Chim Việt Cành Nam      Trở Về  ]


 

 
 
http://chimviet.free.fr
Số 31 / 14 - 05 - 2008
Quê Hương - Phong tục 
. Nguyễn Dư : Ba que xỏ lá

Bạn có biết thằng ba que xỏ lá là ai không ? Không biết... thằng phải gió, thằng mắc dịch này à ? Nếu vậy thì mời bạn cùng đi... đào mả, bới gia phả nhà nó, xem nó là con cái nhà ai mà đốn mạt thế ! ...  ---> [Ba que xỏ lá ]

. Vũ Ngọc Cẩn :  ---> Tranh thủy mạc

Truyện ngắn - Ký - Tạp văn

Quỳnh Chi :
Nhà Y ở trên đỉnh đồi xưa kia nhìn xuống một thung lũng thật lớn có tên là Nam Đại Cốc, nhưng nay đã mọc lên những khu nhà ở đông đúc trên đỉnh đồi lẫn ở dưới chân đồi. Từ ga đi vào nhà Y có hai cách. Hoặc ra khỏi nhà ga, cứ thế đi dọc theo đường rầy. Bên này đường rầy là đường nhựa rộng đủ hai giòng xe chạy ngược chiều, nhưng chỉ có một lề đường dành cho người đi bộ sát với hàng rào ngăn cách đường dành cho xe hơi với đường rầy. Đường rầy chạy càng đến gần nhà Y càng đi xuống dốc. Đường dành cho xe hơi thì đi dần lên đồi cao, nên người ta mới phải làm hàng rào cản như trên đường đèo. Bên kia đường rầy là công viên rất rộng và có lẽ xưa kia cũng là một thung lũng mọc đầy rau cần, nên mới có tên là Seri ga ya hay Cần Cốc ...  --->  Hoa đào năm trước


. Nguyễn Thị Chân Quỳnh : 

"Mời các cụ ra xơi cơm. Cơm chín rồi." 
(Tiếng nói từ xa) "Nó nói cái gì thế ? Lại ăn à ? Vừa mới ăn "gu-tê" (1) lúc 5 giờ đã đói đâu ? Ðể tị nữa ăn cũng được, đang nói giở câu chuyện." 
"Không được, phải ăn bây giờ, đến giờ ăn rồi." 
"Ăn mà cũng phải đúng giờ à ? Tưởng đói lúc nào thì ăn lúc ấy ?"  ... --->  Bên kia vách (Chuyện nghe qua vách)
. Hoàng Đức : 
Tôi hoàn toàn mù tịt về xuất xứ của hai chữ "Già Dịch". Chẳng biết danh từ kép này do ông, bà nào "sáng chế" ra để miệt thị những đấng liền ông ít nhất cũng đến tuổi "ngũ thập tri thiên mệnh" chứ dưới năm mươi thì ai dám gọi là lão già. 
Đấy là tôi nói đến cái chữ "già" theo như quan niệm tuổi tác ngày nay chứ như thời xa xưa lúc nền y học đang còn phôi thai thì mấy ai sống thọ đến tuổi năm mươi. Chẳng thế mà trong sách truyện ngày xưa khi mô tả một người đàn ông ngũ tuần thì  bao giờ cũng là: "một ông hay lão già trạc tuổi năm mươi" hay trang trọng hơn thì sẽ là "một lão trượng tuổi ngoài năm mươi"  hoặc là trong các bài luận văn của học trò bậc tiểu học: "Nhà em có "nuôi" một ông nội tuổi năm mươi". ...---> Già dịch
. Hoài Ziang Duy : 
Tôi không biết bắt đầu từ đâu cho một nỗi nhớ. Tôi không biết bắt đầu từ đâu nói lại cảm giác nầy. Đôi khi trong những đêm thức giấc lặng lẽ, tôi nghĩ đến một cái chết thật dịu dàng, chưa biết thế nào, nắm níu người thân rồi cảm thấy sợ hãi. Điều nầy ở thời tuổi nhỏ, hay vài năm trước đây tôi chưa hề nghĩ tới. Phải chăng tuổi già đã đến hay chính tâm tư mình đã luống. Nó chợt đến chợt đi mơ hồ những lúc lòng trống không, không chút gợn đục sau giấc ngủ. Điều đó có nghĩa, khách không mời vẫn cứ thỉnh thoảng lừng lững bước vô trong đời sống tĩnh lặng nầy... ---> Nhân gian một chỗ 
. Huệ Thu : 
Bài thơ hay vị tất đã là một bài thơ tề chỉnh . Ngày xưa các vị đại khoa thi xong, vua thường ban yến đãi tiệc . Các vị đỗ cao  thường làm một bài thơ để lưu niệm. Như của các vị Trạng Nguyên, Bảng Nhãn hay Thám Hoa nhất định là phải đúng niêm luật nhưng chưa chắc là những bài thơ hay. Chứng cớ là cho đến ngày nay , loại thơ ấy còn mấy bài được truyền tụng. Trái lại những bài thơ hay nhất của Trung Hoa và Việt Nam chưa chắc là những bài thơ tề chỉnh, lại đôi khi còn không đúng niêm, đúng luật. ...---> Về Hà Nội nhớ Bà Huyện Thanh Quan
. Phạm Xuân Hy dịch 
Chu Vị Hoàng tự là Bích Thần,hiệu là Trọng Du,người Kim Lăng,vốn dòng dõi thế gia đại tộc,nhưng đến đời Hoàng thì gia đình bắt đầu sui vi sa sút,trở thành bìnhdân .Nhưng Hoàng vẫn tự coi là con nhà  gia thế,thường tỏ ra  ngạo mạn,khinh đời.
Gặp lúc giặc cờ đỏ Hồng Tú Toàn nổi dậy phản loạn,vây hãm Kim Lăng,rồi  biến nơi đó thành kinh đô, làm thành hang ổ của giặc, trong gần mười ba năm. ... :---> Yểu nương tái thế [ PDF] 
. Trần Hạ Tháp :
Từ lâu, lễ hội đền Hùng đã trở thành truyền thống dân tộc : 
"Dù ai đi ngược, về xuôi..."
"Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba" ... :---> Tìm ẩn số Tiên Rồng . . ?  qua ngày giỗ Tổ Hùng Vương
 . T.H.Tháp : 
Gã nằm xuống thoải mái. Cảm giác mát lạnh của ghế đá còn rịn hơi sương buổi sớm thu giúp gã chợp mắt ngay. Công viên thành phố không chỉ là bạn đời của những ai không nhà, các tên chích choác, kẻ sống ngoài vòng luật pháp...Đây cũng là nơi khá thân quen đối với người như gã. Ít ra đã hơn bốn tháng qua, từ khi gã rời một khách sạn năm sao trong thành phố. ... ---> Người ngủ ghế công viên 
. Võ Quang Yến :
Vua Mang Rai sáng lập Chiang Mai, có nghĩa thành mới, năm 1296, để thay thế Chiang Rai làm kinh đô cho nước Lan Na Thái. Tục truyền một hôm đi săn, đàn chó mãi chạy đuổi hai con hoẵng dẫn đường lại đây. Tin là điềm lành, vua đặt tên Xaiyaphum có nghĩa là nơi thắng trận, cho xây một lâu đài, trung tâm của thành quách hình chữ nhật mà ông sẽ cho mở mang sau nầy. Để phòng thủ, ông cho đào hào bao bọc xung quanh những  bức tường kiên cố... ---> Chùa Doi Su Thep ở Chiang Mai bên Thái Lan 
. DTTM :
Ba trăm năm trước, tại làng Asami trong quận Ônsen ở xứ Iyô có một người đàn ông tốt bụng tên là Tôkubê. Tôkubê  là người giầu nhất vùng và là lý trưởng làng này. Tôkubê được vinh hoa phú quý đủ điều, chỉ hiềm một nỗi hiếm muộn, đã ngoại tứ tuần mà vẫn chưa sinh được mụn con nào.  Buồn vì nỗi không con, Tôkubê cùng vợ thường hay đến cầu tự ở chùa Saihôji trong làng Asami thờ thần Fuđô Myô Ô có tiếng rất linh thiêng. ---> Cây anh đào của nhũ mẫu (Ubazakura/ Koizumi Yakumo )  - Hoa anh đào ngày mười sáu (Jiu-Roku-Zakura/Koizumi Yakumo )
. Nguyễn Nam Trân  ( Sa di Chômei và Tu sĩ   Kenkô ) 
(...) Vâng, mười thế kỷ đã trôi qua từ lúc cuốn Makura no Sôshi (Ghi Nhanh Bên Gối), tập tùy bút tối cổ, ra đời. Tám thế kỷ từ ngày có  Hôjô-ki (Cảm Nghĩ Trong Am) và bảy thế kỷ từ khi người ta nhặt nhạnh lại được bản thảo của Tsurezure-gusa (Buồn Buồn Phóng Bút) mà tác giả của nó chép trên những mảnh giấy dán tường hay sau những cuốn kinh. Tuy ngày nay chúng ta đã bước vào thời đại du hành vũ trụ, thông tin vi tính và kinh tế tòan cầu, thế nhưng những tình cảm yêu, thương, hờn, giận, ghét bỏ, đam mê, chắc vẫn không khác bao nhiêu so với người xưa, nếu không nói họ còn tinh tế và bén nhạy hơn chúng ta nhiều. Qua những trang tùy bút của hai nhà ẩn sĩ trung cổ Nhật Bản là sa di Chômei và tu sĩ Kenkô sau đây (xin được giới thiệu Makura no Sôshi của nữ học sĩ Sei Shônagon trong một dịp khác), chúng ta sẽ thấy hình bóng của con người muôn thuở nhưng đang thủ hai vai trên hai sân khấu khác mà thôi. 
 Đây là dấu ấn của hai tâm hồn cao đẹp - chứ không hẳn là hai bậc thánh hiền - để lại cho chúng ta. :---> Hai Tùy Bút Cổ Điển Nhật Bản :  Cảm Nghĩ Trong Am (Hojoki) & Buồn Buồn Phóng Bút (Tsurezure-gusa)
. Nguyễn Nam Trân : Mười lăm truyện ngắn trong lòng bàn tay  (Tenohira no shôsetsu)  
Cái tên "truyện ngắn trong lòng bàn tay" đến từ tiếng Nhật "tenohira no shôsetsu" (chưởng tiểu thuyết) như cách gọi của hầu hết các nhà văn học sử. Đó là một thể loại tác phẩm văn học có đặc điểm là ngắn, ngắn đến nỗi có thể gói trọn trong lòng bàn tay. Thể loại này còn được nhà phê bình văn học Chiba Kameo (1878-1935), một người cổ vũ cho văn học đại chúng dưới thời Taishô (1912-26) gọi là "shôhen shôsetsu" (chưởng biên tiểu thuyết). Ngoài ra, nhà phê bình Hasegawa Izumi (sinh năm 1918), một người thân cận với Kawabata, đã chủ trương phải đọc là "tanagokoro shôsetsu" [1]  tuy viết cùng ba chữ Hán "chưởng tiểu thuyết". Hasegawa kể lại mình vì thắc mắc nên đã hỏi ý kiến Kawabata và được chính nhà văn đồng ý về cách đọc này [2]. Khi dịch ra tiếng Việt, chúng tôi rất bối rối, không biết nên gọi "trong lòng bàn tay", "một gang tay" hay "trong gan bàn tay". Sau khi tham khảo cả lối hiểu của người Tây Phương (palm [3], paume), xin tạm giữ lối gọi "trong lòng  bàn tay" cho giống mọi người. Có thể dịch là "truyện cực ngắn" nhưng làm như thế lại đánh mất cái tên rất gợi hình của nó... -> Mười lăm truyện ngắn trong lòng bàn tay  (Tenohira no shôsetsu / Nguyên tác: Kawabata Yasunari )
 
 . Nguyễn Nam Trân : Qua Trạm Fuda-No-Tsuji 
Cùng với Yasuoka Shôtarô, Kojima Nobuo, Miura Shumon, Yoshiyuki Junnosuke... nhà văn Endô Shuusaku (Viễn Đằng, Chu Tác, 1923-1996) thuộc thế hệ thứ ba sau chiến tranh, bắt đầu có tên tuổi trên văn đàn từ giữa thập niên 1950 và là một trong những nhà văn Nhật Bản cận đại được Âu Mỹ chú ý nhiều nhất. Ông đoạt tất cả các giải thưởng văn chương lớn ở Nhật từ Akutagawa, Noma, Shinchô đến Tanizaki. 
Sinh ra ở Tôkyô nhưng theo gia đình sang Đại Liên thuộc Mãn Châu, Endô Shuusaku chỉ về nước sống với mẹ và anh ở Kobe năm 1933 khi cha mẹ ly hôn, rồi chịu phép rửa tội theo đạo Công Giáo, tên thánh là Paul. Từ đó, tôn giáo trở thành một ám ảnh suốt đời ông, thường làm cho ông bị xâu xé bởi con người Nhật Bản truyền thống và con chiên ngoan đạo cùng ngụ trong bản thân... -> Qua Trạm Fuda-No-Tsuji   (Fuda-No-Tsuji,1963 /Nguyên tác: Endô Shuusaku) 


 . Nguyễn Nam Trân : Bàn Chân Fumiko

Truyện ngắn dưới đây có thể gây sốc cho một số độc giả dù nội dung không có lấy một lời lẽ tục tằn. Khuynh hướng bái vật (fetischism) đặc biệt đối với bàn chân đàn bà (foot-fetischism) đã được nhắn đến trong Xâm Mình (Shisei, 1910), tác phẩm Tanizaki viết thời trẻ. Bàn Chân Fumiko (Fumiko no ashi, 1919) cũng miêu tả lệch lạc tính dục này trong bối cảnh xã hội Nhật Bản đầu thế kỷ trước. Chính vì đi ngược với văn học tải đạo thời Minh Trị, Tanizaki bị xem như một nhà văn ma giáo, bệnh hoạn, trụy lạc. Nhiều người đòi đốt tác phẩm của ông... -> Bàn Chân Fumiko  (Fumiko no ashi, 1919/Nguyên tác: Tanizaki Jun.ichirô ) 
. Phạm Vũ Thịnh  :
Hôm ấy, tôi vẫn còn váng vất bởi cơn say đêm trước nên suốt cả buổi chiều không làm việc được. 
Tôi sống bằng nghề viết văn. Thật ra, hôm ấy cũng có công việc phải làm gấp, là viết bài văn kèm theo các bức hình chụp phong cảnh của một nhiếp-ảnh-gia nọ, nhưng đầu óc tôi đau nhức quá, không làm sao mà chui vào thế giới sóng biển tơi bời của các hình chụp ấy được. 
Công việc làm chung với người khác như thế thật hứng thú. Nhất là những việc làm chung với người nào sáng tạo được những thứ mình thích. Những lần như thế, tôi luôn luôn có cảm giác như là họ nhìn suốt được vào trong não của mình vậy.
Như tôi đã hứa hẹn trước với họ từ lúc nào rồi. Hứa hẹn đâu từ thuở xa xưa kia. 
Thế nhưng hôm ấy thì tôi đành nằm dài suốt ngày trên giường, ngắm bầu trời trong vắt mùa thu. Vẻ trong suốt hoàn toàn đến  vô tận, không hiểu sao, khiến tôi cảm thấy như bị phản bội gì đấy. ...---> Hình xoắn ốc ( /Yoshimoto Banana )
. Phạm Vũ Thịnh  :
Shiba Ryotaro (1923-1996) là tác gia bậc thầy trong văn học đại chúng Nhật Bản, tác giả của những bộ trường thiên tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng nhất ở Nhật. Ông ngưỡng mộ sử gia Trung quốc Tư Mã Thiên nên lấy bút hiệu Shiba Ryotaro (Tư Mã Liêu Thái Lang) hàm ý là một hậu sinh cách xa Tư Mã Thiên theo nghĩa thời gian, địa lý hay tài năng... :---> Shiba Ryotaro - Tác gia Hiện đại Nhật Bản  /   Anh hùng ( Shiba Ryotaro )
Cổ Văn
Thơ cổ Trung Quốc
chuvươngmiện/mai uyển/phonglữthảo phóng dịch : 
ném chén biệt ly chỉ núi non 
chưa xong điệu sáo biệt lên đường 
bên hoa ngựa ngậm vàng hàm thiếc 
người ngóng trên lầu lệ chứa chan 
tuy rằng gió thổi qua ngàn liễu 
tuyết trắng sông thông đổ mấy vàm 
chàng nhớ khinh cừu mang quá nặng 
tháng năm gió lạnh ở tam biên ... : ---> xuân biệt ( chương kiệt ) - Kim lũ Y ( đỗ thu nương ) - phỏng đái thiên sơn đạo sĩ bất ngộ (lý bạch)
Quỳnh Chi phóng dịch :
Mây che sóng lạnh mặt hồ 
Tiễn người theo cánh buồm xa mỗi ngày 
Thuyền hoa mấy độ trông vời 
Nào hay man mác hoa trôi giữa giòng ... Mộc Lan Hoa (Lý Thương Ẩn) -  Hải đường (Tô Đông Pha) - Liễu chi từ  (Lý Du) - Dương liễu chi (Bạch Cư Dị) -  Ẩm Tửu Thi (Đào Uyên Minh) - Ước khách (Triệu Sư Tú ) - Điền viên lạc (Vương Duy) - Du Sơn Tây Thôn (Lục Du)
Dân tộc học, Văn hoá học, Lịch Sử
. Bùi Thụy Đào Nguyên :
Sinh ra dưới thời Minh Mạng, thuở nhỏ ông có tên là Chơn, từ năm Kỷ Mùi 1859 đổi là '''Lịch''' (Nguyễn Văn Lịch), và cũng từ tên Chơn ấy cộng với tính tình ngay thật, nên thầy dạy học của ông đặt tên hiệu cho ông là Trung Trực 
Nguyên quán gốc Nguyễn Trung Trực ở xã Vĩnh Hội, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Ông nội là Nguyễn Văn Đạo, cha là Nguyễn Văn Phụng tức Thăng, mẹ là bà Lê Kim Hồng. 
Sau khi hải quân Pháp nhiều lần bắn phá duyên hải Trung Bộ, gia đình ông phải phiêu bạt vào Nam,... :---> Nhìn lại cuộc khởi nghĩa của Anh hùng dân tộc  Nguyễn Trung Trực
. Nguyễn Cao Đức : Thành Thái 1879 - 1889 – 1954 Vrai empereur , faux fou  [ PDF]  /  Trois jours de règne - Dục Đức - 1853-1883 [ PDF ]   /  Le généralissime Nguyễn Tri Phương, 1800-1873  [ PDF ]  /  Les forces armées vietnamiennes aux 18e et 19e siècles [ PDF ]

. Lê Ngọc Hồ :

Rằng khi dòng sử về nguồn 
Công lao dựng nước sự muôn khởi đầu 
Bốn ngàn năm lẻ dài lâu 
Ngàn sau mãi mãi đẹp câu trường tồn. 
---> : Sử Việt Anh Hùng Ca : 2. Đức Quốc Tổ Hùng Vương , 10 tháng 3 Âm Lịch - 3. Gia Tài Đất Tổ - 4. Má hồng dựng nước  - 5. Anh Thư Họ Triệu  - 6. Ngô Quyền  - 16. Hải chiến Việt - Hòa Lan (1644)  -    10. Bình Mông Hùng Ca
Văn học - Luận - Tư tưởng - Thời đại -Ngữ Văn
. Nguyễn Thị Chân Quỳnh :
Trước nhà Lý, sử sách chỉ chép rất sơ lược về quan chế Việt Nam : Thời Hùng Vương nước ta có các Quan Lang, Lạc hầu, Lạc tướng... ; thời Ngô Quyền đặt đủ trăm quan, dựng nghi lễ triều đình và định sắc áo mặc... 
Kể từ nhà Tiền Lê, quan chế nước ta bắt đầu rập theo khuôn mẫu Trung quốc : "Năm 1006 Lê Long Ðĩnh sửa quan chế theo  nhà Tống". Tuy nhiên, An-Nam Chí Lược ghi rõ :"Nước ta từ nhà Ðinh mới chịu tước phong vương của nhà Tống nhưng ở trong nước tự đặt danh hiệu, đặt quan có chức Chánh và Tiếp, tựa như phẩm, tùng". ---> : Đại Lược Về Quan Chế
. Đặng Tiến :
Bóng Chữ tập thơ Lê Đạt từ ngày xuất bản, 1994, đến nay, đã gây nhiều dư vang và dư luận, một hiện tượng hiếm hoi trong lĩnh vực thơ, và đáng mừng vì chứng tỏ ngày nay còn có nhiều người lưu ý đến thi ca. Cuộc thảo luận, kéo dài non một năm nay, tuy chưa mở ra được những nẻo đường mới, chưa giải phóng những tiềm năng sáng tạo dồn nén trong thơ từ nhiều thập niên qua, trước một nền thi ca thế giới thường xuyên đổi mới, vẫn là một tiến bộ. Những giáo điều đang thay đổi, vẫn là giáo điều nhưng cũng có đổi thay. 
Bóng Chữ là một tác phẩm quan trọng tâm huyết của một tác gia đã làm thơ non nửa thế kỷ... ---> Lê Đạt và Bóng Chữ


. Trần Kiêm Đoàn :

Mở đầu, mong người đọc vui lòng chớ vội nhăn mặt vì những danh từ đao to búa lớn đem làm đề tài cho một bài viết  nhỏ như bài này. Thật ra, người viết chỉ nhắc lại nguyên chữ, nguyên dòng đã được đặt tên cho một công trình du lịch đang được xây dựng trên đất nước Việt Nam sắp đến ngày hoàn mãn, khai trương. 
Chúng tôi về Bình Dương ngày 13 tháng 4 năm 2008 với mục đích đến thăm một trung tâm du  lịch đã được bàng dân thiên hạ trong cũng như ngoài nước nói đến khá nhiều. Khi còn ở California, tôi được nghe người ta thông tin rằng: "Đại Nam Quốc Tự rộng hơn cả quảng  trường Thiên An Môn của Trung Hoa..." ... :---> "Đại Nam Quốc Tự"  trước nhu cầu văn hoá du lịch
. Trần Kiêm Đoàn :
Mùa hè năm ngoái, tháng 5-2007, trong lần gặp thầy Lê Mạnh Thát với anh em cựu sinh viên Vạn Hạnh tại trung tâm Quảng Đức, thầy cho biết là sau 4 lần liên tiếp tổ chức Vesak tại Thái Lan, Hội Phật giáo Thế giới muốn luân phiên tổ chức Vesak tại các nước châu Á như Việt Nam, Hồng Kông, Đại Hàn, Nhật Bản. Thầy Lê Mạnh Thát vui vui nói rằng, thầy lo nếu tổ chức tại các nước khác, phương tiện của họ quá dồi dào và hiện đại, sợ khi đến mình không kham nổi nên "vớt" ngay cơ hội có Trung tâm Hội nghị Quốc gia mới xây, thầy ngỏ ý mượn hội trường chính phủ và được chấp thuận.
Suốt một năm sau đó, việc tổ chức Vesak 2008 tại Việt Nam trở thành một đề tài nóng bỏng trong cũng như ngoài nước, nhất là trong hoàn cảnh chính trị, xã hội và tôn giáo Việt Nam đương đại...  --->Nhật ký Vesak 2008 


. BS Nguyễn Lưu Viên : 

Đây là một bài rất thô sơ và khiêm tốn, viết theo nhãn quan đã bị méo mó vì nghề nghiệp của một y-sĩ, để cố gắng giúp phần nào, một số ít bạn đọc chưa biết gì về Phật Giáo, hiểu sơ sơ thôi, một vài điểm căn bản của tôn giáo ấy. : ---> Tìm hiểu sơ vài điều căn bản của Phật Giáo (hay Phật Giáo qua nhãn quan một Y sĩ )
Thơ
. Nguyễn Thế Tài : 
ngước mặt nhìn trời, mùa xuân vuốt tóc 
từ chốn thinh không, rụng xuống dòng thơ 
ẩn hiện đâu đây vài chữ hững hờ 
buồn đọng lại bờ sông con nước đục ... --->  Khai bút đầu xuân 
. Vũ Tiến Lập :
buổi sáng tháng ba 
những cảm nghĩ thoáng qua 
bỗng vụt chạy như con ngựa mất dây cương 
tôi giật ngược trở về hiện tại 
chỉ thấy một cái nhìn bâng quơ vụng dại ... ---> buổi sáng tháng Ba   - độc ẩm buổi trưa  -  mất nếp  -  vô ký 
. Phan Khâm : 
Hai ba lần lỗi hẹn 
Chưa về tới điểm nghiêng 
Con tàu nào rời bến 
Nhổ neo bờ nhân duyên 
Hai ba lần lỗi hẹn   ...--->  Điểm nghiêng
. Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển ngữ : 
Bà già buồn bã, tả tơi
Thân còng chịu lạnh dưới trời ngày Đông.
Đường trơn ướt, tuyết vừa xong
Chân bà già yếu lần từng bước thôi
Ngã tư bà đứng chờ hoài
Cô đơn lẻ bóng không ai ngó ngàng,
Dòng người qua lại rộn ràng
Đâu nhìn ánh mắt bà đang ngại ngùng  ..---> Mẹ người nào đó ( somebody's mother / Mary Dow Brine )
- Hai ngôi đền ( Two temples /Hattie Vose Hall )
. Lê Xuân Bích :
như vẫn chưa... 
một chiều hiển khánh 
mưa đa kao ướt mộng trời buồn 
ly chè xanh ngọt môi mười sáu 
nghĩ mãi 
không ra cớ giận hờn ... --->  Chiều vu vơ - Lục bát đêm ngơSóng điêu tàn - Vùng  đất  lặng
. Nghiêu Minh : 
Trăng treo trên sáu dây thần
Mỗi âm là mỗi pháp thân em về
Bậc cung sáu khúc diệu đề
Bổng, trầm, say, tỉnh, thực, mê cõi nào ...---> Lục huyền cầm   - Tháng tư dương đào  - Mùa giả ngôn -  - Thiền niệm trong Phục Sinh  - Thiền ngã mạn- Mười Hai Tiểu Khúc Quanh Thư Phòng  - Dòng Thơ Cuối Đường


. Phan thị ngôn ngữ : 

Phượng nào đỏ nẻo đường xưa 
Phượng nào tím giữa lối vừa đi qua 
Ngày xưa phượng đỏ quê nhà 
Bây giờ phượng tím lối qua xưa người  ...---> Phượng tím - Hẹn hò - chia nửamầu sim tím - tình tang - muộn màng
. m.loanhoasử : 
công thành thân thoái 
xưa phạmlãi công thành thân thoái 
thương cho người án lại rơi đầu 
kẻ thành người bại khác chi nhau? 
ngũtửtư vănchủng bó tay chết ráo ...---> công thành thân thoái - danh hão - tình - thướt tha
. Chu Vuơng Miện : 
lúc ở trường học thiên trời địa đất 
lúc ra đời học địa đất thiên trời 
cũng quá may [được làm kiếp con người] 
đi 2 chân mặt ngửa lên sáng rỡ 
từng lá me nguyễndu ngày lá đổ 
lấmtấm áo ai nhuộm kín hoa vàng --->  thiên trời địa đất  - 1 bát muối  - đợi dài dài
. Vũ Quyên : 
Đêm nghe tiếng Thạch Sùng  tắc lưỡi
Nuối tiếc hoài một gia sản điêu linh
Vùng nhiệt đới vẫn ầm ì tiếng thở
Âm ba đều ru vọng tiếng kệ kinh ...---> Đêm nghe tiếng Thạch Sùng  tắc lưỡi - Thu vàng đổ lá che nghiêng dấu hờ  - Đôi mắt xưa
. Thanh Thanh : 
Thời-gian sống trong môi-trường "cải-tạo" 
Có gì vui bằng lúc được thăm nuôi? 
Lòng nhớ+lo canh-cánh mãi nung sôi, 
Gặp mặt được mới thoả tình mong ngóng... ---> Thăm nuôi 
. Quỳnh Chi :
Harusame ya
Kurenan to shite
Kyo mo ari

Mưa xuân mưa bụi mưa bay
Cuối ngày xuân muộn chiều rơi ngập ngừng ...---> Mưa xuân  -   Tình lá  -  Gửi nắng  -  Đợi nắng  - Nắng xưa  -  Tìm đâu màu nắng huy hoàng  -  Gió xuân  - Ngày xuân  - Đêm xuân 1.
*** Đêm xuân 2  -  Mưa  xuân 2  - Trong sương  - Cánh bướm mùa xuân - Đồng xuânCuối  xuân  - Xuân muộn

Trở Về  ]