Chim Việt Cành Nam Trở Về  ]


 

 
 
Số 36 / 24 - 08 - 2009
 
Số 36-2 / Những bài mới đưa lên sau ngày 24 - 08 - 2009

 
Nhạc
. Nguyễn Phú Yên : - Chị ơi  ( Nguyễn Phú Yên ) - Tâm tình gởi quê hương  ( ca sĩ : Ái Xuân)

. Lê Khắc Thanh Hoài : - Tình  Xanh  ( ca sĩ : Lê Dung )   -  Tình  Xanh  ( ca sĩ : Như Mai ) 

. Nguyễn Văn Thơ : - Tình thu - Giọt lệ tình xa  (cs. Quỳnh Lan-Quang Minh)

. Nguyễn Chính : - Bài ca Hoàng Sa-Trường Sa (song ca)   - Bên dòng Đakbla ( ca sĩ : Trường Lưu) 

. Phạm Ngọc Lân :   - Ngồi Đếm Những Chiếc Lá Phong Không Bao Giờ Chết
Cổ văn
. Quỳnh Chi : 

Chương Đài dạ tứ

Thanh sắt oán dao dạ 
Nhiễu huyền phong vũ ai
Cô đăng văn Sở giác
Tàn nguyệt hạ Chương Đài
Phương thảo dĩ vân mộ 
Cố nhân thù vị lai
Hương thư bất khả kí 
Thu nhạn hựu nam hồi

Vi Trang
- Chương Đài dạ tứ (Vi Trang)   -  Thu nhật hồ thượng  (Tiết Oánh)  - Đàn cầm (Bạch Cư Dị ) - Dao sắt oán (Ôn Đình Quân)Đối cầm tửu   (Bạch Cư Dị )
Thơ
. Bùi Thụy Đào Nguyên : 
Đọc truyện Liêu trai ngẫm chuyện đời
Ai ma? ai quỷ? hỡi con người?
Ai mưu danh lợi bằng gian trá? 
Nhơn nghĩa vì đâu, dở khóc cười?
-> Cảm đề Liêu trai
. Yên Sơn : 
Hơn ba mươi năm lưu đày biệt xứ
Ở những ngày tàn cuộc chiến điêu linh
Cũng bấy nhiêu năm xót đời lữ thứ
Tiếng gọi trường xưa rộn rã ân tình
- Về thăm trường cũ
. Trần Hạ Tháp : 
Mẹ không biết thơ và chữ viết
Nhưng câu hò rồi sẽ vượt trăm năm
Con đắc ý dăm ba bài hạo khí
Chưa vượt mình đâu dám bốc lời ngâm
->  Mẹ và thơ  - Quạ đen và cổ tích
. Tuyền Linh : 
ta gặp em giữa mây bay
ta gặp em tận cuối ngày nắng xa
dù tình chẳng thể phôi pha
cũng xin chờ đến Ta bà hẹn trao
-> Bên Trời Mơ Xa
. Hoàng Hoa :
Ta gục mặt bên dốc sầu độc ẩm
Rượu hoàng hoa vơi nửa chén đêm xuân
Quán bên đường gió buốt lá trong sân
Đèn hiu hắt chập chờn như điên loạn
-> Dốc sầu
. Thảo Nguyên :
Tháng Bảy về đây! Tháng Bảy rồi ! 
Tao phùng Ngưu Chức một đêm thôi ! 
Cầu Ô thấy đó chìm đâu mất 
Còn lại mưa và nước mắt rơi ? 

Tháng Bảy êm ru tiếng nguyện cầu 
Những người thiên cổ đã về đâu ? 
Còn trong lòng đất trong tù ngục 
Hay thảnh thơi cùng với lá thu ?
-> Tháng Bảy  / Thanh Thanh (dịch qua Anh ngữ)  : - The Lunar Seventh Month

. Nguyễn Chính : 
Từ mái trường này chúng em bay xa
Đứa làm quan không cậy quyền hống hách
Đứa làm nông hiền lành, chất phác
Đứa làm thơ biết tha thiết yêu người
Đứa phận nghèo lam lũ, nổi trôi
Vẫn biết giữ một đời lương thiện
Biên khảo
. Nguyễn Nam Trân ( biên dịch ) : 
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô. Người biên dịch tuy khá trung thành với nguyên tác nhưng đã mạn phép tham khảo rộng rãi để giải thích những sự kiện lịch sử, tôn giáo hay tập tục Nhật Bản có thể xa lạ với những độc giả không sử dụng Nhật ngữ trong đời sống hằng ngày.
Phần thứ nhất của cuốn sách này đã được biên dịch với nhan đề "Lịch sử Thiền Tông Trung Quốc" và đã được đưa lên mạng.
. Trần Viết Ngạc : 
Mục đích của bài viết là xác định một thời gian hình thành vùng đất mà ngày nay ta gọi là tỉnh Phú Yên.

Những niên đại mà chúng ta có thể xem là những mốc thời gian liên quan đến vùng đất này là các năm 1471, 1597, 1611. Các sự kiện xảy ra trong các năm ấy có liên quan đến lịch sử đất Phú Yên ngày nay là gì? Và ta nên chọn sự kiện nào để xác định rằng từ đấy phần đất này đã hình thành như là một bộ phận của lãnh thổ đất nước Việt với làng mạc được thiết lập, nhân dân Việt làm ăn sinh sống dưới một chính quyền của nước Việt.

A. Sự kiện xảy ra năm 1471: Đó là cuộc chinh phạt nước Champa của vua Lê Thánh Tông khi được cấp báo quân Champa xâm phạm Hóa châu vào năm 1470. Nhà vua đã tiến quân đến Thạch Bi Sơn và sau đó đã sáp nhập phần đất phía Bắc Thạch Bi Sơn của Champa vào nước Việt và lập thừa tuyên thứ 13, thừa tuyên Quảng Nam.

Theo thiển ý, ta không nên chọn mốc thời gian này làm mốc hình thành vùng đất mà ngày nay là tỉnh Phú Yên vì nhiều lẽ:

. Nguyễn Quý Đại : 
Những thế kỷ trước con người phải đương đầu với thời tiết, thiên tai và các bệnh như: dịch tả, dịch hạch, ho lao, thương hàn, đậu mùa...Vì sinh tồn, con người đã khắc phục và vượt qua. Sự thành đạt nầy do việc nghiên cứu và phát minh của những nhà bác học trên thế giới. Cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ thứ 19, người Đức đã đóng góp lớn lao cho thế giới về khoa học, kỹ thuật, văn học, thi ca, triết học và âm nhạc .

Dân tộc Đức thông minh, sáng tạo, năng động, cầu tiến. Người lao động chân tay cũng như trí thức đều làm việc đúng giờ, tôn trọng ý kiến xây dựng trong nghề nghiệp, sống có nề nếp, trật tự, kỷ luật. Người tài được giữ chức vụ cao đúng khả năng với công việc phát triển khoa học, kỹ thuật và kinh tế, họ không bị chi phối bởi các đảng phái chính trị. Thế kỷ thứ 18 các nước Âu Châu phát triển về công nghiệp mạnh, nước Đức còn thua xa Anh Quốc, vì sự cạnh tranh về phẩm chất hàng hóa nên năm 1887, chính quyền Anh ban hành luật "Merchandise Marks Acts" bắt buộc hàng nhập cảng từ Đức phải mang nhãn hiệu "Made in Germany". Hàng sản xuất với nhãn hiệu từ Đức lúc đầu chưa được ưa chuộng mấy về phẩm chất, nhưng nhờ sự cải tiến, phát triển không ngừng, nên sau đó hàng sản xuất ra thị trường càng ngày càng có phẩm chất tốt, bền, đẹp hơn được thế giới ưa thích.
 

. Trịnh Thanh Thủy : 
Nếu bạn là một người lạ lần đầu bước vào một Chat Room, bạn có thể rất ngạc nhiên như bước vào một thế giới ảo riêng biệt với những ngôn từ rất đặc biệt, rất riêng. Tò mò hơn, nếu bạn vui chân ghé vào một trang Web hay một blog cá nhân của các Teen thế hệ 9X (thế hệ sinh vào thập niên 1990) hay 8X(thế hệ sinh ra trong khoảng 1980-1989), bạn còn thấy lạc lõng hơn vì không hiểu thứ ngôn ngữ mà các bạn trẻ đang trao đổi với nhau, có khi còn là những mật ngữ, toàn những dấu hiệu.

Với sự tiến triển nhanh chóng của thế giới mạng, sau Chat Room là Instant Messengers (IM), rồi tới Blog và Text Messages, có một thứ ngôn ngữ ra đời đó là Ngôn Ngữ Chat, Ngôn Ngữ SMS, Chat Ngữ, Ngôn Ngữ @, Tiếng Lóng Online, hay Tiếng Lóng Trên Mạng.

Chúng ta có thể tạm gọi chúng là Chat Ngữ cho gọn. Chúng bắt nguồn từ những tin nhắn hay các mẩu đối thoại, mục đích để tiết kiệm ký tự như một thể tốc ký. Các bạn trẻ dùng chúng riết rồi quen tay, lâu dần biến thành một thứ ngôn ngữ thường nhật của cư dân mạng.

. Trần Xuân An  :
Khi viết về thơ Inrasara (1), tôi không thể không nhắc lại một chút kỉ niệm thơ ca: "Từ những năm còn học trung học, tôi đã đọc thấy ở cuốn sách "Những hàng châu ngọc trong thi ca hiện đại" của Huy Trâm một bài thơ có tên là "Tháp nắng" (2). Đó là một trong số không nhiều bài thơ được Huy Trâm tuyển chọn và ca ngợi. Rất tiếc là tôi không còn nhớ tên của thi sĩ tác giả. Nhưng từ đó, mỗi lần trông thấy tháp Chăm ven đường quốc lộ hay nhìn thấy bất kì tấm ảnh tháp Chăm nào, hai chữ "Tháp nắng" đều vang lên trong tôi như vọng âm từ bài thơ ấy. Vì thế, phải nói là tôi xúc động như thể gặp lại một người thương mến cũ, khi đọc thấy tập thơ "Tháp nắng" của Inrasara. Thật ra, hai chữ "Tháp nắng" ấy không phải là một cụm từ độc sáng về mặt cấu tạo từ hay nội dung hàm chứa trong đó, đến nỗi phải chua là chữ của ai...", "Bài thơ của tác giả nào đó trong "Những dòng châu ngọc của thi ca hiện đại" có ngợi ca không, ở mức độ nào, tôi không nhớ rõ. Không ai nhắc lại, ngâm lại, hát lên thành ca khúc nên không ai còn nhớ".

Trong bài viết, đó là một chi tiết không quan trọng, có thể lược bỏ đi, nhưng là một kỉ niệm sách báo đáng yêu trong đời.
 


Trong một lần gặp nhau cách đây mấy năm, khi Trần Hoài Anh còn lặn lội vào thành phố Sài Gòn - Gia Định cũ này để tìm kiếm tài liệu, một nơi vốn là đất khởi xuất hàng vạn cuốn sách, hàng trăm tờ báo, tạp chí (1) của 21 năm chia cắt đất nước (1954-1975), bấy giờ đang rất cần thiết cho luận văn tiến sĩ của anh, tôi đã cảm thấy anh đang làm một công việc khá dũng cảm với đề tài hơi quá to tát.

Một lần nữa, cách đây chỉ hơn một tuần, tôi lại được anh tìm đến nhà tặng sách. Trân trọng và cảm động cầm cuốn sách vừa mới xuất xưởng, in nguyên vẹn luận văn tiến sĩ, Trần Hoài Anh đã bảo vệ thành công trong cách đây mấy tháng tại Hà Nội, tôi chúc mừng anh nhưng cũng không giấu được một thoáng âu lo cho anh, khi anh vẫn còn phải đặt mình trước những thách đố. Mừng Trần Hoài Anh đã làm được đề tài thuộc loại dài rộng ấy, và đã trích đăng trên báo chí, lại xuất bản thành sách hẳn hoi. Lo Trần Hoài Anh sau khi vượt qua những thách đố trong quá trình bảo vệ luận văn, lại phải đối đầu với các tiếng nói đương sự ở trong nước cũng như ở hải ngoại.

. Vương Sinh :
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc cổ, có thể đã xuất hiện rất sớm (theo truyền thuyết, vua Kinh Dương Vương trị vì từ năm 2879 trước TL, như vậy đã có dân sinh sống trước thời gian này). Việt Nam là một nước thống nhất, mặc dù có những cuộc nội chiến chia cắt đất nước thành những vùng tranh chấp (nhưng người Việt Nam không hề coi những vùng phân chia tranh chấp này là những "nước" riêng biệt), như thời nhà Ngô (939-965) chuyển sang đời nhà Đinh (968-980) có loạn 12 sứ quân, chia nước thành 12 vùng tranh chấp (945-967), thời Trịnh Mạc phân tranh (hay Nam Bắc Triều - 1527-1592) các vùng tranh chấp thay đổi. Năm 1627 họ Trịnh và họ Nguyễn phân tranh, chia ra Đàng Trong và Đàng Ngoài (lấy sông Gianh làm ranh giới) và sau chót  thời chiến tranh Nam Bắc (1954-1975) lấy sông Bến Hải làm ranh giới.

Nước Việt Nam tuy có nhiều sắc dân sinh sống (54 sắc dân), nhưng dân tộc Việt (người Kinh) chiếm đa số (87%), 53 sắc dân còn lại chỉ là dân tộc thiểu số (13%).

. Bùi Thụy Đào Nguyên : .
Năm 1771, ba anh em Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ, nổi lên chống chúa Nguyễn. Sau khi hai chúa Nguyễn bị giết năm 1777, chúa mới là Nguyễn Ánh cũng bị Tây Sơn đánh thua nhiều lần. Tuy nhiên, vị chúa này vẫn cố tập hợp lại lực lượng ở Gia Định để khôi phục.

Tháng 2 năm Quý Mão (1783), Nguyễn Nhạc sai hai em là Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ mang quân vào Nam. Tướng nguyễn là Châu Văn Tiếp dùng hỏa công chống lại nhưng bị trở gió nên thua trận. Chúa Nguyễn Ánh phải chạy xuống Ba Giồng (Định Tường), còn Châu Văn Tiếp phải men theo đường núi qua Cao Miên rồi qua Xiêm cầu viện.

Nước Xiêm lúc bấy giờ ở dưới triều vua Chất Tri đương lúc thịnh vượng và đang nuôi tham vọng chiếm lấy Cao Miên và Gia Định để mở rộng bờ cõi. Khi nghe Châu Văn Tiếp - một bề tôi thân tín của chúa Nguyễn - đến cầu cứu, vua Xiêm liền đồng ý.


Đặng Thị Nhu, sinh trưởng trong một gia đình nghèo ở Phú Khê, huyện Yên Thế (Bắc Giang). Sớm mồ côi mẹ, bà ở với cha, là một thầy mo ở làng. Lúc nhỏ, bà được học chữ Nho và học nghề của cha.

Theo Nguyễn Văn Kiệm, vì Đặng Thị Nhu có nhan sắc nên bị một nhà giàu ép buộc làm vợ. Bất mãn, bà lấy Đề Thám và công khai chống lại bọn cường quyền.

Trong một bài viết, Thái Gia Thư (trên trang website Bình Dương) đã kể cuộc tình duyên đó như sau: Một buổi chiều nọ, khi đi đến làng Vạn Vân lánh nạn, Đề Thám bỗng gặp một cô gái xinh đẹp; và ông đã nói dối với cô rằng, ông là người đi buôn, bị kẻ cướp lấy hết vốn liếng. Sẵn lòng thương người, cô gái đưa khách về nhà gặp cha. Ở đây, bất ngờ Đề Thám gặp Thông Luận, là một cộng sự của mình. Thông Luận lại là con nuôi của cha cô gái.

 . Phanxipăng  : 
Hôm ấy là một buổi sáng mưa hồng hay nắng thuỷ tinh, chẳng rõ. Chỉ nhớ rằng năm 1992, sau chuyến thăm Canada trở về, Trịnh Công Sơn gọi điện nhắn tôi:

- Ghé nhà mình uống rượu, nói chuyện chơi. Có mấy món quà nhỏ để dành cho Phanxipăng đây.
Lần lữa thế nào, đầu năm 1993 tôi mới ghé thăm anh. "Mấy món quà nhỏ" vẫn còn. Một chai rượu nhỏ. Một tấm ảnh nhỏ chụp anh giữa rừng tuyết Bắc Mỹ. Thêm một ca khúc mới toanh của anh: Xin trả nợ người. Anh gảy guitar và hát, giọng hơi khàn khàn mà lại thiết tha gợi cảm:

... Bao nhiêu năm em nợ ngọt ngào
Trả nợ một đời không hết tình sâu
Bao nhiêu năm em nợ bạc đầu
Trả nợ một đời chưa hết tình đâu ...

. Chân-Quê  (tùy bút):
Lần nào cũng thế.  Từ Los Angeles đến Kentucky , chúng tôi phải chuyển máy bay ở thành-phố Chicago .  Đây có thể nói là phi-trường rộng lớn nhất nước Mỹ.  Các bà, các cô nào chưa kinh-nghiệm đi xa, mang giầy cao gót là chỉ có nước cởi giầy chạy chân trần từ cổng "gate" này qua cổng kia mới kịp chuyến bay.

Tôi thấy ai ai cũng khó chịu, bực mình khi phải di chuyển bằng máy bay, nhất là ở phi-trường LAX.   Từ việc xếp hàng hơn hai tiếng đồng hồ mới đến lượt mình làm thủ-tục "Check-in" để lấy vé " Boarding Pass ".  Tất cả hành-khách phải làm việc với máy "Computer". Các hãng hàng-không cắt giảm hầu hết nhân-viên phục-vụ.  Ai không biết tiếng Anh và không người hướng-dẫn thì coi như "Lúa!"... Trễ chuyến bay là thường.

. Nguyễn Xuân Vinh giới thiệu :
Với bộ "Bách-Khoa Từ-Điển Địa-Danh Việt-Nam" của hai đồng tác giả Hà Mai-Phương và Lưu-Chu Thanh-Tảo mà tôi đề cập ở đây thì vấn đề phổ biến công trình biên soạn này lại hoàn toàn khác, vì tác phẩm thật là vĩ đại, gồm có 40 cuốn sách và mỗi cuốn dầy vào khoảng 250 trang. Loại sách này được dùng cho các thư viện, để ở ngăn dành cho những sách tra cứu, cho những người muốn tìm hiểu thêm những gì liên hệ tới một địa danh ở Việt Nam, có thể là một chứng tích lịch sử, một nhân vật nổi tiếng trong vùng, hay sự mở mang kinh tế qua các triều đại. Tùy theo từng người, sự tra cứu cuốn từ điển này là do nhu cầu muốn hiểu biết của mình về một địa danh nào đó.
. Võ Kỳ Điền :
Bạn tôi rất thích cây cỏ, tối ngày chăm sóc khu vườn sau nhà. Chúng tôi định cư ở thành phố Montréal và anh là người Việt đầu tiên mở tiệm hiệu Bonsai ở thành phố nầy. Bonsai có thể mua ở các nhà sản xuất bên Mỹ và cũng có tự sản xuất, tôi cùng anh thường vào các trại bán hoa kiểng lớn, lục lọi các cây thông, cây tùng hư, cong vẹo, cằn cỗi, có khi là những cây gần chết vứt bỏ ở thùng rác... mua rẻ đem về cắt bớt cành dư thừa, dùng dây đồng uốn éo cho có hình dáng đẹp, rồi nuôi dưỡng một thời gian cho thành bonsai... rồi đem bày bán. Cây làm bonsai thường là các loại cây xứ lạnh lá nhỏ và giỏi chịu đựng thời tiết khắc nghiệt...

Một hôm anh ghé nhà chơi và trong câu chuyện bàn về cây cỏ, anh nói trong một bài của tôi có một chỗ sai và anh cho biết hoa pivoine (peony) không phải hoa mẫu đơn mà là thuợc dược. Tôi hỏi anh căn cứ vào đâu mà nói vậy vì hầu hết các tự điển đều ghi pivoine là mẫu đơn, còn thược dược là dahlia. (riêng tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ thì cho là mẫu đơn, hoa trắng thật thơm, có nhiều tai, cuống mập như ống, đài 5 chia nhọn, lá láng mọc đối và chùm ba, cây nhỏ trồng làm hàng rào cao tới 2 m, tên là Gardenia Lucida (thực ra người Nam gọi gardenia tới ba tên, mẫu đơn, dành dành, bông lài trâu. Gardénia gọi là hoa dành dành là đúng nhất. Ca dao có câu: Con vợ khôn lấy thằng chồng dại, như bông hoa lài cắm bãi cứt trâu . Nhớ đừng lầm với hoa lài (jasmine) ướp trà, hoa trắng nhỏ thơm lừng, người Ấn Độ thường dùng xỏ xâu đeo cổ.

. Hồ Đắc Duy : 
Trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí (ĐNNTC) trang 256 ghi ở Thừa Thiên có một giống lúa:"Lúa câu thân ngắn, bông nhỏ, gạo rất đỏ, ưa ruộng cao, từ lúc cấy đến lúc chín chỉ 40 ngày, cơm rắn".

Vậy hiện nay hạt giống lúa câu có còn hay không? Đó là một điều bí ẫn mà những người Huế , những nhà nông học, những nhà nghiên cứu của Viện Nghiên Cứu Lúa Gạo Thế Giới (IRRI) quan tâm

Gần cuối năm 2009 sẽ có một festival Lúa Gạo Việt Nam được tổ chức từ ngày 26 đến 30 tháng 11 tại thị xã Vị Thanh tỉnh Hậu Giang. Mục đích của festival là xây dựng thương hiệu Lúa Gạo Việt Nam và tôn vinh nền văn minh lúa nước.
Nhân dịp này chúng tôi muốn nói đến một giống lúa đặc biệt có ở vùng Thừa Thiên Huế.
Trong bộ sách Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, quyển 2 phần Phủ Thừa Thiên trong đoạn viết về Thổ Sản-Loại Cốc có đề cập đến một giống lúa, nó có tên gọi là lúa Câu, một giống lúa mà thời gian từ khi gieo cấy đến khi gặt hái là cực kỳ ngắn chỉ trong 40 ngày. Cổ nhân nói: Ngũ cốc là sinh mệnh của muôn dân, vật quí báu quan trọng của quốc gia.
Xã Tắc còn có nghĩa là quốc gia, Xã là đất chỉ thần đất, Tắc là lúa chỉ thần lúa, trong từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh định nghĩa như sau:
Thuở xưa dựng nước tất quí trọng nhân dân. Dân cần có đất ở nên lập Xã để tế thần Hậu Thổ; dân cần có lúa ăn nên lập Tắc để tế Thần Nông. Mất nước thì mất Xã Tắc, nên xã tắc cũng có nghĩa là quốc gia.
Lúc tôi còn bé, mỗi khi ăn cơm xong thấy trong bát còn sót lại mấy hột cơm, mẹ tôi thường nói với anh em chúng tôi: "Hột gạo là hột ngọc trời cho, các con phải ăn cho hết không để chừa lại".
Số 36-1 / Những bài đưa lên  ngày 24 - 08 - 2009
Quê Hương - Phong tục 

. Nguyễn Dư  : 

Gần đây, ngoài Hà Nội, trong Sài Gòn, nổi lên phong trào " tắm tiên ". Chiều chiều mấy ông rủ nhau ra bãi sông bơi lội bì bõm. Trần truồng thoải mái. Dư luận lập tức vào cuộc, xì xào phê bình. Nào là mất thuần phong mĩ tục, nào là gây ảnh hưởng xấu lên tuổi trẻ. Phe ủng hộ tắm tiên cãi lại : Thiếu gì các bà, các cô tắm tiên. Có nghe ai phê bình, phản đối gì đâu ? Không ai phê bình, phản đối các bà, các cô là... rất đúng. Không cần phải có óc thẩm mĩ cũng thấy được rằng các bà, các cô có thừa tiêu chuẩn mĩ thuật để tắm tiên. Chẳng lẽ các ông cầm bút lại phê bình, phản đối cả... cái hay, cái đẹp à ? Còn các ông tắm tiên thì... chán chết, trông ngứa cả mắt. Bị phê bình là đáng đời. Khoan khoan. Bình tĩnh một chút. Không nên cực đoan. Chuyện các ông tắm tiên thì nên để các bà, các cô phát biểu ý kiến. Như vậy mới trung thực.
Trong khi chờ đợi, lộc trời cho ta cứ hưởng.
Công chúa Tiên Dung là người đầu tiên khởi xướng cái thú tắm tiên tại nước ta. Truyện rằng : ...
. Thu Tứ :
Phở dĩ nhiên đã đi vào văn xuôi lâu rồi. Hóa ra phở cũng đã đi vào thơ lâu rồi, mà nay mình mới biết. Cảo thơm lần giở, rành rành:
"Trong các món ăn quân tử vị
Phở là quà đáng quý trên đời ".
Món ăn của người quân tử có "nước dùng sao nhánh mỡ" và có "khói nghi ngút đưa lên thơm điếc mũi", nên "xơi một bát, thường khi chưa thích miệng". Miệng chưa đủ thích, thì miệng cứ vô tư xơi thêm bát nữa, vì thứ "quà đáng quý" lại "đại bổ, tốt bằng mười thuốc bắc (...) bổ âm dương phế thận can tì (...) bổ cả ngũ tạng tứ chi bát mạch"!
.Cát Hoàng : 
Đặc trưng Bến Cát chính là cát. Khoảng thập kỷ 60 thế kỷ 20 trở về trước, con đường từ Bến Bạ (giáp sông Cửa Đại) đến Ao Vuông (giáp sông Ba Lai) tràn ứ cát, lớp học trò nhỏ chúng tôi đi về lúc trời trưa nắng là phải chạy cách quãng núp vào bóng cây để tránh chân bỏng rát; còn chạy xe đạp (rất ít) không khéo thì ngoẹo cổ xe té lăn quay là chuyện thường.
Bến Cát cũng lắm vườn cây cho bọn học trò con nít  tha hồ leo trèo nhẳn nha mãng cầu, mít, xoài, khế, ổi,...Nhưng khoái nhất có lẽ là món duối; thứ trái ngòn ngọt, thơm thơm vừa có dư vị đăng đắng, chua chua, chát chát ăn từ trưa tới chiều còn đa đã cái miệng; cây duối thì bự chảng ông cả, nhánh dai dẻo, leo lên cao nằm vắt võng ngắm tư bề nhà cảnh  lại càng ngon, càng sướng.


Cuối tháng tư, đầu tháng năm âm lịch, thường xuất hiện những cơn mưa trong nắng - nắng trong mưa, gió lùa riu riu giá lạnh buốt lòng người đơn lẻ, cũng là lúc mặt đất đủ mềm, lòng đất đủ ấm để thôi thúc những kim (phôi) núm mối vươn lên đón ánh sáng mặt trời Tết Đoan Ngọ hàng năm - Thứ ánh sáng lúc thiếu thời mẹ tôi thường bảo con ngước mắt nhìn để cả năm không bị bịnh mắt; hoặc trồng dừa vào ngày nầy để sau nầy trái dừa không bị trăng ăn (dừa có nước không cái).
Gò núm mối được hình thành từ tổ con mối thường mọc ở đất vườn tơi xốp có độn cây cỏ mục. Những meo núm trắng mốc được tích tụ dần nên những chùm kim núm màu nâu của đất, đến độ tiết trời gió mưa thích hợp là vạch đất chui lên góp mặt cho đời một hương vị thực phẩm có một không hai, mà ai đã nếm qua một lần cả đời không thể quên được. 


"Rễ đước cắm nơm oà ôm eo biển" - Câu thơ của Huỳnh Thuý Kiều đã thật sự ám ảnh tôi. Đến khi tình cờ gặp lại người bạn làm bên ngành Truyền hình tâm sự: "Dù đã đi nhiều nơi trong và ngoài nước, nhưng khi ở trên cao nhìn xuống thấy mũi Cà Mau giống in hình vẽ trên bản đồ Tổ quốc, thì anh rất xúc động - một cảm giác thiêng liêng thật sự". Hai tác động nầy đã thôi thúc tôi viết về kỷ niệm vùng cuối đất cùng trời nầy, mà vốn dĩ tôi đã hằng hoài cảm muốn ghi lại.

. Anh Bằng - Hoàng Nam
Tôi ra đời ở làng Điền Hộ, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Khi lên 10 tuổi, tôi phải xa gia đình để đi học ở một trường dòng tu Công Giáo tên là Tiểu Chủng Viện Ba Làng. Trong các môn học thì như duyên tiền định, tôi yêu mến, thích thú môn âm nhạc. Khi tôi nghe tiếng nhạc hay tiếng đàn, tim tôi mê mẩn dạt dào. Điều linh tính đó đưa tôi đến gần âm nhạc hơn khi tôi khôn lớn.

Nhạc là một phạm vi bao la, bát ngát trong nếp nhân sinh. Trong bài viết này tôi chỉ muốn nói về âm nhạc dân gian, mà trong đó nhạc dân gian Bắc phần có ca trù, hay hát ả đào, và Quan họ Bắc Ninh. Tôi còn nhớ những năm khi quê hương miền Bắc loạn lạc, toàn dân chống thực dân Pháp, tôi tản cư về thành lánh bom đạn. Tôi có quen hai chị em thiếu nữ người Bắc Ninh, hai cô có làn hơi phong phú, hát ả đào, ngân giọng ca trù rất hay. Tôi đã gần gủi với nhạc dân gian, và từ đó tìm hiểu thêm về một góc đẹp văn hóa quê hương...

. Bùi Thụy Đào Nguyên :
Đình làng hay đình thần, là nơi thờ thần Thành hoàng, vị thần chủ tể trên cõi thiêng của thôn làng. Nhìn chung ở Nam Bộ (Việt Nam), sau khi mỗi làng xã được hình thành và tương đối ổn định, thì tùy theo cuộc đất, tiền bạc & công sức đóng góp của cư dân, mà tiến hành xây dựng một ngôi đình. Từ đó, ngôi đình tồn tại, phát triển, biến đổi qua các giai đoạn lịch sử khác nhau của cộng đồng ấy... Thành hoàng (chữ Hán:城隍 là vị thần được tôn thờ chính trong đình làng Việt Nam. Vị thần này dù có hay không có họ tên & lai lịch, dù xuất thân bất kỳ từ tầng lớp nào, thì cũng là chủ tể trên cõi thiêng của làng & đều mang tính chất chung là hộ quốc tỳ dân (hộ nước giúp dân) ở ngay địa phương đó...
. Anthony Ducoutoumany:
Nous vivions tous tranquillement dans nos confortables certitudes bien établies, puis  la crise économique est venue bouleverser tout l'ordre préexistant, n'épargnant aucun pays au monde, chaque pays étant  plus ou moins durement affecté. La plupart des anciennes grandes puissances sont les plus touchées, et un nouvel ordre mondial se profile pour les années à venir. A ce point de vue, qu'en est-il de l'Asie et du Vietnam, qui tient une place à  part dans nos pensées, pour des raisons qui nous sont particulières  à chacun ? ...
Thơ 

. Phạm Ngọc Lư :

Có người bảo ta ngu
Không thèm ăn thóc nhà Chu
Bỏ về quê ăn cỏ
Có kẻ khoái ta ương gàn càn rỡ
Dám chê rượu nhà Tần
Thứ rượu cung đình của phường hiển vinh quý tộc ...
. Quỳnh Chi : 
Thơ ai lơ lửng giữa giòng
Không bờ bến đợi 
Thơ buồn nhẹ trôi
Mai chìm đáy nước bên trời
Ngàn sao thổn thức ngậm ngùi tiếc thương ... 
. Cát Hoàng :
Sông ngập ngừng dát lụa nắng so le
Trưa mầu nhiệm mắt đong mật
Hăm chín dây tầm xuân mọc nhánh
Sao ta không mọc rễ lòng nhau? ...
. Hoàng Hoa :
Người ở  xa về thăm  trường cũ
Ôm đàn hát khúc hát năm xưa
Bạn đứa mất đứa còn,
Thầy Cô không  gặp đủ
Nước mắt rơi theo nhịp vỗ bàn tay
Mái trường ơi !thương nhớ quá nơi này. ...
. Trương Ngọc Thạch : 
Hai vợ chồng tuổi vừa sáu chục,
Mừng khánh thọ hạnh phúc cuộc đời,
Kỷ niệm ba mươi năm sánh đôi
Tại một miền xa xôi thơ mộng. 

Họ nhìn trời xanh cao biển rộng,
Ôn cuộc tình sâu đậm đã qua.
Chợt tiên nữ thình lình hiện ra
Cho ông bà có ba điều ước...

. Đỗ Thị Minh Giang :
Xin gió thoảng hương say
Vương làn tóc mây bay
Mưa giăng mờ phố nhỏ
Thấm lạnh đôi bờ vai. ...
. Sóng Việt Đàm Giang (thơ dịch) :
Một mai tóc bạc buồn hiu
Em nghiêng bên lửa nâng niu sách mình 
Nhẩn nha đọc rước mộng hình
Một thời đôi mắt diễm tình quầng sâu


. Phan Bá Thụy Dương : 

ta ngồi đây
một mình câu tuyết
tuyết tả tơi bay
gió lạnh lùng

hồ ảm đạm
buồn bên cành trúc
nổi chìm bóng lẻ
trước mông lung...

Truyện ngắn - Ký - Tạp văn - Biên khảo

. Bùi Thụy Đào Nguyên :

Từ lâu, ngay cả người trong giới nghiên cứu văn học, đã cho rằng bài thơ Lư Khê ngư bạc và Lư Khê nhàn điếu là một; thực tế Lư Khê nhàn điếu là tên chung của 32 bài thơ Đường luật; nằm trong tập Minh bột di ngư; và đối với Lư Khê ngư bạc, nội dung của chúng không hề giống nhau.
Minh bột di ngư (hay Minh Bột di ngư thi thảo), có nghĩa: "ông chài còn sót lại ở đất Minh Bột" (1) hoặc: "con cá còn sót lại của biển Bột" (2), là một thi phẩm bằng chữ Hán của Mạc Thiên Tứ, gồm một bài phú hơn trăm câu và 32 bài thơ Đường luật. Tất cả đều mượn thắng cảnh Lư Khê ở Hà tiên (Kiên Giang, Việt Nam) để làm đề tài sáng tác.
. Phạm Xuân Hy : 
Niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường, có người họ Thôi tên Vĩ, vốn là con quan cố Giám Sát Ngự Sử Thôi Hướng.Khi còn sinh tiền, Thôi Hướng từng nổi tiếng là người giỏi làm thơ, sau chết trong lúc tòng sự ở Nam Hải.
Thôi Vĩ cư trú ở Nam Hải, tính tình rộng rãi khoáng đạt, truộng nghĩa khinh tài, không chăm lo  gì đến gia tài sản nghiệp.Trong vòng mấy năm thì  khánh tận, tiền bạc hết sạch sàng sanh, đành đến cửa chùa ngủ đậu.
Một hôm vào tết Trung nguyên ngày này dân chúng Phiên Ngung thường có tục đem thức ăn ngon đến chùa cúng lễ, và tập trung hàng trăm thứ trò chơi múa diễn ở Khai Nguyên Tự.
Vĩ cũng đến đó để xem.
Chàng thấy có một bà lão ăn mày, nhân không đề phòng bị té, làm đổ vỡ một bình rượu  của một quán bán rượu, bị chủ quán vung chân múa tay đánh đập.Mà bình rượu, thật ra, cũng chỉ đáng giá một mân tiền mà thôi.Vĩ thấy vậy, lòng thương hại, bèn cởi chiếc áo đang mặc trên người ra để bồi thường thay cho bà lão.
Bà lão bỏ đi thẳng, chẳng thèm cám ơn một lời.
. Phạm Vũ Thịnh dịch :
Đúng lúc Omon nói như thế, chợt có nhiều tiếng chân chộn rộn ngoài hành lang trước phòng. Có vẻ có nhiều người bước vào phòng bên cạnh, một phòng rộng đến 12 chiếu [1]. Toshinosuke đưa mắt ra hiệu cho Omon, tức thì cô ngã người vào sát ngực anh. Toshinosuke ôm Omon, áp mặt vào hôn lên ngấn cổ trắng ngần của cô gái. Omon nẩy người lên, run rẩy toàn thân, rồi xoãi nhanh chân ra, như đá đôi bàn chân mang tất trắng lên, đồng thời thở hắt ra.
Cánh cửa kéo ngăn hai phòng bị kéo mở ra, nhưng Toshinosuke làm như không để ý. Anh tăng sức vào cánh tay, ôm chặt cô Omon hơn nữa. Anh cảm thấy như có mắt nhìn thô lỗ trừng trừng hướng về phía mình đang diễn cảnh tình si một hồi lâu, rồi nghe tiếng cánh cửa kéo khép lại thật mạnh.
Toshinosuke ngẩng mặt lên. Omon cũng mở mắt ra nhìn anh. Cô vẫn còn ôm cứng anh, mặt nóng bừng.
-"Xong rồi mà!"
Toshinosuke nói, đẩy Omon ra, rồi đưa chén rượu cho cô rót thêm.


Shiroyama Saburo (1927-2007) là người mở đầu thể loại tiểu thuyết kinh tế Nhật Bản thời hiện đại (business novels), thể loại văn học rất được ưa chuộng trong giới doanh nhân, tư chức, và gia đình của họ, cùng với giới sinh viên học sinh; sách bán chạy không kém loại truyện trinh thám, hình sự, tức là gấp đôi loại văn học thuần túy. Đến nỗi từ năm 1979, nhật báo kinh tế Nihon Keizai Shimbun đã lập hẳn Giải thưởng văn học dành cho loại tiểu thuyết kinh tế, và các nhà xuất bản văn học lớn nhất Nhật Bản như Shincho, Kadogawa, Kodansha, Shueisha, Bungei Shunju cũng hăng hái xuất bản loại tiểu thuyết này. Đặc biệt, tất cả các tác phẩm của Shiroyama Saburo đã lập được thành tích là những sách bán chạy nhất ở các nhà sách lớn như Trung tâm Sách Yaesu, Tokyo,...


Lời người dịch : Truyện thứ 21 trong Tuyển tập "Hộp Đựng Thuốc Lá Từ Bagombo - Bagombo Snuff Box" xuất bản năm 1999, gồm 24 truyện ngắn Kurt Vonnegut đã đăng trên nhiều tạp chí trong quá khứ, nhiều nơi khác nhau đến chính tác giả cũng không nhớ nổi đã đăng lúc nào và ở đâu.
Đề truyện "2BR02B", đọc như "To Be Or Not To Be" nhắc đến vấn nạn sinh tử "Sống hay Chết, vấn đề là ở đấy" của nhân vật Hamlet trong kịch thơ của William Shakespeare.

. Quỳnh Chi : 
Tôi nhận ra là ở buồng lái ở mũi tàu có tới hai ghế, một xanh một đỏ. Ghế bên phải không có người ngồi, tôi đoán là họ đổi tài xế ở ga này và ông tài xế còn chưa tới. Ghế bên trái có một cô gái mảnh mai ngồi sẵn ở đó, với mái tóc dài được buộc gọn lại sau lưng dưới vành mũ giống như của các cô hướng dẫn du lịch trên xe buýt.
Lạ nhỉ, xe điện mà cũng có các cô này ư ? À, có lẽ là nhân viên đi soát vé tàu chăng. Tôi thầm nghĩ.
Lúc này các công ty đường sắt như đường tàu Odakyu cũng có nhân viên nữ đứng ở cửa ga, trên sân ga v.v. nên kể ra thì cũng không có gì lạ.
Thế nhưng chuông đã reo, tàu sắp khởi hành mà bác tài vẫn chưa thấy về. Và rồi con tàu lướt đi.
Tôi liền chợt nhớ đến đường tàu mới Yurikamome chạy trên vịnh Tokyo sang Odaiba, hơi giống như đường monorail và có những con tàu không người lái, bèn tự giải thích cho mình rằng " hóa ra con tàu hiện đại này cũng chạy tự động được."


Nhà vua mỉm cười mai mỉa: "Nhà ngươi ư ?! Đáng thương cho nhà ngươi ! Làm sao nhà ngươi hiểu được sự cô độc của ta .
Bất ngờ Melos hùng hổ đáp : "Ngài không được nói thế! Nghi ngờ lòng dạ con người là điều vô đạo nhất trên đời. Hoàng thượng đã nghi ngờ cả đến lòng trung thành của thần dân."
"Chính chúng bay đã dậy cho ta biết rằng nghi ngờ là một điều chính đáng là gì! Chính chúng bay làm cho ta hiểu ra rằng chớ có tin vào lòng người. Lòng dạ con người vốn đầy ắp những ham muốn vì tư lợi. Không thể tin được !". Bạo chúa điềm tĩnh khẽ lẩm bẩm, rồi thở dài: "Ta cũng mong được sống bình an lắm chứ."

. Từ Vũ : 
Tôi xin bảo đảm với ông rằng chẳng một người nào lại có thể nói với ông là mụ vợ của tôi đẹp, nếu có chăng thì chỉ hoạ may là một người hoàn toàn thật sự gàn dở.
Tôi, kẻ đã phải chịu đựng mụ ấy hết ngày này sang ngày khác, tôi xin được thưa : thực sự mụ ta chẳng đẹp đẽ gì, thế mà tôi đã cố hết sức để có được một cái nhìn thoáng hơn. Một người đàn bà , không phải chỉ cần có một khuôn mặt xinh xắn là đã đủ đâu mà cũng còn cần để sản xuất con cái cho mình nữa chứ, những đứa con khoẻ mạnh , cứng cỏi như trâu. Những kẻ thảm hại như chúng tôi, lúc về già mà không có con có cái thì chỉ còn con đường chết đói thôi nhất lại là khi trong tay mình chẳng có lấy được một khoảnh ruộng để cầy cấy thì thật hết đường xoay sở, lấy ai nuôi dưỡng mình ? Chính vì thế mà tôi nghĩ, khi còn trẻ, mình phải sản xuất con cái càng nhiều bao nhiêu càng tốt để sau này còn đường nương tựa.
 
Cuộc đời của Friedrich Nietzsche là sự cô đơn và đau đớn, tác phấm của ông qua triết lý Siêu Nhân đã có ảnh hưởng rầt lớn trong thế kỷ thứ XX. 
. Nguyễn Thị Dị : 
Mọi hành khách trên máy bay mở giây an toàn, lục tục lấy hành lý cầm tay, nối đuôi nhau chờ xuống máy bay .
Nhóm hành khách Việt Nam đã được xếp ngồi ở những ghế gần cuối nhớn nhác nhìn bác Can, một người đàn ông khoảng độ 50 tuổi, thông thạo Pháp ngữ , nhận làm trách nhiệm hướng dẫn bà con không biết nói tiếng Tây đi cùng chuyến bay. Bác Can hiểu ý đứng lên nói :
- Các cô chú chờ cho hành khách ngoại quốc xuống trước đã, để tránh lạc nhau nhất là đám trẻ con, khi ra khỏi phi cơ tôi yêu cầu nhóm người Việt mình phải đi sát nhau, mình cùng đến chỗ lấy hành lý rồi cùng đi ra trình giấy nhập cảnh tại phòng kiểm soát, nhớ đi theo tôi đấy nhé ! .
Liên sắp đặt chân ở một đất nước gọi là quê cha của nàng, nhưng nàng chưa thông thạo ngôn ngữ xứ này, nàng cũng chẳng có ai là họ hàng lại thêm một đứa con còn thơ dại ... 
. Sóng Việt Đàm Giang : 
Ai cập là một trong những nước hiện diện sớm nhất ở bên bờ sông Nile ở vùng đông bắc Phi châu. Nến văn minh cổ của Ai Cập là một trong những nền văn minh cổ xưa và sớm nhất trong lịch sử loài người.
Từ ngàn đời người Ai cập đã được biết là có phong tục ướp xác người chết và chôn trong những ngôi mộ như Masbata và Kim tự tháp. Mastabas là nguồn gốc đầu tiên của Kim tự tháp với một khối hình tháp xây bằng đá. Trong Mastaba có ba phòng: sảnh đường, phòng tế lễ và phòng thờ (nơi đặt tượng người chết). Mastaba hiện còn thấy ở vùng lăng mộ vua chúa ở Memphis, Ai cập.


Viện Bảo Tàng Louvre, là một cung điện đồ sộ cấu trúc gồm ba cánh: Devon (phía Nam), Sully (phía Đông), và Richelieu (phía Bắc), chứa cỡ 35,000 tác phẩm gồm nhiều loại phân phối vào 7 phân bộ. Mỗi phân bộ gồm nhiều phòng với những sưu tập khác nhau. Mỗi lầu trong mỗi cánh có thể có khu phòng triển lãm khác nhau như: Hội Họa; Nghệ Thuật Trang Trí; Nghệ Thuật Ấn Họa; Cổ Ai Cập; Cổ Đông Phương; Điêu Khắc; Cổ Hy Lạp, Nghệ thuật Etruscan (vùng Bắc Ý Đại Lợi và Corsica), và Cổ La Mã. Kim Tự Tháp kính (Pyramid) nẳm ở giữa ba cánh.

. Võ Quang Yến : 
Trên đất Pháp, chưa bao giờ tôi thấy một sân khấu đông phụ nữ ta mặc đồng phục khăn áo vàng, mỗi người ngồi sử dụng một cây đàn tranh, như hôm lễ kỷ niệm 40 năm đoàn Phuợng Ca ngày 17.01.2009 ở thính đường Nhạc học viện Antony, miền nam Paris. Quang cảnh rực rỡ trước mắt một người Việt tha hương như tôi trong khoảnh khắc đã đưa tôi bay bổng lên mấy tầng mây. Khi mấy chục nữ nhạc công đồng loạt bắt đầu hòa tấu với những bản thu hồ, tam pháp, ngũ điểm mai, tôi tưởng như đang trở về lại đất nước mến yêu xa lánh hơn một nửa thế kỷ. Người thành lập ra đoàn Phượng Ca nầy là chị Đỗ Thị Phương Oanh, sinh năm 1945 ở Đà Lạt, tốt nghiệp trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn năm 1962.
. Nguyễn Quý Đại : 
Thời thơ ấu Tản Đà hấp thụ nền Nho giáo, 5 tuổi ông học Tam tự Kinh Ấu học ngũ ngôn thi, Dương tiết,... 6 tuổi học Luận Ngữ, kinh, truyện và chữ Quốc Ngữ, 10 tuổi biết làm câu đối, 11 tuổi làm thơ văn. Ông rất thích thơ văn, được người anh hết lòng chỉ dẫn nên 14 tuổi đã thạo các lối văn chương, thi, phú. Lúc còn học ở trường Quy thức là trường học thực nghiệm cải cách của Pháp ở Hà Nội, ông viết bài "Âu Á nhị châu hiện thế" được các báo ở Hong Kong đăng trong mục xã thuyết. Năm 15 tuổi, ông đã nổi tiếng là thần đồng của tỉnh Sơn Tây.

Tản Đà không thành đạt trên đường khoa bảng, thất bại trong tình yêu đã làm ảnh hưởng suốt cuộc đời của thi nhân, đôi khi ông sống với mộng tưởng, phẫn uất chua cay, tư tưởng ngông cuồng và yếm thế... Về đường văn học Tản Đà là nhà thơ thuộc phái cựu học như Phan Khôi, nhưng Phan Khôi với " Tình Già" đã mở màn cho phong trào thơ mới lãng mạn, sáng tạo và mạnh dạn vượt ra ngoài khuôn sáo cũ, đó là thời điểm quốc ngữ còn phôi thai, bắt đầu chuyển mình thay đổi nhanh chóng phổ biến rộng rải trên báo chí bằng thơ và văn xuôi. Tản Đà giữ một điạ vị quan trọng là nhịp cầu nối liền giữa hai nền văn học cổ điển và hiện đại đóng góp cho nền văn học quốc ngữ Việt Nam phát triển mạnh.


Dân tộc Đức thông minh, sáng tạo, năng động, cầu tiến. Người lao động chân tay cũng như trí thức đều làm việc đúng giờ, tôn trọng ý kiến xây dựng trong nghề nghiệp, sống có nề nếp, trật tự, kỷ luật. Người tài được giữ chức vụ cao đúng khả năng với công việc phát triển khoa học, kỹ thuật và kinh tế, họ không bị chi phối bởi các đảng phái chính trị. Thế kỷ thứ 18 các nước Âu Châu phát triển về công nghiệp mạnh, nước Đức còn thua xa Anh Quốc, vì sự cạnh tranh về phẩm chất hàng hóa nên năm 1887, chính quyền Anh ban hành luật “Merchandise Marks Acts“ bắt buộc hàng nhập cảng từ Đức phải mang nhãn hiệu „Made in Germany“. Hàng sản xuất với nhãn hiệu từ Đức lúc đầu chưa được ưa chuộng mấy về phẩm chất, nhưng nhờ sự cải tiến, phát triển không ngừng, nên sau đó hàng sản xuất ra thị trường càng ngày càng có phẩm chất tốt, bền, đẹp hơn được thế giới ưa thích. ...


. Chân-Quê  (tùy bút):

Lần nào cũng thế.  Từ Los Angeles đến Kentucky , chúng tôi phải chuyển máy bay ở thành-phố Chicago .  Đây có thể nói là phi-trường rộng lớn nhất nước Mỹ.  Các bà, các cô nào chưa kinh-nghiệm đi xa, mang giầy cao gót là chỉ có nước cởi giầy chạy chân trần từ cổng "gate" này qua cổng kia mới kịp chuyến bay.
Tôi thấy ai ai cũng khó chịu, bực mình khi phải di chuyển bằng máy bay, nhất là ở phi-trường LAX.   Từ việc xếp hàng hơn hai tiếng đồng hồ mới đến lượt mình làm thủ-tục "Check-in" để lấy vé " Boarding Pass ".  Tất cả hành-khách phải làm việc với máy "Computer". Các hãng hàng-không cắt giảm hầu hết nhân-viên phục-vụ.  Ai không biết tiếng Anh và không người hướng-dẫn thì coi như "Lúa!"... Trễ chuyến bay là thường.
. Trịnh Thanh Thủy (tùy bút): 
Có người hỏi tôi nghĩ sao về Đà Lạt sau chuyến về thăm quê hương mới đây. Tôi không biết thu câu trả lời sao cho gọn ngoài một nhận xét trực giác "Đà lạt thay đổi phát chóng mặt" . Ngoài Nha Trang với số lượng du khách và kỹ nghệ khách sạn phát triển tột bực thì Đà Lạt là thành phố thứ nhì làm tôi sững sờ trước sự rộn ràng đổi mới của nó.
Dưng không tôi tự hỏi, mình đã đón nhận sự tiến hoá thành phố thuộc địa Tây ngày xưa này bằng một tâm thức nào? Nhìn nó bằng mắt một du khách ngoại quốc hay bằng tâm thức xưa cũ của kẻ trở về nơi chốn đã ghi đậm ít nhiều kỷ niệm? Theo tôi, tâm thức hoài cổ sẽ bàng bạc hiện hữu không những ở các việt kiều như tôi mà còn ở những người Việt trong nước trước đây đã từng ghé thăm Đà Lạt nữa. Cái hồn Bà Huyện Thanh Quan, của "Chốn xưa xe ngựa" của "Người đâu bây giờ" nó mang mang, chao đảo, rin rít lòng người lắm. Tuy nhiên nỗi luyến lưu tôi, một khách du đôi lần ghé thăm, nay trở về sẽ khác hẳn với tình thương thắm thiết của những cư dân đã sinh ra và lớn lên nơi này, yêu từng con dốc, quý từng góc đồi.
. Việt Hải :
Nói về kim cương trong tình yêu thì nhiều nhà văn, nhà thơ hay nhạc sĩ đã bày tỏ những ý nghĩ của riêng mình trong sự trân quý tình yêu và kim cương. Tôi xin ví dụ như qua ba câu nói có sự liên hệ giữa hai yếu tố đó như sau:
"Viên kim cương trong suốt như sự trinh nguyên của người con gái, nó lấp lánh như loài hoa yêu đương rạng rỡ giữa bình minh",  Marie Louise Brossard
"Kim cương khoe bản sắc óng ánh của nó giống như người phụ nữ phô trương nhan sắc đáng yêu của chính mình".
Dorothy Renée McBain
"Anh yêu em vì em đẹp như viên kim cương khi cười và cũng vì em xinh đẹp như những giọt nước mắt kim cương lóng lánh mỗi khi em giận anh", Lester C. Evans
. Nguyễn Chính : 
Đoàng !
Tiếng nổ đanh, gọn xé màn đêm, phát ra từ khẩu súng săn của lão Đàn, va vào vách núi, dội lại thứ âm thanh tử thần, nghe thật đáng sợ. Chắc mẩm đã hạ được một con mồi lớn, lão Đàn vội lao nhanh về phía bờ suối. Đến nơi, lão vô cùng hoảng hốt, đổ sụp xuống bên người bạn săn đang rẫy rụa trong vũng máu. Trấn tĩnh lại, lão vội cởi phăng cái áo đang mặc xé toang, tìm mọi cách cầm máu cho bạn. Nhưng tất cả những cố gắng của lão đều vô vọng ...
. VanTienSinh :
Hắn đứng trong bóng tối nhìn ra ngoài đường, đôi mắt đang chăm chú theo dõi. Con đường vắng ngắt không một bóng người vào lúc khuya khoắt này. Hắn đứng đã lâu nên chân hơi mỏi, sau khi ngáp một cái đến muốn sái cả quai hàm thì hắn từ từ ngồi thụp xuống. Cơn nghiện đã bắt đầu kéo tới hành hạ hắn. Cả người hắn trở nên bứt rứt, tay chân hắn bỗng run lẩy bẩy, có cảm giác như đang có con gì ngọ nguậy trong xương vừa ngứa ngáy vừa nhột nhạt khó chịu vô cùng. Hắn cảm thấy lạnh khi sương đêm đang rơi nhè nhẹ, lúc này trong lòng hắn như có lửa đốt bồn chồn không yên.

Hắn vốn là con nhà tử tế được cho học hành đàng hoàng. Cha mẹ hắn tuy không khá giả gì cho lắm, nhưng vẫn cố chăm lo vun bồi cho hắn thành tài. Chỉ vì đua đòi theo đám bạn hư hỏng và cố tỏ ra là một tay chịu chơi, hắn đã trở thành con nghiện, sau vài lần thử cảm giác bồng bềnh với ma túy.

. Quách Giao (sách):
Viết về bạn mình chỉ cốt ghi lại những gì bạn nghĩ và viết. Nhất là cách sống của bạn. Mình không có ý định viết lời nói đầu song nỗi niềm thương nhớ không nguôi nên mình đành trích nguyên bài bình thơ Như Sương của bạn:
Đọc Bài Như Sương
"Đây là một bài thơ tư tưởng trong khung cảnh của cuộc đời. Cảnh bình minh có sương lóng lánh trong lòng hoa. Nhìn vào giọt sương nhà thơ chợt thấy hình bóng mình. Sương và người cùng có một cảm giác như nhau:
Lòng hoa
đọng ngọc
lung linh
thõng tay
soi mặt
thấy mình
như sương.
Cả vũ trụ được thu vào trong giọt sương. Bình minh cũng là vũ trụ. Lòng thi nhân hòa cùng với cảnh bình minh. Đẹp và trong sáng, trẻ trung. Sương đọng trong lòng hoa, cuộc đời chứa trong bình minh.
- Thấy mình ... như sương  ( ngày giỗ đầu  GS Lê Văn Tâm : 09-05 Â l. / 01-06-09)
Cổ Văn

LaiQuangNam giới thiệu :

  - Nguyễn Du  : 
Nhớ đâu đó một lần trong đời lúc vào bàn rượu anh em "chén tạc chén thù", ai đó bổng hứng đọc hai câu chữ Hán :
Sinh tiền bất tận tôn trung tửu
Tử hậu thùy kiêu mộ thượng bôi
mình không hiểu" mô tê" gì , đến khi nghe người đọc giảng, mình thấy sao hay quá. Thì ra là thơ của cụ Nguyễn Du nhà mình. 


- Nguyễn Khuyến : 
Đến thời cụ Nguyễn Khuyến qua thơ nôm của ta ,ngôn ngữ Việt đã đẹp lắm rồi, nhất là thế hệ chúng ta đã từng làm quen thời còn trung học. Ngôn từ trong thơ Cụ vốn là bóng bẩy có tiếng, đôi bài ngôn từ thật hóm hỉnh, nhất là với ai từng đọc qua các câu đối, và các giai thoại " hơi hoang " một chút của Cụ. Giòng thơ văn chữ Hán để lại cho đời sau có trên dưới 350 bài nhưng nay chỉ có 23 bài do chính cụ tự dịch lại thơ mình ra quốc âm (thơ nôm). Thật là kinh ngạc khi ngôn từ thơ chữ Hán thì hoang lắm,mạnh dạn lắm để mình có thể gởi toàn văn đầy chất cay và chất đắng đến khách thơ . Nhưng khi tự mình dịch sang quốc âm thì lại "hiền khô", các từ chỉ sinh thực khí nam nữ cụ né một cách tài tình. Bài thơ dưới đây, laiquangnam dịch ra song thất lục bát gởi cho quí bạn cùng thưởng lãm dưới đây dịch "rõ hơn " bởi nghĩ rằng phải như thế mới hé được cái hay của nguyên tác ra một tinh thần khác , mà ngày ấy vai vế cụ ngày ấy không cho phép "ông già nho học" được nói thứ ngôn ngữ ấy . 


- Đặng Dung : - Phần thứ I *  Đặng Dung / Cảm hoài

- Cao Bá Quát : - Cao Bá Quát / Hữu sở tư (nỗi nhớ  )  - Cao Bá Quát / Mộng vong nữ (mộng thấy con gái đã mất  )   (nhân ngày của Cha)  -  Laiquangnam giới thiệu   Cao Bá Quát kẻ sĩ , người con xuất sắc của  Kinh Bắc,qua một bài thơ SAY  - Quá Dục Thúy sơn  - Tải mai  (bước một)

. Quỳnh Chi : 
Sơn đình hạ nhật 

Lục thụ âm nùng hạ nhật trường 
Lâu đài đảo ảnh nhập trì đường 
Thủy tinh liêm động vi phong khởi 
Nhất giá tường vi mãn viện hương 
             Cao Biền

Sơn đình ngày hạ 

Cây xanh thẫm nắng hạ dài 
Lầu cao in bóng gương soi đáy hồ 
Rèm châu lay gió thoảng qua 
Trên giàn hoa ngát hương đưa khắp nhà 
           Quỳnh Chi phóng dịch ( 9/8/2009)

. LaiQuangNam giới thiệu Hạ Tri Chương:
Có  một ông thi sĩ già tên là Chương, tên đầy đủ của ông là Hạ Tri Chương. Ông nói giọng Quảng khá nặng dù trong tiếng nói có đôi chút lơ lớ. Ông ra đi đã rất lâu, không ai biết vì lý do gì, nay cuối đời tìm về thăm quê nhà. Có ba bài thơ tường thuật chuyến về này, đời sau nay còn lưu giữ. Ông còn nhớ như in cái lần ngoái nhìn quê hương lần cuối trên bước đường "?" ; bây giờ "?" là "nửa muốn nhớ, nửa muốn quên" ...
     Tiễn người hoa lá vấn vương,
     Đồng hoa nội cỏ ủ hương... nhớ người!
Văn học - Luận - Tư tưởng - Thời đại -Ngữ Văn

. Thảo Đường Cư Sĩ Trần Văn Hải Minh : 

Ở nước Trung Hoa, từ thời Chu, Tần, (trước Chúa giáng sinh) có rất nhiều học giả ra đời, mỗi nhà đều có viết sách, trình bày học thuyết của mình, với mục đích sửa đổi chế độ, mong đem lại hạnh phúc ấm no cho con người.
Số học giả ấy không phải chỉ một vài người, và số tác phẩm viết ra không phải chỉ một vài cuốn, cho nên mới gọi là Bách Gia Chư Tử, hay gọi một cách giản dị hơn là Chư Tử.
Người xưa cũng gọi Chư Tử là các tác phẩm của những nhà học giả ấy viết ra. Danh từ này được thấy dùng đầu tiên trong pho sách Thất lược.
(...)
. Nguyễn Thị Chân Quỳnh :
Người ta thường nói Xuân Hương vì tài cao nên trắc trở đường tình duyên : lấy phải Tổng Cóc dốt nát, lấy ông Phủ Vĩnh-tường xứng đôi hơn nhưng lại phải làm lẽ... song đấy là truyền thuyết. Mãi đến khi đọc "Long-biên trúc chi từ" của Tùng Thiện vương (1), làm khi theo vua Thiệu-Trị ra Thăng-long tiếp sứ nhà Thanh sang phong vương (1842), ta mới có bằng chứng Xuân Hương quả có thật và đã vất vả về đường tình. Bài thơ gồm 14 đoạn, đoạn 8 và 9 vịnh cảnh Hồ Tây có nhắc đến Xuân Hương.
(...)
Căn cứ vào mấy câu thơ trên, ta biết chắc chắn đến năm 1842 thì Xuân Hương đã mất, tuy không rõ mất năm nào nhưng mộ đã "xanh ngọn cỏ" và nàng quả đã "rút nhầm tơ duyên"...

Vấn đề rắc rối từ năm 1963, khi ông Trần Thanh Mại phát hiện ra tập Lưu Hương Ký (LHK) - mà tác giả đích thực mang tên Hồ Xuân Hương- và bài "Tựa" LHK của Tốn Phong Thị. Xuân Hương trong tập LHK cũng lận đận về đường tình, nhưng phong cách thơ LHK thì khác hẳn những bài thơ truyền tụng (TTT) mà ai cũng biết. Từ đó (1963), các nhà nghiên cứu chia thành hai nhóm : một nhóm tin tác giả LHK cũng chính là tác giả những bài TTT, nhóm kia còn ngần ngại.

Dưới đây, tôi lần lượt trình bầy từng mối tình của tác giả TTT và của tác giả LHK trong hai phần riêng rẽ, dựa vào những tài liệu đã công bố trên sách báo, để minh chứng rằng trong hiện tình chúng ta chưa thể xác quyết tác giả LHK và tác giả TTT là một người.

. Trần Việt Điền:
(...)
Chắc chắn mỹ thuật thời Tây Sơn có kế thừa mỹ thuật thời Hậu Lê, mỹ thuật thời Nguyễn Đàng Trong nhưng vẫn có nét riêng biệt. Phan Huy Ích, trọng thần của Tây Sơn, khi nguyên chú bài thơ Đăng văn miếu ký kiến từng cho biết triều Tây Sơn có đúc chuông đỉnh theo kiểu thức mới. Có tác giả nhờ đồng tiền Cảnh Thịnh, một mặt khắc chạm môtip “ngư long hý thủy”, cũng rút vài nét về rồng Tây Sơn nhưng chưa làm rõ đặc trưng. Thế thì nghiên cứu để tìm thêm những đặc trưng của môtip rồng, giao long, hồi văn, mẫu viền… thời Tây Sơn nhờ chuông đồng, bia đá là việc nên làm. Phần lớn chuông đồng, bia đá đều có ghi niên đại nên khá thuận lợi trong nghiên cứu. Ngoài ra còn một nguồn tư liệu không thể bỏ qua, dẫu ít nhưng thuộc về cung đình Tây Sơn, có ghi niên đại và có tạo tác rồng, giao long… như sắc phong, ấn triện, uynh thành lăng mộ, bệ đá, đá táng cắm cờ, xà gỗ…, sẽ giúp chúng ta nghiên cứu để bổ sung đặc trưng của môtip rồng, hồi văn hóa long… thời Tây Sơn vậy. Sau khi có thêm những đặc trưng của môtip rồng thời Tây Sơn chúng tôi thử giám định những môtip trang trí ở lăng Ba Vành.
. Georges Nguyễn Cao Đức :  . Nguyễn Nam Trân ( biên dịch ) :
Ở Trung Hoa, đến đời Đường, Thiền đã có một khuôn mặt rõ ràng. Người ta thường xem việc hoàn thành hệ thống tư tưởng Thiền Tông như sự khai sinh ra một hình thức tôn giáo đặc thù nhất của Trung Quốc. Đồng thời, Thiền cũng bắt đầu biết thích ứng với Phật giáo, tuy không có nghĩa là lịch sử Thiền Trung Quốc bị sáp nhập vào lịch sử Phật giáo và ngừng lại ở đó. Về sau, Thiền còn kinh qua nhiều thay đổi tùy theo những biến chuyển xã hội, ngay cả có ảnh hưởng đến xã hội nữa. Đến khi Thiền truyền bá đến Việt Nam, Tây Tạng, Triều Tiên, Nhật Bản...thì ở mỗi nước, Thiền lại có những bản sắc khác nhau.

Mặt khác, Thiền không phải là vật sở hữu của các thiền tăng. Thiền có khả năng giao tiếp với xã hội rất năng động cho nên phạm vi của nó vượt hẳn ra ngoài giáo đoàn. Cứ xem ở nơi các triết lý như Chu Tử Học, Dương Minh Học ở Trung Quốc, các hình thức văn học như Hán Thi, Renga, Haiku, mỹ thuật như viên nghệ, tranh thủy mặc, các hiện tượng văn hóa như trà đạo, hoa đạo, kiếm đạo, cung đạo, võ sĩ đạo, tuồng Nô ở Nhật,...đâu mà chẳng thấy cánh tay của Thiền vươn tới. Đến thời cận đại, nhờ những hoạt động bền bĩ và có tầm vóc của triết gia Suzuki Daisetsu, Thiền đã được giới thiệu rộng rãi khắp thế giới và đi vào những lãnh vực như triết học, thần học, tôn giáo học, tâm lý học, tâm lý y học, tâm phân học  , sinh lý học...Cho dù cường độ có khác nhau, không ít thời nhiều, Thiền đã có mặt trong nhiều khoa học.

Trong quá trình tìm hiểu ảnh hưởng của Thiền đối với văn hóa Nhật Bản, chúng tôi bắt buộc mò mẫm lội ngược dòng lịch sử để truy nguyên nguồn mạch của nó ở Trung Quốc. May mắn nắm được trong tay cuốn Zen no Rekishi (禅の歴史Lịch sử Thiền, 2001) của giáo sư người Nhật Ibuki Atsushi (伊吹敦). Ông sinh năm 1959, tốt nghiệp khoa văn (1982) và hoàn tất ban tiến sĩ (1993) ở Đại học Waseda rồi trở thành giáo sư phụ tá ngành văn chương ở Đại học Tôyô. Tuy tuổi còn tương đối trẻ nhưng giáo sư đã viết rất nhiều tác phẩm. Ngoài Zen no Rekishi, ông còn có những công trình nghiên cứu về kinh văn như Tâm Vương Kinh, Niết Bàn Luận, về các danh tăng như Huệ Khả, Saichô (Tối Trừng). Đặc điểm của Ibuki Atsushi là đã viết lại lịch sử Thiền Tông không theo lối thu thập, chắp nối truyện ký và ngữ lục các danh tăng nhưng theo quan điểm học thuật Tây phương, xem Thiền Tông như một "sinh vật" xã hội có sống, có chết, do đó chịu mọi sự chi phối của các yếu tố như chính trị, kinh tế, văn hóa và không ngừng biến dạng trong dòng liên tục của lịch sử. Cái nhìn của giáo sư Ibuki là cái nhìn nhất nguyên, vượt lên trên mọi dị biệt tông phái (Nam Tông, Bắc Tông) và tôn giáo (Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo), khi ông chứng minh rằng giữa các tông phái và tôn giáo ấy lúc nào cũng có sự giao lưu và ảnh hưởng hỗ tương. Cái nhìn của ông cũng là cái nhìn phê phán tính cách công lợi của các tông phái khi ngụy soạn những kinh sách hay hư cấu nên những hệ phổ. Ngoài ra, khác với nhiều tác giả khác, ông đặc biệt lưu ý đến những nhà tư tưởng thứ yếu nhưng đã là động cơ thực sự thúc đẩy bước tiến của Thiền Tông. Do đó, đừng chỉ chờ đợi những tên tuổi lớn như Đạt Ma, Huệ Khả, Thần Tú, Huệ Năng, Hoằng Nhẫn, Mã Tổ, Thạch Đầu, Lâm Tế, Vân Môn, Pháp Nhãn...Chính Hà Trạch Thần Hội, Hầu Mạc Trần Diễm, Khuê Phong Tông Mật, Đạt Quan Đàm Dĩnh, Vĩnh Minh Diên Thọ, Phật Nhật Khế Tung, Giác Phạm Huệ Hồng, Trung Phong Minh Bản, Đầu Tử Nghĩa Thanh, Phí Ẩn Thông Dung...những người đến nay ít có tiếng tăm, mới được giáo sư Ibuki đặt vào vị trí trung tâm.

Bài viết này hầu như hoàn toàn dựa vào phần đầu trong 3 phần chính của tác phẩm nhắc đến bên trên. Tuy nhiên, người biên dịch đã mạn phép thêm bớt và chua phụ chú ở một đôi chỗ. Vậy xin gửi đến quí độc giả bản dịch thô vụng này như một chia sẻ học vấn cùng với lời cảm tạ chân thành đến giáo sư Ibuki Atsushi cũng như các tác giả khác có tên trong thư mục tham khảo.

. Nguyễn Nam Trân ( dịch ): 
Ngày nay khi nói đến thơ Nhật, người ta chỉ nghĩ đến Haiku. Điều đó không phải không đúng vì phạm vi phổ biến của thể thơ này quá rộng lớn. Tuy nhiên, thơ Nhật hãy còn là Ca dao cổ đại (Kayô), Hòa ca (Waka), Hán thi (Kanshi) và thơ mới (Shintaishi) nữa. Trong đó, Hòa ca đóng vai trò quan trọng nhất vì thừa hưởng dư ba của ca dao, tiếp nhận ảnh hưởng cổ thi Trung Quốc, phản ánh từ rất sớm mọi khía cạnh của tâm hồn người Nhật thông qua một vốn liếng kỹ thuật tu từ phong phú. Cũng cần phải nói là nhờ Hòa ca (Waka) xưa kia , ta mới có Đoản Ca (Tanka), Bài Cú (Haiku) ngày nay.

Việc giới thiệu thơ Hòa Ca, tinh hoa của văn chương cung đình thời trung cổ, do đó trở thành cần thiết để hiểu văn hóa Nhật Bản. Không thể nào hiểu một cách thấm thía Murasaki Shikibu, Bashô, tuồng Nô, kịch Kabuki, Tanizaki, Kawabata, ca nhạc mới... mà thiếu kiến thức Waka. 
 

. Nguyễn Nam Trân ( biên dịch ) :
Truyện thiền không những có tính tôn giáo, triết lý mà còn có giá trị văn học cao. Nó mang ý nghĩa siêu hình, với hình thức ngụ ngôn, bố cục giản lược, trào lộng, kết thúc đột ngột, lại dùng những phương pháp tu từ đặc biệt như điệp ngữ, nghịch lý, đa nghĩa, chữi để mà khen, buông thỏng nửa chừng không kết thúc, lấy câu hỏi để trả lời câu hỏi vv…Đó là đặc sắc của truyện thiền. Cho nên đọc chuyện thiền là vừa học đạo  vừa thưởng thức một tác phẩm văn chương kỳ thú.

Tuy trong lòng lúc nào cũng có một ngôi chùa làng, thời thơ ấu từng ngồi một năm trên ghế trường Bồ Đề, lại từng giao lưu thân mật với các bạn Phật tử tại Paris trong nhiều thập niên, người biên dịch không phải là đệ tử nhà Phật, cũng chẳng biết bao lăm về thiền. May mắn là cách đây gần bốn mươi năm đã được chút kiến thức nhập môn qua những truyện thiền đầu tiên được dịch ra tiếng Việt trong Tập San Gió Nội (ở Pháp) in bằng ronéo. Gần đây, trên mạng lại được thưởng thức bản dịch các tập Lâm Tế Lục, Bích Nham Lục, Vô Môn Quan, Uyển Đăng Lục, Thập Ngưu Đồ… của các cao tăng và chư hiền. Nhân vì muốn lợi dụng vị trí của mình đang sống trên đất Nhật, nên chúng tôi mới thử tìm hiểu xem các ông bạn láng giềng vốn có truyền thống Thiền tông lâu đời này đã tiếp xúc với thể loại này bằng cách nào.
 - VÔ MÔN QUAN dưới mắt người Nhật  (Bản mới ngày 05/05/09)

Trở Về  ]