các cụ ta đã vào hội. Như
ở tổng Hiền Quan này, từ trung tuần tháng giêng
hội làng đã mở :
''Mười một Hương Nha
Mười hai Gia Áo
Mười ba Hội Hiền''.
. Trần Kiêm
Đoàn :
Nếu
chọn một số tròn để ghi lên cột mốc thời gian của những
mùa Xuân lạc xứ, xa nhà thì tôi sẽ đề số 35/30 trên cột
mốc năm nay. Đây không phải là số tuổi chín muồi của
một cặp vợ chồng lý tưởng; cũng chẳng phải là hai
con số cặp kè của sự phân chia bí ẩn nào đó. Nó
chỉ đơn giản như những mùa xuân qua đếm bằng cuốn lịch
trên tường và tóc bạc trên đầu. Con số đó là dấu chỉ
của dòng thời gian nhớ nhớ, quên quên: 35 năm sống
trên quê mẹ và 30 năm sống ở quê người. Ở tuổi
về hưu, một người sống gần trọn đời giữa hai thế
giới. Người ấy sẽ là ai ở giữa mùa Xuân?
Tôi tự
vẽ chân dung mình. Rướn người, cố nhìn mình thật
kỹ trong gương. Người xưa nói "tâm viên, ý mã", nghĩa
là tâm thay đổi chuyền cành nhanh như vượn; ý lao vun
vút như ngựa chạy đường xa. Thế nhưng tâm lý con người
vẫn không chạy đuổi kịp với thời gian...
Người trong
gương, ông là ai thế?!
.
Nguyễn Thụy Kha :
Mùa
thu 1987 là mùa thu Hữu Loan ra Hà Nội. Chính mùa thu ấy, tôi
mới thực kiến diện "người đi bộ ngược chiều". Hữu
Loan vui mừng với thời đổi mới bằng việc mang ra một tập
thơ mang tên "Màu tím hoa sim" với những bài thơ lừng danh
một thời như "Đèo cả", "Hoa lúa", "Những làng ta đi qua",
"Nguyễn Sơn", "Quách Xuân Kỳ"... Những cuộc rượu đầm đìa
nước mắt của cố nhân gặp cố nhân. Những ngày ấy, khi
ông ở nhà tôi, khi ông ở nhà anh Chu Thành (tức Tú Sót).
Anh em hàn huyên bao chuyện không dứt. Hữu Loan cũng là một
"tiên tửu". Càng say, ông càng vuốt những sợi râu cước
oai phong và đọc vang Đường thi. Ông có lối dịch thơ Đường
cũng khác người. Ông ngông đến mức không biết giữa ông
với tiên sinh Tản Đà, ai hơn ai kém. Chất chứa trong lòng
bao nhiêu ẩn ức, vậy mà tiếng cười Hữu Loan vẫn trong
vang, sảng khoái. Tiếng cười của người thồ đá.
Có một đêm uống rượu khá
say ở nhà ông Chu Thành, tôi dìu ông ra vỉa hè đường Bà
Triệu và sau đó đi bộ về Hàng Bông.
. Nguyễn Quốc
Bảo : - Khóc
Nguyễn Hữu Loan [ PDF ]
. Việt Hải
:
Bản tin trên báo anglais
sốt dẻo là khi đàn ông yêu nhiều hay có được nhiều bà
(polygamists) thường có tuổi thọ cao hơn 12% so với những
người đàn ông bình thường. Giời ơi... nghe thích quá sá
thích nhỉ? Thế thì ta phải làm gì để được tăng tuổi
thọ lên 118 đi chứ !
Theo kết quả nghiên cứu mới
đây bên nước Anh, các nhà khoa học thuộc trường đại học
tổng hợp Sheffield qua một cuộc khảo sát thực hiện để
nghiên cứu tuổi thọ của những vị đàn ông đáng yêu trên
60 tuổi của 189 quốc gia khác nhau. Họ chia các quốc gia này
ra làm 4 nhóm theo các mức độ, từ các quốc gia tuyệt đối
chỉ có chế độ hôn nhân thủy mạc thủy chung một vợ một
chồng cho đến những quốc gia còn tồn tại chế độ hôn
nhân tự do, hay thuộc hệ phái đa thê, nhiều đàn bà trong
đời của một ông đáng yêu.
. Trí Cang :
Ngày
xưa ở núi Tà Lơn tỉnh Cần Giọt bên Cao Miên, có hai thầy
trò tu hành thanh tịnh. Kể từ ngày vị sư già lượm đứa
bé bị bỏ rơi ở chân núi đem về am nuôi dưỡng đến nay
đã được 19 năm. Những năm tháng tu trên núi, hai thầy trò
thường vui sống hòa điệu với chim muông núi rừng. Sáng
ra sườn núi hái thuốc và hoa quả, rau củ đem về ăn, chiều
công phu tu tập. Cuộc sống thật an bần và thanh đạm. Vị
sư tuổi vào khoảng 60. Còn chú tiểu không có họ tên, chỉ
biết thầy gọi mình là Tiểu sơn lâm, một cậu bé ở núi
rừng. Không có ai đùa giỡn nên chàng chỉ biết làm bạn
với thú rừng như khỉ, nai, voi, thỏ… Chàng biết nói tiếng
của chúng, kêu như chim, hú như vượn, rống như voi rất tài
tình và chúng cũng thân thiện vui đùa với chàng như một
người bạn đồng núi. Mười tám năm đã qua. Nay chú tiểu
trở thành một thanh niên có gương mặt tươi sáng và thân
hình vậm vạp trong thật phương phi, tuấn nhã.
. Phạm Thảo
Nguyên :
Trong thời gian làm quan
cho nhà Nguyễn, tại Phú Xuân và Quảng Bình (1804-1820), thi
hào Nguyễn Du viết bài thơ duy nhất kể về một kỷ niệm
thời trai trẻ: "Đi hái sen ở Hồ Tây, ngoại thành Thăng Long
với một cô bạn gái". Lúc viết bài này ông đã vào tuổi
trung niên, nhưng kỷ niệm còn tươi nguyên. Một bài thơ được
một ông quan rất nghiêm trang và trầm mặc, lúc nào cũng buồn,
tự nhận mình là "sầu nhân" viết ra, lại mỹ miều như một
đoá sen tươi thắm nhất.
Khám phá về người bạn
gái của Nguyễn Du trong bài thơ Mộng Đắc Thái Liên.
. Tâm Minh Ngô
Tằng Giao :
-
Thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ : (
Phóng
ngưu - Thủ nê ngưu - Điệu tiên sư - Thị học [PDF])
- Thơ Nguyễn
Du : Thăng
Long Kỳ I - Thăng Long Kỳ II [PDF
. Quỳnh Chi
:
Sài
môn tịch tịch thử phàn hinh ,
San gia
yên hỏa xuân vũ tình .
Đình
hoa mông mông thủy lãnh lãnh
Tiểu
nhi đề tác thụ thượng oanh
-
Xuân
vãn thư san gia ốc bích (Quán Hưu ) -Xuân
nhật ngẫu tác (Vũ Nguyên Hành) - Xuân
Tứ Kỳ I / Xuân Tứ ( Kỳ II) (Giả Chí) - Xuân
hành ký hứng (Lý Hoa) - Xuân
oán (Lưu Bình Phương) - Thương
xuân khúc (Bạch Cư Dị)
. LaiQuangNam
:
Laiquangnam
dịch tặng cho những người đàn ông Việt xa quê cuối đời
lúc thúc một mình
trong lòng
biết bao thương nhớ người vợ hiền thục . Thơ Bạch cư
Dị
Trong một đêm trăng thi
nhân thuyền dừng lại neo bến Phong Kiều, cảnh sắc nơi đây
có núi Côtô, có chùa Hàn Sơn đối diện. Thấy CôTô
khách thơ nhớ lại nơi nầy trước đây đã xảy ra bao thăng
trầm của lịch sử, cuộc chiến tranh Ngô Việt tàn khốc
thời chiến quốc với bao nhiêu anh hùng và gian hùng , bao nhiêu
người khôn và kẻ dại , và cả niềm đau của thân phận
nữ nhi đan xen nhau ...
Nhân dịp tết âm lịch 2010, laiquangnam
dịch kính tặng cộng đồng người Việt hải ngoại bài thơ
chữ Hán có tên "Quỳnh Hải nguyên tiêu" một tâm sự tha hương
của Nguyễn Du .
"Nay ta ở phương trời này,
tự thương thân cô lữ. Ai đang ở cuối trời vào đêm rằm
tháng giêng này có cùng ngắm trăng tròn với ta liệu có hiểu
cho lòng ta. Ba mươi năm đời dâu biển!"* .
Đấy là nỗi niềm của thi
nhân Nguyễn Du gởi lại cho hậu thế qua bài thơ dưới đây
Văn
học - Luận - Tư tưởng - Thời đại -Ngữ Văn |
. Thảo Đường
Cư Sĩ Trần Văn Hải Minh :
Ở nước Trung Hoa, từ
thời Chu, Tần, (trước Chúa giáng sinh) có rất nhiều học
giả ra đời, mỗi nhà đều có viết sách, trình bày học
thuyết của mình, với mục đích sửa đổi chế độ, mong
đem lại hạnh phúc ấm no cho con người.
Số học giả ấy không phải
chỉ một vài người, và số tác phẩm viết ra không phải
chỉ một vài cuốn, cho nên mới gọi là Bách Gia Chư Tử,
hay gọi một cách giản dị hơn là Chư Tử.
Người xưa cũng gọi Chư Tử
là các tác phẩm của những nhà học giả ấy viết ra. Danh
từ này được thấy dùng đầu tiên trong pho sách Thất lược.
-
Bách
Gia Chư Tử (tiếp theo)
( -Khổng
Tử - Các
đệ tử của Khổng Tử - 3.
Mạnh Tử. * 4.
Tuân Tử. * 5.
Lão Tử. *
6.
Trang Tử. ...
)
. Trịnh Nguyên
Phước :Tại sao lại có câu " Phiền não là Bồ đề
" ? Nói như vậy chẳng phải là nghịch lý lắm sao ?
Vì phiền não (kilesa),
cũng như lậu hoặc (asava), là những điều làm vẩn đục
tâm thức, đưa tới hành động bất thiện (akusala), là lý
do của khổ đau (dukkha). Chúng trói buộc chúng ta đời đời
kiếp kiếp trong vòng sanh tử luân hồi (samsara). Tu là tìm
cách dứt bỏ các phiền não đó, từng cái một, như nhổ
từng ngọn cỏ dại trong một khu vườn. Nhổ được ngọn
này thì ngọn kia lại mọc ! cho đến khi... Cho đến khi không
còn một mẩy may phiền não nữa, thì hành giả đã đạt được
giác ngộ, hay Bồ đề (bodhi), tức là trở thành Phật, gọi
là A La Hán theo truyền thống Nguyên thủy. Đồng thời tự
giải thoát (moksha) ra khỏi sanh tử luân hồi, và đạt được
Niết Bàn (nibbana).
Như vậy " phiền não " đối
ngược lại với " Bồ đề ", và " luân hồi " đối ngược
lại với " Niết Bàn ", cũng như " trắng " với " đen ", " thiện
" với " ác ", v.v. ; khi có cái này thì không thể có cái kia.
Nếu lấy hình ảnh làm tượng trưng, thì phiền não là bùn
lầy, mà Bồ đề là hoa sen,
bùn lầy
là bùn
lầy, mà hoa sen là
hoa sen, không thể nào lẫn
lộn vàng thau được. Nếu " phiền não là Bồ đề " thì chẳng
còn lý do gì để tu Phật nữa : ăn chay, giữ giới, tụng
kinh, ngồi thiền làm gì, khi mà phiền não đã tự nó là Bồ
đề rồi, chẳng làm gì rồi cũng thành Phật !
Vậy thì, tại sao lại có
câu lạ lùng như vậy, đi ngược lại với lời dậy nguyên
thủy của đức Phật ?
. Thị giới
dịch :
Quan điểm Phật giáo về đời
sống đạo đức của người tại gia là một chủ đề rộng
lớn được đề cập rất nhiều trong những lời dạy của
đức Phật. Hiện nay có rất nhiều người băn khoăn về vấn
đề đạo đức nói chung, có thể vì đạo đức đang trên
đà truợt khỏi sự quan tâm và cách cư xử của nhiều người
một cách nhanh chóng.
Những Vấn Đề Đạo Đức
Trước khi khảo sát quan điểm
Phật giáo về đạo đức, chúng ta cần hiểu một cách tổng
quát về ý nghĩa từ đạo đức. Từ nầy gắn liền với
sự phân biệt giữa đúng và sai, thiện và ác trong hành động,
ý muốn và tính tình. Nó liên quan đến bản chất và sự
áp dụng luân lý trong đời sống. Ý thức đạo đức là khả
năng hiểu được sự khác biệt giữa đúng và sai. Những
khái niệm về đạo đức là những quy định liên quan đến
việc khen hay chê cách xử thế, hợp luân lý hay không hợp
luân lý, hoặc những lề luật cho cách cư xử đúng.
Sơ tâm hay tâm ban
đầu là cái tâm thuần phát chưa bị đóng khung với những
định kiến hay sở tri. Trong quá trình xây dựng bản ngã,
chúng ta tạo ra những cái khung tâm thức và nhốt chúng ta
vào, như con tằm làm kén để tự nhốt mình. Chúng ta đánh
mất cái tâm ban đầu, nhìn, thấy và xây dựng thế giới
qua những cái khung tâm thức đã được tạo ra đó.
Cuộc khủng hoảng hiện
nay kêu gọi chúng ta thay đổi cách nhìn về thế giới để
có thể thay đổi cơ cấu xã hội của chúng ta, cứu chúng
ta ra khỏi sự lo âu triền miên và sống hạnh phúc hơn. Theo
Frances Moore Lappé, sơ tâm sẽ giúp chúng ta nhìn rõ những vấn
đề của chúng ta để vượt qua nỗi lo âu hiện tại đã
làm cho chúng ta xây dựng xã hội trên quả địa cầu theo
hướng tàn hại thiên nhiên và làm cho chúng ta mất đi hạnh
phúc. Sau đây là kinh nghiệm của bà về sơ tâm trong quá trình
tìm hiểu nỗi lo sợ về thiếu hụt trong nền văn hóa Tây
phương.
. Langlet Philippe:
(Sách
bằng tiếng Pháp của Langlet Philippe, Giáo sư Đại Học Paris
7 , cựu Giáo sư Đại Học Văn Khoa Sài Gòn)
Le
Bouddhisme des Vietnamiens n’a pas suscité assez d’attention : il
a souvent paru seulement un des aspects régionaux de la civilisation chinoise,
plus ou moins altéré par les anciens cultes et par des influences venues
du Sud, et de toute façon sans intérêt majeur pour ceux qui cherchent
le plus souvent une perception globale et une pure doctrine dans les livres.
La pauvreté générale, aggravée par le régime colonial et les guerres
contemporaines y a été pour beaucoup, laissant la modernisation mentale
et l’entretien des pagodes insuffisants. Construites en matériaux légers
à renouveler de temps en temps, fondues dans le paysage, peuplées d’une
iconographie souvent foisonnante et apparemment stéréotypée, toujours
lieux de cultes, elles ont moins attiré les archéologues français disposant
des moyens d’agir, que les ruines et statues cham et khmer en blocs de
grès, souvent libérées par abandon .
Pourtant voilà
presque un siècle, depuis les années 1920, que le Bouddhisme vietnamien
a connu une belle renaissance, parallèlement à l’essor de la pensée
positiviste moderne. Cette coexistence a été favorisée par ses caractères
anciens. Pour mieux comprendre la nouvelle civilisation du Việt Nam,
il importe donc d’y observer les rapports entre la religion et la sagesse
dans l’héritage culturel . (...)
. Thuần Phong
Ngô Văn Phát :
Bài viết sau đây
là của nhà văn hóa Thuần-Phong Ngô-văn-Phát, giảng sư ĐHVH
SG , Ông Thuần-Phong viết về một buổi làm việc của Ủy
ban điển chế danh từ khoa học mà G.s. Chủ-tịch trong bài
là giáo sư LÊ VĂN THỚI.
Giáo sư thực thụ LÊ VĂN
THỚI ,người Gò Dầu ,Tây ninh , là Tiến sĩ hóa học tốt
nghiệp tại PHÁP, là cựu học sinh Petrus Ký SG, là nguyên viện
trưởng viện Đại học Saigòn cho đến năm 1963 .Giáo sư đã
từng đảm nhận chức Giám đốc Trung tâm nguyên tử ĐÀ LAT.Sau
ngày này (1963) , Giáo sư chọn niềm vui mới cho mình bên cạnh
công tác giảng dạy tại trường ĐHKHSG là dồn nổ lực của
mình vào niềm tin " văn hoá " , chỉ có văn hóa là muôn đời
, con đường giáo sư chọn là hình thành "nhóm tự nguyện"
với sự giúp đở của Bộ Quốc gia Giáo dục thời VNCH, làm
sao có thể tạo ra qua dịch thuật những từ mới có tính
cách chính quy, họp thức mà ngôn ngữ Việt cần dung nạp
vào các lãnh vực khoa học, nghệ thuật ... , làm sao và cách
nào để tạo ra từ mới mà mọi người đều có thể vui
vẻ dung nạp nó một cách tâm phục khẩu phục. Giáo sư theo
đuổi công trình này cho đến lúc mất dù nơi công khai hay
chỗ riêng tư.
. Bùi Thụy
Đào Nguyên :
Hơn ai hết, Ngọc
Vạn thấu hiểu dãi đất miền Trung, nơi bà đã sinh trưởng,
cuộc sống của người dân khốn khó như thế nào. Cho nên
dù tuổi mới đôi mươi lại phải dấn thân đến chốn đất
khách quê người rồi lâm cảnh chồng chết sớm, con trẻ
bị giết hại, triều chính đầy dẫy những thế lực cùng
tham vọng mù quáng, đen tối... trái tim bao dung, không bao giờ
biết vun vén ấy; phải luôn dằn nén mọi nỗi đau riêng để
hoàn thành sứ mạng vì dân tộc của mình.
Nguyễn Phúc Ngọc Vạn, gọi
tắt là Ngọc Vạn, không rõ năm sinh năm mất, là con gái thứ
hai của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (ở ngôi: 1613-1635). Nhiều
tài liệu trước đây thường ghi tước vị của bà là công
chúa, nhưng thực sự là công nữ, vì bà chỉ là con của chúa
Nguyễn.
Võ Công Liêm
:
Có phải Nguyễn Trãi
(1) sinh ra để hy sinh, để nhận lãnh trách nhiệm làm người
trong giai đoạn đấu tranh dành độc lập cho đất nước rồi
cuối cùng nhận lãnh cái chết oan khiên như thế ?
Đó là sinh mệnh của kẻ
sĩ phải chấp nhận như một mệnh lệnh của "trời ban".Nguyễn
Trãi nhận thức được biến thiên đó.Nỗi oan khiên ấy được
phát hiện từ khi bước vào đời cho tới khi đầu lià khỏi
xác. Điểm thời gian đó còn chảy mãi cho đến bây giờ,dù
đã được minh oan hay đã được phục hồi phẩm trật xứng
đáng với người.Sự sáng tỏ còn tiếp tục theo đuổi với
thời gian,dù sự kiện đã đi vào quá khứ nhưng vẫn không
phôi pha với lòng người.Một hành quyết đau đớn,một bản
án lệch lạc,vu khống,buộc tội, thất nhân tâm của những
con người nắm quyền hành; do cái lòng cố vị đầy tham vọng
vô thức.Tranh chấp với người tức là tranh chấp với đời.Thời
gian không dừng lại ở điểm ấy.
(...)
. Nguyễn
Nam Trân (biên dịch) :
-
Tìm
hiểu nội dung và xuất xứ Thập Ngưu Đồ
/ [PDF]
-
Lịch
sử Thiền Tông Trung Quốc [HTML] / [PDF]
-
Lịch
sử Thiền Tông Nhật Bản
. Lâm Thị Mỹ
Dạ :
Như
lúa hỏi đất
Anh có
tốt không ?
Như cây
hỏi gió
Anh có
tốt không ?
Như mây
hỏi trời
Anh có
tốt không ?
Trời
anh mênh mông
Mây em
bay lượn
Gió anh
bao la
Cây em
ve vuốt
Đất
anh thẳm sâu
Lúa em
cúi đầu
Nhưng
sao vẫn hỏi
Day dứt
trong lòng
Anh có
tốt không ?
-
Em
sợ - Anh
có tốt không - Anh
đừng khen em - Cho
anh tựa vào em -
. Cát Hoàng
:
Đường
chân trời ở Bến Tre là dung nhan dừa xanh
những
dãy lụa sông xao xao mắt mây sóng nắng
chưa đi
xa người đã nao lòng
sâu lắng
dịu dàng phù sa châu thổ
điệu
lý miệt vườn ngọt mát nước dừa xiêm
khách
xa đến muốn mang cả tiếng chim
cùng màu
xanh về làm quà cho trẻ
-
Chưa
xa đã nhớ - Mưa
cuối mùa - Bìm
bịp - Đêm
Hà Tiên
. Nguyễn Chính
:
Em
vẫn đi tìm cho mình hạt kim cương
Lấp lánh,
long lanh...
Đường
vời xa mà tóc thì sắp bạc
Hạt kim
cương của em đang ở nơi nào ?
Ngày xưa...
chúng
mình
Cởi trần
Chân đất
Cứ thế
mà dẫm bừa lên cát
Tiếng
cười giòn tan
Chuỗi
kim cương tuổi thơ
Mình đâu
nhận biết
Những
hạt kim cương em thấy trong mơ
Không
có ở đời thường
Nhưng,
có cái ở đời thường
Trong mơ,
lại làm em choàng tỉnh
Nếu em
bảo :
Tiếng
gà gọi ngày lên
Không
mới !
Thì xin
em cứ việc cả đời
Đi tìm
hạt kim cương.
-
Hạt
kim cương - Cây
đời - Ghen
- Tìm nhau
- Đá bia
- Nói
với con về một dòng sông - Cái
nghèo
. Quỳnh Chi
:
Hướng
dương tươi thắm muôn hoa
Sớm mai
hé nở chung hòa niềm vui
Thủy
tiên riêng một góc trời
Mải mê
soi bóng mình nơi đáy hồ
Ngọc
tuyền trắng nuốt làn da
Môi thơm
chúm chím điểm tô son hồng
Dịu dàng
nắng gọi sau lưng
Cùng muôn
hoa góp mùa xuân cho đời
-
Hoa
Thủy Tiên - Tuyết
đầu mùa - Chiều
đông
. Thanh Thanh
:
Thôi,
mầy! Rán nhịn cho quen!
Chính
tao cũng khổ đòi phen với mầy!
Ai làm cho lá lià cây,
Cho chim
xa tổ, chúng mầy xa nhau ?
Đừng buồn, đừng giận gì tao
Nếu mầy
đã... những lần nào hụt vui!
Mầy là chiếc gậy thằng đui,
Tao là
ý-thức, rút lui -- đúng đường!
-
Chuyện
kín - Lời
tình mùa xuân (dịch thơ Ngọc An)
. Bùi Văn Bồng
:
Cá
đồng canh khế, lươn um
Càng thương
trái khế vàng hươm trên cành
"Con gà
cục tác lá chanh
Cá rô
rạch ngược lên cành khế chua..."
Lời ru
làm dịu nắng trưa
Ru cho
cành khế gió đưa xạc xào
Mẹ ngồi
bện chổi tàu cau
Kể về
câu chuyện sang giàu khế chua
Kể rằng
: " Ngày xửa ngày xưa...
Ăn một
trái khế chim đưa cục vàng..."
Mẹ khuyên
nết ở đàng hoàng
Hãy xa
lánh với lòng tham trên đời...
-
Cây
khế - Vũ
khúc phố - Nụ
đào Nhật Tân - Hái
một vì sao
. Thế Dũng
:
Ta
gặp nhau giữa Thành phố biển
Cát, nắng, gió
Và, ánh
nhìn thăm thẳm
đau đáu tìm về ...
hoài niệm dấu yêu!
Ta bên
nhau
Vai chẳng
thể kề vai
Sóng cứ
vỗ vào bờ đau đáu
Con dã
tràng cứ vô tình xe cát
Và, tình yêu - viên ngọc mãi tinh khôi ...
-
Tình
cờ - Vô
đề - Ngày
không anh
. Trần Hạ
Tháp :
Chim
Bói cá
Xớt ngày
quê cũ
Mắc
Trên cành
Kĩu kịt
tre xanh
Giọt
-
Bên
bờ soi mộng
. Hoài Ziang
Duy :
Anh
viết cho em bài thơ viết ngược
Bởi đời
đâu như nước chảy xuôi dòng
Năm có
qua, ngày thời như chiếc lá
Buồn
nào hơn cô độc buổi tàn đông
Ta yêu
em, một thời yêu khổ nhọc
Ở một
đời chăn gối chiến tranh qua
Khi ngó
lại mối duyên tình tơ tóc
Làm sao
quên tuổi nhỏ ở quê nhà
-
Chung
một nỗi niềm
. Hà Nguyên
Dũng :
Những
tháng ngày khô rơi đầy ngôi đời tôi
tôi xòe
bàn tay làm cây chổi tàu cau quét dọn
vì mùa
xuân nhắn tin sẽ theo chuyến bay thời gian quá cảnh vào chơi
không
lý nào tôi lại không tiếp đón !
Mười
tám nghìn sáu trăm mười lăm ngày
tôi ôm
hoài mỏi rịu đôi tay
bàn tay
tựa chiếc lá đu đủ
làm những
ngày xuân vui lọt bay !
-
Cuối
năm dọn đời - Sầu
lạnh
. Hoàng Hoa :
Thuở
nắng hoang vàng hong tóc rối
Gió cuồng
thổi loạn aó thư sinh
Bất chợt
em về trong gió lạnh
Mang cả
mùa Xuân trong mắt xanh.
Em nở
nụ cười tươi sắc Xuân
Không
gian hoài niệm quá mênh mông
Phương
trời em đến xa xôi quá
Cách biệt
nghìn trùng - thêm nhớ mong
-
Mùa
xuân không ở lại Cali
. Võ Công Liêm
:
tiệm
mở cửa lúc 5. 00 giờ sáng
chị hàng
xóm vạch áo cho con bú chiều hoen nắng
hành khất
mù băng qua trục lộ đèn xanh đỏ
ni cô
Diệu Trí cởi xe máy về thăm mẹ ở Bà Quẹo
tại sao
mình ngủ lại đêm nhà bà dì ?
em là gái
giang hồ ở đường Catina hay Đồng Khởi gì đó ?
tôi cầm
trong tay cái bánh đa
chiếc
mũ phở bốc khói
những
con qụa đen trên giây điện đường Ngã Bảy
đêm trắng
nằm dưới hầm viết hồi ký
linh mục
ngồi ăn phở tái:rau húng ngò gai giá sống
-
Đêm
trắng -
Xin
em một lần
. Tuyền Linh
:
Trời
bên ấy Thu vàng còn ủ mộng ?
Ở bên
này Đông đã quấn khăn tang
Hai hàng
cây se lá trụi bên đàng
Nắng
nghiêng đổ rọi soi vùng ký ức
Vẫn con
dốc Duy Tân dập dìu tha thướt
Áo học
trò bướm lượn trổ đường hoa
Em có
bao giờ nhớ Đà Lạt năm xưa ?
Hoa quỳ
dại hai bên đường vẫn đợi
Đành quên
sao những tháng năm phơi phới
Suối
hẹn hò mây phủ bụi sương giăng
...
-
Đỉnh
Dốc Sương Mù - lục
bát tháng 12
. Sóng Việt
:
Ai
bảo đôi mắt em
Chứa
cả một giòng sông
Cho hồn
anh lênh đênh
Lang thang
hoài không bến
Ai bảo
đôi mắt em
Chứa
đam mê cao ngất
Kéo anh
vào cơn lũ
Cuộn
sóng tình đảo điên
-
Ngỡ
- Ai Bảo
Đôi Mắt Em ( Võ Tá Hân phổ nhạc
)
. Đỗ Thị
Mộng Giang :
Hạt
sương lóng lánh vương cành lá
Buổi
sáng choàng mình đón ánh dương
Tia nắng
ban mai hồng thắm nụ
Đài hoa
chớm nở nhẹ nhàng hương
Mẹ già
tựa cửa ngắm hoàng hôn
Tưởng
bóng con về nơi cuối thôn
Viễn
xứ phương nào con có biết
Mẹ buồn
hiu hắt cả tâm hồn
-
Xuân
viễn phương - Mùa
xuân hy vọng
[
Trở Về ]
|