.
Nguyễn Dư :
Trâu
của ta muôn màu muôn vẻ. Vàng, đen, trắng, đỏ, xanh. Nói
như vậy là nhầm hổ với trâu rồi ! Hổ có nanh có vuốt,
lại thạo luật rừng, làm cho thiên hạ phải sợ, phải tôn
thờ, tô vẽ màu mè. Còn lũ trâu nghễnh ngãng kia thì cần
gì phải tô hồng chuốt lục. Làm gì có chuyện trâu nhiều
màu !
Chàng không tin thì em giảng
cho mà nghe.
- Tục truyền nhà sư Không
Lộ dùng phép thu hết đồng của phương Bắc, bỏ vào một
cái túi, mang về nước đúc thành quả chuông lớn. Chuông
đánh lên, tiếng vang đến tận bên Tàu. Trâu con nghe tiếng,
ngỡ là mẹ gọi, liền chạy sang nước ta tìm mẹ. Đường
trâu chạy lún thành sông Kim Ngưu (Trâu vàng). Chỗ trâu
sục sạo tìm mẹ, đất bị sụp, tạo thành một cái hồ.
Đó là hồ Kim Ngưu (Hồ Tây ngày nay)..
. Thu tứ :
Nói phở không thôi,
gần như ai nấy đều hiểu là nói phở bò. Trong bát phở,
con bò "đá" bay con gà. Chuyện đáng lạ, vì thịt của con
gà nói chung "thân" với cái lưỡi Việt Nam hơn nhiều.
Ỷ có thịt thân, nó dám...
cục tác:
"Con gà cục tác lá chanh".
Ngoài gà, còn hai con nữa cũng
cả gan léo nhéo đòi gia vị:
... Con lợn ủn ỉn mua hành
cho tôi
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Bà ơi đi chợ mua tôi đồng
riềng".
Ðó, ba con thịt thuộc loài
cầm thú cơ bản nhất của ta. (Kể ra con vịt có "cạc cạc"
đòi gừng chắc cũng không đến nỗi bị bà mắng, nhưng nó
hay ở ngoài đồng, xa nhà. Mặc nó.) ...
. Thu tứ
Nói nguồn đạm chính
trong thực đơn truyền thống là cá thì bây giờ nghe khác
nào "mặt trời mọc ở phương đông". Ấy vậy mà mặt trời
xưa vốn không mọc ở phương đông, người Việt Nam xưa kia
vốn không ăn cá mà ăn ốc ăn cua!
Xưa đây không phải là thời
tiền chiến trong tiểu thuyết xã hội của Tự Lực Văn Ðoàn,
của Nam Cao v.v. đâu. Hồi đó tuy dân ta có mò cua bắt ốc,
có ăn bún riêu bún ốc (bây giờ vẫn ăn!) nhưng nguồn đạm
chính đã là các loại cá từ lâu lắm rồi.
Nói xưa đây là nói từ khoảng
mười mấy ngàn năm trước cho tới khoảng năm, sáu ngàn năm
trước, tức đại khái là cái khung thời gian tồn tại của
văn hóa Hòa Bình và văn hóa Bắc Sơn. Theo Chử Văn Tần, "cua
ốc (...) là nguồn thức ăn (...) chủ yếu (...) của người
Hòa Bình"(3). Theo Lê Xuân Diệm, đến thời văn hóa Bắc Sơn
"việc mò cua, bắt ốc hầu như vẫn (...) là hoạt động đem
lại nguồn thực phẩm quan trọng. Tàn tích của loại động
vật nhuyễn thể này hầu như tràn ngập (...) các di tích cư
trú"(4). ...
. Thu tứ
... người Việt Nam
không đợi đến lúc có chùa Một Cột, có chùa Bà Banh mới
biết trầm trồ cái khả năng kỳ diệu của sinh thực khí.
Dương vật - âm vật và hành vi giao phối đã hiện diện trong
nhiều nghi lễ dân gian từ rất lâu ở khắp Đông Nam Á. Trường
hợp người Việt cổ, hình ảnh bốn cặp trai gái đang giao
hoan trên nắp thạp Đào Thịnh là một bằng chứng. Có lẽ
cũng từ rất sớm, tín ngưỡng phồn thực ở Bắc bộ đã
phát triển theo hướng nhất định.
Linga-yoni tiếng Việt
xưa là nõ-nường. Nõ có nơi gọi là dò (hội cướp dò ở
xã Gia Thanh, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú). Theo Viện Văn
hóa Dân gian [6], ở trung du và đồng bằng sông Hồng từng
có rất nhiều lễ hội cổ truyền mà nội dung liên hệ chặt
chẽ với tục "thờ" sinh thực khí. Đa số những lễ hội
này tập trung tại Phong Châu (nơi có đền Hùng). Số còn lại
rải rác ở các tỉnh Hà Bắc, Hà Tây, Hải Hưng v.v., nghĩa
là hầu khắp xung quanh Hà Nội.
Nõ-nường khác
linga-yoni...-
Có
thần và thần
.Cát
Hoàng :
Mỗi
Quốc gia hoặc vùng, miền ngày Tết đều mang đặt trưng riêng.Ở
đây chỉ xin ghi lại đôi nét cảm nhận về phong tục Tết
Việt Nam mang đặc thù ở miền Nam nói chung và của Bến Tre
nói riêng.
Ngay từ
tháng chạp bà con mình đã tất bật chuẩn bị đón Tết.
Hộ buôn bán lo trữ bánh mứt, trà rượu, áo quần,... để
phục vụ; hộ nông thôn lo thu hoạch mùa vụ lúa, khoai, cây
trái,... và mọi người cùng chuẩn bị đón Tết.
. Hoàng
Tiểu Ca :
Ngày
còn nhỏ tôi đọc tác phẩm "Rừng Mắm" của nhà văn Bình
Nguyên Lộc mà tôi cứ ngỡ ông muốn ít nhiều nói về những
món mắm miền Nam ê hệ Nhưng thật sự không phải vậy. Truyện
nói về cây mắm mọc lên hằng hà sa số. Nó tạo ra sự ích
nối tiếp về sau qua câu chuyện trao đổi giữa hai ông cháu
như sau:
"Bờ biển nầy mỗi năm được
phù sa bồi thêm cho rộng ra hàng mấy ngàn thước. Phù sa là
đất bùn mềm lủn và không bao giờ thành đất thịt được
để ta hưởng nếu không có rừng mắm mọc trên đó cho chắc
đất. Một khi kia cây mắm sẽ ngã rạp. Giống tràm lại nối
ngôi mắm. Rồi sau mấy đời tràm, đất sẽ thuần, cây ăn
trái mới mọc được...
. Antony Ducoutoumany
:
Au
revoir le Rat, bonjour le Buffle ! Nous allons donc quitter l'année du
Rat pour entrer dans le deuxième signe de l'astrologie asiatique, celui
du Buffle (de Terre, cette année) qui commence ce 26 janvier, pour se
terminer le 13 février 2010, nous faisant entrer dans l'année du Tigre
Canh Dần ensuite.
|
. Chu Vương
Miện :
Có
kẻ đứng không nom trời đất
Toàn là
mỏm nuí chả vừng mây ?
Trần
ai 3 chuyện mòn cả miệng
Trơ ra
1 thân thế vơi đầy ?
. Nguyễn
Thế Tài :
em
về rũ áo tà huy
sương
mai hóa ngọc, xuân thì nở hoa
phù vân
dòng suối tóc ngà
cuốn
theo hư ảo nhạt nhòa chân mây
. Cát Hoàng
:
Ta
chết đồi LIỄU HẠNH NGUYÊN
nhạc
thông đưa với hương nguyền bay theo
bạn bè
cười rũ trong veo
mimoza
hát đỉnh đèo thong dong
có người
đòi nợ vợ chồng
kiếp
nầy thôi chớ chờ mong kiếp nào
chơi cho
cây thêm xanh màu
sống
cho trọn vẹn vì nhau một đời
...
. Quỳnh Chi
:
Làm
sao hiểu được Cõi lòng
Rộng
chừng nao để thước vàng đem đo
Lối vào
cửa ngõ nơi mô
Biết
còn bỏ ngỏ mà mơ tìm vào
. Thanh Thanh
:
Em
xem giùm mắt anh
Có cái
gì là lạ
Vừa xanh
như trăng thanh
Vừa hồng
như lửa hạ
Vừa vàng
như nắng hanh
. Bùi Văn Bồng
:
Một
dòng thơ tràn ánh lửa
Lặng
đem hơi ấm nhen lòng
Phút thôi,
ngoái nhìn năm cũ
Tươi
nguyên cành biếc nụ hồng
. Trần Văn
Lương :
Mùa
hạ gãy, nắng hai bờ cách biệt,
Bến không
người, đò lết bết chờ sương.
Lá mồ
côi vạ vật ngủ ven đường,
Dế nhẹ
tấu khúc đoạn trường não nuột.
. Lê Huỳnh
Lâm :
mưa
vỡ gương mặt người tình
bình minh
lấp lánh từng ngọn cỏ
ướt
cuộc hẹn hò
người
đàn bà chạy về phía đêm
giọt
giọt hoa chảy mềm mặt đất
rưng rưng
khoé mắt
ngước
nhìn
những
nốt nhạc rơi từ cõi trời
...
. Tâm Minh Ngô
Tằng Giao chuyển ngữ:
-
Triết
lý tình yêu (Love's Philosophy/ Percy Bysshe Shelley)
. Hà Nguyên
Dũng :
Những
tháng ngày khô rơi đầy ngôi đời tôi
tôi xòe
bàn tay làm cây chổi tàu cau quét dọn
vì mùa
xuân nhắn tin sẽ theo chuyến bay thời gian quá cảnh vào chơi
không
lý nào tôi lại không tiếp đón !
. Trần Hạ
Tháp :
Nước
vẫn chảy bao lần qua đó
Hến ngậm
bùn sống đáy lòng sông
Loài há
miệng chỉ khi còn là vỏ...
Đâu cần
ngọc "châu trầm hải để"
Bảy trăm
năm vẫn hến, hàu, sò
Ơn lặn
hụp thương tô cơm người Huế
. Đỗ Thị
Minh Giang :
Đêm
thanh tình tự vườn hồng
Trăng
treo cành liễu đôi lòng vấn vương
Dìu nhau
đi trọn con đường
Trần
gian chung lối yêu thương suốt đời
Xưa anh
trôi nổi mây trời
Nay anh
đàn khúc chơi vơi tâm hồn
. Trương Ngọc
Thạch:
Cũ
mới là gì các cụ ơi.
Vừa Tết
tuần qua các cụ ơi,
Ngoảnh
lại thì nay đã cũ rồi,
Tiếp
tục đi cầy thêm năm nữa,
Năm sau
lại có Tết mới thôi.
|
Truyện
ngắn - Ký - Tạp văn |
. Trần Văn
Khang :
- Cháu xin Bác sĩ ...
cho toa ... mua thuốc ngừa thai.
Nói xong, cô rưng rưng nước
mắt. Quang thật sự ngạc nhiên. Trong bao nhiêu năm làm nghề
y sĩ, anh chưa gặp thân chủ nào xin thuốc ngừa thai mà phải
khóc. Anh ân cần nói với cô:
- Ở tuổi của cháu, có bạn
trai, dùng thuốc ngừa thai là chuyện thường bên Mỹ và có
lẽ bây giờ cả ở bên Việt Nam nữa, sao cháu lại khóc?
. Hà Mai Kim
:
Sự di chuyển trở
nên càng ngày càng khó khăn nguy hiểm. Nay đắp mô, mai gài
mìn! Thôi năm nay con khỏi về ăn Tết với Ba và các em. Các
em con sẽ thắp hương lên bàn thờ Má dùm con. Con cứ an tâm
ở dưới đó mà học. Học thật giỏi là đã trả hiếu cho
Ba rồi vậy! Tin chắc Má con cũng sẽ ngậm cười nơi chín
suối!
Đó là nội dung bức thư của
ba tôi, mà tôi đã nhận được tuần trước. Tôi còn nhớ
như in, từ nét chữ run rẩy đến những dòng ô được kẻ
một ngay cách ngay ngắn. Tôi chưa bao giờ ăn Tết xa gia đình.
Nếu phải xa, thì đây là cái Tết đầu tiên!
. Tràm Cà Mau
:
Ông
cụ Lê đã tám mươi lăm tuổi, vẫn còn khỏe mạnh. Cụ bà
cũng tám mươi ba tuổi. Họ sống trong một căn nhà tiền chế
có ba phòng ngủ và hai nhà tắm, rộng rãi... Hai vợ chồng
ngủ riêng, mỗi người một phòng, cái phòng còn trống dành
cho con cháu, bạn bè ở xa về chơi. Cụ bà nhất định ngủ
riêng. Cụ ông nói với bà con rằng, cụ hay thức khuya đọc
sách, báo, và nghe nhạc, nên cụ bà không chịu được, phải
ngủ riêng. Cụ bà thì nói thẳng "Ông già, nhưng phá lắm,
làm tôi mất ngủ". Cụ bà lãng tai, nên thường nói lớn tiếng
như thét gào.
Tôi từ San Francisco về, ghé
thăm hai ông bà cụ Lê. Thấy ông đang xem tờ báo Mỹ, trong
đó nhiều trang quảng cáo in hình những thiếu nữ da thịt
hồng hào, lồ lộ, ăn mặc ít vải, bụng ngực hở hang, chân
tay dong ra hớ hênh... Trong tình thân mật, tôi hỏi cụ:
- Bác cũng còn thích xem các
thứ nầy nữa? Có còn "làm ăn" chi được nữa không? Bác
"chay tịnh" đã bao nhiêu năm rồi?
. Phạm Vũ Thịnh
(dịch):
Nếu
xếp hạng người ít được chú ý đến nhất trong tất cả
mọi người làm việc trong thành, thì không ai tệ bằng Saji
Isoroku. Anh ta lại làm trong tổ Giữ cờ, là chỗ chẳng có
chút gì nổi bật cả, mỗi ngày cứ cắm cúi nhìn xuống đất
mà đi đi về về từ dãy nhà của tổ đến thành, đều đặn
suốt mười năm ròng, đến nay đã 36 tuổi. Vợ chẳng có
mà con cũng không. Mà đâu phải ngay từ đầu không lấy được
vợ! Khoảng tuổi 25, anh cũng đã cưới vợ rồi, nhưng người
vợ đầu tiên ấy bệnh chết, sau đó, hai người vợ kế
tiếp lại theo nhau chạy trốn mất. Phải nhận rằng Isoroku
là gã đàn ông có vận rủi về đường hôn nhân.
. Phạm Xuân
Hy (dịch) :
Mỗ
lúc hồi còn nhỏ để tóc trái đào, từng được nghe nói
đến ngôi chùa Kim Trúc Tự ở Dương Châu, nhưng không hề
biết rõ gốc gác do lai long mạch thế nào. Chỉ mới năm ngoái,
may gặp được quan Đồn Điền Tư Mã là Dương Tuệ Sinh,
người trong thân tộc, ngẫu nhiên đem chuyện Kim Trúc Tự
ra kể.
Câu chuyện kể rằng:
Cuối đời Minh mạt, ở đất
Hoãn, tức tỉnh An Huy ngày nay, có người tên là Tiêu Linh
Oai, tuổi còn trẻ, nhưng tính tình hào hiệp, hay bênh vực
kẻ yếu thế. Vì vậy nên thường hay mua oán kết thù với
người đời, bị cừu nhân ám hại, suýt mạng vong, phải
bỏ xứ mà đi, mai danh ẩn tích ở đất lạ xứ người mất
hai năm liền.
. Quỳnh Chi
(dịch):
Tôi
nằm mơ thấy mình đang cõng một đứa bé lên sáu. Nó đúng
là con tôi. Nhưng lạ một diều là chẳng biết từ lúc nào
nó đã bị mù, đầu thì cạo trọc. Tôi hỏi nó
rằng mắt mày bị mù từ bao giờ thì nó trả lời rằng đâu
như là từ ngày xưa ấy. Giọng nói đúng là của trẻ con
không lầm vào đâu được, nhưng giọng điệu cứ như là
người lớn. Mà còn như là nói với người ngang hàng nữa
chứ.
Chung quanh
là ruộng lúa non. Lối đi hẹp. Thấp thoáng có bóng cò trong
đêm.
Có tiếng
nói trên lưng :
-Đang đi
qua ruộng đấy nhỉ
Tôi ngoái
lại hỏi:
-Sao con biết
?
Nó đáp:
-Thì chẳng
có tiếng cò đấy là gì.
Tức thì
bấy giờ cò mới kêu lên độ hai tiếng.
. Quỳnh Chi
(dịch):
Ngày
ngày tôi đi đón người ở một ga xép ấy trên đường tàu
hàng tỉnh. Đón một người chẳng biết là ai.
Tôi đi chợ xong, ra về, thế
nào cũng ghé vào nhà ga, buông mình ngồi xuống chiếc ghế
dài lạnh ngắt trong ga, đặt chiếc làn đi chợ lên đùi,
lơ đãng đưa mắt nhìn về phía cửa soát vé. Cứ mỗi lần
có chuyến tàu xuôi ngược nào cập tới sân ga, cửa các toa
tàu nhả ra những người là người rầm rập tiến ra cửa
soát vé, sắc mặt ai nấy đều hầm hầm như giận dữ, họ
chìa chiếc vé đi tàu tháng hay đưa vé cho người thu vé, sau
đó xồng xộc bước thẳng tới mà chẳng thèm nhìn ngang liếc
dọc, lướt qua trước chiếc ghế dài nơi tôi đang ngồi,
ra tới quảng trường trước nhà ga, rồi mỗi người một
ngả tản mác đi các nơi. Tôi ngồi thẫn thờ lơ đãng. Có
ai đó sẽ mỉm cười bắt chuyện với tôi. Ối, thế thì
sợ lắm. Ôi, không được đâu. Trống ngực tôi đánh
thình thình. Chỉ mới nghĩ thế, tôi đã thấy rợn cả người
như bị giội gáo nước lạnh vào sống lưng, muốn nghẹn
thở rồi. Tuy thế mà rốt cuộc là tôi vẫn đợi một ai
đó.
. Quỳnh Chi
Ó
đêm là một giống chim thật xấu xí. Mặt mày nhem nhếch
như dính tương mi-xô trên mặt, mỏ chim gì mà bèn bẹt, há
hốc đến tận mang tai, chân thì bước loạng choạng không
đi xa được tới vài thước. Các loài chim khác chỉ nhìn
thấy mặt của Ó đêm là đã ghét rồi.
Ví dụ như chim én, tuy chẳng
phải là giống chim đẹp đẽ gì cho lắm, nhưng chúng cũng
cảm thấy mình hơn hẳn Ó đêm. Vì vậy những khi chiều xuống,
hễ gặp Ó đêm là y như rằng chúng liền ngoảnh mặt quay
đi, nhắm nghiền mắt lại. Những con chim chích bé tí mà lắm
mồm lắm miệng thì hễ vừa thấy Ó đêm từ đằng xa là
chúng đã dèm pha:
-Hứ ! Lại dẫn xác đến.
Nhìn cái bộ dạng của hắn kìa ! Thật là làm xấu mặt cả
bọn chim chóc chúng ta !
-Này, lại còn cái mỏ mới
to bèn bẹt làm sao ! Chắc hẳn là hắn có dây mơ rễ má với
bọn ếch nhái gì ấy đấy thôi !
. Quỳnh Chi
Thình lình, tội nhân
cất giọng oang oang nói với chủ tướng :
-Thưa ngài, tôi sắp bị hành
quyết, nhưng tôi bị tội đây không phải là vì đã cố tình
phạm tội, mà chung qui cũng chỉ vì ngu xuẩn. Chẳng biết
có phải vì quả báo hay không, mà từ khi sinh ra đời đến
giờ tôi đã ngu xuẩn, làm gì cũng vụng về, cũng đoảng
cả. Thế nhưng thưa ngài, ai lại đi giết một người chỉ
vì người đó ngu ngốc. Như vậy không phải chút nào. Sao
lại có chuyện vô đạo đức, vô lý như thế. Làm như thế
mới thực là có tội là khác.
Thưa ngài, nếu ngài bảo nhất
định là sẽ xử trảm tôi, thì cũng được thôi. Nhưng thế
nào tôi cũng sẽ về báo oán cho xem. Ở đời hễ gây oán
thì sẽ bị báo oán. Lấy oán trả oán là như vậy.
. Nguyễn Nam
Trân ( dịch ):
Abe
Kôbô là một trong những nhà văn hậu chiến Nhật Bản thế
hệ Shôwa 30 (từ năm 1955 trở đi) có khuynh hướng đi tìm
một thủ pháp mới với mục đích bắt gặp con người toàn
thể như một sinh vật có tính xã hội và chính trị. Nhà
văn thế hệ nầy đều muốn tìm hiểu đâu là lối sống
thích hợp của con người trong điều kiện của xã hội hiện
tại.
Abe Kôbô
trên giấy tờ được gọi là Kimifusa theo cách đọc âm Nhật
của hai chữ Hán Kôbô. Song thân gốc miền bắc (đảo Hokkaidô)
nhưng ông sinh ra ở Tôkyô ngày 7 tháng 3 năm 1924. Cha ông, một
bác sĩ y khoa tùng sự tại Mãn Châu. Do đó, ông lớn lên ở
Phụng Thiên (nay là Thẩm Dương thuộc Trung Quốc) nhưng đã
trở về nước để học thuốc và tốt nghiệp y khoa Đại
học Đế Quốc Đông Kinh năm 1948. Sau khi Nhật bại trận và
cha chết, ông sống cuộc đời nghèo túng nhưng vẫn cố gắng
bỏ tiền túi in thơ (1947) và tiểu thuyết (1948). Không hành
nghề y như cha, ông theo nghiệp văn như mẹ, một nhà giáo
có đầu óc khuynh tả. Đầu tiên, ông sử dụng một bút pháp
trừu tượng, xa rời hiện thực, nhưng sau chuyển qua văn phong
tiền vệ với khuynh hướng đi tìm những ý tưởng và phương
pháp biểu hiện mới mà trung tâm là những câu chuyện ngụ
ngôn có tính khoa học giả tưởng.
. Nguyễn Nam
Trân :
Ngày
nay khi nói đến thơ Nhật, người ta chỉ nghĩ đến Haiku.
Điều đó không phải không đúng vì phạm vi phổ biến của
thể thơ này quá rộng lớn. Tuy nhiên, thơ Nhật hãy còn là
Ca dao cổ đại (Kayô), Hòa ca (Waka), Hán thi (Kanshi) và thơ
mới (Shintaishi) nữa. Trong đó, Hòa ca đóng vai trò quan trọng
nhất vì thừa hưởng dư ba của ca dao, tiếp nhận ảnh hưởng
cổ thi Trung Quốc, phản ánh từ rất sớm mọi khía cạnh
của tâm hồn người Nhật thông qua một vốn liếng kỹ thuật
tu từ phong phú. Cũng cần phải nói là nhờ Hòa ca (Waka) xưa
kia , ta mới có Đoản Ca (Tanka), Bài Cú (Haiku) ngày nay.
Việc giới thiệu thơ Hòa Ca,
tinh hoa của văn chương cung đình thời trung cổ, do đó trở
thành cần thiết để hiểu văn hóa Nhật Bản. Không thể
nào hiểu một cách thấm thía Murasaki Shikibu, Bashô, tuồng
Nô, kịch Kabuki, Tanizaki, Kawabata, ca nhạc mới... mà thiếu
kiến thức Waka.
. Nguyễn Nam
Trân
Kỳ
lân là một linh thú của thần thoại Trung Quốc, hai lần xuất
hiện trong đời Khổng Tử: một lần trước khi ông sinh ra
như điềm báo hiệu ông sẽ trở thành vị tố vương (vua
không ngai), lần thứ hai 70 năm sau, như một con thú lạ bị
người ta giết, nhân đó Khổng Tử đoán đời mình đã đến
hồi chung cuộc. Nói chung, kỳ lân tượng trưng cho nhân cách
phi thường của Khổng Tử.
Tanizaki
và các nhà văn Nhật Bản (Mori Ogai, Nakajima Atsushi, Inoue Yasushi...)
đã tìm nguồn cảm hứng hương xa trong cổ điển Trung Quốc
qua hình ảnh những trang tuyệt thế như Ngư Huyền Cơ, Bao
Tự, Đát Kỷ, Dương Quí Phi, Hạ Cơ...Cùng lúc, một số nhà
văn Tây Phương (Gustave Flaubert, Oscar Wilde, Pierre Louys...) đặt
bối cảnh các tác phẩm của họ mãi tận Jerusalem, Carthage,
Alexandria..., ca tụng sắc đẹp Salammbô, Salomé và nữ hoàng
Sheba. Thế nhưng, theo J.Pigeot và J.J.Tshudin, hai dịch giả Pháp
và cũng là hai nhà chuyên môn về Tanizaki thì nguồn gốc của
tác phẩm Kỳ Lân lạ lùng đến không ngờ. Bởi lẽ truyện
này dù lồng khung trong bối cảnh Trung Quốc nhưng thực ra
đã bắt nguồn trực tiếp từ hai tiểu phẩm của Anatole France
nhan đề Thais (1889) và Balthasar (1886), trong đó nhà văn Pháp
tưởng tượng ra cuộc gặp gỡ giữa những hiền nhân và
ác nữ, cũng giống như cuộc gặp gỡ giữa Khổng Tử, bậc
sư phó đạo đức lễ nghĩa của muôn đời, và nàng Nam Tử,
tượng trưng cho sự quyến rũ của sắc dục và tâm địa
ác độc.
Truyện thiền
không những có tính tôn giáo, triết lý mà còn có giá trị
văn học cao. Nó mang ý nghĩa siêu hình, với hình thức ngụ
ngôn, bố cục giản lược, trào lộng, kết thúc đột ngột,
lại dùng những phương pháp tu từ đặc biệt như điệp ngữ,
nghịch lý, đa nghĩa, chữi để mà khen, buông thỏng nửa chừng
không kết thúc, lấy câu hỏi để trả lời câu hỏi vv…Đó
là đặc sắc của truyện thiền. Cho nên đọc chuyện thiền
là vừa học đạo vừa thưởng thức một tác phẩm văn
chương kỳ thú.
Tuy trong lòng
lúc nào cũng có một ngôi chùa làng, thời thơ ấu từng ngồi
một năm trên ghế trường Bồ Đề, lại từng giao lưu thân
mật với các bạn Phật tử tại Paris trong nhiều thập niên,
người biên dịch không phải là đệ tử nhà Phật, cũng chẳng
biết bao lăm về thiền. May mắn là cách đây gần bốn mươi
năm đã được chút kiến thức nhập môn qua những truyện
thiền đầu tiên được dịch ra tiếng Việt trong Tập San
Gió Nội (ở Pháp) in bằng ronéo. Gần đây, trên mạng lại
được thưởng thức bản dịch các tập Lâm Tế Lục, Bích
Nham Lục, Vô Môn Quan, Uyển Đăng Lục, Thập Ngưu Đồ… của
các cao tăng và chư hiền. Nhân vì muốn lợi dụng vị trí
của mình đang sống trên đất Nhật, nên chúng tôi mới thử
tìm hiểu xem các ông bạn láng giềng vốn có truyền thống
Thiền tông lâu đời này đã tiếp xúc với thể loại này
bằng cách nào.
. Nguyễn Tường
Bách :
Ngày
nọ anh mở mắt thức dậy và thấy mình là chiếc quạt máy.
Anh thấy mình chạy vù vù, xung quanh là nhiều người ngồi
hóng gió. Anh nhìn lại mình và thấy có hai loại vận hành.
Anh thấy cánh quạt của mình quay tít, khi nhanh khi chậm thì
theo nút bấm. Anh lại thấy mình quay qua quay lại để phát
gió đi khắp mọi hướng.
Dần dần anh tự thấy mình
vô cùng quan trọng. Anh là trung tâm điểm của mọi người.
Ai cũng sung sướng khi anh hoạt động, ai cũng chen chúc muốn
ngồi gần anh để được anh phát cho chút gió. Anh hết sức
hãnh diện về vai trò của mình, lòng anh thật tâm muốn mang
lại những giây phút mát mẻ dễ chịu cho người khác. Anh
tự quan sát mình thêm. Anh thấy mình có màu sắc thanh nhã,
kiểu dáng xinh xắn, vận hành êm ái. Ai cũng khen ngợi anh.
Anh vừa lòng với chính mình, với thể chất của mình và
vai trò trong "xã hội".
. Nguyễn Tường
Bách :
Một
ngày nọ tại sân bay quốc tế Bangkok, trong khu vực nghỉ ngơi
của doanh nhân, kẻ viết bài này bắt gặp một người lạ.
Với khuôn mặt nghiêm túc, áo quần tươm tất của một giám
đốc công trình, ông vội vã xách cặp bước vào phòng. Sau
khi uống một ly nước, ông xếp bằng tĩnh tọa trong một
góc phòng. Chỉ năm bảy phút sau, thân ông dãn ra, tâm ông
dường như tươi mới, nét mặt phảng phất một sự bình
an nội tại. Một điều ít thấy trong giới doanh nhân.
. Nguyễn Tường
Bách
Câu chuyện của tôi
muốn nêu ra là: "Những chuyển biến tâm linh hiện nay trong
xã hội có ý nghĩa gì".
1. Sự vật chất hóa: Từ "Không"
đến "Có"
Hãy tưởng tượng ta có ý
định viết thư cho một người bạn. Nếu ý định đó đủ
mạnh, nếu ta có thì giờ, có giấy có mực, lá thư đó sẽ
thành hình. Khi đó ý định của ta được vật chất hóa thành
lá thư. Lá thư có thân, có tâm hẳn hoi. "Thân" của nó là
giấy là mực. "Tâm" của nó là thông tin chứa trong lá thư.
Hãy lên cao hơn một tầng nữa
và xét thân thể chúng ta. Thân thể chúng ta, theo quan niệm
Phật giáo, cũng là một sự vật chất hóa của một dòng
năng lực có tính cá thể. Dòng năng lực đó, điều mà Phật
giáo gọi là dòng nghiệp lực hay dòng tâm thức, cũng cần
đủ mạnh, đủ tinh cha huyết mẹ, đủ nhân duyên, đủ điều
kiện, mới tái sinh trong thế giới loài người này...
. Nguyễn Thị
Chân Quỳnh :
Sau hơn năm mươi năm
sống ở Pháp, tôi chán cái "khí hậu ôn hòa" của Pháp, một
năm mất sáu, bẩy tháng không băng tuyết thì cũng lạnh
giá phải sưởi, không áo lông, mũ da, bao tay và ủng thì cũng
áo "manteau" (áo choàng bằng len dầy) nặng chình chịch, nên
tôi quyết tâm trốn về Việt Nam, tuy nóng nhưng quần áo mỏng
nhẹ nhàng. vả lại mình sinh trưởng ở Việt Nam, lại có
máy điều hòa, sợ gì ? "Dzậy mà không phải dzậy" !
. Đông Phong
:
Những
người nghiện thuốc lá như tôi rất thích về Việt Nam vì
còn được tự do hút thuốc khắp mọi nơi mà không bị kỳ
thị phiền phức như ở Âu Châu, ở Mỹ, hay ở Hương Cảng,
v.v…
Hôm nay,
để quên trong chốc lát những luật lệ cấm thuốc lá càng
ngày càng paranoïaques ở đây (Pháp), tôi viết tào lao kể
ít giai thoại liên quan tới thuốc lá.
Ngày 15 tháng 1 năm 2009 vừa rồi, UNESCO khai mạc L’année
mondiale de l’Astronomie tại Paris để kỷ niệm 400 năm sau khi
nhà bác học Ý Galileo Galilei (1594-1642) lần đầu tiên
dùng viễn kính để quan sát vũ trụ (năm 1609).
Nhân dịp này xin mạn phép kể ít giai thoại về thiên
văn thời thế kỷ XVII từ Âu Châu tới Đại Việt.
Thời đó, cách mạng khoa học, với toán học, vật lý
học, thiên văn học, giải phẫu học, thực vật học, v.v…,
mới xuất hiện và phát triển nhanh chóng tại Âu Châu.
Riêng về thiên văn, từ trước tới nay ở Âu Châu, mặt
trời chạy quanh trái đất đứng im theo lý thuyết của Aristote
(384-322 trước J.C.) và Claudius Ptolemaios (Ptolémée, 90-160 ?),
rất hợp với Kinh Thánh (Josué thổi tù và schofar để ngừng
mặt trời khi ông phá thành Jéricho) : đó là lý thuyết géocentrisme,
nghĩa là trái đất là trung tâm của vũ trụ. Nhưng, từ thế
kỷ thứ XVI, ông thày tu Ba-lan Mikolaj Kopernik (Nicolas Kopernic
hay Nicolaus Copernicus, 1473-1543) đưa ra một lý thuyết trái
ngược : trái đất vận hành quanh mặt trời trong chuyên luận
De Revolutionibus Orbitum Cælestium (năm 1543 trước khi ông qua đời)
: đó là lý thuyết héliocentrisme (còn được gọi là théorie
copernicienne).
.Lê Huỳnh Lâm
:
Sống
trong một ngôi nhà bên dòng sông Hương thơ mông, cách thành
phố Huế chừng 10 km, anh đã trải qua bao biến cố của xã
hội, gia đình nhưng ánh nhìn trong đôi mắt anh luôn hướng
về phía những chân trời nhân bản, điều đó đã được
anh thể hiện trong tác phẩm của mình. Nhiều bức tranh của
anh gợi lên nỗi buồn man mác, có bức tạo nên cảm xúc tràn
ngập cho người xem khi liên tưởng đến đời sống của cư
dân trên sông. Có bức diễn đạt sự cô đơn của kiếp người
giữa không gian vô hạn và có những bức tranh như mô tả
bốn mùa đang trôi qua thành phố thơ mộng....-
Lặng
lẽ, những mảng màu tỏa sáng
Trịnh Nguyễn
Đàm Giang
Chén
Hygeia vẽ một con rắn cuốn quanh cái chén nguyên thủy có
nguồn gốc Hy Lạp.
Zeus, vị thần tối cao ngự
trị Núi Olympus và cai quản tất cả những thần nam cùng nữ
ở Pantheon, có một con trai tên là Apollo. Apollo là vị thần
đảm trách tiên tri, âm nhạc, ánh sáng, và Y thuật. Apollo
có một người con trai tên là Asclepius (Greek) (hay tên Latin
là Aesculapius) sau đó đuợc phong làm thần Hy Lạp đảm nhiệm
y thuật và chữa bệnh. Asclepius thường đuợc miêu tả cầm
một cây gậy có con rắn cuốn chung quanh.
Sau một thời gian nhận thấy
tài chữa trị bệnh tật của Aesculapius quá giỏi, Zeus e ngại
rằng Aesculapius sẽ làm tất cả đàn ông trên thế giới trở
nên bất tử...
. Nguyễn Quốc
Bảo :
Thú
mây khói người đời ai rõ…
(TchyA Đái Đức Tuấn)
Vào thập
niên Bốn Mươi, Ông Cậu tôi, TchyA Đái Đức Tuấn , viết
Bài Ca Thuốc Lào, nguyên bản bằng Hán tự với tựa lúc đầu
là Việt Yên Ca 越 煙 歌
, sau đổi tên là Thuốc Lào. Bài thơ khởi đầu với câu:
Thời sĩ bất tri hồ dân yên 时仕不知乎民煙
, shí shì bù zhi hu mín yan, diễn Nôm là Thú mây khói người
đời ai rõ…Bài này TchyA viết lúc về ẩn dật ở quê ,
lên núi tu tiên, dời bỏ cuộc đời trác táng ở Hà Nội
với Cô đầu và Thuốc phiện, ông đổi thú mây khói Á phiện
qua mây khói thuốc Lào.
. Nguyễn Quốc
Bảo
Tín
Hữu Ki Tô Giáo Đầu Tiên ở Việt Nam 1572
Người Đầu
Tiên tiếp xúc với A Lịch Sơn Đắc Lộ và theo Đạo Hoa Lang
1627
Họ Đỗ
Vô Địch Việt Nam với 60 Khoa bảng Tiến Sĩ
. Đan Vy &
Bạch Yến
Từ
xưa, ngoài tên gọi Thành phố Ngàn thông, Ngàn hoa, Đà Lạt
còn được gọi là Thành phố Mai anh đào hay Xứ hoa đào.
Tuy nhiên cũng đã từ lâu Đà Lạt không còn xứng với tên
gọi đó nữa.
Một thời gian dài, cây mai
anh đào hầu như vắng bóng trên thành phố này. Chỉ còn sót
lại một vài cội mai già đây đó còm cõi không đủ sức
nở hoa. Thật buồn cho những người còn mơ mộng khi cất
lên tiếng hát "Ai lên xứ hoa đào" quyến rũ một thời. Mấy
gốc mai già bên đường nếu còn cố ra một vài cành để
đơm nụ cũng bị người nào đó còn yêu hoa đào, chặt mang
về nhà cho riêng mình. Không ai cần giữ gìn một vẻ đẹp
tưởng đã sắp đi vào quên lãng.
|
. Tâm Minh
Ngô Tằng Giao :
Ở
nước ta trước khi có văn chương bác học với những bài
văn theo khuôn phép nghiêm chỉnh thì người bình dân trong nước
đã biết biểu lộ tư tưởng của mình bằng những câu tục
ngữ, thành ngữ, ca dao, phong dao v.v... được gọi chung là
văn chương bình dân hay văn học dân gian. Văn học dân gian
do ở sự truyền khẩu từ đời này qua đời khác mà còn
lưu lại đến nay. Nó rất phong phú và đa dạng. Nó đề cập
đến đủ mọi lãnh vực: từ luân lý đến đạo lý làm người,
từ tâm lý người đời, tình ý trong lòng người đến phong
tục tập quán. Lại có những câu về thường thức như thời
tiết, thiên văn, canh nông, tướng người và các trạng thái
khác nhau trong xã hội.
Pháp luật
cũng là một trong những hình ảnh xuất hiện trong văn học
dân gian của nước ta: từ luật tố tụng đến luật hình
sự, từ luật kinh doanh đến luật gia đình…
. Nguyễn Quý
Đại :
Mùa
Xuân ấm áp, cỏ cây đâm chồi nẩy lộc dưới nắng hanh
vàng, buổi sáng tinh sương mặt trời chưa thức giấc đã
nghe tiếng chim hót líu lo trên những cành cây xanh lá. Ong bướm
bay lượn trong gió xuân thơm ngát mùi hoa, cảnh vật xinh tươi
làm con người có cảm giác phơi phới yêu đời, hòa nhập
với thiên nhiên. Nhưng ở Âu Châu lễ Giáng sinh và Tết dương
lịch (Tết âm lịch vào ngày 26.01.2009) trong mùa Đông giá
lạnh, , khác bên quê nhà Việt Nam những ngày Tết rộn ràng
nắng ấm. Hồi tưởng lại mùa xuân quê hương, kỷ niệm
xa xưa vẫn còn trong ký ức cuả mỗi chúng ta khó có thể
phôi pha với không gian và thời gian. Nên những lần Tết âm
lịch đến, người Việt ở hải ngoại đều tổ chức Tết
cổ truyền theo phong tục Á châu và thực hiện những giai
phẩm xuân. Theo quan niệm từ xưa tới nay người nào sinh vào
năm của hàng Địa-Chi hay hàng Thập Nhị Can Chi thì mang tuổi
thuộc con vật đó. Tính theo âm dương, 12 con giáp được chia
thành hai cực âm và dương, trong đó con trâu (Sửu) thuộc
âm. Trong khi kết hợp với thiên can, bao giờ những con vật
mang tính chất âm cũng được kết hợp với yếu tố âm và
những con vật mang tính chất dương cũng được kết hợp
với yếu tố dương của thiên can. Những yếu tố âm của
thiên can (còn gọi là thập can) là Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý.
Những yếu tố thuộc dương (Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm).
Như vậy, Sửu trong địa chi (thập nhị chi) chỉ được kết
hợp với: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý. Do đó, chỉ có những
năm Sửu là: Ất Sửu, Đinh Sửu, Kỷ Sửu, Tân Sửu và Quý
Sửu chứ không thể có những năm Sửu khác. Sửu dùng để
chỉ thời gian từ 1 giờ tới 3 giờ sáng (đêm năm canh ngày
sáu khắc). Tôi sưu tập tài liệu về trâu gởi đến độc
giả, trâu gần với đời sống nông nghiệp Việt Nam từ nhiều
thiên niên kỷ, hình trâu được khắc trên trống đồng thời
Đông Sơn.
. Việt Hải
:
Trong
âm lịch thì người ta dùng phương pháp thập nhị chi, hay
12 con giáp để tính chu kỳ cho năm. Sau năm Tí của 2008 thì
đến năm Sửu 2009. Do đó năm mới sẽ là năm Kỷ Sửu, tức
năm con trâu. Trong các loài gia súc gần gũi với nếp sống
sinh kế của xã hội đồng quê Việt Nam thì trâu là loài
súc vật rất hữu ích cho giới nhà nông cày cấy ruộng đồng.
Việt Nam là xứ vốn sống nhờ nông nghiệp qua hàng chục
thế kỷ, loài trâu đã chia sẻ cùng con người những nỗi
vui buồn đồng áng, sản xuất ra lúa gạo nuôi sống người
dân ta. Trâu là biểu tượng cho hình ảnh cần cù, chăm chỉ,
cực nhọc và khoẻ mạnh. Trong tranh của Đông Hồ còn ghi
nhận hình ảnh con trâu đi sát với sinh hoạt làng quê, có
những chú bé mục đồng tóc để tóc chỏm thổi tiêu trên
lưng trâu giữa những cánh đồng lúa chín vàng, hay bên những
lũy tre xanh có những con trâu được nghỉ ngơi nhai cỏ sau
những giờ làm lụng vất vả
. Hoàng Nam :
Xin thưa rằng ngày xửa
ngày xưa, thời vua Hùng Vương thứ 18, đất nước Việt Giao
Chỉ của chúng ta được Thiên Hoàng đãi ngộ cho đồng ruộng
bao la bát ngát, hoa quả thì chưa có nhiều thứ thơm ngọt
như ngày nay. Vua Hùng Vương thứ 18 có nuôi một người con
nuôi tên là Mai Yển, hiệu là An Tiêm. An Tiêm khôi ngô, thông
minh và hiếu thảo nên vua yêu dấu lắm. Khi lớn lên, vua phong
quan tước và cưới vợ cho. Từ đó, An Tiêm và vợ sống
một cuộc đời giàu sang, hạnh phúc. Có lần yến tiệc với
bạn bè, An Tiêm vui miệng nói : "Vợ chồng ta được như ngày
nay là do số phận mà trời đã định cộng với công sức
và tài năng của ta mà có". Chẳng may, lời nói vui đùa ấy
lại lọt vào tai của những quan nịnh thần. Vốn ghen ghét
với An Tiêm từ lâu nên nhân cơ hội này, họ đem tâu với
Vua cha. Tưởng An Tiêm kiêu bạc, phản bội khi phủ nhận công
ơn nuôi dưỡng của mình, Vua giận lắm. Ngài ra lệnh thu hồi
chức tước và đày vợ chồng con cái An Tiêm ra hoang đảo
ở ngoài biển Nga Sơn (thuộc tỉnh Thanh Hóa ngày nay) và chỉ
cho một ít lương thực dùng trong vài tháng.
. Bùi Thụy
Đào Nguyên :
Bao Công tên thật là
Bao Chửng (包拯;
999 - 1062), tự Hy Nhân. Ngoài ra, ông còn được gọi là Bao
Thanh Thiên, Bao Hắc Tử hay Bao Long Đồ..
Bao Công nổi tiếng là một
vị quan "thanh liêm, chấp pháp nghiêm, không khiếp sợ quyền
uy hay vị nể tư tình" dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông
(1022 - 1063).
. Bùi Thụy
Đào Nguyên
Đào Tiềm sinh trưởng
trong một gia đình địa chủ (1) sa sút vào thời Đông Tấn.
Cha ông làm gì, sử không chép,
chỉ cho biết mẹ là con gái một vị đại tướng quân.
Năm 29 tuổi, ông làm Tế tửu
Giang Châu. Mười ba năm tiếp theo, mấy lần ông làm quan nhỏ,
mỗi lần chỉ trong thời gian ngắn. Khoảng 40 tuổi, vì nhà
nghèo mà còn phải nuôi mẹ già, vợ con (ông có cả thảy
năm người con trai), ông ra làm huyện lệnh Bành Trạch
(vì thế ông còn được gọi là Đào Bành Trạch). Được
hơn 80 ngày, nhân cuối năm quận phái viên đốc bưu đến
huyện, nha lại khuyên Đào Tiềm chỉnh đốn y phục ra đón.
Ông than rằng: "Ngã khởi năng vị ngũ đấu mễ chiết yêu
quyển quyển sự hương lý tiểu nhân đa" (Ta sao lại có
thể vì năm đấu gạo mà phải chịu còng lưng, vòng tay thờ
bọn tiểu nhân nơi thôn xóm ấy ru!).
Ngay hôm ấy ông viết bài ''Quy
khứ lai từ'' (Lời bày tỏ việc trở về), rồi trả
ấn bỏ quan mà về.
.
Trần Trúc Lâm :
Thiền
tông Trung Hoa đã gây ảnh hưởng rất lớn không những về
mặt tôn giáo mà còn thấm nhuần sâu xa vào văn hóa, tâp quán,
triết học, tư tưởng, học thuật của Trung quốc và các
nước lân cận như Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.
Phật giáo từ Thiên Trúc đã
du nhập lẻ tẻ sang Trung quốc đầu kỷ nguyên Tây lịch,
nhưng mãi đến thế kỷ thứ III, trào lưu hoằng hóa mới
bộc phát do sự gia tăng thỉnh kinh, dịch thuật và cầu pháp.
Năm 329 có Hòa thượng Pháp Hiền đi Ấn Độ thỉnh kinh. Năm
401, có vị Đại sư xứ Dao Tần (Kucha, thuộc Tân Cương ngày
nay), vốn dòng dõi quí tộc là Cưu Ma La Thập (Kumarajiva: 344-
413) đến Trường An truyền bá Phật pháp và phiên dịch kinh
Đại thừa dấy lên một phong trào chép dịch kinh Phật rầm
rộ ở Trung quốc. Các tông phái ban đầu như Tịnh-độ, Tam-luận,
Thành-thực, Niết-bàn vv... liên tiếp lớn mạnh. Rồi các
tông phái khác như Thiên-thai, Hoa-nghiêm, Pháp tướng vv... dần
dần được thành lập.
. Trần Hạ
Tháp :
Thuật hoài" của
Điện suý Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão. Bài thơ thất
ngôn tứ tuyệt - như một Anh hùng ca - mãi mãi còn vang danh
sử Việt. Đời sau cảm nhận được tráng chí chói trời
Nam, một thuở hào hùng đầy "Khí thôn Ngưu, Đẩu":
"Hoành sóc giang sơn kháp
kỷ thu"
"Tam quân tì hổ khí thôn
Ngưu"
"Nam nhi vị liễu công danh
trái"
"Tu thính nhân gian thuyết
Vũ Hầu"
Học giả Trần Trọng Kim đã
để lại bản dịch nắm bắt được phần nào nguyên nghĩa
của bài thơ:
"Tỏ lòng"
"Múa giáo non sông trải
mấy thu"
"Ba quân hùng khí nuốt sao
Ngưu"
"Công danh nam tử còn vương
nợ"
"Luống thẹn tai nghe chuyện
Vũ Hầu"
|
Dân
tộc học, Văn hoá học, Lịch Sử |
. Võ Quang
Yến :
Khách
du lịch ghé qua Paris không thể không lại viếng Điện Quốc
gia Phế binh (Hôtel National des Invalides) có tiếng nhiều nhờ
đã chứa mồ của Vua Napoléon. Nhưng chớ nên quên trong tòa
nầy còn có Viện Bảo tàng Quân đội (Musée de l'Armée) là
một trong những viện lớn nhất thế giới về mỹ thuật,
kỹ thuật và lịch sử quân sự. Đặc biệt Phòng Đông Phương,
Cận Đông và Viễn Đông từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19
(Salle Orient, Proche Orient et Extrême-Orient du 15ème au 19ème siècle)
trưng bày nhiều khí giới Ba Tư, Ấn Độ, Tích Lan,...những
thanh gươm Trung Quốc, Nhật Bản... bao quanh một thanh bảo
kiếm được ghi là của vua Gia Long.
Tôi không phải là người
độc nhất tò mò đi tìm xem thanh gươm nầy. Nhưng tôi lại
đã xin được ông Quản đốc Viện Bảo tàng mở tủ cho tôi
chụp hình.
. Bùi Thụy
Đào Nguyên :
Tống Phúc Thiêm sinh
trong thời loạn, lớn lên chọn con đường binh nghiệp.
Ông đi theo phò chúa Định
vương Nguyễn Phúc Thuần năm nào không rõ, chỉ biết vào
tháng 12 năm Giáp Ngọ (1774), sau khi quân Trịnh do tướng Hoàng
Ngũ Phúc chỉ huy chiếm được Phú Xuân (Huế), Định vương
phải mang các thân thuộc vượt biển, qua địa bàn kiểm soát
của quân Tây Sơn, tháo chạy vào Gia Định; ông xin theo hộ
vệ, được chúa Nguyễn tin dùng, phong làm đến Chưởng cơ.
. Trương Thái
Du : - Nói
thêm về Đàn Nam Giao [PDF]
. Nguyễn
Cao Đức : - L’aventure
pour un empire - Gia Long 1762-1802-1820 [PDF]
. Trần Viết
Điền : - Truy
tìm nhân vật Nguyễn Bút trong hồ sơ Lăng Ba Vành [PDF]
.
Văn
học - Luận - Tư tưởng - Thời đại -Ngữ Văn |
. Vĩnh Đào :
Sáng sớm hôm sau, vị giám đốc
văn học của nhà xuất bản Julliard uể oải lướt qua như
thường lệ các tập nhận được ngày hôm trước chất thành
một chồng trên bàn giấy ông. Dở tập bản thảo mỏng, câu
đầu tiên đập tức khắc vào mắt ông : "Trên tâm trạng
khó hiểu mà nỗi chán chường, vị dịu ngọt làm tôi day
dứt, tôi ngần ngại đặt vào đó cái tên đẹp và trang trọng
là nỗi buồn [1] ". Một câu không kém phần sâu sắc, khó
đoán biết là do một thiếu nữ mới lớn viết ra. Đọc tiếp
vài chục trang tiếp theo, ông có cảm giác là mình đang khám
phá được một tài năng mới; ông vội vàng trao quyển truyện
cho một người đọc bản thảo khác của nhà xuất bản. Cuối
cùng tập tiểu thuyết nhanh chóng được trình cho người quyết
định cuối cùng là René Julliard, chủ nhà xuất bản. Ông
này đọc luôn một mạch hết tập bản thảo, và cũng bị
quyến rũ vì câu chuyện của một cô gái nhìn đời với một
cặp mắt vừa tàn nhẫn, vừa ngây thơ, tuy cuộc đời còn
đang tuổi dậy thì mà đã bị xâm chiếm bởi một nỗi chán
chường miên man.
. Nguyễn
Thị Chân Quỳnh :
Trước
nhà Lý, sử sách chỉ chép rất sơ lược về quan chế Việt
Nam : Thời Hùng Vương nước ta có các Quan Lang, Lạc hầu,
Lạc tướng... ; thời Ngô Quyền đặt đủ trăm quan, dựng
nghi lễ triều đình và định sắc áo mặc...
Kể từ
nhà Tiền Lê, quan chế nước ta bắt đầu rập theo khuôn mẫu
Trung quốc : "Năm 1006 Lê Long Ðĩnh sửa quan chế theo nhà
Tống". Tuy nhiên, An-Nam Chí Lược ghi rõ :"Nước ta từ nhà
Ðinh mới chịu tước phong vương của nhà Tống nhưng ở trong
nước tự đặt danh hiệu, đặt quan có chức Chánh và Tiếp,
tựa như phẩm, tùng".
. Thảo Đường
Cư Sĩ Trần Văn Hải Minh :
Ở nước Trung Hoa, từ
thời Chu, Tần, (trước Chúa giáng sinh) có rất nhiều học
giả ra đời, mỗi nhà đều có viết sách, trình bày học
thuyết của mình, với mục đích sửa đổi chế độ, mong
đem lại hạnh phúc ấm no cho con người.
Số học giả ấy không phải
chỉ một vài người, và số tác phẩm viết ra không phải
chỉ một vài cuốn, cho nên mới gọi là Bách Gia Chư Tử,
hay gọi một cách giản dị hơn là Chư Tử.
Người xưa cũng gọi Chư Tử
là các tác phẩm của những nhà học giả ấy viết ra. Danh
từ này được thấy dùng đầu tiên trong pho sách Thất lược.
. Trần Trúc
Lâm : - Cốt
nhục của Thiền
. |
[
Trở Về ]
|