Chim Việt Cành Nam [ Trở Về ] [ Trang chủ ]
|
"Ai mua trăng, tôi bán trăng
cho
Trăng nằm yên trên cành liễu đợi chờ Ai mua trăng, tôi bán trăng cho Chẳng bán tình duyên ước hẹn hò" (thơ Hàn Mạc Tử) "Đường lên dốc đá nửa đêm trăng tà nhớ câu chuyện xưa Lầu ông Hoàng đó thuở nào trăng Hàn Mặc Tử đã qua Ánh trăng treo nghiêng nghiêng, bờ cát dài thêm hoang vắng Tiếng chim kêu đau thương, như nức nở dưới trời sương Lá rơi rơi đâu đây sao cứ ngỡ bước chân người tìm về giữa đêm buồn Đường lên dốc đá nhớ xưa
hai người đã một lần đến
Hàn Mặc Tử xuôi về quê cũ,
dấu thân nơi nhà hoang
Tìm vào cô đơn đất Quy Nhơn
gầy đón chân chàng đến
Trăng vàng ngọc, trăng ân tình
chưa phỉ
Đó là bài ca về thi nhân Hàn Mạc Tử (HMT), do nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sáng tác do nguồn cảm hứng từ những áng thơ bất hủ và chuyện tình thương tâm của nhà thơ nàỵ. Đây là bài hát tôi rất thích khi liên tưởng về thơ trăng, tôi không khỏi ngậm ngùi nghĩ về người thi sĩ vốn tài hoa, nhưng lại yểu mệnh, vắn số này. |
Những
dòng về thi nhân Hàn Mạc Tử
Dựa vào các bài viết khảo
luận của các tác giả Vĩnh Hồ, Thinh Quang, Hoài Thanh Hoài
Chân, Huy Phong Yến Anh và Trần Tuấn Kiệt mà tôi gom góp cho
bài viết thì Hàn Mạc Tử có tên thật Nguyễn Trọng Trí
(NTT), sinh ngày 22 tháng 9, năm 1912. Quê Mỹ Lệ, Đồng Hới,
thuộc địa phận Quảng Bình. Tổ tiên NTT có họ Phạm, ông
cố Phạm Nhương, ông nội Phạm Bồi, vì liên can quốc sự
trốn vào Thừa Thiên đổi ra họ Nguyễn. Do đó tên cha là
Nguyễn văn Toản, và tên mẹ là Nguyễn Thị Duy. Trong gia đình
NTT có người anh cả là Nguyễn Bá Nhân, hai gái chị Như Nghĩa,
Như Lễ, cùng hai em trai Nguyễn Bá Tín và Nguyễn Bá Hiếu.
Khi vào Sài Gòn làm báo NTT
lấy bút hiệu Lệ Thanh (tên làng Mỹ Lệ, chánh quán Tân Thanh
ghép lại). Ông đoạt giải nhất cuộc thi thơ của một câu
lạc bộ thơ, bút hiệu Lệ Thanh nổi tiếng từ đó. NTT cộng
tác với báo Trong Khuê Phòng, Đông Dương Tuần Báo, Người
Mới. Năm 1936 khi chủ trương tờ phụ trương văn chương báo
Sài Gòn, đến đây thì NTT mới đổi bút hiệu là Hàn Mạc
Tử. Hàn Mạc theo Hán tự có nghĩa là "Rèm Lạnh". Người
bạn thân cận nhất của ông là thi sĩ Quách Tấn góp ý:
|
Ai
là người trong thơ Hàn Mạc Tử ?
Khi HMT mới lớn lên tại đất Qui Nhơn, thi nhân đem lòng thương yêu một giai nhân tên Hoàng Thị Cúc, và đây là mối tình đầu tiên, đẹp đẽ vì là tình yêu một chiều, hơn nữa Hoàng Thị Cúc lại không yêu HMT. Đó là mối tình đầu cho HMT nhiều mộng mơ cho ông sự sáng tác thơ lãng mạn và để lại trong thi ca HMT những giòng thơ nhiều nhung nhớ khi đêm về, nhiều khổ lụy tình si chỉ trong bóng gió: "Trước sân anh thơ thẩn
Hay: "Em ơi ngờ đâu trong những
đêm
HMT là một trong năm thi nhân nổi bật nhất thời bấy giờ tại đất Qui Nhơn gồm: Quách Tấn, Hàn Mạc Tử, Bích Khê, Chế Lan Viên và Yến Lan. Trong tình bạn thân thắm thiết với Bích Khê, Bích Khê giới thiệu HMT cô cháu kêu mình bằng cậu là Phạm Thị Nghệ, Thị Nghệ là một thiếu nữ có nhan sắc xinh đẹp mà sau này hai người thân thiện và yêu thương nhau. HMT thi vị hóa đặt tên người yêu thành "Mộng Cầm". Mộng Cầm (MC) rất ái mộ thơ của HMT. Chính MC là hình ảnh đem HMT vào nguồn cảm xúc, cho hồn thơ say sưa khi yêu đương say đắm, rồi buồn khổ, sầu vơi, vì MC bỏ đi lấy chồng khi được tin HMT bị chứng bệnh phong cùi. Chúng ta hãy nghe nỗi lòng nghe bao xót xa, ngậm ngùi của HMT qua thơ được tin em đi lấy chồng: "Ngày mai tôi bỏ làm thi sĩ
Tình đắng cay, đau thương được diễn tả qua bài thơ trăng thật éo le, trắc trở dưới đây: "Hôm nay có một nửa trăng
thôi,
Những nhung nhớ người yêu làm cho thi nhân khổ sở, thiểu não lời thơ than thân trách phận khi chàng rơi nước mắt qua bài "Những Giọt Lệ": "Trời hỡi, bao giờ tôi chết
đi?
Chuyện tình tan thương đó được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh cho vào khung nhạc nói ở đoạn đầu, một nỗi buồn ai oán và thương tâm vì đoạn cuối của cuộc tình buồn: "Hàn Mạc Tử xuôi về quê
cũ, dấu thân nơi nhà hoang
Người thiếu nữ đáng tội
nhất là Mai Đình (MĐ), con gia đình quyền quý, khá giả. MĐ
cãi lời cha mẹ đem lòng yêu HMT, từ những bài thơ tình HMT,
yêu tâm hồn thi nhân rồi quyết một lòng yêu người thi sĩ
mắc bệnh nan y phong cùi. Thực vậy, Mai Đình là người con
gái nhân hậu đã xin được làm vợ để săn sóc, dù HMT từ
chối, nàng vẫn ở bên cạnh lo thuốc thang... Mãi lâu sau khi
HMT mất, gia đình hết lời khuyên nhủ, thuyết phục nàng,
nàng mới chịu đi lấy chồng, nhưng vẫn xin chồng cho nàng
được lập bàn thờ, treo ảnh HMT mãi cho đến khi nàng mất
vào năm 1999 tại Sài Gòn.
"Em đã yêu anh đến dại người
Nàng không hề gớm chứng bệnh nan y của chàng, mà con tình nguyện chăm sóc người yêu. Trên đời dễ mấy ai bao dung như vậy nhỉ ?: "Yêu anh trong lúc anh lâm chung
Nàng sẵn lòng dâng trọn thân xác và tâm hồn của mình cho người yêu đáng tội nghiệp: "Anh lành, anh sẽ tặng em chi
MĐ chứng tỏ sự trung hậu và sự vị tha vô bờ bến với HMT, ngay cả sau khi lấy chồng, nàng xin chồng cho thờ phượng HMT. Phải chăng là "cho trọn cuộc tình" ?: "Anh hứa đi anh, hứa thế nghe
Khi bị cơn ác mộng của căn bệnh nan y bám trên người mình, HMT từ chối không gặp MĐ, vì tủi cho thân phận ghê gớm của mình, HMT sáng tác bài "Tôi không muốn gặp". Hãy nghe lời thơ tội nghiệp đến độ thương tâm này: "Tôi thích nép người bên cánh
cửa
Trong khi người yêu bé nhỏ đang trong tuổi thanh xuân phơi phới. Nàng xinh đẹp chỉ làm cho HMT hổ thẹn và ngượng ngùng cho mối tình không cân xứng: "Tôi không muốn gặp người
tôi yêu
HMT tỏ ra yêu Mai Đình trong thơ văn của ông, ông gọi MĐ bằng tên Mai: "Mai của anh, chiều phong vận
xinh xinh.
Ở trạng thái yêu thương, HMT yêu MĐ trong nỗi khát khao gần gũi và của nhục dục được ôm nàng để biểu lộ bằng những ham muốn yêu đương nặng phần thể xác: "Mai! Mai! Mai! Là Nguyệt Nga
tái thế.
Một giai nhân khả ái khác mà HMT đem lòng yêu thương mang tên ngộ nghĩnh, tên thật dễ mến là "Thương Thương". Thương Thương chỉ là cái bóng bé nhỏ dịu dàng từ xa xôi mà HMT chưa dịp diện kiến, họ trao đổi thơ liên lạc qua thơ từ, nhưng đã cho HMT nhiều ý thơ rất đẹp trong Cẩm Châu Duyên. Năm 1938 trước khi ông mất, sự tình cờ đưa đến trong đời Hàn Mạc Tử hình ảnh của nàng Thương Thương. Nàng Thương Thương có lẽ chỉ yêu thơ Hàn Mạc Tử và Hàn Mạc Tử có lẽ cũng không biết gì hơn ngoài hai chữ Thương Thương, rồi chàng đem lòng yêu thương. Chỉ có thế cũng đủ để thi nhân đưa nàng vào tháp ngà của hồn thơ yêu thương đậm đà. Nàng là đóa hồng diễm ảo xuất hiện trong những giấc mơ nồng thắm, nhớ nhung của chàng. Chàng mơ mộng thấy mình là Tư Mã Tương Như lắng nghe lời Trác Văn Quân khi khẩn cầu, nài nỉ: "Đã mê rồí! Tư Mã chàng
ôi!
Song vậy những giây phút mơ huyền hoan lạc vốn phù vân trong giấc mộng cuồng si. Đến khi tỉnh giấc thì cả một sự thực tế ê chề, bẽ bàng của HMT: "Sao trìu mến thân yêu đâu
vắng cả?
Do mối tình ảo mộng với nàng Thương Thương đã khiến cho HMT sáng tác ra hai vở kịch bằng thơ này nữa. Đó là "Duyên Kỳ Ngộ" và "Quần Tiên Hội". "Duyên Kỳ Ngộ" nói về là một thiên đường tình ái trong mơ, HMT vẽ một bức tranh thuỷ mạc tuyệt mỹ yêu thương với nàng Thương Thương chỉ có trong ước mơ của chàng. Riêng về tác phẩm "Quần Tiên Hội" viết dang dở, chưa xong thì chàng lìa bỏ cõi đời. |
Hàn
Mạc Tử với thơ Trăng.
Những năm HMT theo học và sống ở Huế khiến cho thơ HMT gắn liền với kỷ niệm cố đô trong tiềm thức. Bài nổi bật là "Đây Thôn Vỹ Dạ": "Sao anh không về chơi thôn
Vỹ ?
Thấu nét đẹp của thôn Vỹ Dạ như người ở đất thần kinh, thơ thi nhân ấp ủ vẽ mỹ miều khi ngồi ở Cồn Bắp ngắm ánh trăng tà soi chiếu trên dòng nước Hương Giang để gợi nhớ người yêu, một chút buồn thiu khi nhìn hoa bắp bay bay: "Gió theo lối gió, mây đường
mây
Trong bài "Một Miệng Trăng" thi nhân nhìn trăng soi đáy nước, vô số bóng hồng xuất hiện, nhưng thi nhân chỉ chọn cho mình một bóng hình: "Cả miệng ta trăng là trăng
Bài "Ngủ Với Trăng" cho thấy nỗi say sưa không do rươu nhưng sự đắm say vì yêu bóng dáng một kiều nguyệt nga nào đó: "Ta không nhấp rượu
"Nhớ Nhung" là bài thơ có trăng cô đơn ẩn mình trong đám mây, tựa như người yêu ẩn mình bên cầy liễu đợi chờ thi nhân: "Từ ấy anh ra đi
Bài "Sáng Trăng" cho thấy người yêu tuổi đã chín mùi như sự kiện trăng tròn yêu đương: "Vui thay cảnh sáng trăng
Bài "Rượt Trăng" cho thấy hồn thơ xao xuyến bên ánh trăng để mong gặp một tiên nữ, để khi gió khua động làn nước chỉ là giấc mơ huyền ảo từ ánh trăng soi: "Ha ha! Ta đuổi theo trăng
HMT uống trăng say sưa trong bài "Say Chết Đêm Nay", cũng một mối tình đoàn viên trong ảo vọng: "Trời Hàn Giang đêm nay không
sóng
HMT lại uống trăng, say trăng bao mộng mị. Thi nhân nhìn dòng nước Ngân Giang mà ngỡ gặp nàng vu qui dưới anh trăng vàng: "Ngồi bên sông Ngân giặt lụa
chơi
HMT là nhà thơ có nhiều bài ca ngợi ánh trăng. Ông có đủ loại trăng ẩn hiện trong thơ. Hết trăng say, trăng ngủ, rượt đuổi bắt trăng, rồi trăng tự vẫn: "Lòng giếng lạnh! Lòng giếng
lạnh
Bài "Tối Tân Hôn" của HMT có ánh trăng se chỉ đường tơ ám chỉ những ham muốn về nhục dục ái ân che dấu qua ánh trăng tân hôn của sự trinh nguyên, mới mẻ: "Là sợi đường tơ dịu quá
trăng
Rồi ánh trăng tràn đầy khi mùa lễ rằm của sự trọn vẹn, không ngăn cách hay ánh trăng hội tụ, ánh trăng đoàn viên: "Nói trăng rằm là nói cuộc
đoàn viên,
Trăng yêu quý, trăng vàng ngọc thi nhân nhất định giữ riêng cho mình, mà chàng nguyện lòng sẽ chẳng bán: "Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng,
Trăng, Trăng!
Trăng vàng ngọc soi sáng mọi nơi cho tia hy vọng, trăng đem sự rạng ngời của cuộc sống cho thi nhân: "Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng,
Trăng, Trăng!
Uống ánh trăng vàng lã lơi có bóng hình của một nàng kiều nguyệt nga để lòng thêm duyên gợi tình, để lòng bớt khát khao nỗi sầu cô quạnh miên man: "Bóng hằng trong chén ngả nghiêng
Vốn là người công giáo, HMT đem hình ảnh mẹ Maria hay đức Chúa vào thơ của mình, trong bài "Vầng Trăng" cho thấy trên vầng trăng cao đó có niềm tin tôn giáo che chở nhà thơ khi người cô đơn trong đời sống lấy tâm linh an ủi cho thể xác: "Lạy Chúa tôi, vầng trăng
cao giá lắm
|
Phần
Kết:
Tiếng lòng bi ai, thổn thức
của thi sĩ Hàn Mạc Tử được dân gian lắng nghe qua thơ,
văn hay nhạc. Do vậy văn học Việt Nam dành chổ đứng trang
trọng cho ông. Sinh ra dưới vì sao xấu dù ông là một nhà
thơ tài hoa, cuộc đời ông trên nhân thế không dài, chỉ
có vỏn vẹn 28 năm ngắn gủi, nhưng những mối tình của
ông, những lời thơ chất chứa nỗi cay đắng, cô đơn hay
nỗi đắm say yêu thương, mà phần lớn thơ ông đượm nét
ngậm ngùi hay xót xa khi diễn tả về tình yêu và thân phận
cho thấy đó chính là yếu tố làm thăng hoa thơ lãng mạn
của ông. Mà điều chúng ta không phủ nhận là những hình
ảnh của các giai nhân từ Hoàng Cúc, Mộng Cầm, Mai Đình
đến Thương Thương đóng một vai trò không nhỏ cho sự lãng
mạn vô biên của nguồn thơ Hàn Mạc Tử hình thành do chuỗi
ngày bi thương và sầu khổ của nhà thơ kém may mắn của
chúng ta:
|
[ Trở Về ]