Chim Việt Cành Nam Trở Về  ]



 
 
Số 37 / 10 - 12 - 2009
 
Quê Hương - Phong tục 

. Nguyễn Dư  : 

(...)
Năm tôi học lớp ba trường tiểu học Quang Trung (Hà Nội, 1952), có một lần cả lớp viết sai chính tả từ giặt gỵa. Sai đủ kiểu. Nhiều đứa viết là giặt dịa. Có đứa viết giặt gịa. Hai ba đứa viết giặt giạ. Thầy bảo phải viết là giặt gỵa. Cả lớp chả hiểu tại sao lại viết như vậy. Ngày sau sẽ hiểu. Hôm nay thầy dạy như vậy thì cứ biết như vậy.
Mãi sau này mới được thấy từgiặt gyạ (Laver ses habits, giặt quần áo) trong tự điển của Génibrel (1898). Thấy cả vua Gyalong (Gia Long) trong báo L'Illustration (1857). Lật Từ điển tiếng Việt (1988) của Hoàng Phê ra xem thì thấy viết là giặt gịa.
Từ đơn gịa không có trong từ điển của Hoàng Phê. Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của (1895) định nghĩa gịa là đồ đong lúa, tức là từ giạ của Hoàng Phê.
Hôm ấy có đứa hỏi vặn thầy tại sao không viết là giặt dịa? Thầy bảo không được vì giặt gỵa là từ kép, dê dưới (g) phải đi với dê dưới. May cho thầy. Cả lớp không có đứa nào biết trường hợp dê dưới đi với dê trên (d) của giản dị để đưa ra " ăn thua " với thầy. ( ... )
. Thu Tứ : 
Á Ðông gồm bốn nước "đồng văn" là Tàu, Việt, Nhật, Hàn. Ðồng văn tức viết cùng thứ chữ, có cùng loại hình văn hóa.
Dưới mắt người ngoài, như người Tây phương, trước kia Việt, Nhật, Hàn đều trông giống Tàu : nào chữ Hán, nào đạo Khổng... Nhưng chỉ trông thế thôi, chứ thực thì không phải thế.
Ba "anh em", mỗi người khác Tàu sâu sắc cách riêng.
Trường hợp người Việt, một trong những phân biệt lớn nhất giữa văn hóa ta với văn hóa Tàu là vai trò của phụ nữ trong xã hội. Gái Tàu nổi tiếng "yểu điệu thục nữ", gái Nhật nổi tiếng ngoan ngoãn ngang với... cơm Tàu (1), còn gái Hàn trước kia ta ít để ý, nay mới biết lại còn ngoan hơn cả gái Nhật! Như sẽ trình bày, gái Việt oai hơn hẳn các chị em Á Ðông đấy, rất có thể oai nhất thế giới!
.Cát Hoàng :
Xe lăn bánh chưa được bao lâu, thì bạn bè liên tục nhắn tin, điện thoại hỏi đã đi tới đâu rồi? Đúng ra là về đến đâu rồi? Thật khó xác định khi nơi ta về là vùng thương nhớ - kỷ niệm. Bởi:
Con đường ngắn lại
Thương nhớ dài ra
Sau bao lần lổi hẹn, cuối cùng rồi mình cũng được về lại Cà Mau. Nói thiệt tình: Cà Mau luôn trong tim mình, nên chưa bao giờ mình xa cách đối với Cà Mau.


Mỗi người có thể có cảm nhận riêng về mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Cách độ 20 năm trước, khi dừng chân trước cương thổ Lạng Sơn, được chứng kiến cảnh cây chung cội mà nhành phân đôi (hai Nước); mây liền xanh mà trời phân đôi, chợt liên tưởng cảnh Nguyễn Trãi tiễn cha mình (Nguyễn Phi Khanh) mãi mãi xa rời Tổ quốc, để oặn lòng trên đôi cương thổ.
Cũng độ đó, tôi ở trên tàu cảm nhận đất sinh sôi qua doi bùn vươn dài ra biển được gọi tên là Mũi Cà Mau, mà tự hào về sự khai sinh mở cõi của bao lớp người trước.
Hôm nay, tôi thật sự về với Đất Mũi. 


Vườn chim U Minh ở phía Tây Bắc cách Trung tâm Thành phố Cà Mau khoảng 40 cây số đường bộ, ngang qua Khu nhà máy Khí Điện Đạm. Có vỏ lãi sẵn đón tại Bưu điện thị trấn U Minh (Theo hẹn điện thoại di động) đưa chúng rong ruỗi dòng nước dớn (sông Cái Tàu) về nơi đất lành chim đậu.
Nói vườn chim nghe có vẻ nhỏ nhoi khiêm tốn, nhưng thật ra Anh Chị Nhẫn (Chủ cơ sở Vườn Chim U Minh) nhận khoán 100 Ha rừng tràm ăn chia 6/4 với Nhà nước (Dân 6, Nhà nước 4) rồi kết hợp làm dịch vụ du lịch (có cả vườn chim và vườn cây ăn trái). Rất tiếc khi chúng tôi đến lúc nước cạn nên chưa đi xuồng vô tận rừng sâu để tận hưởng cảnh quan thiên nhiên. Song đã được hưởng đặc sản (Cá, rắn và rượu trái giác) và ngủ giấc trưa ở rừng êm ả vợi dịu.

. Giới thiệu nhạc :
. Tình khúc Đào Nguyên  (CD) : - Thiên Đường Mùa Xuân - Trả lại cho anh - Em không còn qua nữa bậc thềm rêu - Hài tiên
. Nguyễn Chính :  - Bên dòng Đakbla ( ca sĩ : Trường Lưu)  - Năm người đàn bà và tôi ( ca sĩ : Kim Hương)
. Nguyễn Văn Thơ : - Lời Tình cuối  - Xót xa (cs. Mai Hoài Thu )
. Ca sĩ : Sagara Naomi / Lời Việt :Phạm Vũ Thịnh & Aline :  - Thế giới này là của đôi mình / Sekai wa Futari no Tame ni :
. Giới thiệu sách :
.Trịnh Nguyên Phước :  - Đối thoại giữa ĐỨC PHẬT và GÃ CHĂN CỪU
 
Thơ 

. Vũ Ngọc Cẩn :

Bài viết bằng tiếng Pháp của Vũ Ngọc Cẩn , thêm tranh Thủy Mạc 
. Phạm Ngọc Lư : 
Uy nghi Hải Vân ! 
Cõng đá đeo rừng vút lên muôn trượng 
Bạt gió đè mây ngất ngưởng 
Nguy nga đệ nhất hùng sơn   (...)          ---> Hải Vân
. Bùi Thụy Đào Nguyên :
Nếu một ngày 
Quỳnh thức dậy 
Thấy mình là giọt nước trong 
Trên dòng sóng nổi 

Nếu một ngày 
Quỳnh thức dậy 
Thấy mình là hạt muối 
Nằm phơi bờ bãi lặng mênh mông 

Có nghe một người 
Chèo chống trên sông, 
Thương về biển mặn. 

Có nghe một người 
Buông tóc rối 
Thả hồn mình ra khơi 
Chờ mong ai đó 
rất xa 
cười.  ...              ---> Nhớ  Xuân  Quỳnh & Lưu Quang Vũ

. Tâm Minh Ngô Tằng Giao dịch thơ  Jacques Prévert : 
Ce n'est pas moi qui chante 
c'est les fleurs que j'ai vues 
ce n'est pas moi qui ris 
c'est le vin que j'ai bu 
ce n'est pas moi qui pleure 
c'est mon amour perdu.      ---> Không phải anh hát   - Paris ban đêm
. Nguyễn Thế Tài :
mùa thu cuốn mây về 
trên hàng dây lá đỏ 
giọt thơ buồn gõ nhẹ về tim 
chiều thiên thu nghe tiếng gió ru mềm 
căn phòng nhỏ bập bùng tia lửa ấm  (...)   ---> Mùa thu trên hàng dây lá đỏ
. Quỳnh Chi :
Gió hay đùa nghịch ngợm 
Đón ngõ trước cổng sau 
Biết tránh gió làm sao 
Đành cấm cung lẩn trốn 

Gió bồn chồn lo lắng 
Đập cửa kêu suốt đêm 
Nghe khắc khoải triền miên 
Chập chờn len vào mộng 

Gió ơi đừng thổi lộng 
Hỡi gió chớ rung cây 
Kẻo lá lỡ buông tay 
Lìa cành xa tổ ấm 

Nghe từng cơn gió cuốn 
Se sắt thiết tha buồn 
Thương kiếp gió cô đơn 
Tìm ai người trong mộng  ---> Gió   - Mây trắng  - Nắng thu

. Trần Hạ Tháp : 
Sấm động 
Bão tâm và tâm bão
Níu áo người xưa che gió
Xin một phút nguôi lòng
Đọc không dám nhìn mặt chữ 
Bái lỗi 
Mắt Ức Trai xuyên suốt đêm trường
Khí-tượng-học-ngàn-năm 
Từ lâu chẳng còn là dự báo
Rợn da gà
Thổn thức tâm can Việt 
. Nguyễn Chính : 
Em muốn nói với anh về những hòn đảo hoang 
Giữa hun hút mênh mông lòng người biển lận 
Không có đất nên chẳng cây nào sống được 
Không cả một tiếng chim 
Chỉ thấy suốt bốn mùa bao quanh rêu đen 
Và sự lặng thinh, bàng quan đến chai lì, cuội đá 
Vang lên giữa âm u mưu toan 
Là tiếng đập thình thình bệnh hoạn 
Khát khao danh lợi, chức quyền...  ---> Đảo hoang - Cha tôi  - Mong ước của con
. Cát Hoàng : 
Ngã ba Đông Dương
Cũng trời đất một vùng quê 
Sao nghe đa cảm đi - về bâng khuâng 
Nghĩa tình ba nước thật gần 
Giấc trưa eo óc đồng lân tiếng gà 
Đông Dương chung một ngã ba 
Khéo chi chia cách cho xa lòng người 
Đến vùng cao luống ngậm ngùi 
Về xuôi chạnh nhớ đến người vừa thương 
KonTum, 5/2004
. Hoàng Hoa : 
Anh trát mầu xanh lên mắt em 
Mầu hồng lên má 
Làm biển sâu tội lỗi 
Và mầu nâu gây giấc ngủ êm đềm 
Anh trát mầu xanh lên mắt em 
Đôi tay run rẩy 
Níu kéo cuộc đời 
Mắt đắm đuối nhìn em vào cõi mộng 
Và nụ cười vỡ vụn trên môi       ---> Chân Dung  - Người em xóm nhỏ  - Những chiều thứ năm
. Hà Nguyên Dũng : 
Là tai trời họa nước, đó em 
động mả mồ chi ta chọn bút nghiên 
chắc lúc thôi nôi ta bốc lộn 
cây viết lá tre ngỡ cây tên 
Giá như bốc trúng cây tên thật 
nghiệp võ ta nay đã lẫy lừng ?       ---> gặp Thanh Sương ở Cầu Chìm (Duy Xuyên)
. VHL : 
bên sông cành liễu rũ buồn 
đong đưa con gió dậy hương tóc trầm 
bềnh bồng dựa gót phù vân 
lạnh lùng mặt nước lăn tăn nếp sầu 
chiều tà âu yếm non cao 
nghe như có tiếng kinh cầu xa xa ...   ---> Đường Mê
. Tuấn Trang : 
Trên đỉnh non cao gập ghềnh sóng vỗ, 
Ấn Độ Dương nơi bão nổi năm nào, 
Nhưng hôm nay biển đêm êm ả quá, 
Bao ánh sao, biển trời hòa biển cả !     ---> Sao trên biển lạ

 
Truyện ngắn - Ký - Tạp văn - Biên khảo

. Trần Tư Bình :

Hiện nay, giới trẻ thường sáng tạo nhiều kiểu viết tắt chữ Việt _mà phần nhiều là chữ không dấu_ khi “chat” trên mạng hoặc khi viết tin nhắn SMS ở điện thoại di động. 
Đây là một trào lưu không thể ngăn chận được và sẽ không bao giờ dừng lại, cho dù có nhiều quan ngại là nó sẽ ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt.
Người thích viết tắt thì cho rằng “chat” hoặc nhắn tin là sự trao đổi riêng tư giữa hai người, không công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, nên cũng không cần theo những quy định về cú pháp, câu chữ; do vậy nó không làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Hơn nữa, một số loại điện thoại không hỗ trợ dấu tiếng Việt, nên cũng không thể gõ dấu được, vả lại nếu có đi nữa thì khi sử dụng chúng, ta lại phải nhấn thêm một kí tự. 
Để hỗ trợ cho những ai thích viết tắt, bài này xin trình bày 2 loại viết tắt chữ Việt: 
a.      Viết tắt tự tạo.
b.     Viết tắt theo quy luật chung. 
Ai kết hợp được hai loại viết tắt này thì sẽ tiết kiệm được thì giờ và tiền bạc khi nhắn tin hoặc chat
. Phạm Vũ Thịnh : 
Vào một ngày mùa hè 5 năm trước, có một lãng sĩ [3] đến võ đường Hinokiyama xin tỉ thí. Yaichiemon thường thì không chấp nhận những thách thức kiểu này, nhưng hôm ấy, tâm hồn đặc biệt thư thái, nên ông đã chịu đưa người lãng sĩ ấy vào trong võ đường để đấu bằng kiếm tre. Thanh kiếm tre của Yaichiemon nằm trong bao da thuộc màu tím, bọc thêm lớp bông gòn.

Tất cả những gì Satomura đã thấy thì như thế này: Yaichiemon là người tầm thước, nhưng đứng tấn kiếm đối mặt với người lãng sĩ kia to mập quá, trông ông thật bé nhỏ. Sau một hồi hai bên yên lặng nhìn nhau, có vẻ người lãng sĩ dợm tấn công. Đúng lúc ấy, Yaichiemon rút kiếm tre về, quay lưng lại. Lãng sĩ hét lớn, chém sả xuống lưng Yaichiemon. Rồi thân thể to lớn của lãng sĩ đổ ụp xuống sàn đánh rầm một tiếng vang động. Không hiểu Yaichiemon đã đánh thế kiếm ra sao, chỉ thấy ông ôm đỡ người lãng sĩ đã ngất xỉu ấy lên, nơi màng tang anh ta đã nổi u lên một cục to bằng nắm tay.

Thời bấy giờ ở Edo[1] có hoạ gia mang hỗn danh là "Baikei quậy". Baikei (Mai Khê) là tên hồi còn trẻ của Tazaki So-un đó. Tương truyền mặt ông ấy dài đến 2 shaku (khoảng 60 cm) thì hẳn là khác thường lắm. Được cái là thân người và tay chân đều to lớn tương ứng nên không tạo ấn tượng quái dị gì mấy. Từ thuở niên thiếu, ông đã có mắt nhìn dữ dội đến nỗi người ta kháo nhau là:
-"Ai thấy cũng run lên khi bị Baikei vặn hỏi điều gì".
Ngày nay vẫn còn hình chụp ông ấy. Trong cuốn Đại từ điển Bách khoa do nhà Heibon xuất bản cũng có hình ấy, quả thật trông ông không có vẻ gì là hoạ gia cả. Có nhìn cách nào đi nữa, cũng thấy đó là khuôn mặt của một vị tướng thu đoạt thiên hạ từ trên lưng ngựa.
Cho đến tuổi trung niên, ông sống trong xóm nhà lá Sanya ở phường Asakusa. Chuyện truyền tụng về Baikei thì nhiều lắm.
Khi nào ông bảo vợ: -"Kiku à, hôm nay có hội Thư hoạ đấy" thì vợ ông là Kiku hiểu là sẽ có chuyện gì xảy ra. Thế nào ông cũng vác thân người máu me bê bết mà về nhà.
Kyoto, món nấu thập cẩm ngày Tết Ozoni phải nấu với lửa từ cây thuốc Okera (bạch truật) mới đúng tục lệ kinh đô. Mồi lửa Okera thỉnh từ đền Gion ở xóm Yasaka ngay trong đêm trừ tịch. Yoroku người xóm Takaoke phường Mibu, làm nhân viên điều tra phụ giúp cảnh sát, tối Trừ tịch đó từ đền Gion về đến nhà liền trao cho vợ là Okane một thanh gỗ Okera có dây mồi lửa, thanh còn lại anh kẹp vào hai ngón tay, dợm bước trở ra khỏi cửa. Sau lưng anh, Okane nói mỉa:
-"Lại mang sang cho cô vợ goá nhà hàng xóm đấy à?"
-"Chuyện phải làm đây, mà ngài Hijikata cũng đã có bảo nhỏ nữa đấy. Vả lại, cô ấy đang có tang chồng, làm sao dám chui qua cửa Tam quan của đền thần được! Hàng xóm láng giềng với nhau, chia bớt chút đỉnh mồi lửa Okera cho cô ấy cũng được chứ!"
Khi Yoroku bước ra trời đêm, thì từ cửa mắt cáo của nhà bên cạnh, một bóng đen bước nhanh ra ngoài. Khá đẫy người, nhưng cử động nhanh nhẹn có vẻ là một võ sĩ còn trẻ. (...)
. Quỳnh Chi  :
Chắc là có người thợ săn nào bắn vu vơ trúng phải, hay tay súng nào nghịch ngợm đã nhắm bắn. Tôi đã bắt gặp một con nhạn đang quằn quại đau đớn bên bờ đầm nước. Nó cất tiếng kêu thống thiết trong đầm nước nổi đầy bèo, cánh bên trái đẫm máu của chính nó đang trào ra, chỉ có chiếc cánh bên phải còn tự do vùng vẫy được đang đập cánh một cách tuyệt vọng.

Tôi rón rén bước đến gần con chim bị thương, lấy hai tay vớt nó lên. Hơi ấm từ cánh và toàn thân của con chim thiên di truyền qua tôi, và con chim trĩu nặng không ngờ trên tay đã đem lại cho cõi lòng đang u tối của tôi một niềm an ủi. Tôi bèn nhất định phải chữa cho con nhạn này khỏe trở lại, bèn bưng nó trên hai tay và cứ thế đem về nhà. Đoạn tôi đóng chặt cửa lại và bắt đầu chữa vết thương cho nó, dưới chùm đèn điện có năm bóng.

Nhưng có lẽ nhạn là giống chim vẫn có thể nhìn thấy được trong bóng tối, nên nó đã lấy chân đá đổ lọ cồn với thuốc đỏ để trên mặt bồn rửa mặt, hòng ngăn cản không cho tôi tiến hành cuộc giải phẫu. Vì vậy tôi đành phải làm một việc hơi tàn nhẫn là lấy dây buộc hai chân chim lại, và đè cái ức của chim cùng chiếc cánh bên phải đang vùng vẫy của nó xuống, lại kẹp chiếc cổ dài ngoòng của nó vào giữa hai đùi. Tôi quát:

-Nằm yên nào !

. Phạm xuân Hy :
Sách " Hoài Nam Tử 淮 南 子 " cũng còn gọi là " Hoài Nam Hồng Liệt 淮 南 鸿 烈  " , là tên của một cuốn cổ thư của Trung Hoa, được viết vào khỏang đầu thế kỷ thứ hai trước Công Nguyên, là một kiệt tác, được các nhà nghiên cứu cho là tổng hợp và chỉnh lý những tư tưởng của bách gia thời Tiên Tần, đồng thời sách cũng bảo lưu được nhiều thông tín lịch sử giá trị thời Tần Hán.
Có người cho là sách " Hoài Nam Tử " do  Hoài Nam Vương Lưu An trứ tác, và cái chết của Lưu An có liên can đến sách này. Điều đó có đúng không ?


. Trần Hạ Tháp:

Chủ quán bắt đầu tò mò và lộ vẻ bất an. Anh ta chỉ vào một chỗ thủng trên bao vải của tôi:
- Răng... có tóc người a thầy? Có chi trong... không?
Tôi muốn ngã người xuống ghế dựa để được lan man theo dòng tư tưởng riêng mình nhưng phải mở miệng bao ra. Anh chủ quán tròn mắt ngó lom lom:
- Cục sắt tròn với lọn tóc... bện!
- Đồng! Không phải sắt đâu. Đây là loại binh khí người xưa để lại. Một kỷ vật gia truyền đã hai đời bên dòng họ ngoại nhà tôi... Cái này gọi là quả đồng chùy tóc bện .


. Nguyễn Thị Chân Quỳnh : 

Thuở nhỏ, tôi đọc một cuốn truyện trẻ em kể rằng có một người cha muốn gián tiếp khuyên các con nói tiếng Việt cho ra tiếng Việt, trong bữa cơm đã bông đùa hỏi :"Nồi cơm hôm nay thổi bởi ai mà trông có vẻ tốt ăn thế ?" khiến cho u già đang xới cơm phải quay đi tủm tỉm cười. Câu chuyện này đã in sâu vào trí óc tôi, đây là lần đầu tiên tôi ý thức được rằng người ta vẫn có thể nói tiếng Việt cho người Việt hiểu nhưng vẫn khiến cho người nghe "tủm tỉm cười". Từ đó, tôi cố tránh những câu đại loại :"Làng tôi bao bọc bởi một lũy tre xanh" vv. rập theo cấu trúc Tây phương (forme passive). Tuy biết có thể mục đích là muốn "làm giầu tiếng Việt", song tôi vẫn tránh không viết, có lẽ vì khi đi học tiếng Pháp hay tiếng Anh các thầy gíáo, dù là người Pháp hay người Anh, đều căn dặn tôi phải tránh lối cấu trúc này vì nó làm cho câu văn nặng nề, chỉ nên sử dụng khi nào thật cần thiết.

Bây giờ đọc sách báo Việt, ở trong nước cũng như hải ngoại, đều thấy nhan nhản những "bởi" là "bởi", chẳng thấy ai lên tiếng phản đối. Tôi đã đi từ ngạc nhiên đến băn khoăn và cuối cùng kết luận tại tôi đi xa nhà lâu ngày nên cách dùng chữ "bởi" kiểu Tây phương đã được Việt hóa từ lâu mà không biết, không ai thấy nó "nặng nề" nữa. Tóm lại chắc là tôi "lạc hậu", khư khư giữ lấy những quan niệm đã cũ rích, không hợp thời. Tôi đã trở nên "bảo thủ" mà không tự giác, khác nào những người Gia-nã-đại gốc Pháp còn giữ những từ ngữ mà người Pháp sống ở Pháp đã bỏ từ lâu. Còn nhớ người ta kể cho tôi nghe rằng hồi đầu thế kỷ XX, trong các vườn Bách thảo ở Gia-nã-đại thường có những tấm biển đề "Défense d'injurier les arbres" khiến cho những người Pháp chính cống phải ôm bụng cười vì với họ nó có nghĩa là "Cấm không được chửi bới cây cối", trong khi nó chỉ có nghĩa :"Cấm không được phá phách, bẻ cành, chặt cây".

. Võ Quang Yến : 
Cuối tuần lễ 14-17 tháng năm 2009 vừa qua, nhằm vào mùa lễ Phật Đản Vesak, vùng Paris tiếp đón long trọng Xá Lợi từ Thái Lan gởi qua. Đến Paris ngày thứ năm 14, Xá Lợi trước tiên được đưa về viện Huyền Vi ở Vitry, ngoại ô nam, để chiêm bái ở đấy suốt ngày thứ sáu 15. Qua ngày thứ bảy 16, đến lượt tòa đốc lý thành phố Paris nghênh tiếp Xá Lợi ở thị sảnh với sự giúp sức của Viện Bảo tàng Guimet. Viện đã cho mượn một số tượng hình để trang hoàng phòng trong một cuộc triển lãm "Từ Bodh-Gaya qua Paris, 25 thế kỷ văn hóa Phật giáo" với những bản giải thích giản dị cho những người ngoại đạo tò mò đến xem để tìm hiểu Xá Lợi nhân tiện biết thêm về một đạo giáo phát xuất từ Á châu đang mạnh dạn bành trướng qua phương Tây. Khi tiếp nhận năm nay buỗi lễ Phật giáo, tòa đốc lý Paris, được xem như là thành phố biểu thị tính năng động của Phật giáo châu Âu, thực hiện một cử chỉ tượng trưng đánh dấu sự công nhận cuộc hiện diện hài hòa những cộng đồng Phật giáo ở Pháp, trợ lực ý chí mọi chia sẻ, trao đổi, gặp gỡ văn hóa giữa các cộng đồng khác nhau, làm vinh dự cho nước Pháp, xứ sở nhân quyền đã được chọn làm đất đón tiếp Xá Lợi quí báu của đức Phật Thích Ca. Xá Lợi được đặt giữa phòng, trong một cái tháp nhỏ mạ vàng theo kiểu tháp ở Wat Sakhet, đứng xa hai, ba thước không thấy rõ được. Giấy báo có đề nghị một số biểu diễn nhạc và múa suốt ngày ở đường Lobau cạnh toà đốc lý nhưng rút cuộc chỉ tối hôm đó, một cuộc biểu diễn văn nghệ Á châu đã trình bày những điệu múa đặc sắc cho một số người may mắn được Hội đồng thị xã mời.
Anh Nguyễn Đạt Xường sinh ra ở Trà Vinh ngày 2 tháng 6 năm 1914 (ngày chính thức trong giấy tờ nhưng chưa chắc đã đúng). Trong những buổi gặp gỡ báo chí ở trong nước sau nầy, anh tự hào cho biết "là mồ côi cha mẹ từ thuở còn nhỏ, anh đã trải qua một cuộc đời hết sức nhọc nhằn, chăn trâu, ở đợ, làm thuê, nhưng vẫn luôn khát khao được học và tìm mọi cách để đi học". Rời Trà Vinh, anh được học bổng lên học trường trung học Petrus Ký ở Sài Gòn 7 năm để rời trường với mảnh bằng tú tài bản xứ năm 1935. Tuy nhà nghèo, luôn "vẫn chỉ một bộ đồ ka ki mỗi năm một sờn, mỗi năm một ngắn, trông dị hợm" anh luôn học giỏi, đứng đầu lớp, không sờn lòng, quyết chí học và năm nào cũng đạt giải thưởng. Năm 1937, vào tuổi 23, tránh né quan trường thuộc địa, chàng trẻ tuổi ham học thành công lấy tàu thủy qua Pháp. Ở Paris, anh lần lượt ghi tên học truờng luật rồi trường nha là những ngành quen thuộc thời ấy của những sinh viên nguyên quán thuộc địa, sau cùng theo học những chứng chỉ hóa học ở viện Đại học Quốc gia Nghệ thuật và Nghề nghiệp CNAM, dành cho những người đã đi làm, học lớp buổi tối và cuối tuần, vì bảo đã "nhận thức được ngành hóa là chiếc thìa khóa chủ yếu của thế giới trong tương lai" một hôm lang thang trên đại lộ Boul'Mich xóm La Tinh. Hồi ấy, để có tiền ăn học, anh đã làm nhiều nghề từ quét vườn, bồi bàn, qua nhân viên chạy giấy, đưa thư, chạy vặt. 
(...)
. Nguyễn Quý Đại : 
Hơn bốn trăm năm trước vùng Bắc Mỹ là nơi mà những người cùng khổ khắp năm Châu đến tìm vàng, hy vọng thoát khỏi những khó khăn về kinh tế hay chạy trốn vì lý do tôn giáo. Miền đất hứa của những người lao động nhọc nhằn, đầy dẫy những hiểm nguy, bất công, bóc lột, kỳ thị... Họ phải chiến đấu để bảo vệ sự sống còn và vượt qua nhiều khó khăn để thành lập Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, một quốc gia độc lập, dân chủ và giàu mạnh nhất thế giới. Hàng năm Canada và Hoa Kỳ có lễ tạ ơn Thanksgiving để nhớ lại nguồn gốc tổ tiên.
(...)
Năm 1879 Quốc Hội Canada chọn ngày 06 tháng 11 làm Thanksgiving. Tới 1957 Canada căn cứ vào lịch sử ấn định ngày Thứ Hai thứ nhì của tháng 10 là ngày lễ Thanksgiving.[1] Người Mỹ nghỉ lễ vào thứ Năm cuối của tháng 11 để họp mặt đại gia đình, quây quần trong bữa tiệc Lễ Tạ Ơn .
Nguồn gốc lễ Tạ ơn gắn liền với các lễ hội ngày mùa được tổ chức ở Âu Châu từ hai ngàn năm trước. Theo tài liệu thì những người Âu Châu di cư đầu tiên tại Bắc Mỹ được tổ chức ở Newfoundland và nhóm Thám hiểm Frobisher năm 1578. Một lễ hội khác được tổ chức vào ngày 4.12.1619 khi 38 người khai hoang từ giáo khu Berkeley xuống thuyền tại Virginia và làm lễ tạ ơn. Trước đó, cũng có một buổi tiệc Tạ ơn tổ chức bởi Francisco Vásquez de Coronado cùng với nhóm người da đỏ Teya, ngày 23.5.1541 tại Texas ăn mừng việc họ tìm ra lương thực. Một sự kiện tương tự xảy ra một phần tư thế kỷ sau vào ngày 8.9.1565 tại St. Augustine, Florida khi Pedro Menéndez de Avilés gặp đất liền, ông và những người trên thuyền đã tổ chức một bữa tiệc Tạ ơn có gà Tây nướng trộn đậu que, bí đỏ với người bản xứ....
. Từ Vũ :
Tại thành phố Roma - Ý đã có một buổi lễ được tổ chức vào ngày 25 tháng 12 từ một thế kỷ trước kỷ nguyên thiên chúa . Người dân La Mã làm lễ tôn thờ Mirthra, gốc Ba Tư, được mang vào Roma bởi những người lê dương La Mã. Mirthra là vị thần ánh sáng của người Ba Tư . Lễ vào ngày 25 tháng 12 là ngày điểm chí của mùa đông, sự ra đời của Mirthra tượng trưng cho sự bất bại của mặt trời (Dies natalis solis invicti). Trong buổi lễ người ta cúng thần bằng một con bò rừng nhỏ.
Năm 274, hoàng đế La Mã Aurélien tuyên bố việc tôn thờ thần Mirthra là quốc giáo và lấy ngày 25 tháng 12 để cử hành lễ. 
Lễ Noël chưa xuất hiện vào thời kỳ đầu của đạo Thiên Chúa.
Chỉ từ vào thế kỷ thứ II sau nhiều lần tìm tòi để có thể lấy một ngày nào đó trong năm làm ngày ra đời của Chúa Jésus vì không tìm thấy một dấu vết nào đề cập đến việc này trong các sách Phúc Âm. Nhiều ngày, tháng đã được đề nghị như ngày 6 tháng Giêng, ngày 25 tháng 3, ngày 10 tháng Tư...nhưng vẫn không dẫn đến một quyết định dứt khoát nào.
. Nguyễn Thị Dị :
Tâm với tay gỡ tờ lịch Tam Tông Miếu treo trên tường, nhìn ba đứa con đang chụm đầu vào cuốn báo quảng cáo đồ chơi mùa Noel.
Trí 14 tuổi ít nói, Đức lên 10 nhỏ nhẹ nhưng dễ khóc còn bé Vân, gái út mới lên 5 nói líu lo như chim hót ...
Tâm tới gần hỏi :
- Các con đã viết thư cho père Noel chưa ? hôm nay là 10 tháng 12 rồi đấy!
Cả ba cùng ngước nhìn mẹ , lắc đầu.
Tâm tìm ba chiếc phong bì, đưa cho các con :
- Các con vào phòng viết nhanh lên . Lát nữa ba đưa mình đi chợ, trên đường sẽ ghé lại bưu điện gởi luôn cho papa Noël .
. Nguyễn Chính :
Lão Hậu thức giấc bởi tiếng đuổi nhau chí chóe của những con chuột nhắt ở bồ thóc bên cạnh. Lão thở dài, ngán ngẩm nhớ đến mấy lỗ thủng ở cái bồ quên không bảo vợ bịt kín lại. Lão lấy tay đập đập vào thành giường. Lũ chuột im bặt. Nhưng chỉ được một lúc, tiếng chí chóe lại nổi lên. Bực quá, lão cố ngồi dậy, rút cái cọc màn, nằm xoay đầu lại, lấy cọc màn chọc chọc vào cái bồ. Góc màn cũ, lâu không giặt, chẳng thơm tho gì trùm lên mặt lão. Mặc kệ. Lũ chuột còn làm lão khó chịu hơn nhiều. Gian nhà ngoài vẫn im lặng, chắc vợ lão đang ngủ say... Lão Hậu ốm đã lâu. Thực ra ở cái tuổi sáu mốt như lão chưa thể gọi là già. Nhưng trông lão tiều tụy, da thịt nhăn nheo, cóc cạnh. Từ ngày lão ốm, vợ lão bỏ ra nằm ở nhà ngoài. Mấy hôm đầu, lão cũng bực mình, hậm hực mãi. Sau thấy mình "lực bất tòng tâm", chả làm được gì, lão mới chịu xuôi đi.
Người đàn bà ấy kém lão đến hai chục tuổi, có dáng người tròn lẳn, quyến rũ với khuôn mặt đẹp lúc nào cũng đỏ dừ, vẫn còn giữ được những nét sáng sủa, thông minh thời con gái. Ngày ấy, ở cái thị trấn nửa thành phố, nửa thôn quê này, thị nổi lên như một thứ của hiếm. Là con của một chủ đồn điền, nhưng thị ít chịu ảnh hưởng của gia đình. Và tuy là "con gái rượu", thị cũng từ chối mọi sự nuông chiều thái quá của người thân. Ngày ấy, ở cái tuổi đôi mươi thị còn mơ mộng, cao giá lắm. Vậy mà thị lại bị lão Hậu chinh phục. ..
Nằm gọn trong thung lũng sông Vàng, sau trận lụt từ trên cao nhìn xuống làng Hạ nham nhở, loang lổ như một bức tranh vẽ dở chưa khô mực. Đông dân, ít đất, mùa vụ lại bấp bênh vì nước lụt, nên cả làng chả mấy nhà có bát ăn , bát để. Vậy mà các cụ xưa vẫn để lại được cho con cháu một di sản: cái đình, với những cột lim to tướng đen như sừng, nâng mái ngói vảy cá trĩu nặng, sỉn mốc. Thoạt nhìn đình làng Hạ cũng hao hao như những ngôi đình ở đâu đó, cũng long, ly quy, phượng, rồng uốn, hổ vờn, voi gầm, ngựa hý... in đâm dấu ấn một thời oanh liệt. Nhưng lại có điểm khác, ấy là ngay chính giữa mái, một con rồng lớn đang hướng con mắt sáng quắc xuống dưới như thể muốn hỏi, muốn nói điều gì.
NGÀN NĂM
Vẫn còn đêm ấy trăng xa
Nhưng trăng của bóng mây. Và gió thôi
Bão bùng em đổ sang tôi
Thành hai trận bão mê tơi còn gì
Vẫn còn mưa nắng thường khi
Nắng như em tuổi dậy thì hồn nhiên
Nhưng mà thoáng đó đã em
Đã tôi ngoảnh lại . Đã nên ông bà
Vẫn còn mỏng mảnh trời xa
Liệu em còn đứng đợi ta cuối ngày
Vẫn còn em đấy. Anh đây
Ngàn năm trăng khuyết, trăng đầy tìm nhau.
                      Kim Chuông
Chắc là tác giả đã ở tuổi trên dưới lục tuần, cái tuổi thường hay vơ vẩn nghĩ về ... ngày xưa, để da diết nhớ và hoài niệm về một thời mới đấy mà đã vời xa. Và, cũng thật tự nhiên thôi , trong biết bao nhiêu là kỷ niệm của những giây phút vơ vẩn ấy, cuối cùng đọng lại cũng vẫn là hương vị ngọt ngào hay chát đắng của tình yêu thủa nào :
. Trần Vấn Lệ :
(...)
Bài thơ anh Nguyễn Đăng Sửu làm cho Mạ anh trong ngày bà lâm chung và vĩnh biệt con cháu. Lễ tang cử hành tại Huế mấy tháng trước. Nói là bài thơ vì anh Sửu trình bày như một bài thơ. Xét về nội dung thì đây là vạn vạn cuốn kinh điển được rút ngắn và cô đọng. Tôi chỉ còn một việc duy nhất: đánh máy lại thật đàng hoàng, in ra trên giấy loại đẹp và gửi anh. Chẳng dám sửa gì cả. Tuy nhiên, nói vậy mà không phải vậy, tôi có sửa: anh nói Mạ Về Tây Phương Cực Lạc, tôi sửa "Mạ Về Tây Phương Cõi Phật". Cực Lạc là gì, là Vui Lắm, Vui quá xá là Vui, Vui như ở Sòng Bạc chăng? Không! Đạo Phật dứt khoát Vui, Buồn, dứt khoát Tham, Sân, Si. Đạo Phật là Đạo từ Tâm và dàn trải trong cõi Vô Thường. Cõi Phật là Cõi Nào, tôi không biết, chỉ mường tượng: Cõi Bình Yên, không hận thù, không tranh chấp, không so đo, không tính toán. Hễ có người Vui hẳn phải có người Buồn. Mà Vui, Buồn gì nữa khi chúng ta đã trút bỏ kiếp người! Tôi sửa mấy chữ Tây Phương Cực Lạc ra Tây Phương Cõi Phật và quyết không thay đổi gì nữa, tôi đánh máy và gửi cho anh, chịu hay không chịu, kệ anh!

Bài thơ của Anh Sửu viết cho Mạ, đọc cho Mạ trước anh em trong nhà ngày Mạ ra đi vĩnh viễn, tôi ứa lệ. Tôi thương anh Sửu quá chừng, có gì để nói anh Làm-Thơ-Chưa-Hay khi anh làm Thơ xuất phát từ tấm lòng anh nói cho Mẹ, một Kỳ Quan vượt bậc so với "hệ thống" kỳ quan trên thế giới này?

. Khanh Phương :
Làng ở gần bên một nhánh lớn của sông Đáy, dân cư rất trù mật. Nếu kể đủ mọi thôn xóm, dân số có tới gần ba ngàn người. Dân làng lấy nghề nông làm căn bản. Phụ nữ thì canh cửi, chăn tằm hái dâu. Một số nam nhân sống với nghề chài lưới trên sông nước. Ruộng đất màu mỡ. Nếu không có chiến tranh, gia đình nào có ít sào ruộng do cha ông để lại và chịu khó chăm lo cấy cầy thì chắc chắn là đủ ăn. Ðó là chưa kể tới những nhà phú nông, ruộng thẳng cánh cò bay. Tuy nhiên, giống như nhiều làng mạc khác trong vùng, cũng có một số gia đình nông dân ít ruộng vườn, nghèo và chỉ chuyên làm nhân công, cày thuê vác mướn cho những địa chủ. Con sông bên làng thật nhiều cá, ngoài cá lớn còn có những loại cá nhỏ. Nhiều nhất là cá mương, cả nhiều ngàn con, đi từng đàn. Dân làng khi làm gà, làm vịt bên bờ sông, chỉ cần thả những miếng da gà vịt lên mặt nước là dễ dàng thấy cả mấy chục con cá vẫy vùng, quẫy nhảy đến ăn mồi. Một loại cá nữa có tên là cá Dầm, giống như cá rô nhưng ít gai ngạnh và chỉ ở sông, vắng thấy ở ao. Khi người chài lưới được mùa, những phú ông trong làng mua cá về, ướp muối, phơi khô để dành. Đến mùa gặt, mùa cấy đem cho tá điền dùng món cá khô nướng, dùng vào bữa cơm, sau những lúc làm công việc đồng áng. Người nông dân, chỉ cần có cơm gạo đỏ cho no đủ, thêm cá khô mặn nướng, vài quả cà muối, một nồi canh mồng tơi hay canh rau muống nấu với cua đồng là cũng đủ thấy cuộc đời hạnh phúc.

Riêng nói về tình yêu nam nữ, thì làng Nhân Ái là một địa đàng. Tâm hồn người dân ở đây rất phóng khoáng, phải nói là lãng mạn, lại dễ tha thứ cho những lỗi lầm về tình ái. Truyền thống này đã có hàng trăm năm, trải qua nhiều thế hệ, có thể là từ khi làng mới được thành lập từ nhiều thế kỷ xa xưa. Làng có nhiều điểm đặc biệt khiến cho khách phương xa phải chú ý. Ðó là Giếng Hoan Lạc, Núi Chim CaoMiếu Bà.

. Nguyễn Đặng Mừng : 
Mít là  cây ăn quả gần gũi với dân Viêt tự xưa, bài thơ vịnh trái mít nổi tiếng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã nói lên điều đó:

Thân em như trái mít trên cây
Da nó sần sùi múi nó dày
Quân tử có yêu thì đóng cọc
Xin đừng măn mó nhựa ra tay.

Nữ sĩ vịnh trái mít non hay mít chín cũng chẳng ai biết. Chắc là mít chín, nhưng sao không nghe nói đến hương mít, hay là nhựa ra tay là loại nhựa có mùi thơm hơn…mít. Thi ca thì bao giờ chẳng mang tính ẩn dụ. Trong trường hợp này ta có quyền nói đó là …mít non mà không sợ bà chúa thơ nôm trách cứ. Mít non hay mít già nhựa đều trắng như nhau, còn mùi thơm thì chưa biết…ai hơn ai. .

- Mít - hương vị từ huyền thoại ( với lời bàn của Thiếu Khanh )
 Văn Tiên Sinh : 
 Loan ơi. Thầy đã tới rồi kìa. Ra mở cửa dùm mẹ đi con. - Tiếng mẹ Loan vọng từ dưới lầu.
Đang nằm mơ màng theo tiếng nhạc, Loan bật mình ngồi dậy. Đưa tay khẽ vén mái tóc cột lại, Loan chạy vội xuống lầu. Ngoài sân, tiếng chó sủa vang gầm gừ hướng về phía cửa chính. Đứng ở ngoài cửa là một người đàn ông còn trẻ. Trên khuôn mặt sáng sủa của anh đeo cặp kính cận càng tăng thêm vẻ trí thức. Hai tay anh đang cầm chiếc ghi đông xe đạp. Loan mở cửa đẩy một cánh cổng tươi cười mời anh vào.
- Chào thầy. Mời thầy vào.
- Chào em. - Anh mỉm cười và từ từ dẫn chiếc xe đạp vào sân. 
- Thầy vào phòng khách ngồi chơi, chờ mẹ em một chút. - Loan mời anh ngồi và đồng thời rót nước mời anh.
Anh ngồi nhẹ nhàng vào ghế sa lon, tay anh đưa ra đón ly nước từ tay Loan để xuống bàn. Anh khẽ kín đáo quan sát 1 vòng chung quanh phòng. Căn phòng thật là sang trọng, toàn là những vật dụng đắt tiền. Lúc đó có tiếng bước chân vọng tới....
Cổ Văn

. Thơ chữ Hán của người Nhật

. Phạm Vũ Thịnh giới thiệu :

- Thơ  Inui-juro
Thơ cổ Trung Quốc

. Quỳnh Chi giới thiệu :
Mộ thu độc du Khúc giang 

Hà hoa sinh thời xuân tình sinh, 
Hà diệp khô thời thu hận thành. 
Thâm tri thân tại tình trường tại. 
Trướng vọng giang đầu giang thuỷ thanh 

---> Mộ thu độc du Khúc giang
- Tịch Dương lâu  - Thu nhật vãn tứ  (Lý Thương Ẩn) 
- Trường Tín thu từ kỳ 1  (Vương Xương Linh ) - Cô nhạn (Đỗ Phủ)
- Ẩm tửu ( kỳ thất) (Đào Uyên Minh ) - Trùng túc Phong Kiều  (Trương Kế)
. LaiQuang Nam giới thiệu:

絕句 (二)
破卻千家作一池
不栽桃李種薔薇
薔薇花落秋風起
荊棘滿庭君始知

Tuyệt cú (II)
Phá khước thiên gia tác nhất trì
Bất tài đào lý chủng tường vi
Tường vi hoa lạc thu phong khởi
Kinh cức mãn đình quân thủy tri.

Văn học - Luận - Tư tưởng - Thời đại -Ngữ Văn

. Thảo Đường Cư Sĩ Trần Văn Hải Minh : 

Ở nước Trung Hoa, từ thời Chu, Tần, (trước Chúa giáng sinh) có rất nhiều học giả ra đời, mỗi nhà đều có viết sách, trình bày học thuyết của mình, với mục đích sửa đổi chế độ, mong đem lại hạnh phúc ấm no cho con người.
Số học giả ấy không phải chỉ một vài người, và số tác phẩm viết ra không phải chỉ một vài cuốn, cho nên mới gọi là Bách Gia Chư Tử, hay gọi một cách giản dị hơn là Chư Tử.
Người xưa cũng gọi Chư Tử là các tác phẩm của những nhà học giả ấy viết ra. Danh từ này được thấy dùng đầu tiên trong pho sách Thất lược.
. Bùi Thụy Đào Nguyên : 
Hà Thành Chính Khí ca, tương truyền là của Ba Giai, một nhà thơ châm biếm ở cuối thế kỷ 19 tại Việt Nam. Đây một thi phẩm dài nhằm ca ngợi sự tuẫn tiết của Tổng đốc Hoàng Diệu, đồng thời phê phán những quan lại phản bội (bỏ chạy hay đầu hàng), khi thành Hà Nội bị thực dân Pháp đánh chiếm lần thứ hai (1882).
Nguyễn Thị Giang (1906-1930), tức Cô Giang, là một nhà cách mạngngười Việt chống thực dân Pháp và là hôn thê của  Nguyễn Thái Học, Chủ tịch Việt Nam Quốc Dân Đảng tại Việt Nam.  Tương truyền, trong một ngày hội Lim, có một công tử đang giỡ trò thô lỗ trêu ghẹo những cô gái quê. Bất bình, một chàng trai trẻ xông tới tung quyền cước khiến người vị công tử ngã sóng soài trên mặt đất. Lập tức, những người theo hầu ùa tới. Thất thế, chàng trai vội nhảy phốc lên con ngựa của mình rồi phóng đi mất dạng...
. Trần Viết Ngạc : 
Xin đừng ai hào hứng gọi cuộc xuôi về Nam của dân tộc là "mang gươm đi mở nước!" Nói như thế chẳng những không đúng với lịch sử và không giải trình được những sự kiện in dấu trên con đường Xuôi Nam".
- Thuận Hoá "trở về với Đại Việt" (chữ của Lê Quý Đôn) như món quà sính lễ của chàng rể Chiêm Vương Chế Mân (1306).
- Công nữ Ngọc Vạn về làm hoàng hậu của Chey Chetta II mở đầu cho sở dinh điền cuả người Việt ở Mô Xoài (1620) và khi trở thành Hoàng thái hậu đã nhờ ảnh hưởng của bà mà Campuchia chấp nhận cho chúa Nguyễn được thiết lập sở thu thuế ở Sài Gòn (Prey Nokor).
- Nhờ sự giới thiệu của Chúa Hiền mà Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên đã vào khai phá vùng Mỹ Tho, Biên Hoà (1679). (...)
Việc nghiên cứu lịch sử cận đại Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX còn chứa đựng nhiều sai lạc và ngộ nhận. Có những sai lạc do vô tình, có những ngộ nhận do thiên kiến, có dụng tâm.

Về loại thứ nhất, có thể nêu trường hợp "Chiếu Cần vương" của vua Hàm Nghi là một thí dụ. Vua thì có thể ban bố nhiều văn bản khác nhau: chiếu, dụ, sắc, chỉ... Mỗi loại có những thể thức văn bản khác nhau. Ví dụ mở đầu một tờ chiếu bao giờ cũng là cụm từ: Thừa thiên hưng vận, Hoàng đế chiếu viết... hoặc Phụng thiên thừa vận, Hoàng đế chiếu viết...(1) Đối với dụ, mở đầu bằng hai chữ đơn giản: Dụ viết... Thế nhưng ít ai nhận ra sự mâu thuẫn trong nhan đề và nội dung văn bản của bản văn quan trọng này.

Trong chuyến đi điền dã để sưu tầm tư liệu về Phù Quận công Lương văn Chánh, người đã có công khai hoang lập ấp tỉnh Phú Yên ngày nay, chúng tôi đã tiếp cận được tư liệu về một hậu duệ của Ông, đó là Đội trưởng thủy quân Lương văn Thành, đã hy sinh tại Ghềnh Bà, tấn Cù Mông vào năm 1864 và đã được Vua Tự Đức sắc phong Hiệu trung Kỵ úy, chánh đội trưởng tinh binh. Sắc đề ngày 27 tháng 10 năm Tự Đức thứ 17 (1864).

Toàn bộ tư liệu về Lương văn Thành đã được người cháu cố là ông Lương Do cất giữ cẩn thận,

. Sóng Việt Đàm Giang : 
Nói tới nhà đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820), người ta nghĩ ngay đến Truyện Kiều, và nghĩ đến Truyện Kiều, chúng ta liên tưởng đến nội dung câu chuyện với nhân vật chính là một người đàn bà.

Ngoài Truyện Kiều, Nguyễn Du còn để lại một số tác phẩm khác như Thơ Quốc Âm, Chiêu hồn thập loại chúng sinh, Vãn tế sống hai cô gái Trường Lưu, Thơ thác lời trai phường nón trả lời Nguyễn Huy Quýnh. Và thơ chữ Hán gồm Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm Bắc Hành tạp lục.

Trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, tác giả có viết nhiều bài nói về nhân vật nữ. Những người nữ được nhắc đến là những người sinh sống đồng thời với Nguyễn Du mà ông tình cờ gặp gỡ, hay những người tác giả quen biết lúc còn trẻ, hoặc những người đàn bà nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.

Bài viết này bàn về những khuôn mặt đàn bà trong thơ Hán Nguyễn Du

. BS Lương Cần Liêm  :
Tôi định nghĩa tâm lý học là bộ môn nghiên cứu hoạt động tâm và trí con người.

Khi đóng khung một địa bàn tìm hiểu, nhà nghiên cứu đối chiếu qui luật tổng quát của bộ môn với lô gích nội thể của nó. Về hoạt động khoa học, chúng ta gặp tính chủ quan và khách quan của hai người trong và ngoài cuộc, cùng với hai lô gích nội bộ của sự khách quan và sự chủ quan mà tự bộ môn tạo ra trong một bố cảnh chánh trị, xã hội và văn hóa nhất định. (Xem Karl Popper, The logic of Scientific Discovery, 1959 & Thomas Samuel Kuhn, The structure of Scientific Revolutions, 1962). Nói như vậy, con người là điều kiện, vật liệu và yếu tố duy nhất và tiên khởi của tất cả mọi sáng chế của cuộc sống, tạo ra quan niệm đời, kinh tế, khoa học, tôn giáo, vật chất, của cải, xã hội, lý tưởng. Con người tạo ra sản phẩm cụ thể và vô hình mà chính vì vậy loài người thành tập thể sống theo các sản phẩm ấy như một thường lệ; mỗi người tự nhận mình là một vật thể xã hội theo qui luật của nó.

. Jacques Decoux :
- Amiral Decoux ( 1884 - 1963 ) [PDF]
. Georges Nguyễn Cao Đức :
- Les militaires vietnamiens en Europe , 1914-1918 [PDF] 
- Tôn Thất Thuyết , 1839 - 1913, le régent régicide [ PDF ]
. Trịnh Đình Hỷ :
( Bài "Tâm Não Học và Đạo Phật" đã được thuyết trình tại Thiền Viện Thường Lạc (Vitry Sur Seine / Pháp), trong 2 buổi Pháp đàm , một bằng tiếng Pháp, một bằng tiếng Việt. Trong số này, CVCN trình bày bản tiếng Pháp, bản tiếng Việt sẽ lên mạng trong số tới )
- Neurosciences et bouddhisme  / [ PDF  ] (Tâm Não Học và Đạo Phật)
. Langlet Philippe:
(Sách bằng tiếng Pháp của Langlet Philippe, Giáo sư Đại Học Paris 7 , cựu Giáo sư Đại Học Văn Khoa Sài Gòn)

Le Bouddhisme des Vietnamiens n’a pas suscité assez d’attention : il a souvent paru seulement un des aspects régionaux de la civilisation chinoise, plus ou moins altéré par les anciens cultes et par des influences venues du Sud, et de toute façon sans intérêt majeur pour ceux qui cherchent le plus souvent une perception globale et une pure doctrine dans les livres. La pauvreté générale, aggravée par le régime colonial et les guerres contemporaines y a été pour beaucoup, laissant la modernisation mentale et l’entretien des pagodes insuffisants. Construites en matériaux légers à renouveler de temps en temps, fondues dans le paysage, peuplées d’une iconographie souvent foisonnante et apparemment stéréotypée, toujours lieux de cultes, elles ont moins attiré les archéologues français disposant des moyens d’agir, que les ruines et statues cham et khmer en blocs de grès, souvent libérées par abandon . 
Pourtant voilà presque un siècle, depuis les années 1920, que le Bouddhisme vietnamien a connu une belle renaissance, parallèlement à l’essor de la pensée positiviste moderne. Cette coexistence a été favorisée par ses caractères anciens. Pour mieux comprendre la nouvelle civilisation du Việt Nam, il importe donc d’y observer les rapports entre la religion et la sagesse dans l’héritage culturel . (...)

Trở Về  ]