Những
bài mới đưa lên sau ngày 08/05/2009
. Laiquangnam
giới thiệu thi nhân tráng sĩ Đặng Dung
Trong
hàng ngàn bài Thất ngôn bát cú luật thi của Việt Nam cũng
như của Đường thi Trung Quốc mà tôi đã đọc, những bài
liên quan đến tâm sự người tráng sĩ trước vận nước
không hề có một bài nào có thể so sánh được với bài
Cảm hoài của tráng sĩ thi nhân Đặng Dung của chúng ta, kể
cả thơ của Tô Đông Pha, thi nhân rất nổi tiếng đời Tống.
Có lẽ cả trong dòng Thất ngôn bát cú này, một bài khác
có thể để bên viên ngọc quý này là bài Hoàng hạc lâu
của Thôi Hiệu, tuy nhiên tâm sự của Thôi Hiệu lại là dòng
tâm sự thương nhớ quê hương. Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu
thật khó mà so sánh được với Cảm hoài của Đặng Dung
cả về nội lực văn chương, cả về nhãn quan lẫn văn phong.
Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu đã được đề cập nhiều
tại Việt Nam, nay tôi không bàn về Hoàng hạc lâu của Thôi
Hiệu nữa vì xem như khách thơ đã biết; nay tôi tập trung
bàn về bài Cảm hoài của Đặng Dung mà thôi.
Thơ văn của
Đặng Dung chỉ còn lưu lại chỉ mỗi một bài Cảm hoài.
Đó là một bài thơ mà tám câu thẩy đều xuất sắc, mỗi
câu là một trang sử, (...) . Danh sĩ Lý Tử Tấn người đồng
khoa tiến sĩ với Nguyễn Trãi, là phó soái Tao Đàn Nhị Thập
Bát Tú thời vua Lê Thánh Tông, vào giữa thế kỷ XV, khi nhận
Xét về bài thơ này, Lý danh sĩ phê "phi hào kiệt chí sĩ
bất năng" (nếu không phải là người hào kiệt ,tráng
sĩ thì không thể trước tác nổi).
(...)
Xin các bạn
hãy cùng tôi, chúng ta cùng đọc kỹ lại thơ ông để xem
lời bình của danh sĩ Lý Tử Tấn đúng đến mức độ nào,
và tiện thể cũng để xác định cho chắc một lần cuối
rằng, trong thể Thất ngôn bát cú nói về khí phách tráng
sĩ không bài nào qua mặt nổi bài Cảm hoài của Đặng Dung
tài danh của Việt Nam chúng ta. Để có thể thưởng ngoạn
cho tận hết "cái hay " của bài trên, xin khách thơ cùng laiquangnam
đọc lại lịch sử cũng như các huyền thoại thoại dân gian.
. Quỳnh Chi :
Trời
về chiều, cảnh vật chung quanh mỗi lúc một chìm vào bóng
chiều đang mờ tối dần. Viên cảnh sát chợt cảm thấy nơi
người đàn ông đang đi trên con đường vắng vẻ thưa thớt
bóng người kia có một vẻ gì bất thường, bèn lên tiếng
gọi:
-Này ..này..
Tức thì,
người đàn ông ấy quay lại, nhưng không hiểu vì sao anh ta
lại xanh mặt, ra chiều hết sức hoảng hốt, rồi bỏ chạy.
-Tên này
khả nghi thật ! Đứng lại nào!
Viên cảnh
sát đuổi theo mãi mới bắt kịp người đàn ông. Anh ta vùng
vẫy kháng cự .
-Cái gì
mới được chứ ! Tôi có làm gì đâu nào mà sao lại bị
đuổi theo ?
-Là vì mi
bỗng dưng bỏ chạy. Nghe cảnh sát gọi mà bỏ chạy ắt là
phải có lý do gì !
Vị
thiếu chủ nghe Muso nói một cách ung dung tự tại như thế
thì sắc mặt lộ vẻ mừng rỡ, hết lời cảm ơn. Một
lát sau, tất cả mọi người trong nhà ấy cùng với bọn người
làng ở nhà trên, sau khi nghe gia chủ kể lại những lời ân
cần tử tế của Muso thì ai nấy đều tới để ngỏ lời
cảm ơn Muso. Sau đó, gia chủ lại nói:
-Thưa sư
ông, để ngài ở lại một mình thật tình là chúng tôi cũng
rất ái ngại, nhưng đã đến lúc chúng tôi phải ra đi. Theo
lệ của làng này, không ai được ở lại nhà đến quá nửa
đêm. Trong lúc không có chúng tôi ở cạnh ngài, xin ngài hãy
hết sức thận trọng giữ mình. Trong lúc chúng tôi vắng nhà,
nếu có điều gì lạ xảy ra thì sáng mai khi trở về, chúng
tôi sẽ xin phép được nghe ngài kể lại cho biết.
*
Chẳng mấy
chốc mọi người đều rời nhà ra đi, chỉ còn một mình
Muso ở lại trong căn phòng có đặt thi hài. Trước thi hài
là những đồ cúng như vẫn thấy trong mọi tang lễ. Có một
ngọn đèn nhỏ leo lét cháy. Muso cũng đã tụng xong bài kinh
cầu siêu cho người chết. Xong xuôi đâu đấy, Muso bắt đầu
ngồi thiền, trầm tư mặc tưởng rất lâu.. lâu lắm..Muso
vẫn còn ngồi yên. Trong ngôi làng nhỏ không còn ai, chẳng
có một tiếng động nào...
- Bẻ cành hả
!
Tôi nghe
rõ mồn một giọng nói ấy ở ngay trên đầu tôi. Tôi vịn
thân cây đứng lên, đưa mắt đã bị hoa cả lên nhìn quanh
tìm nơi phát ra giọng nói ấy. Ồ, tôi bỗng thấy lạnh cả
sống lưng. Một con khỉ từ trên vách núi sáng rực dưới
ánh nắng mai, đang chậm rãi tuột xuống. Tất cả những gì
lâu nay ngủ yên trong tôi, bỗng nhất loạt sáng lóe lên.
- Xuống
đây nào. Tớ làm gẫy cành đấy
- Cây ấy
là của tớ.
Hắn từ
trên vách đá tuột xuống, trả lời tôi như thế, rồi tiến
về phía miệng thác. Tôi bèn thủ thế. Hắn nhíu mày làm
cái trán bóng lưỡng nhăn lại thành nhiều nếp, đưa mắt
nhìn chòng chọc bộ điệu của tôi, rồi cười nhe hàm răng
trắng nhởn. Cái cười của hắn làm tôi cáu tiết. Tôi hỏi:
- Nhìn tớ
buồn cười lắm sao ?
Hắn đáp:
- Ừ, buồn
cười lắm. Đằng ấy vượt biển tới đây hả.
- Ừ.
Tôi vừa
nhìn những gợn sóng nước từ phía miệng thác đang sủi
lên rồi không ngớt lan xa vừa gật đầu trả lời hắn. Tôi
đang hồi tưởng lại lúc còn phải giam mình trong cái thùng
gỗ chật hẹp tù túng.
. Quỳnh Chi
:
Mưa
xuân
Sáng nay
lất phất mưa xuân
Cúi
đầu lặng lẽ âm thầm tiễn đưa
Những
cành rũ xuống trong mưa
Đài
hoa ở lại còn ngơ ngác buồn
Nửa
khuya gió tạt mưa tuôn
Thương
hoa bạc mệnh trời buồn phải không ?
Nguyện
xin khi đã lìa trần
Thành
ngôi sao sáng về bên đỉnh trời
Quỳnh
Chi (Ngày mưa, 14/4/2009)
Sóng Việt Đàm Giang :
Nếu
ai có dịp đi thăm Washington D.C. chắc chắn không thể nào
không đi ngang hay thăm viếng Đài Kỷ Niệm Washington với một
obelisk rất cao.
Đài kỷ niệm Washington cũng
là đài có obelisk đầu tiên mà người viết được có dịp
chiêm ngưỡng tận mắt vào năm 1977. Rồi trong thời gian hơn
ba chục năm kế tiếp, người viết đã có dịp được thấy
từ một obelisk gốc Ai cập ở công trường La Concorde , Paris,
Pháp trong chuyến thăm viếng Paris, một obelisk ở Central Park,
New-York City, NY; đến một số obelisk dựng rải rác tại một
số công trường ở thành phố Rome, Italy; và gần đây hơn,
một số obelisk ở Cairo, Luxor -Ai cập, và một obelisk ở Caesarea
- Israel vào cuối năm 2008.
Nguồn gốc và lịch sử một
số obelisk cổ trên thế giới là đề tài cho bài viết này.
. Quách Giao
(sách):
Viết
về bạn mình chỉ cốt ghi lại những gì bạn nghĩ và viết.
Nhất là cách sống của bạn. Mình không có ý định viết
lời nói đầu song nỗi niềm thương nhớ không nguôi nên mình
đành trích nguyên bài bình thơ Như Sương của bạn:
Đọc
Bài Như Sương
"Đây là
một bài thơ tư tưởng trong khung cảnh của cuộc đời. Cảnh
bình minh có sương lóng lánh trong lòng hoa. Nhìn vào giọt sương
nhà thơ chợt thấy hình bóng mình. Sương và người cùng có
một cảm giác như nhau:
Lòng
hoa
đọng ngọc
lung linh
thõng tay
soi mặt
thấy mình
như sương.
Cả vũ trụ
được thu vào trong giọt sương. Bình minh cũng là vũ trụ.
Lòng thi nhân hòa cùng với cảnh bình minh. Đẹp và trong sáng,
trẻ trung. Sương đọng trong lòng hoa, cuộc đời chứa trong
bình minh.
. Lê Văn Tâm
Đất
là một đối tượng rất quen thuộc, rất bình thường đến
nổi không gợi được sự chú ý, sự hấp dẫn hoặc thú
vị nào. Rất nhiều người nghĩ rằng sự quan tâm và bình
luận về đất là vấn đề riêng của mọt số người có
liên hệ đến các nghành nghề và lãnh vực như nông lâm nghiệp,
địa chất, thổ nhưỡng... Với họ "tấc đất tấc vàng"
chỉ là một giá trị "lý tưởng" trong mối tương quan giữa
"ruộng và đất" như một câu ca dao đã ví von: "Ai ơi đừng
bỏ ruộng hoang, Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu"
Quan điểm
này tuy phổ biến song rất hời hợt. Nhiều kinh nghiệm lịch
sử và bằng chứng cụ thể đó đây khắp thế giới đã
xác định rằng có những giai đoạn và hoàn cảnh, để bảo
vệ và duy trì sự no ấm và nền độc lập của quốc gia,
sự bảo vệ đất phải được nâng lên hàng đầu và mối
quan tâm về đất phải được trở thành mối quan tâm chung
(Từ đất dùng ở đây xin hiểu là lớp đất mỏng trên cùng
của mặt đất, giàu chất dinh dưỡng hữu cơ, nơi mà giới
động vật và thực vật phát triển hoàn chỉnh, phong phú).
Sau đây là
một số lý do khiến phải suy nghĩ về tình trạng tổn thất
đất đai tại Việt Nam và về sự cấp bách cần có kế hoạch
với chương trình đầu tư để bảo vệ nó:
. Laiquangnam
:
Ba
khuôn mặt lớn về dân tộc học của đất nước tôi đã
để lại trong lớp hậu bối "tỉ như chúng tôi" nhiều ngưỡng
mộ đó là các ông Toan Ánh ( miền Kinh Bắc ), Sơn
Nam (miền sông nước Nam bộ ), Nguyễn Văn Xuân (
đất Quảng nam ). Nguyễn Văn Xuân, Sơn Nam thì đã ra đi, nay
chỉ còn mỗi cây đại thụ Toan Ánh lặng lẽ ở tuổi 95
như một chứng nhân.
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc
miền Bắc nước Việt Nam, Đời Hồng Đức ,triều Lê gọi
là Kinh Bắc. Miền đất Kinh Bắc là vùng đất địa linh nhân
kiệt, quê hương của Kinh Dương Vương và tám đời vua Nhà
Lý, nơi hội tụ của kho tàng văn hoá dân gian, nơi có làng
tranh dân gian Đông Hồ; nơi đó là quê ngoại của thi hào
Nguyễn Du.
Trong suốt chiều dài lịch
sử dân tộc từ khi lập quốc cho tới cuối thế kỷ19, vùng
đất văn vật này đã cống hiến cho đất nước 17 trạng
nguyên và 622 tiến sĩ . Toan Ánh là người con xuất sắc của
quê hương này.
.
Nguyễn Xuân Quang :
. Gerorges
Nguyễn Cao Đức :
A
la fin de ce mois de février, ou au pire au tout début de mars, doit
démarrer la raffinerie de Dũng Quát, la première de ce genre au Viet
Nam, premier pas vers une vraie politique nationale du pétrole. En effet,
et à ce jour, le pays doit importer le pétrole raffiné, et doit vendre
du brut, ce qui n’est pas satisfaisant, le produit fini étant toujours
plus intéressant financièrement, et apportant un minimum de maîtrise
du cycle pétrolier, début d’indépendance en ce domaine.
On ignore
parfois que le Viet Nam est le 3è producteur de pétrole en Asie du Sud-Est
désormais, avec plus d’une cinquantaine de champs pétrolifères sous-marins
existants, sur lesquels une dizaine de sites d’extraction fonctionnaient
déjà en 2006 (une vingtaine en 2008-2009), débitant près d’un demi-million
de barils quotidiennement, dans les eaux relevant de la souveraineté vietnamienne.
Ce qui agace quelque peu la Chine, pays dont le développement effréné
entraînant des besoins pétroliers énormes a expliqué son invasion des
îles côtières vietnamiennes manu militari récemment...
LaiQuangNam giới
thiệu :
Mạnh
Giao
孟
郊
Mạnh Giao
là nhà thơ Đường thuộc trường phái khổ ngâm. Thơ ông
cô đọng, ông tài hoa trong dòng ngũ ngôn và tuyệt cú. Bài
Du tử ngâm sau đây là bài nổi tiếng nhất của ông. Bài
được viết sau khi ông nghe lời mẹ thử thi tiến sĩ lần
nữa (lần thứ ba), lúc ấy ông đã 46 tuổi và mẹ ông đã
đúng, ông thi đỗ lần này. Mãi đến năm 50 tuổi, ông mới
được bổ đi nhậm một chức quan nhỏ là huyện úy Lật
Dương, tình Giang Tô; tại đây trong những ngày đầu nhậm
chức, khi suy nghĩ về việc rước mẹ hiền lên; lòng thương
nhớ mẹ và bài thơ này được khai sinh.
Du tử
ngâm
Từ mẫu
thủ trung tuyến
Du tử thân
thượng y
Lâm hành
mật mật phùng
Ý khủng
trì trì quy
Thuỳ ngôn
thốn thảo tâm
Báo đắc
tam xuân huy.
Trần Xuân
An :
Nhiều
nhà nghiên cứu đã đi đến một kết luận: Đạo Phật là
một tôn giáo vô thần. Tuy nhiên, như bất kì kết luận khoa
học nào, nó có thể là điều rút ra từ nhiều luận cứ,
luận chứng được khảo sát ở nhiều mức độ khác nhau.
Khảo sát một cách nông cạn, không bao quát hết mọi vấn
đề hay khảo sát một cách sâu sắc, đi vào cốt tuỷ đối
tượng nghiên cứu, người ta đều có thể đi đến kết luận
giống nhau, mặc dù là kết luận non nớt hay kết luận già
dặn! Vì thế, giá trị của kết luận còn tuỳ thuộc vào
quá trình, công phu nghiên cứu, chiêm nghiệm.
Cũng kết
luận như thế, Đạo Phật là một tôn giáo vô thần, nhưng
luận cứ, luận chứng của tôi, tuy qua một vài bài tiểu
luận và nhiều bài thơ, chương đoạn tiểu thuyết trước
đây, chắc chắn là một phát kiến rất riêng. Nhưng tôi cũng
không thể ngừng lại ở đó, không đào sâu vào phát kiến
của mình, củng cố thêm kết luận đã nêu. Và thật không
yên tâm chút nào, nếu không xác lập giới hạn khái niệm,
thế nào là “vô thần”, theo nhận định của mình.
|
Những
bài đưa lên ngày 08/05/2009
.
Nguyễn Dư :
Ngày
nay, hầu như khắp nước Việt Nam chỗ nào cũng dùng đèn
điện. Nhớ lại, mới ngày nào...
- Chờ độ
năm phút, Dung cũng ngồi dậy. Nàng sang phòng khách. Một tên
người nhà ủ rũ ngồi ngủ gật trên một cái ghế tràng
kỷ, dưới một ngọn
đèn măng sông đã tối một nửa
búp đa, vì cạn dầu. Qua phòng khách, Dung đẩy cửa vào buồng
mẹ thì thấy mẹ đã ngủ kỹ. Nàng khêu nhỏ ngọn đèn
dầu ở bàn rồi rón rén quay ra.
Dung tìm bao
diêm ở ô kéo, đốt một cây đèn hoa kỳ lên, tắt
phụt ngọn lửa ở đèn dầu xăng. Nhìn ra sân, thấy
trời tối om, Dung bèn bỏ bao diêm vào túi (...). (Vỡ đê
(1936),
Tuyển
tập Vũ Trọng Phụng, tập 2, Văn Học, 1987, tr. 198).
Vũ Trọng
Phụng kể tên nhiều kiểu đèn của những năm 1930. Đèn
măng sông (manchon) thì rõ ràng là đèn của Pháp.
Nhờ cái tên gọi. Còn
đèn hoa kỳ? Hoa Kỳ... là Mỹ,
vậy đèn Hoa Kỳ là đèn của Mỹ sao?
...
. Thu Tứ
:
Theo
Vũ Bằng thì phở lên tới đỉnh đâu vào khoảng năm 1952.(1)
Ðỉnh nghệ thuật, tất nhiên.
Phở bò ra
đời và trưởng thành trong cái thời thịt bò hiếm nhưng
không hiếm lắm, nghĩa là trong cái hoàn cảnh khó mà không
quá khó. Tới mức nào đó thì "cái khó bó cái khôn": ít thịt
quá thì không thể nấu nên phở "đúng nghĩa". Còn nếu ít
mà không quá, thì cái khó chẳng những không bó, nó lại kích
thích cái khôn: chỉ một lượng vật liệu khiêm tốn mà nên
tuyệt phẩm. (Dĩ nhiên phở bò không phải là món ăn ngon đầu
tiên của người Việt Nam. Lịch sử dân tộc đầy dẫy những
thời vật chất khó khăn, chắc chắn trong thời nào ta cũng
sáng chế được các món ngon. Ta "khôn" lâu lắm rồi, chứ
đâu phải đợi đến khi loay hoay nấu phở mới bắt đầu
khôn!) ...
.Cát
Hoàng :
Tuần
qua Nhà báo Phan Lữ Hoàng Hà rũ về quê An Thạnh - Thạnh Phú
chơi cùng Đoàn Truyền hình Cần Thơ làm phim về "Những ngày
xưa thân ái", nhưng đi không được lòng mình tiếc hùi hụi,
bất chợt nhớ mùa sa mưa giông cùng bài hát đồng dao: Trời
mưa trời gió đùng đùng
Cha con chú
Thùng đi lượm cức trâu,...
Cố
hương cố quán cố nhân
đó đi đây
ở dững dưng… vui buồn.
Đó với đây
mặt tạn mặt tay trong tay mà ngở trong mơ, chuyện tưởng
dững dưng mà hồn xuyến đọng. Đó đưa tía về khóc với
cố hương: "Con chim khách mở góc ký ức khơi ngõ lòng thơm
miền nhớ/Sóng Hàm Luông khuấy bến đứng khua nhịp chiều/Cầu
Rạch Miễu dợn nước sông Tiền dựng bóng cha bạc tóc/Cố
hương!/Cố hương!/Nghe tiếng cội nguồn vọng xác lá loang
ngân… ("Khóc với cố hương" - HTK) mà đây hổng có duyên
thấy nước mắt chảy....
Có
một làng quê nghèo mà đẹp nằm bên bờ Sông Cửa Đại (còn
quen gọi là sông Tiền); làng mang tên Bến Cát. Bến Cát
lắm cát, đã có thời người qua đường đi chân trần khi
trưa hè thường phải cắm đầu cắm cổ chạy một đoạn
để trú chân vào bóng cây mà thấy chân còn bỏng rát. Làng
cũng lắm vườn cây cho bọn học trò con nít tha hồ leo
trèo nhẳn nha mãng cầu, mít, xoài, khế, ổi,…Nhưng khoái
nhất có lẽ là món duối - thứ trái ngòn ngọt, thơm thơm
vừa có dư vị đăng đắng, chua chua, chát chát ăn từ trưa
tới chiều còn đa đã cái miệng; cây duối thì bự chảng
ông cả, nhánh dai dẽo, leo lên cao nằm vắt võng ngắm tư
bề nhà cảnh lại càng ngon càng sướng....
. Nguyễn Văn Trần :
Chúng
ta ai cũng biết miền Nam Việt Nam chạy dài tận mũi Cà Mau
thành hình theo bước Nam tiến của tiền nhơn .
Năm 1658,
di thần nhà Minh , "Phản Thanh phục Minh", với 3000 quân tinh
nhuệ, với chiến thuyền và võ trang hùng hậu, đến Thuận
Hóa để xin được Chánh quyền Việt Nam giúp đỡ. Chúa Nguyễn,
Hiền Vương, nghĩ nếu từ chối và đuổi đi, thiø đám tàn
quân nầy vì cùn đường có thể đánh phá ta, nên tiếp đãi
niềm nở, còn khoản đãi, phong chức và cho phép vào phía
nam khẩn hoang, lập nghiệp ở Biên Hòa, Cù Lao Phố, và Định
Tường với lời chỉ dẫn "đó là vùng đất mới của ta".
Trần Thắng
Tài và Dương Ngạn Địch là hai tướng nhà Minh chỉ huy lực
lượng hải thuyền di tản về phương nam với lòng mưu cầu
phục Minh sau này .
Tướng Trần
Thắng Tài vâng lệnh Chúa Nguyễn dẩn một đoàn quân với
chiến thuyền đi về vùng Biên Hòa để khai phá và định
cư lập nghiệp. ...
.Việt Hải
:
Ngày
cuối tuần tôi đến thăm cậu tôi, cô em họ học được
món ốc len xào dừa, tôi được dịp nhâm nhi món này mà lòng
bồi hồi nhớ quê hương, nhớ bến Ninh Kiều ngày xưa lắm.
Minh Châu, cô em họ tôi nhắc tôi viết về loài ốc hay món
ốc. Hôm nay tôi muốn cô đọng ý tưởng về một loài ốc
có hình thể cấu trúc hay dáng vẻ rất xinh đẹp và rất
"bắt mồi", đó là ốc len. Đặc biệt là món ốc len xào
dừa, do Minh Châu ở Newport Beach tiếp đãi hôm nào, em họ
tôi một người phụ nữ rất đảm đang về bếp núc...
. Trần Mỹ
Thanh :
Tôi
sang Mỹ đã lâu mà sao tâm hồn lại còn để lại ở một
góc nào đó ở quê hương. Mầy hôm nay Cali trời mưa, tôi
nhớ quê nhà. Ở Việt Nam khi trời mưa cho không gian ẩm ướt,
để cây cối xanh tươi. Một loài tôi còn nhớ là rau càng
cua. Xin tặng bài đến các đồng hưong Kiên Giang của tôi.
Rau Càng Cua
là loại rau dân dã, bình dị, hầu như hiện diện khắp quê
hương nước Việt, vùng địa phương nào cũng có. Rau càng
cua mọc tự nhiên như rau sam và mọc nhiều vào mùa mưa khí
hhậu ẩm ướt. Mùa nào người dân cũng có rau càng cua. Loại
rau này mọc thấp, chỉ cần rảo quanh sân vườn, hàng hiên
bên nhà là có thể hái được rau một cách dễ dàng. Người
dân nông thôn hay thành thị đã ăn gỏi rau càng cua rồi thì
hầu như nó sẽ được ưa thích....
|
Văn
học - Luận - Tư tưởng - Thời đại -Ngữ Văn |
. Thảo Đường
Cư Sĩ Trần Văn Hải Minh :
Ở
nước Trung Hoa, từ thời Chu, Tần, (trước Chúa giáng sinh)
có rất nhiều học giả ra đời, mỗi nhà đều có viết sách,
trình bày học thuyết của mình, với mục đích sửa đổi
chế độ, mong đem lại hạnh phúc ấm no cho con người.
Số học
giả ấy không phải chỉ một vài người, và số tác phẩm
viết ra không phải chỉ một vài cuốn, cho nên mới gọi là
Bách Gia Chư Tử, hay gọi một cách giản dị hơn là Chư Tử.
Người xưa
cũng gọi Chư Tử là các tác phẩm của những nhà học giả
ấy viết ra. Danh từ này được thấy dùng đầu tiên trong
pho sách Thất lược....
. Cao Xuân Tứ
:
Thực tình tôi do dự
trước khi viết bài này bởi vì tôi nghĩ rằng muốn bàn chuyện
khoa cử ngày xưa trước hết mình cũng cần có tí vốn liếng
chữ Hán (để tra khảo sách Hán Nôm qua văn bản gốc mỗi
khi cần) ít ra như cỡ ông Trần Văn Tích, mà tôi lèm nhèm
chỉ biết dăm ba chữ loại "tam tự kinh". Thêm nữa lại có
vấn đề "hồi tỵ" khi phải đề cập tới những chuyện
liên quan đến họ hàng xa gần, dù là chuyện khoa cử lăng
nhăng. Nhưng rồi nghĩ lại biết đâu những dòng tản mạn
dưới đây có thể giải đáp phần nào một vài thắc mắc
có tính cách văn bản học. Không biết chữ Tàu, chữ Nôm
thì nhờ người khác đọc, dịch hộ, chẳng chết ai! Và cũng
mong rằng các nhận xét cụ thể, kinh nghiệm "thực địa",
chút khơi mào về tư liệu, có thể mở ra hướng nghiên cứu
mới, đem lại một chút thoáng mát vào một đề tài mà theo
tôi, rất là khô khan nếu không có ông...Tú Xương nhúng tay
vào một trăm năm trước!
Gần dây trên tạp chí
Hợp Lưu số 63 có bài viết của bà Nguyễn Thị Chân Quỳnh
ghi lại những kinh nghiệm, những khó khăn đã gặp phải trong
quá trình nghiên cứu chế độ thi cử tại Việt Nam thời
trước....
. Nguyễn Thị
Chân Quỳnh :
Vì
mục lực kém tôi không đọc được trên mạng nên đến bây
giờ, cuối tháng 3/2009, tôi mới được một người chuyển
cho bài "Sờ râu các cụ khảo quan" của ông Cao Xuân Tứ (CXT),
viết từ năm 2002, phê bình tôi sau khi đọc bài "Vì sao tôi
nghiên cứu Khoa cử" của tôi (Hợp Lưu số 63, năm 2002).
Bài dài tới
13 trang, chia làm 5 phần, song chỉ ba phần đầu có liên quan
đến tôi, phản bác ý kiến của tôi là
Quốc Triều Hương
Khoa Lục (HKL), mà tác giả là Cao Xuân Dục, đã chép sai.
Dựa vào ảnh của Salles chụp lễ Xường danh trường Hà Nam
khoa Đinh Dậu, mà Daney in lại một phần trong Quand les Francais
découvraient l'Indochine (Khi người Pháp khám phá ra Đông
Dương) tôi chứng minh CXD mới là Chủ khảo trường
Hà Nam khoa Đinh Dậu (1897) chứ không phải là Chủ khảo khoa
Giáp Ngọ (1894) như HKL đã chép....
. Trần Viết
Ngạc :
Tự
Đức là vị vua trị vì lâu nhất của triều Nguyễn (36 năm)
và trực tiếp lãnh đạo công cuộc chống thực dân Pháp.
Chỉ hai năm sau khi nhà vua băng hà, Kinh đô Huế thất thủ
(5/7/1885) và Pháp đã dựng lên vua Đồng Khánh để đối đầu
với vua Hàm Nghi.
Chính vì
vậy, vua Tự Đức phải gánh chịu trách nhiệm về sự suy
vong của nhà Nguyễn cũng như của đất nước, dân tộc.
Nhà vua nghĩ
gì về trách nhiệm đó? Ông đã lý giải thế nào về sự
bất lực trước nhiệm vụ đề kháng xâm lược?... Dụ
Tự
biếm là một bản tự phán xét qua đó sẽ giúp chúng ta
hiểu nhà vua, một số châu phê (trích từ châu bản) sẽ soi
sáng một phần nhân cách của nhà vua. Đó là nội dung khiêm
tốn của bài viết nhỏ này.
. Trần Xuân
An :
Khởi đầu một bài
nghiên cứu, Stephen O'Harrow
(2) đã bày
tỏ nỗi lo âu về nguy cơ rủi ro có thể gặp phải của các
nhà nghiên cứu sử học về giai đoạn cổ đại trước những
phát hiện mới của giới khảo cổ học. Điều đó chứng
tỏ việc nghiên cứu các tư liệu dã sử, các ghi chép đời
sau về thời kì hồng hoang, sơ khai của bất kì dân tộc nào
trong các bộ sử thành văn luôn luôn bị thách thức bởi các
di chỉ khảo cổ còn nằm đâu đó dưới lòng đất. Mặc
dù các công trình sử học có vai trò hướng dẫn, gợi ý
cho công tác khảo cổ, nhưng chính các di chỉ khảo cổ sẽ
được phát hiện một ngày nào đó lại có thể làm sụp
đổ các công trình sử học kia.
Tuy nhiên, nỗi âu lo ấy không
hề làm chùn bước các nhà khoa học lịch sử. Giai đoạn
huyền sử lung linh thời kì cổ đại vẫn luôn mời gọi,
lôi cuốn sự khám phá của họ. Và họ ý thức rõ rệt, rủi
ro nếu gặp phải, có thể khiến xô đổ công trình hàng trăm,
hàng ngàn trang sách của họ, lại là hồng phúc của khoa học
lịch sử...
. Nguyễn Tường
Bách :
Câu chuyện của tôi
muốn nêu ra là: "Những chuyển biến tâm linh hiện nay trong
xã hội có ý nghĩa gì".
1. Sự vật chất hóa: Từ "Không"
đến "Có"
Hãy tưởng tượng ta có ý
định viết thư cho một người bạn. Nếu ý định đó đủ
mạnh, nếu ta có thì giờ, có giấy có mực, lá thư đó sẽ
thành hình. Khi đó ý định của ta được vật chất hóa thành
lá thư. Lá thư có thân, có tâm hẳn hoi. "Thân" của nó là
giấy là mực. "Tâm" của nó là thông tin chứa trong lá thư.
Hãy lên cao hơn một tầng nữa
và xét thân thể chúng ta. Thân thể chúng ta, theo quan niệm
Phật giáo, cũng là một sự vật chất hóa của một dòng
năng lực có tính cá thể. Dòng năng lực đó, điều mà Phật
giáo gọi là dòng nghiệp lực hay dòng tâm thức, cũng cần
đủ mạnh, đủ tinh cha huyết mẹ, đủ nhân duyên, đủ điều
kiện, mới tái sinh trong thế giới loài người này...
.
Nguyễn Nam Trân ( dịch ):
Ngày
nay khi nói đến thơ Nhật, người ta chỉ nghĩ đến Haiku.
Điều đó không phải không đúng vì phạm vi phổ biến của
thể thơ này quá rộng lớn. Tuy nhiên, thơ Nhật hãy còn là
Ca dao cổ đại (Kayô), Hòa ca (Waka), Hán thi (Kanshi) và thơ
mới (Shintaishi) nữa. Trong đó, Hòa ca đóng vai trò quan trọng
nhất vì thừa hưởng dư ba của ca dao, tiếp nhận ảnh hưởng
cổ thi Trung Quốc, phản ánh từ rất sớm mọi khía cạnh
của tâm hồn người Nhật thông qua một vốn liếng kỹ thuật
tu từ phong phú. Cũng cần phải nói là nhờ Hòa ca (Waka) xưa
kia , ta mới có Đoản Ca (Tanka), Bài Cú (Haiku) ngày nay.
Việc giới thiệu thơ Hòa Ca,
tinh hoa của văn chương cung đình thời trung cổ, do đó trở
thành cần thiết để hiểu văn hóa Nhật Bản. Không thể
nào hiểu một cách thấm thía Murasaki Shikibu, Bashô, tuồng
Nô, kịch Kabuki, Tanizaki, Kawabata, ca nhạc mới... mà thiếu
kiến thức Waka.
. Nguyễn Nam
Trân ( biên dịch ) :
Truyện
thiền không những có tính tôn giáo, triết lý mà còn có giá
trị văn học cao. Nó mang ý nghĩa siêu hình, với hình thức
ngụ ngôn, bố cục giản lược, trào lộng, kết thúc đột
ngột, lại dùng những phương pháp tu từ đặc biệt như điệp
ngữ, nghịch lý, đa nghĩa, chữi để mà khen, buông thỏng
nửa chừng không kết thúc, lấy câu hỏi để trả lời câu
hỏi vv…Đó là đặc sắc của truyện thiền. Cho nên đọc
chuyện thiền là vừa học đạo vừa thưởng thức một
tác phẩm văn chương kỳ thú.
Tuy trong lòng
lúc nào cũng có một ngôi chùa làng, thời thơ ấu từng ngồi
một năm trên ghế trường Bồ Đề, lại từng giao lưu thân
mật với các bạn Phật tử tại Paris trong nhiều thập niên,
người biên dịch không phải là đệ tử nhà Phật, cũng chẳng
biết bao lăm về thiền. May mắn là cách đây gần bốn mươi
năm đã được chút kiến thức nhập môn qua những truyện
thiền đầu tiên được dịch ra tiếng Việt trong Tập San
Gió Nội (ở Pháp) in bằng ronéo. Gần đây, trên mạng lại
được thưởng thức bản dịch các tập Lâm Tế Lục, Bích
Nham Lục, Vô Môn Quan, Uyển Đăng Lục, Thập Ngưu Đồ… của
các cao tăng và chư hiền. Nhân vì muốn lợi dụng vị trí
của mình đang sống trên đất Nhật, nên chúng tôi mới thử
tìm hiểu xem các ông bạn láng giềng vốn có truyền thống
Thiền tông lâu đời này đã tiếp xúc với thể loại này
bằng cách nào.
|
Truyện
ngắn - Ký - Tạp văn - Biên khảo |
. Phạm Xuân
Hy :
Nhân
có người bạn già vong niên đến thăm tôi, ngày trời tháng
bụt, lại lún phún mưa rầm, ngồi trong nhà rỉ rải truyện
phiếm dông dài, gió trăng mây nước, lan man những truyện
cà kê dê ngỗng. Con hổ giấy. Con hổ thật. Con chồn con cáo.
Con chuột con gà. Lại biết tôi có biết đôi chút chữ nho,
anh bèn lấy bút viết ra mấy chữ dưới đây:
雞鷄
鸡 酉
KÊ
KÊ KÊ DẬU
Bảo tôi cắt
nghĩa và cho biết những sự tích liên quan đến gà. Bị hỏi
đột ngột, bất ngờ, nhất thời tôi tỏ ra lúng túng, đỏ
mặt, không biết trả lời bạn tôi ra sao. Vả, biển học
mênh mông, chữ nghĩa chập chùng, cái vốn chữ nho của tôi
cũng chỉ có giới hạn, nên không dám nói sằng nói bậy.
Tôi đành khất nợ với bạn. Xin cho tôi đựợc phép mở
sách ra đọc, và trả lời bạn sau.
Vì thế,
hôm nay mới có bài viết này.
. Phạm Vũ Thịnh
dịch :
-"Nhưng
cậu có biết Hazama là kiếm sĩ phái Mugai một thời đã nổi
tiếng là tay kiếm kiệt xuất trong toàn phiên trấn, chỉ có
một người có thể thắng được Hazama mà thôi, và đó là
Katagiri Munezo, không nào?"
-"Thế kia
à?".
Ogata thốt
lên, quay sang nhìn sững Munezo. Munezo thân người tầm thước,
dung mạo cũng không có gì hơn người, trông chỉ là một chàng
trai bình thường mà thôi. Mắt Ogata lộ vẻ ngạc nhiên.
-"Chính ta
đã chứng kiến trận thi đấu mà Katagiri đã thắng Hazama
ấy. Ba năm trước đấy chứ gì?"
-"Thưa, bốn
năm trước ạ". Munezo nhắc.
Tôi gặp
nàng trong một tiệc cưới của người quen, từ đó mà thân
nhau. Chuyện đã 3 năm trước. Tôi và nàng cách nhau đến gần
một con giáp, nàng 20, tôi 31. Nhưng mà điều ấy chẳng phải
là chuyện quan trọng. Đúng vào thời kỳ ấy, tôi có lắm
chuyện đau đầu, mà thật tình cũng không có thời giờ rảnh
để mà so tính chi li chuyện tuổi tác chênh lệch. Nàng thì
ngay từ đầu đã chẳng hề nghĩ đến chuyện tuổi tác, mà
lúc ấy, ngay cả chuyện tôi đã kết hôn cũng chẳng là vấn
đề. Có vẻ như nàng tin rằng chuyện tuổi tác hay gia đình
hay lương bổng cũng chỉ thuần túy là chuyện bẩm sinh, như
kích thước bàn chân, hay giọng nói cao thấp hay hình dạng
móng tay, nghĩa là những thứ có suy nghĩ đến cũng chẳng
làm gì được. Mà nghĩ cho cùng, như thế cũng có lý.
Nàng lúc
ấy vừa theo học kịch câm độc diễn ở một người thầy
nổi tiếng là ông gì gì đấy, vừa làm người mẫu quảng
cáo để sinh sống. Thật ra tính nàng không ưa chuyện phiền
phức nên rất thường từ chối công việc mà người đại
diện giới thiệu đến, do đó thu nhập quả thật chẳng bao
nhiêu. Có vẻ phần thiếu thốn về thu nhập của nàng đã
được bù đắp vào do hảo ý của vài người bạn trai. Tất
nhiên hư thực ra sao thì tôi không rõ. Tôi chỉ hình dung ra
thế từ vài khúc đuôi vụn vặt trong những lời nàng nói
ra mà thôi.
Diễn
văn của Murakami Haruki nhận giải thưởng Jerusalem của Israel
hôm 15/02/2009 :
Kính chào
quý vị. Hôm nay, tôi đến Jerusalem với tư cách tiểu thuyết
gia, nghĩa là một chuyên gia bịa chuyện. Tất nhiên, chẳng
phải chỉ có tiểu thuyết gia bịa chuyện mà thôi. Chính trị
gia cũng bịa chuyện, là điều ai cũng biết. Những nhà ngoại
giao và những tướng lãnh tùy lúc mà bịa chuyện trong giới
của họ, không khác gì những người bán xe cũ, hàng thịt,
hay thợ xây cất. Tuy nhiên, chuyện bịa của tiểu thuyết
gia thì khác với những giới khác ở chỗ chẳng ai phê phán
tiểu thuyết gia là vô đạo đức khi bịa chuyện cả. Mà
thực tế, tiểu thuyết gia càng khéo léo bịa đặt những
chuyện bịa càng to lớn và tinh xảo, thì lại càng được
quần chúng và các nhà phê bình khen ngợi. Tại sao lại như
thế?
. Quỳnh Chi
:
Thằng
nhỏ giúp việc Senkichi khép nép ngồi ngay ngắn phía sau người
nhân viên trẻ tuổi và cách người ấy một khoảng cách cho
phải phép, hai tay để trước bụng dưới chiếc tạp dề,
nghe mẩu đối thoại ấy thì nghĩ thầm "À, các bác ấy
đang nói chuyện đi ăn ở hiệu sushi đây ".
Trên phố
Kyobashi có hiệu S đồng nghiệp với hiệu cân của Senkichi.
Thỉnh thoảng Senkichi được sai chạy việc đến hiệu S, nên
gì chứ chỗ có hiệu sushi ấy thì nó biết rõ. Senkichi chỉ
mong chóng được trở thành nhân viên của hiệu, để cũng
được nói bằng giọng của người sành ăn như thế và có
danh phận hẳn hoi để có thể nghiễm nhiên vén chiếc màn
cửa nô-ren của hiệu sushi ấy mà bước vào.
. Nguyễn Nam
Trân ( dịch ):
Có
khách tới thăm. Hai chân chụm lại hướng về phía cửa ra
vào, mặt úp xuống, nằm sóng sượt. Khách đã chết.
Dĩ nhiên
A. không dễ gì ý thức ngay tình cảnh lúc ấy. Phải mất
một vài giây trước khi sự kinh ngạc làm hắn choàng ngợp.
Mấy giây đồng hồ đó như được phong kín trong một sự
yên tĩnh đến nghẹn thở, giống như tờ giấy trắng căng
phồng hơi điện.
Tiếp theo
đó, bao nhiêu vi ti huyết quản chung quanh vành môi A. bắt đầu
co rút thật gấp, đồng tử hắn mở banh, cảnh vật chung
quanh trắng bạch ra. Lỗ mũi hắn chợt trở nên rất thính,
ngửi thấy cả mùi da thịt còn tanh dậy lên. Người tên A.,
chủ nhân căn hộ số bảy trong chung cư M. này, như được
cái mùi ấy ùa tới đánh thức, run bắn lên và bắt đầu
hiểu được sự nghiêm trọng của tình hình. Một người
đàn ông không quen không biết, không ai cho phép, đã đến
nằm chết trong phòng hắn. Chỉ cần nhìn cánh tay phải bị
bẻ quặt một cách không được tự nhiên phía trên đầu
thì chẳng còn gì để nghi ngờ nữa, đúng là người khách
đó đã chết thật.
. Nguyễn Thị
Dị :
Chợt
người Tây già lên tiếng :
- Bà người
gốc gì ?
- Cha nội
ơi thật khổ cho con, hôm nay trúng mối ... Kim thầm nghĩ. Vẫn
tiếp tục kiểm soát những tờ báo, nàng hơi sẵng giọng
:
- Người
Việt Nam.
- Tôi đoán
không sai mà .
Một thoáng
ngập ngừng, người Tây già tiếp tục :
- Tôi cũng
là người Việt Nam như bà...
Nhà gare
Chaumont từ từ hiện ra, bánh xe sắt nghiến chạm đường
rầy kêu ken két, theo đà thắng tàu từ từ ngừng hẳn lại.
Hành khách đứng đợi dưới sân gare đông nghẹt nhưng người
xuống lại thưa thớt.
Thảo nhìn
mọi người đang cố chen chúc được đứng gần cửa toa xe
rồi sẽ lên trước để tìm một chỗ ngồi.
Trong đám
đông Thảo nhận ra một gương mặt Á châu...Một người đàn
bà cao tuổi, ước chừng hơn 70, đứng sau cùng, dáng người
thấp bé gần như bị che khuất trong đám đông những người
Tây phương to lớn. Đầu bà đội một chiếc mũ len màu xám
có chiếc đỉnh nhọn che phủ vầng trán bị giữ lại bởi
một cặp kính trắng, người khoác một chiếc manteau, tay phải
kéo một chiếc va ly có bánh xe lăn, trên lưng đeo một chiếc
túi khá đầy. Bà ngơ ngác nhìn mọi người, nhìn dọc theo
hàng cửa kính trên xe, ánh mắt bà chạm gặp mắt Thảo, bà
mỉn cười rồi lắc đầu như muốn nói " tôi không chen được
với mấy ông bà Tây này ...". Thảo cũng mỉn cười đáp lại
qua màn kính .
. Nguyễn Chính
:
Pho
sách bìa bọc vải đỏ, dày cả gang tay. Mỗi lần muốn giở
ra xem, bác Cả lại phải thắp hương khấn vái lầm rầm một
hồi. Tội nghiệp, sinh thời bác Cả để mắt đến từng
nhà trong họ tộc, nhắc nhở, uốn nắn, chỉ vẽ làm cái
này, làm cái kia, từ việc lớn đến việc nhỏ và không bao
giờ quyên cái điệp khúc: "Sách cụ dạy như thế, như thế...".
Cả họ chẳng một ai dám cãi. Khệnh còn nhớ, vụ mùa năm
ấy, cả làng Trái Cầu vừa ra khỏi trận đói vàng mắt do
nước lụt hai năm liên tiếp. Không ai dám cấy khu Đồng Lún,
vì sợ lại mất ăn. Bác Cả mở sách rồi nói với cả họ:
"Cứ Đồng Lún mà mần". Mưa thuận, gió hòa, mùa năm ấy
trúng to. Hôm cúng tổ cơm gạo mới, bác Cả phán một câu
làm họ nhà Khệnh ai cũng sướng cái bụng: "Nhờ sách, cứ
đà này chả mấy chốc mà lên thiên đường". Và pho sách
được cả họ coi như báu vật. Tiếng lành đồn xa.
Một hôm có người đàn ông đi giày đen, mang kính trắng,
tự giới thiệu là người của khảo cổ tìm đến, khẩn
khoản xin được mượn pho sách đem về giám định, nghiên
cứu. Nhìn khách lạ hồi lâu, khuôn mặt chữ điền cùng cái
cằm bạnh truyền thống của bác Cả đã lấm tấm mồ hôi,
đỏ như mặt giời. Không kể đến phép lịch sự, bác Cả
gầm lên như sấm:
- Láo ! Giám...giám
cái gì ? Cút !
. Trịnh Nguyễn
Đàm Giang :
Hình
một con rắn cuốn quanh một cây gậy đã từ lâu được coi
như biểu tượng của ngành Y. Tuy nhiên có một thời hình
hai con rắn cuốn quanh một cây gậy và trên gần đầu cây
gậy có một đôi cánh xoè ngang cũng đã được coi như biểu
tượng cho ngành Y.
Hiện nay
biểu hiệu một con rắn cuốn quanh một cây gậy là tượng
trưng chính thức của ngành Y. Hình hai con rắn cuốn quanh một
cây gậy có đôi cánh thường được dùng làm biểu tượng
cho những tổ chức, những sản phẩm liên quan đến ngành
y.
Bài viết
ngắn này nói về nguồn gốc và sự khác biệt giữa hai biểu
tượng cùng lý do đã gây nên sự lầm lẫn trong việc sử
dụng hai dấu hiệu này.
. Võ Quang
Yến :
Hằng
năm, ở Paris, nếu vào dịp lễ Nguyên Đán, những hội đoàn
người Trung Hoa tổ chức cuộc diễu hành có múa lân ở xóm
Tàu quận 13 ở Paris thì những người Ấn Độ vào dịp sinh
nhật thần Ganesha vào tháng Bhadrapada (tháng 8-9) cũng có làm
lễ Ganesha-Chaturthi không những ở nhà thờ Ấn giáo Sri Manicka
Vinayakar Alayam mà còn trên đường sá suốt xóm Chapelle quận
18. Năm ngoái 2008, lễ ấy nhằm vào ngày chủ nhật 31 tháng
8. Từ 11 đến 15 giờ đám rước bắt đầu từ các phố Philippe
de Girard, Perdonnet, Faubourg Saint-Denis, Marx Dormoy, diễu qua Ordener,
Barbès, Labat, Macadet rồi trở về lại Philippe de Girard. Dẫn
đầu là tượng một con voi đen bằng đồng thanh thường chỉ
được giữ trong nhà thờ. Theo sau là hai xe hoa trang hoàng sặc
sỡ, đầy hoa đầy trái, cung hiến cho thần Ganesha và thần
Skanda (em Ganesha), mỗi xe có hai sợi giây dài, to được các
tín đồ nam nữ xếp hàng kéo....
. Nguyễn Quý
Đại :
Mỗi
lần xuân đến rồi đi, để lại trong lòng người những
hoài niệm thương nhớ bâng khuâng. Tuổi trẻ sống với tương
lai, tuổi già như nắng chiều xế bóng hồi tưởng lại kỷ
niệm một thời đã qua. Gần 30 năm chúng ta sống kiếp người
lưu vong, với tuổi đời chồng chất thì lòng thương nhớ
cố hương và hướng về nguồn, nơi chôn nhau cắt rún càng
nhiều hơn và cảm thấy bất lực trước sự miên viễn
của
thời gian.
Nhìn lại
lịch sử Việt Nam trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, gần
một trăm năm nô lệ giặc Tây, hơn 20 năm chiến tranh máu
lửa, nhưng dân tộc Việt Nam đoàn kết chống ngoại xâm giành
độc lập và giữ gìn bờ cõi, không ai muốn rời bỏ quê
hương. Biến cố lịch sử ngày 30.4.1975 chấm dứt chiến tranh,
thống nhất đất nước nhưng hàng triệu người miền Nam
tiếp tục bỏ nước vượt đại dương đầy sóng gió hãi
hùng, bất chấp nguy hiểm đi tìm tự do...
. Từ
Vũ :
Cuộc
đời của Rousseau được chúng ta biết nhờ vào những tác
phẩm tự thuật phong phú của ông để lại trong đó tác phẩm
nổi tiếng nhất vẫn là Les Confessions - những lời thú nhận
. Khởi sự viết từ năm 1664, tác phẩm này có chủ đích
mang lại cho người đọc những hình ảnh thực sự về tác
giả và cũng để phản ứng lại với nhũng lời cáo buộc
của những người đối kháng ông. Rousseau nghĩ và rảo bước
đi, để tư tưởng của ông tự nẩy sinh theo cảnh trí bên
đường, những suy nghĩ của ông kết cấu, phối hợp để
trực diện với xã hội mà ông đang trốn chạy, đang kiếm
tìm miên viễn, một ngơi nghĩ không thể có được trong ông
; Tâm thần ông nhạy cảm, bốc lửa , đam mê, nghiêm khắc
và thượng võ, ông chỉ có thể đề nghị với thế giới
này không gì khác hơn là một đọan tuyệt toàn diện, Jean-Jacques
Rousseau đã bị từ khước và bị đuổi dồn về với chính
cái tôi (le moi),với nước mắt và với đức tính khắc khổ
của ông.
. Trương Thái
Du :
A
. Đặt vấn đề:
Ở phần
Ngu thư – Nghiêu điển sách Thượng Thư có câu:
申命羲叔,宅南交。平秩南为,敬致。日永,星火,以正仲夏。厥民因,鸟兽希革
Âm Hán Việt:
Thân mệnh Hy Thúc, trạch Nam Giao. Bình trật nam vi (ngoa ), kính
trí. Nhật vĩnh, tinh Hỏa, dĩ chánh trọng hạ. Quyết dân nhân,
điểu thú hy cách.
Dịch nghĩa:
“(Vua Nghiêu) sai Hy Thúc đến Nam Giao, quan sát mặt trời di
chuyển về phương nam, ghi ngày Hạ chí. Lúc ngày dài nhất,
sao Hỏa đầu hôm ở đỉnh đầu sẽ là ngày trọng Hạ (giữa
mùa Hạ). Dân ăn mặc quần áo mỏng, chim thú thay lông”.
Ở góc độ
nào đó, Nam Giao là một trạm quan trắc thiên văn. Theo công
bố của giáo sư Hà Nỗ , nhóm khảo cổ của Sở khảo cổ
thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc (IACASS) đã kết luận
di tích đàn tế tự kiêm đài quan sát thiên văn tại làng
Đào Tự, huyện Tương Phần, tỉnh Sơn Tây Trung Quốc nhiều
khả năng chính là đàn Nam Giao thời Nghiêu – Thuấn. Tuổi
di tích theo niên đại thiên văn xấp xỉ bằng tuổi đo bằng
đồng vị phóng xạ carbon là hơn 4000 năm.
Như vậy,
có chăng một truyền thống quan sát và định vị vùng đất
phương nam trên cơ sở hệ qui chiếu thiên văn cổ điển của
người Hoa Hạ?
Trước
và trong thời Hai Bà Trưng, tiên tổ của người Việt Nam hôm
nay gọi đất nước mình là gì? Đó là một câu hỏi khó.
Tuy vậy, tôi cũng tạm nêu ra từ “Âu Lạc”, trong đó Âu
là Đất, Lạc là Nước. Từ ghép “Âu Lạc” mang nghĩa là
đất nước hay xứ sở . So sánh hơi khập khiễng thì tổ
chức xã hội Âu Lạc khi ấy không khác mấy vùng đồng bào
thiểu số Tây Nguyên cách đây trên dưới 100 năm. Nếu người
Pháp từng kí âm “Đạ Lạch” thành Đà Lạt (nghĩa gốc
là nước của người Lạch, xứ sở của người Lạch) thì
người Hán cũng đã kí âm “Đất nước” thành “Âu Lạc”.
Chúng ta chỉ hình dung được: dường như Âu Lạc - Đất Nước
có qui mô lớn hơn Đà Lạt - Nước Lạch.
Từ Âu Lạc
xuất hiện lần đầu tiên trong Sử kí của Tư Mã Thiên. Song
nó hàm nghĩa rất rộng, đó là một khu vực bao la gồm Quảng
Tây, Quảng Đông và miền bắc Việt Nam ngày nay. Vương quốc
Âu Lạc nửa hư nửa thực gắn với An Dương Vương hầu như
chỉ là sự ghép nối vụng về các mảnh sử liệu rời rạc
có sau Sử kí.
Trên một
góc nhìn nào đấy thì nước Nam Việt của Triệu Đà cũng
có thể mang tên bản địa là Âu Lạc. Sử kí viết về nước
Nam Việt, nhưng luôn nêu rõ dân là dân Việt, tuồng như trong
thông nghĩa Bách Việt (hàng trăm / nhiều tộc Việt khác nhau
phía nam Trường Giang).
Vậy chủ
nhân của mảnh đất Việt Nam hôm nay có phải người Việt
không, hay Việt chỉ là một từ ngoại lai mà lịch sử trót
dùng.
. Bùi Thụy
Đào Nguyên :
Lưu
Bá Ôn (劉伯溫,
1311-1375) tên thật: Lưu Cơ (劉基
), một người có nhiều tài năng ở Trung Quốc. Ông không
những là người có công gầy dựng vương triều nhà Minh,
một trong những nhân vật có nhiều huyền thoại; mà còn là
người dám đề cao tư tưởng "quan bức, dân phản" đồng
thời là tác giả "Mại cam giả ngôn", một tản văn nổi tiếng
nhằm đả kích giới thống trị thối nát.
Thủ Huồng
(1) tên thật Võ Hữu Hoằng (? - ?), theo chuyện kể thì ông
là người châu Đại Phố (tức Cù lao Phố, Biên Hòa), huyện
Phước Chính, phủ Phước Long, nước Đại Nam (nay là Việt
Nam).
Chuyện Võ
Hữu Hoằng, sơ lược như sau:
Ngày xưa,
khoảng năm 1755, ở châu Đại Phố có một người tên là
Võ Hữu Hoằng.
Ông xuất
thân làm thơ lại. Trong hai mươi năm làm việc trong nha môn,
ông đã thu tóm được nhiều tiền của. Sau khi vợ mất sớm
lại không con, mà tiền bạc thì quá thừa thải, Thủ Huồng
xin thôi việc về nhà.
Đội
Có (? -?) tên thật là Nguyễn Văn Có. Trước năm 1975, ông
là một trong số người giỏi kinh doanh và giàu có tiếng ở
Sài Gòn.
Đội Có,
khoảng năm 1937, làm "mã tà" (cảnh sát) ở bót Tân Bình thuộc
xã Phú Nhuận, Sài Gòn.
Theo tài
liệu của ''Ban Nghiên cứu lịch sử quận Phú Nhuận'', thì
"Đội Có là tay sai của thực dân Pháp, nổi tiếng ác ôn
trong việc đàn áp người kháng chiến. Ông cũng là tay tư
sản chuyên cho vay ăn lời cắt cổ, có nhà đất cho mướn
ăn sâu vào hai bên đường Phan Đình Phùng (Võ Di Nguy cũ) đến
mấy trăm mét." (Dẫn lại theo Phan Thứ Lang, ''Sài Gòn vang
bóng'', Nxb TP. HCM, 2001, tr. 136).
Tư Mắt,
giới giang hồ gọi là Tư Đại Ca (?- 1929) tên thật là Nguyễn
Phát Trước (Vương Hồng Sển ghi Nguyễn Văn Trước), trước
là trùm du đãng vùng Sài Gòn - Chợ Lớn, kế đến là người
chỉ huy cuộc phá Khám Lớn Sài Gòn năm 1916 để giải cứu
Phan Xích Long, và sau cùng là Chưởng Nghiêm Pháp Quân, một
chức sắc cấp cao của đạo Cao Đài, Việt Nam.
. Việt Hải
& Mindy Hà :
Cần
Thơ là một thành phố lớn, sầm uất, một cửa ngõ ngó ra
cả vùng hạ lưu sông Cửu Long, và là trung tâm kinh tế, văn
hóa, một khu vực đầu não mang tính quan trọng về hành chánh,
quân sự, cũng như vị trí chiếnn lược, với những tuyến
giao thông vận tải trong toàn vùng, mà còn liên lạc với quốc
tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long và một vùng lãnh
thổ xứng đáng đại diện cho miền Tây để tiếp xúc và
giao thương đi những nơi khác.
Tôi thích ngân nga câu ca dao:
"Cần Thơ gạo trắng nước
trong,
Ai đi tới đó lòng không
muốn về"
Ý thơ gieo sự đồng thuận
trong tôi vì một vùng đất thiên nhiên ưu đãi trù phú, dân
cư đông đúc, mậu dịch sầm uất, và được gọi là vùng
Tây Đô dưới thời Pháp thuộc vào thế kỷ thứ 19.
. Trần Vấn
Lệ :
-
Tùy
Bút - Đói
Lòng Ăn Nửa Chén Cơm - Mãi
Mãi Sông Hương Nước Một Dòng - Cúi
Lậy Trời Cao - Gieo
Gió
. Trần Tuần
Kiệt :
-
Một
mùa xuân trở lại cho đời nghệ sĩ
. Phan Bá Thụy
Dương giới thiệu :
Thơ
Thy An được cấu trúc chặt chẽ, hài hòa và đầy nhạc tính,
với những nhân dáng, hình ảnh sâu đậm, mà Robert Bly và
nhóm thi hữu của ông như James Wright, Louis Simpson, William Stafford...
đã tận dụng, khai thác và được họ mệnh danh là "deep images".
Lời thơ dù mang sắc thái lãng mạn, trữ tình, hoặc cảm
xúc trước sông hồ, biển cả, núi non như được biểu tượng
hóa, đều luôn phảng phất, tiềm tàng tinh thần nhất quán
của một bản thể tính hoài niệm.
Thơ Trần
Vấn Lệ, vì thường viết liên tục nên có nhiều bài mới
nhìn qua, người không rành chia nhịp, ngắt câu, có thể ngỡ
anh làm thơ biền ngẫu, văn xuôi [poèm en prose]. Thí dụ một
số bài tiêu biểu tôi giới thiệu dưới đây: Tùy Bút: ngũ
ngôn, Đói Lòng Ăn Nửa Chén Cơm: lục bát, Mãi Mãi Sông Hương
Nước Một Dòng: thất ngôn, Cúi Lậy Trời Cao, Gieo Gió: bát
ngôn... thỉnh thoảng phá thể - chứ không phải hợp thể,
một đôi câu thêm bớt chữ cho câu tròn ý hoặc để nhấn
mạnh, truyền đạt nguồn cảm xúc....
Tuy viết đủ
thể loại, nhưng nghiệp dĩ chính của Kiệt vẫn là thơ. Anh
làm thơ rất nhanh có thể so sánh với chưởng môn Hà Thượng
Nhân, hay Bùi Giáng. Những trường thi ca chính của anh đã
viết như Bài Ca Thế Giới, Ngôi Đền Cổ, Trường Ca Đất,
Triền Miên Ngâm Khúc Hồng Hạc, Niềm Hoan Lạc Của Thần
Linh và Địạ Ngục, Lạc Đạo Thi...
có bài dài
cả ngàn câu.
. Trần Tư Bình
& Ngô Đình Học :
WinVNKey
là phần mềm miễn phí để gõ chữ Việt và chữ các nước
khác. Ngoài các chức năng giúp gõ chữ Việt được chính
xác hơn và nhanh hơn, WinVNKey còn có rất nhiều chức năng
mà các phần mềm khác chưa hỗ trợ hoặc có hỗ trợ nhưng
chưa hoàn hảo.
Bài này
xin được giới thiệu vài chức năng hữu dụng đặc biệt
của WinVNKey như sau:
- Sửa các
chữ biến dạng hoặc ô vuông trong email.
- Hoán đổi
chữ hoa/thường, chữ hoa đầu câu, đầu từ cho văn bản
chữ Việt.
- Tra dấu
Hỏi Ngã.
- Hổ trợ
bảng ký tự (Character Map) của Microsoft Windows và bàn gõ chữ
Unicode.
- Hoán chuyển
bảng mã (bộ chữ) tiếng Việt cho văn bản trơn (plain text)
và văn bản định dạng RTF (rich text format).
|
Cổ
Văn
Thơ cổ
Trung Quốc
Phạm Vũ Thịnh
:
Hoài
thủy biệt hữu nhân / Trịnh Cốc (? - 896 ?)
Dương Tử
giang đầu dương liễu xuân,
Dương hoa
sầu sát độ giang nhân.
Sổ thanh
phong địch ly đình vãn,
Quân hướng
Tiêu Tương, ngã hướng Tần.
LaiQuangNam giới
thiệu :
Đây
là một trong 15 bài thơ Đường mà học sinh hai cấp lớp 7,
và 10 phải đọc hiện nay. Trong nền Giáo dục này , thầy
cô giáo phải lồng tư tưởng vào văn bản, không biết Quý
Thầy Cô có lồng đúng cảm xúc của mình không, lồng kiểu
nào, hay là quý thầy cô không thường được tiếp cận lịch
sử nước mình vì lý do nào đó ...., nay laiquangnam xin có vài
tư liệu gọi là đóng góp .
Quỳnh Chi phỏng
dịch :
Mai
thôn
Chỉ li mao
xá yểm thương đài
Khất trúc
phân hoa thủ tự tài
Bất hảo
nghệ nhân tham khách quá
Quán trì
tác đáp ái thư lai
Nhàn song
thính vũ than thi quyển
Độc thụ
khán vân thượng khiếu đài
Tang lạc
tửu hương lô quất mỹ
Điếu thuyền
tà hệ thảo đường khai
Ngô Vĩ Nghiệp
|
. Cát Hoàng
:
Chợ
hoa
Chợ hoa
vắng người bán hoa
Tội người
mua cũ xót xa đi tìm
Ai đời
ngộ quá trái tim
Đã sai nhịp
đập còn phiền người dưng
Bán hoa ai
bán nửa chừng
Chẳng sang
ngang mà mấy chợ xuân không về
Để người
mua cũ ủ ê
Chợ hoa
mòn gót ê hề chẳng mua
Chợ hoa
thiếu vắng trúc vua
Chợ xuân
đông
Mấy ai mua
xuân tình?
. Quỳnh Chi
:
Vạn
diệp thi
Xuân
về viết tâm tình lên vạn lá
Mỗi ngày
qua một chiếc lá chờ mong
Mỗi bài
thơ xanh biếc một chồi non
Dần chín
đỏ cuối mùa thu hồng điệp
Mùa xuân
tới trên cành mơ vạn diệp
Vạn tờ
hoa cho màu nắng đề thơ
Cho thi nhân
muôn ngọn bút măng tơ
Tô màu thắm
mưa xuân trong nghiên viết
Mùa xuân
đến gửi lòng vào lá biếc
Ướp hương
mai, nắng mộng với mưa mơ
Màu lá xanh
duyên hẹn ước đợi chờ
Nào đâu
biết thu vàng phai màu lá
Đông về
liệm dưới mấy tầng băng giá
Rữa tan
dần theo cát bụi thời gian
Hồn thơ
còn trong mạch lá lưu hương
Chờ duyên
kiếp tái sinh mùa xuân tới
Quỳnh Chi
(25/2/2007)
. Đỗ Thị
Minh Giang :
Phố
French Quarter, New Orleans ,LA.
Blue Jazz buồn
man mác New Orleans
Lữ khách
tha phương chân bước ngại ngần
Café DuMond*
thơm hương Beignets*
Hơi gió
nhẹ đưa nhạc vọng âm ngân .
French Quarter
mấy trăm năm còn đó
Đêm mộng
mơ dìu bước đôi tình nhân
Ngựa xe
xuôi ngược đèn vàng bóng đổ
Hoài niệm
xa xưa lòng chợt bâng khuâng .
Cổ xưa đền
thánh ST. Louis
Bền vững
phơi cùng bao gió sương
Mississippi
dòng uốn lượn
Ven sông
du khách ngắm chiều vương .
. Nguyễn Chính
:
Chốn
cũ
Nửa chiều
tìm về chốn cũ
Lang thang
như người mộng du
Chân trời,
hoàng hôn xuống vội
Quê xưa
liệu có người chờ ?
. Lê Huỳnh
Lâm :
Mảnh
Vỡ Ngày Mai
chuyến tàu
đêm băng qua
gương mặt
thành phố đẫm sương trong bộ dạng ngái ngủ
những cột
điện chạy về phía chân trời
vàng vọt
giấc mơ
giờ này
có thể em trùm chăn ôm nỗi nhớ
tôi lắp
ghép những mảnh vỡ ngày mai
hình hài
tương lai sẽ không còn nguyên vẹn
cuộc hẹn
bên bậc
thềm hoang
vắng bóng
người
hương loài
hoa trắng phảng phất
giữa hơi
mù
lời ru khuya
lọt qua từng khe cửa
đợi cơn
mưa từ phía những cánh rừng.
. Bùi Văn Bồng
:
NHỚ
ĐÊM TRĂNG KHUYẾT
Ai cài trăng khuyết vào thơ
Để lòng
tôi cứ ngẩn ngơ bên đường
Ai người đã nói lời thương
Để tôi
trở gối trên giường canh thâu
Tìm hoài cái ngủ về đâu
Đêm như
đêm ấy trên đầu khuyết trăng
Tôi như bị mất thăng bằng
Cầm tay
em ngón búp măng ngượng ngùng
Tôi rơi vào chốn mông lung
Là khi em
chẳng thức cùng đêm mơ
Hết khù khờ lại ngu ngơ
Dưới trăng
thổn thức đợi chờ bóng em
Giời sinh ra mái tóc đen
Sinh ra má
phấn hồng thêm nắng chiều
Lại sinh ra một chữ: YÊU
Để tôi
một bóng cô liêu nhớ người
Cái vầng trăng khuyết trêu ngươi
Bao năm canh
cánh đầy vơi nỗi lòng
Nhớ đêm thao thức chờ mong
Câu thơ
trăng khuyết ngược dòng lên mây.
. Hoàng Hoa :
BẾN
SÔNG XƯA
Người bỏ
đi bờ sông năm ấy
Con thuyền
quay mũi ngược thời gian
Lơ thơ lau
lách nhìn nhau gọi
Bãi vắng
bờ hoang cỏ ngút ngàn
Mái tranh
lên khói hoàng hôn tím
Giọt nắng
thơ ngây tiếc tháng ngày
Bâng khuâng
cánh mỏi chân trời lạ
Có chút
gì vương vấn ở nơi đây
Mộng đã
căng buồm theo gió đi
Bến sông
xưa có kẻ quên về
Chợt một
hôm nào quay nhìn lại
Xa lắm rồi
! Ơi một bến quê.
Ngã lãng
du thời quân thượng thiếu
Quân kim
hứa giá ngã thành ông *
Lặng nghe
tiếng hát bên sông
Đắng cay
giọt rượu lạnh lùng giấc xuân
Đêm
đêm đất khách
Kẻ ly
hương hoài vọng một thời xa
Đóm lửa
bùng lên dĩ vãng nhạt nhòa
Đâu
hơi ấm quê nhà bao năm cũ
Gió bắc
lạnh đã về đêm trăng mới
Ngựa Hồ
cũng đã đổi hướng đi
Cuộc đời
ta quên cả tuổi xuân thì
Đành lỗi
hẹn - Chờ em mùa Xuân tới.
. Trương Ngọc
Thạch :
TUỔI
GIÀ
Tuổi già
nhàn lắm, các cụ ơi!
Cầy cuốc,
hôm nay dẹp hết rồi.
Rộng rãi
thênh thang, nhà hai đứa,
Thoải mái
ra vào, đôi ta thôi.
. Tâm Minh Ngô
Tằng Giao chuyển ngữ:
-
Tôi
hát cùng bạn, Tự do ơi (Je chante avec toi, Liberté
/ G. Verdi )
. Trần Hạ
Tháp :
V
ề m ộ t l o à i c ó
c á n h
Chim
Biến thái
ngược
Đậu đất
Thành gia
cầm cánh nặng
Chạy và
đi
Vô nghĩa
bầu trời
Từ ấy
ký-ức-bay quên lãng
. Phan Bá Thụy
Dương :
1.
như một
vì sao lạc giữa sơn khê
nhìn trần
thế âm u màu chướng khí
người rũ
áo - xoa hành tinh, ứa lệ
gọi hồn
thiêng sông núi đến tự tình
đem hạt
nhân hòa, nhân ái kết tinh
âm thầm
cấy dưới đồng ngô, ruộng lúa
2-
rải thương
yêu, ngọt ngào trên đất khổ
tô màu xanh
cho biển rộng xanh thêm
điểm son
hồng trên môi má nhung êm
pha hương
sắc cho đời thôi u uất
3-
người quỳ
đó: cô đơn và trầm mặc
viết tâm
kinh mà tâm thức hắt hiu
tay khẳng
khiu hứng từng đợt nắng chiều
phủ trên
mộ, trên rừng hoang cô quạnh
có phải
người hóa thân làm ánh sáng?
soi rọi
tự thân, soi chiếu đêm mê
như một
vì sao lạc giữa sơn khê
. Hà Nguyên
Dũng :
.
|
[
Trở Về ]
|