Những
bài mới đưa lên trong tháng 9 :
. Thảo
Nguyên :
Chiều tan trường
Em qua cầu đánh rơi tiếng
guốc
Sóng cựa mình
Bốn bề hương sắc
Rùa vàng hiện lên
Nhặt tiếng guốc
Không đòi gươm
Đòi trái tim đã khuyết.
-
Rùa
Vàng - Hội
An và em - Dưới
chân tháp - Xanh
ngát Chư Yang Sin - Viếng
Đạm Tiên - Với
sông - Phím
tơ phố cổ
. Quỳnh Chi
phóng dịch :
Thạch lương mao ốc
hữu loan kỳ
Lưu thủy tiên tiên độ
lưỡng pha
Tình nhật noãn phong sanh
mạch khí
Lục âm u thảo thắng hoa
thì ... Sơ
hạ tức sự (Vương An Thạch )
- Hạ
sơ vũ hậu tầm Ngu khê (Liễu Tông Nguyên) - Hạ
nhật điền viên tạp hứng ( Phạm Thành Đại ) -
Vũ
hậu tức sự ( Chu Di Tôn ) - Hạ
dạ ( Hàn Ốc ) - Hạ
nhật đề Ngộ Không Thượng nhân viện thi ( Đỗ Duẩn
Hạc ) - Sơn
tuyền tiên trà hữu hoài ( Bạch Cư Dị )
. Trần Kiêm
Đoàn :
Rồi cũng qua đi như
một đời rỗng lặng
Như con thằn lằn thành
trụ hoại không
Cũng chắc lưỡi một mình
nơi xó vắng
Những Jeam Deans, Từ Hải
khác gì chăng ... Quán
Chợ Chiều - Evening Tent
.
Đàm Giang :
"Hôm
rày anh đi vắng
Thành
phố buồn ủ rũ
Mặt trời
chẳng thèm ra
Bão rớt
đâu ùa tới
Rả rích
mưa cả ngày
Em thở
dài ảo não
Anh công
tác nơi nào?
Có thấu
chăng lòng em
Một túi
buồn đang gánh..." Gánh
sầu ( Thomas Le dịch qua
Anh ngữ)
.Thanh Thanh
phóng dịch :
Tháng
Bảy về đây! Tháng Bảy rồi !
Tao phùng
Ngưu Chức một đêm thôi !
Cầu Ô
thấy đó chìm đâu mất
Còn lại
mưa và nước mắt rơi ?
Tháng
Bảy êm ru tiếng nguyện cầu
Những
người thiên cổ đã về đâu ?
Còn trong
lòng đất trong tù ngục
Hay thảnh
thơi cùng với lá thu ? -Tháng
Bảy (Thảo Nguyên) /The Lunar Seventh Month
-Cây
mùa thu với người (Huỳnh Mai Hoa) /Autum Trees and Humans -tình
thu trên cao (thái tú hạp)/autumnal love in highland
. Trần Hạ
Tháp :
Lặng
lẽ bờ ao rơi tõm sung già
Cúi xuống
váng ngày nụ hoa mùa hạ
Chẫu
chàng ngồi đếm cá mặt trăng
Thuyền
mo cau biển lá cây vườn
Gió đập
bơi chèo lanh canh nắng lượn
Bến bờ
neo ngất ngưởng không gian ... Hạ
quê - Tro
và lửa - Hoạt
hình bố - Những
mảnh đá Hạ Long
.
Nguyễn Quý Đại :
Hai tuần nghỉ hè ở
Cộng hòa Tunesien/Tunisia trôi qua không một giọt mưa, trời
nắng nhiệt độ trên 35 độ C, nhưng nhờ có gió biển làm
không khí dễ chịu và thoải mái. Ngày 1 tháng 9 đến phi trường
check in Ticket trở về Munich, trên màn ảnh lớn ghi nhiệt độ
tại Đức 10 độ C trời mưa.,. - Nắng
hè Bắc Phi
NQĐ :
- Theo lịch sử Hoàng tử Ludwig
(sau nầy là vua Ludwig đệ nhất) cưới Công chúa Therese von
Sachsen-Hildburghauen ngày 12.10.1810. Nhà vua cho mở tiệc tùng
linh đình trong 5 ngày khoản đãi dân chúng vui chơi ăn uống
và tổ chức đua ngựa trên đồng cỏ trước cửa ngõ của
thành phố, để kỷ niệm ngày cưới của Hoàng tử hàng năm
thường tổ chức lễ hội ăn uống, đua ngựa ... ... "O'ZAPFT
IS" Hội BEER Tháng mười
. Nguyễn
Văn Thắng : -Imeo
cho bạn bè
. Trần
Kiêm Đoàn :
Một hôm, nhà thơ Như
Hoa Lê Quang Sinh, người chủ trương Hội Thơ Tài tử Việt
Nam nói trên, gọi điện thoại cho tôi, nói về tác phẩm mới
của một hội viên trong Hội Thơ Tài tử vừa mới xuất bản.
Anh Như Hoa cẩn thận giới thiệu trước tác giả của tập
sách nầy là một người từ Việt Nam mới qua Đức theo diện
"xuất khẩu lao động". Đó là cuốn Từ áo cà sa đến
thập tự giá của Nguyễn Huệ Nhật ... Cải
Đạo
. Đặng Tiến
:
Báo chí loan tin thường
gọi ông là nhà văn Nam Bộ, vô hình trung, giới hạn tầm
cỡ của một tác gia lớn ; cách gọi như vậy, là ưu ái,
vô hình trung khoanh vùng văn hóa, tạo nên một thứ văn học
da beo da báo, trên một đất nước đã hao xương tổn máu
nhiều để đi đến thống nhất...Sơn
Nam, Việt Nam
. Trần Hạ
Tháp :
"Con nít là cha người
lớn" nghĩa bóng câu tục ngữ nhắc nhở một sự thật
mà người lớnthường ít khi đoái tưởng.Rằng, mỗi người
lớn chỉ là kế thừa, kẻ đến sau thời tuổi thơ chính
họ.Vì thế khóc cười của tuổi thơ, mới đích thực là
khóc cười nguyên bản.Trân trọng tuổi thơ, nhưng chưa
hẳn ai nấy đều trân trọng đúng nghĩa thứ nguyên bản
chỉ một thời thấp thoáng ấy. -
Từ
khóc cười của tuổi thơ ...
. THT : "Lời
thề trước miễu sau đình" "Trai vong
ơn, trai mắc...Gái bạc tình, gái mang..." Tại sao phải
thề nguyền khi chỉ là "khẩu thuyết vô bằng" ? Phải
chăng kẻ đem mối chân tình trao gửi, có khi sẽ ôm hận nghìn
thu. Lời nói gió bay. Thề nguyền như nắng sớm mưa trưa,
như đường đi xuôi ngược hai chiều... Chuyện
"thề nguyền" qua câu hò của mẹ
. THT (biên
khảo): Đơn giản và học theo cách người
xưa - tổ tiên của người Huế truyền thống - chúng ta vẫn
có phương pháp định vị về thành phần các chất giọng
xứ Huế. Một phương pháp rất đáng lưu ý, có tính phổ
quát lâu dài và tất yếu rõ rệt :1/
Tiếng Huế giọng
Dinh : Trước đây, nhiều thế hệ (bây giờ đã là cha
ông của chúng ta) thì "Dinh" mang rất nhiều ý nghĩa. Không
quá đơn giản như ngày nay, một em bé miền quê thuộc các
vùng Thừa Thiên Huế bây giờ, bất cứ lúc nào vẫn có thể
được "đi Huế". Thời trước khác hẳn, "đi Dinh" quả thật
hết sức đặc biệt, đến nỗi người ta luôn tỏ bày một
cách đầy trân trọng, khác thường... -
Chất
giọng Huế có mấy sắc thái ? Một quan niệm truyền thống.
. THT
: Không phủ nhận những thành tựu nhất định đã đạt
được trong văn học nghệ thuật nước nhà, thậm chí tôn
vinh. Song tất cả đó, hầu hết chỉ mới nói lên giá trị
nội địa, quốc gia. Đã đến lúc - trễ còn hơn không - điểm
lại một số vấn đề trong các phương cách sáng tác hiện
nay. Từ đó rút ra kinh nghiệm thực hành, âu cũng là việc
nên làm trên tinh thần hướng đến tương lai... -
Văn
học nghệ thuật trên hành lang sáng tác đương đại
|
Những
bài đưa lên ngày 14-8-2008 :
. Nguyễn
Dư :
Đang
mồ yên mả đẹp tại sao lại khiêng gông cùm, xiềng xích
ra... khoe vậy?
Chỉ vì...
văn học chép rằng:
(...)
Tiếc vì cơ mưu bị tiết lộ, tổ chức lại chưa hoàn bị
nên chẳng bao lâu cơ quan tan rã. Cao bị bắt giam tại nhà
ngục
Sơn Tây,
rồi bị đóng cũi đưa về Hà Nội, và giải vào Huế. Tới
kinh, Quát bị bỏ ngục, chờ ngày hành quyết. Nằm trong ngục,
Cao Bá Quát không hề sợ sệt, tự nhạo cái mộng đế vương
của mình:
Một chiếc cùm lim chân có đế
Ba vòng xích sắt bước thì vương
Trước
khi thọ hình, ông cũng còn ứng khẩu ngâm hai câu chửi rủa
:
Ba hồi trống giục mồ cha kiếp
Một nhát gươm đưa đ. mẹ thời
Thời
là thời thế, mà cũng lại là tên vua Tự Đức !
(Lãng Nhân, Giai thoại làng Nho, Nam Chi Tùng Thư, 1966, tr. 303-316).
Phục "thánh"
Quát sát đất! Chữ nghĩa chất đầy bồ. Dùng đến chết
cũng không hết. Đang phục, đang thích... Bỗng được đọc
đoạn sử của nhà Nguyễn ...---> -
Cùm
lim, xích sắt
. Cát Hoàng
:
-
Những
năm đầu thập kỷ 70 (thế kỷ 20), chúng tôi đang theo học
bậc phổ thông trung học. Khi liu riu mùa gió chướng về, cũng
là dịp chúng tôi về quê chơi để... ăn ---> Cháo
cá Bóng kèo
- Nếu
về một làng cá nào đó, Bạn cứ tưởng sẽ được tha hồ
thưởng thức đặc sản biển thì có thể lầm. Vì đối với
cái nghề "Hạ Bạc" - Những ngày biển động, không đi biển,
thì đến với ngư dân chỉ có nước là ... húp nước mắm,
hoạ hoằn lắm cũng chỉ được vài món khô cá là cùng (thường
khi là phải mua lại ở các quán cốc, chứ mấy Ông chủ tàu
đánh bắt hải sản cũng ít khi dành sẳn).
Vậy mà hồi ấy, thường
là vào những lúc biển động, Thầy trò chúng tôi thích mò
ra làng cá Bình Châu (nay là Bình Thắng, huyện Bình Đại,
tỉnh Bến Tre) để mong được... ăn ---> Hàu
biển
. Lê
Văn Hảo :
Ông
cha ta từ xưa đã có vô số từ ngữ, thành ngữ xác đáng
mà đôi khi cũng không thiếu chất khôi hài, trào lộng để
nói về cái ăn. Ví dụ như "dĩ thực vi tiên", "học ăn học
nói", "ăn vóc học hay", "có thực mới vực được đạo",
"nhân chi sơ là sờ vú mẹ, tính bản thiện là cái miệng
muốn ăn", v.v. ---> 1.
Có một nền văn hóa ẩm thực Việt Nam / 2.
Miếng ngon Sài Gòn / 3.
Miếng ngon xứ Huế
Nhạc
giao hưởng :
Đỗ
Dũng là Giám đốc của Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam từ
1984 đến 1999.
Hoạt
động âm nhạc của ông đã được đánh giá cao ở cả trong
và ngoài nước. Tháng 8/1992, ông được Thái Lan mời sang chỉ
huy một chương trình của Dàn nhạc Giao hưởng Bangkok.
Tháng
9/1993, Dàn nhạc Giao hưởng Grand Rapids, Michigan - Mỹ đã mời
ông sang thăm và trao đổi văn hoá ...
Đỗ Dũng
& Lê Anh Thư : "Tác phẩm Requiem hôm nay bày tỏ được
những cảm xúc nơi cuộc sống nội tâm của chúng tôi, trong
có phần nào cuộc đời các bạn. Với tất cả cảm xúc và
lòng biết ơn chân thành, chúng tôi xin được bày tỏ với
quý vị có mặt nơi đây, trong đêm trình diễn này, sự tri
ân, tri ngộ. ... ---> Requiem
- Lời Cầu Nguyện "
|
Truyện
ngắn - Ký - Tạp văn |
Hoàng
Đức :
"
một buổi sáng tôi đang còn ngủ nướng trong chăn thì nghe
tiếng đập cửa. Giật mình tỉnh giấc kê vàng tôi ra mở
cửa thì lù lù trước cửa nhà là một ông Mỹ cao to và một
bà Việt Nam tuổi xồn xồn, dáng người thấp nhỏ nhưng mồm
miệng thì lớn lắm. Bà ta xỉa cái thẻ hành sự ra như muốn
đập vào mặt tôi và thét lớn như trong xi nê: "Nhân viên
Biện Lý Cuộc!" "... ---> Tôi
hành nghề tay trái
Đàm Trung Phán
:
...
con trai lớn của tôi gọi điện thoại báo tin:
- Bố
sắp có cháu nội trai rồi đó. Cháu sẽ sinh vào cuối tháng
5, 2005.
Tôi im
lặng trong cái nghịch ngợm bẩm sinh và tôi trả lời hắn:
- A ha,
Bố rất mừng cho vợ chồng con sẽ có con trai. Bố sẽ dậy
cho cháu nội của Bố những "bí kíp" để nó "chơi" lại bố
nó, giống như những "đòn" mà ngày xưa con đã từng "chơi"
với Bố khi con còn nhỏ. ---> - Ông
& Cháu
Quỳnh
Chi :
Chị
Huệ thấy Chiếc Mưn đi học về mặt mày buồn so, ngồi một
chỗ, lâu lâu lại chà chà lòng bàn tay phải vào người, vào
chân, như muốn chùi cho sạch cái gì, bèn chạy lại hỏi :
-Tay em
răng rứa ?
Chiếc
Mưn ngửng nhìn chị, rồi bỗng nước mắt ràn rụa.
-Khi không
mà em bị thầy Đằng khỏ tay, ...như ...ri nì ! ... ---> -
Tình
ai trên nớ
. Phạm
Xuân Hy dịch :
Ngoài
cánh đồng Vĩnh Châu có ngôi thần miếu, lưng dựa vào núi,
trước mặt có một dòng sông. Sông sâu và chảy gấp. Chung
quanh cỏ hoang bát ngát xanh rì. Đại thụ thâm u rậm rạp,
chót vót, che kín cả mặt trời, san sát đếm không xuể.
Thường thường mưa gió vẫn từ thần miếu nổi lên.Vì thế,
người ta sợ hãi, đều phải cung tế cung phụng. Khách đi
đường qua đó, nhất định phải có tam sinh lễ vật đem
vào cúng dưới điện, mới có thể đi qua yên ổn được.
Bằng không, gió mưa thình lình nổi lên. Rồi mây đen kéo
đến, trời đất tối thui. Gang tấc không nhìn rõ mặt
nhau. Hành lý, phẩm vật, bỗng dưng không cánh đều bay đâu
mất biến.
Tình
trạng như thế đã xẩy ra từ mấy năm nay rồi. ..>
Vĩnh
Châu Dã Miếu Ký ( Tiễn Đăng Tân Thoại / Cù Hựu )/
[ PDF
]
. Võ Quang Yến
:
Tứ
Xuyên là một trong những tỉnh lớn nhất Trung Quốc và cũng
là một tỉnh mật độ dân cư cao nhất. Phía tây tỉnh có
nhiều núi, địa thế hiểm trở nên là nơi trú ẩn những
chính khách trong lúc chờ thời như Lưu Bang, Lưu Bị, gần
đây chính phủ Trung Hoa Dân Quốc khi Nam Kinh bị quân Nhật
đánh chiếm. ...:--> Chùa
Hốc Bảo Định Sơn Ở Trung Quốc
. Tâm Minh Ngô
Tằng Giao ( truyện thơ):
Kinh
Phật dạy rằng:
"Tâm có
thể tạo nghiệp,
mà tâm
cũng có thể chuyển nghiệp."
Ngài Mục
Liên là một tấm gương sáng chói tượng trưng cho lòng chí
hiếu và báo ân. Ngài đã thực hành phép sám hối để báo
ân mà cứu được mẹ thoát khỏi địa ngục. ... --->
. Mục
Liên - Thanh Đề / [ PDF
]
. Hoài Ziang
Duy :
Ông
hàng xóm đứng kề bên tự lúc nào, từ phần đất nối liền
không có rào ngăn cách, đôi khi chỉ chào hỏi qua loa. Lần
nầy ông ta xen vào:
_ Mệt rồi, nghỉ chút đi. Đào hố trồng cây à?
_ Không. Đào hố chôn người .
_ Bác chôn ai thế?
_ Nhà tôi.
_ Chôn người thật à? Họ đâu cho phép mình làm vậy.
_ Mặc tôi. ... ---> Người
chôn ký ức
. Việt Hải
:
"Mênh
mang bát ngát hải hà
Bụi trong
nước đục lỡ làng tình duyên"
Một cuộc đời trôi vào
dĩ vãng, một chuyện tình lỡ chìm sâu vào Thung lũng Tình
yêu. Có những đáng yêu và đáng nhớ trong tâm hồn tôi....
---> Thung
Lũng Tình Yêu
. Đào Duy Mộng
:
Kỷ
niệm 36 năm phát triển của Kienando tại Việt Nam hay 13 liên
tục phát huy tinh hoa võ phái tại xứ người, ngày nay thực
sự Kienando hãnh diện đã bước vào dòng chính. .
---> .Kỷ Niệm 36 Năm
Với Kienando
. Natsuki Nguyễn
Cao Đức : --->- Les
jardins à la japonaise de Kyoto [PDF]
. Quỳnh Chi
:
Cứ
mỗi độ hoa anh đào tàn rụng rồi cây anh đào ra lá, tôi
thường nhớ lại chuyện xảy ra cách đây đã ba mươi lăm
năm trước, khi cha tôi còn sống. Cả gia đình tôi, - tuy nói
là cả gia đình nhưng lúc ấy mẹ tôi đã qua đời từ bảy
năm trước, lúc tôi mười ba tuổi - chỉ còn lại ba người,
gồm cha tôi với tôi và cô em gái. Năm tôi mười tám tuổi,
em gái tôi mười sáu, ...
...
một võ sĩ còn trẻ trong đoàn tùy tùng, tên là Sekinai, vì
khát quá đã lấy một cái chén thật lớn dùng để uống
trà, tự tay mình rót trà vào đầy chén, đoạn bưng chén đưa
lên miệng, thì tình cờ Sekinai cúi xuống nhìn vào chén trà
chợt thấy một khuôn mặt không phải là của mình mà của
người khác hiện ra trong chén nước trà trong suốt màu xanh
lục. Sekinai giật minh, ngơ ngác nhìn quanh. Thế nhưng không
thấy ai đứng gần đó ngoài chính mình. Mái tóc và bộ dạng
của bóng người soi trong chén trà có vẻ như là một võ sĩ
còn trẻ. Hơn nữa bóng người ấy in rõ mồn một một cách
lạ lùng. Người ấy lại rất khôi ngô tuấn tú và nét mặt
lẫn dáng điệu có vẻ hiền lành như phụ nữ. Khuôn mặt
trong chén trà nhìn như thật. Mắt và miệng đang động đậy....
. Phạm
Vũ Thịnh :
Fujisawa
Shuhei là một trong những tác gia nổi tiếng nhất Nhật Bản
về truyện lịch sử, truyện samurai. Nhiều tác phẩm của
ông đã được quay thành phim chiếu ngoài rạp và phim bộ
ti-vi, được hâm mộ không chỉ ở Nhật mà còn trên khắp
thế giới.
Fujisawa
Shuhei tên thật là Kosuge Tojime, sinh năm 1927, ...
---> -
Fujisawa
Shuhei - Tác gia Hiện đại Nhật Bản
-"Thế
nghĩa là...". Yamazaki nói, sau khi dắt Shinnojo vào dưới mái
hiên rồi cùng ngồi xuống. -"cậu đã hội đắc được kiếm
pháp gọi là <Chém ngược vào tiếng vọng> rồi đấy sao?"
-"Không
đâu. Còn khó khăn lắm mới đạt đến mức ấy". Shinnojo
đáp.
"Chém
ngược vào tiếng vọng" là kiếm pháp bí truyền đắc ý cùng
cực của võ đường Kibe. Tổ phụ của chủ võ đường Kibe
là Une Masanosuke đã được truyền thụ kiếm pháp Mumyogiri
(Vô minh kiếm) của phái Togun, rồi khổ công nghĩ ra thêm chiêu
thức mà bồi đắp thành kiếm pháp cùng cực ấy. Nhưng chủ
võ đường Kibe Sonhachiro chưa hề truyền lại cho môn sinh nào
cả. Chỉ nghe truyền tụng rằng ngày trước, trong cuộc đấu
tế lễ vào mùa đông một năm nọ, Kibe Une Masanosuke đã bất
giác phải dùng mà lộ ra kiếm pháp ấy, nhưng đến nay thì
hầu hết những người đã may mắn thấy được kiếm pháp
ấy đã qua đời cả rồi, nên thực hư ra sao,.... : --->Danh
dự của người võ sĩ
. Nguyễn Nam
Trân :
Nàng
Chôchô sẽ ra thế nào nếu tuổi già lại đến viếng nàng
trước, sớm hơn cả ngày trở về của chàng Pinkerton mà nàng
mòn mỏi trông chờ? Nhưng ít nhất tuổi già sẽ rước nàng
đi cùng chứ không tàn nhẫn bỏ rơi nàng như anh chàng Pinkerton
kia. ... ---> - Hồn
Bướm (Chôchô, 1948/ Nguyên tác: Mishima Yukio (1925-70)
|
|
Cổ
Văn
Thơ cổ
Việt
chuvươngmiện/mai
uyển phóng dịch :
tuổi
già thêm cuộc đời rắc rối
trời
đất mang mang dở cuộc say
vô học
được thời leo cũng khá ?
anh hùng
thất thế hận càng cay ?
vai nâng
đất nước phò chân chúa
gươm
giáp lưng trời khó vạch mây
thù chưa
trả nổi đầu tóc trắng
gươm
mài dưới nguyệt bấy lâu nay ? ...
--->
-
Thuật
hoài ( Đặng Dung ) -
Chu
trung tức sự ( Phạm Sư Mạnh )
Thơ cổ Trung
Quốc
chuvươngmiện/mai
uyển/phonglữthảo phóng dịch :
sơ xuân
tiểu vũ
mưa phùn
trên đường phố
cỏ xa
chả thấy gì ?
bốn mùa
xuân đẹp nhất
liễu
rủ khắp kinh kỳ ----> sơ
xuân tiểu vũ ( Hàn Dủ ) - đăng
u châu đài ca ( Trần Tử Ngang ) - tạp
thi ( Vương Duy ) - Khuê
oán ( Vương Xương Linh ) - Vô
đề (Lý Thương Ẩn) - tư
phụ mi (Bạch Cư Dị)
|
Dân
tộc học, Văn hoá học, Lịch Sử |
. Nguyễn
Thị Chân Quỳnh :
- Nguyễn Trường
Tộ thường nhắc đến l.m. Nguyễn Hoằng, coi như một người
bạn đồng chí hướng : cả hai cùng theo đạo Thiên chúa,
thông thạo Pháp ngữ, và cùng sẵn lòng giúp triều đình trong
những cuộc đàm phán với người Pháp khi nước Pháp sang
xâm chiếm nước ta dưới thời vua Tự Đức. Tôi tự hỏi
tại sao người ta chỉ nói đến Nguyễn Trường Tộ mà một
nhân vật như Nguyễn Hoằng lại không ai nhắc tới ? ..--->
. Nhân
vật Nguyễn Hoằng
. Trần Viết
Ngạc :
-
Chỉ bốn năm sau khi Duy Tân hội thành lập, ba năm
sau bài thơ Chí thành thông thánh và bài phú Lương ngọc danh
sơn mà nhiều người nhận định là tuyên ngôn của sĩ phu
đầu thế kỷ XX và hai năm sau Đầu Pháp chính phủ thư (hay
thư gửi Toàn quyền Beau) của Phan Hy Mã, một phong trào nông
dân kháng thuế đã lần lượt nổ ra khắp 10 tỉnh Trung kỳ
từ Thanh Hóa vào đến Phú Yên vào năm 1908 mà Quảng Nam vinh
dự lãnh vai trò tiên khởi.
Tại sao Quảng Nam? ---> -
Cuộc
dân biến ở Quảng Nam năm Mậu Thân (1908)
. Bùi Thụy
Đào Nguyên :
-
Hồng Bảo (Ất Dậu 1825 - Giáp Dần 1854) tên đầy đủ
là Nguyễn Phúc Hồng Bảo là con trưởng vua Thiệu Trị, nhưng
không được truyền ngôi. Sau hai lần mưu sự để giành lại
ngôi vị không thành ---> -
Nhìn
lại vụ án Hồng Bảo
- Trương
Gia Mô (1866 - 1929) hiệu Cúc Nông, tên tự lúc đầu là Sư
Thánh, sau đổi là Sư Quản, biệt hiệu Hoài Huyền Tử, khi
làm quan ở Huế, còn được gọi là Nghè Mô, là một nhà
nho, nhà thơ Việt Nam ở những năm đầu của thế kỷ 20.
--->
-
Ông
nghè Trương Gia Mô
. Quách Thanh
Tâm :
Kể
từ ngày sử ghi có người Việt đến cư ngụ làm ăn trên
đất nầy đến nay đếm được chỉ hơn 400 năm (1623: phái
bộ chúa Nguyễn đến Oudong yêu cầu được lập cơ sở thuế
ở Prei-Nokor: Saigon; 1658: Trịnh Hoài Ðức ghi là có "lưu dân
Việt đến sống chung với người Miên khai khẩn ruộng đất'';
1698: Nguyễn Hữu Cảnh đặt ra Gia Ðịnh phủ với xứ Ðồng
Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên; xứ Sài Gòn
làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn. Vùng Long Hồ dần
dà được nối vào Gia Ðịnh, vùng An Giang nối vào Long Hồ...)
- một vùng còn nặng nét "đất mới'' đó người dân nơi
đây rất gần gũi với thiên nhiên, trầm mình trong trời đất
bao la, gởi mình cho quỷ thần đỡ nâng trừng phạt.
. Nguyễn Cao
Đức : - Tự
Đức [PDF]
. Lê Ngọc
Hồ : Sử Việt Anh Hùng Ca : 2.
Đức Quốc Tổ Hùng Vương , 10 tháng 3 Âm Lịch - 3.
Gia Tài Đất Tổ - 4.
Má hồng dựng nước - 5.
Anh Thư Họ Triệu - 6.
Ngô Quyền - 16.
Hải chiến Việt - Hòa Lan (1644)
- 10.
Bình Mông Hùng Ca
. Trần Hạ
Tháp (biên khảo) : - Chất
giọng Huế có mấy sắc thái ? Một quan niệm truyền thống
Văn
học - Luận - Tư tưởng - Thời đại -Ngữ Văn |
. Nguyễn
Thị Chân Quỳnh :
Trước
nhà Lý, sử sách chỉ chép rất sơ lược về quan chế Việt
Nam : Thời Hùng Vương nước ta có các Quan Lang, Lạc hầu,
Lạc tướng... ; thời Ngô Quyền đặt đủ trăm quan, dựng
nghi lễ triều đình và định sắc áo mặc...
Kể từ
nhà Tiền Lê, quan chế nước ta bắt đầu rập theo khuôn mẫu
Trung quốc : "Năm 1006 Lê Long Ðĩnh sửa quan chế theo nhà
Tống". Tuy nhiên, An-Nam Chí Lược ghi rõ :"Nước ta từ nhà
Ðinh mới chịu tước phong vương của nhà Tống nhưng ở trong
nước tự đặt danh hiệu, đặt quan có chức Chánh và Tiếp,
tựa như phẩm, tùng".
. Đặng Tiến
:
Bóng
Chữ tập thơ Lê Đạt từ ngày xuất bản, 1994, đến nay,
đã gây nhiều dư vang và dư luận, một hiện tượng hiếm
hoi trong lĩnh vực thơ, và đáng mừng vì chứng tỏ ngày nay
còn có nhiều người lưu ý đến thi ca. Cuộc thảo luận,
kéo dài non một năm nay, tuy chưa mở ra được những nẻo
đường mới, chưa giải phóng những tiềm năng sáng tạo dồn
nén trong thơ từ nhiều thập niên qua, trước một nền thi
ca thế giới thường xuyên đổi mới, vẫn là một tiến bộ.
Những giáo điều đang thay đổi, vẫn là giáo điều nhưng
cũng có đổi thay.
Bóng
Chữ là một tác phẩm quan trọng tâm huyết của một tác
gia đã làm thơ non nửa thế kỷ...
. TKN Giải Nghiêm
dịch : Gốc
rễ của chủ nghĩa Lãng Mạn Phật Giáo ( Nguyên tác: The Roots
of Buddhist Romanticism, của Tỳ Khưu Thanissaro )
. Trần
Tư Bình : - Thử
tìm Kiểu Gõ Dấu Chữ Việt Nhanh Nhất /
(PDF)
/ (Word)
. Nguyễn
Cao Đức : - L'Infrastructure
Aeroportuaire du VN [PDF] - Le
Problème de la pollution de l'eau à Saigon [PDF]
Thảo
luận
1.
Một bài báo của Tuổi Trẻ Cuối Tuần : "Một nguyên bản
chiếu Cần Vương vừa được tìm thấy tại bảo tàng gia
đình ông Thierry d'Argenlieu tại Pháp"
2.
Trần Xuân An : Về cái được gọi là "Chiếu Cần Vương -
D'Argenlieu / 03-07-1889"
3.
Trần Xuân An : Bàn thêm về Thông Báo Cho Thiên Hạ Cần Vương
( Cáo Dụ Cẩn Vương), Lệnh Dụ Thiên Hạ Cần Vương &
Cụm Từ "Tờ Chiều Cần Vương Của Vua Hàm Nghỉ
5.
Trần Xuân An sưu tập : Các Ý Kiến Về "Chiếu Cần Vương
- D'Argenlieu" |
[
Trở Về ]
|